Không để bảo thủ trở thành “sợi dây” trói buộc sự tiến bộ
Không chỉ ở
Việt Nam mà với mọi quốc gia, dân tộc, tư tưởng bảo thủ được xem là một rào cản
lớn, một “sợi dây” trói buộc sự vận động, phát triển của xã hội.
Tại Nghị quyết
số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ, Đảng ta cũng chỉ rõ “bảo thủ” là một trong những
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị. Hiện nay, các cấp, các ngành,
các đơn vị, địa phương đã và đang tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2019. Khi
phân tích về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, nhiều đơn vị, địa phương
cũng chỉ rõ đó là tình trạng chậm đổi mới cả trong tư duy và hành động, hay nói
cách khác là căn bệnh bảo thủ còn khá nặng… Trước yêu cầu mới của sự nghiệp
cách mạng, việc nhận diện những biểu hiện cụ thể, nguyên nhân và hậu
quả của tư tưởng bảo thủ, trên cơ sở đó xác định và
tiến hành các chủ trương, biện pháp đấu tranh hiệu quả, góp phần
đưa đất nước phát triển là việc rất quan trọng.
Bảo thủ – “sợi
dây cột chân cột tay người ta”
Theo Đại từ
điển tiếng Việt, bảo thủ được hiểu là “duy trì cái cũ, cái hiện tồn, không muốn
tiếp nhận cái mới”. Còn theo cách hiểu thông thường, bảo thủ là duy trì
cái cũ, bảo vệ cái cũ, cái đã lỗi thời, lạc hậu; không chịu tiếp thu cái mới,
cái hay, cái tiến bộ, chống lại những tư duy mới, hành động mới trong mọi lĩnh
vực của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội… Trên thực tế những biểu hiện
của tư tưởng bảo thủ được thể hiện, bộc lộ dưới rất nhiều dạng, nhiều khía
cạnh. Có những biểu hiện chỉ thoáng qua người ta đã biết, nhưng có những biểu
hiện không phải ai cũng dễ nhận ra, do đó việc nhận diện đúng tư tưởng bảo thủ
để đấu tranh khắc phục là việc làm cần thiết.
Danh ngôn có
câu: “Một trí óc bảo thủ là một trí óc đang chết dần”. Tác hại mà tư tưởng bảo
thủ gây ra với mỗi tập thể, mỗi xã hội là rất rõ ràng. Tác hại của tư tưởng bảo
thủ sẽ càng lớn khi nó được áp đặt vào người khác, áp đặt vào tập thể. Do đó sẽ
rất nguy hại nếu người mang tư tưởng bảo thủ giữ chức vụ cao, nhất là những
người giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở từng cơ quan, đơn vị, địa
phương. Chuyện kể rằng có một công ty nọ chuyên sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu, công ty phát triển khá nhanh do thường xuyên đầu tư hiện đại máy móc,
trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới mẫu sản phẩm, ký được nhiều hợp đồng với nhiều
nước trên thế giới… Sau những thành công ấy, giám đốc công ty hả hê và càng
ngày càng cảm thấy thoã mãn với sự nghiệp của mình. Ông ta cho rằng mẫu mã
trước đây đã khẳng định được vị trí, tìm được chỗ đứng trong khách hàng nên
không cần phải thay đổi nữa, chỉ cần duy trì mẫu mã cũ cũng đủ sức phát triển…
Thực chất đó chính là biểu hiện của tư tưởng bảo thủ và hệ quả đã thấy rõ, công
ty của ông ta dần dần bị tụt hậu, không theo kịp sự phát triển của thời đại,
hàng hóa của công ty trở thành lỗi thời, lạc hậu, không ký được hợp đồng, khách
hàng cũng mất dần; các đối thủ cạnh tranh vượt lên. Chẳng bao lâu công ty may
mặc của ông giám đốc nọ đã bị phá sản…
Từ câu chuyện
trên, suy rộng ra cho chúng ta thấy tính chất nguy hại của tư tưởng bảo thủ đối
với sự phát triển của xã hội. Nhận thức rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tư
tưởng bảo thủ, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến việc đấu tranh ngăn chặn tư tưởng bảo thủ.
Trong Thư gửi đồng bào và cán bộ xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An), ngày 13-2-1962, khi đề cập đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải
vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”.
Trong nhiều bài viết, bài nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích rõ tác hại của
tư tưởng bảo thủ. Người ví nó như sợ dây trói buộc, ngăn cản sự tiến bộ của con
người, ngăn cản sự phát triển của tập thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét