Một là, các cơ
quan trong hệ thống chính trị phải thường xuyên bám sát các chỉ đạo, định
hướng, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị (khóa XII) về đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, cụ thể là cần thường xuyên bám sát các thông tin và định hướng của Ban
Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW của cấp mình gắn với việc thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng.
Hai là, các cơ
quan trong hệ thống chính trị tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, hàng năm
cần xây dựng kế hoạch, chương trình, giải pháp cụ thể để thực hiện nội dung đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng. Từng cơ quan phải đưa công tác phòng, chống “diễn biến hòa bình”, ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đi vào nền nếp đạt hiệu quả
cao.
Ba là, tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, rà soát để chủ động nắm tình hình, phát hiện
sớm hoạt động của các đối tượng chống phá, xuyên tạc. Rà soát thường xuyên, nắm
tình hình, phát hiện các trang blog, trang facebook, trang website, các diễn
đàn thường đăng tải các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống phá nền
tảng tư tưởng của Đảng.
Bốn
là, phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người
đứng đầu, ban tuyên giáo các cấp, Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chức năng các
cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Tập trung lãnh đạo kiện toàn, xây dựng phát triển lực lượng đấu tranh theo
hướng chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu,
tập hợp lực lượng rộng rãi; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm,
dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh.
Năm là, thực hiện
phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy thông tin tích cực đẩy lùi các thông
tin tiêu cực. Vì vậy, cần xây dựng và tổ chức các trang thông tin chính thống
có uy tín để thường xuyên cập nhật, đưa các thông tin chính xác, nhanh nhạy.
Sáu là, cấp ủy,
chính quyền các cấp cần tích cực thông tin và tăng cường đối thoại với nhân dân;
chủ động, linh hoạt tham gia các vấn đề cụ thể của xã hội. Thường xuyên duy
trì, thực hiện có hiệu quả việc phối hợp với các cơ quan chức năng. Phát huy
vai trò của các cơ quan báo chí, tạo thế trận rộng khắp, chặt chẽ trong đấu
tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng.
Bảy là, thường
xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các cơ
quan chức năng, lực lượng nòng cốt chuyên sâu trong đấu tranh phản bác quan
điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội. Với phương châm vừa làm, vừa rút
kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị rút kinh
nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả. Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu
phải thường xuyên được trau dồi kiến thức chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ;
nâng cao trình độ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tám là, tăng
cường hoạt động quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ
động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng
“độc hại” một cách có hiệu quả. Chủ động phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ,
ngăn chặn sớm các tin tức xấu độc trên các trang mạng xã hội. Kiên quyết
xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh
chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng. Siết chặt kỷ
cương, kỷ luật trong Ðảng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên
phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà
nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh,
mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.
Chín
là, nâng cao nhận thức và đề cao cảnh giác với các biểu
hiện của bệnh giáo điều, cơ hội, thực dụng và xét lại trên mạng xã hội ngay
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội XII của
Đảng nhận định: “… một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng, lôi
kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng,
Nhà nước”(1).
Nếu là thông
tin xấu do các thế lực phản động, thù địch tấn công độc hại một thì các thông
tin xấu do chính những kẻ cơ hội, bất mãn, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng
viên của hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội sẽ nguy hại gấp nhiều lần.
Bởi vậy, phải kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng
viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Ðảng. Lãnh đạo các cơ quan của hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội cần
sớm phát hiện, kịp thời giáo dục và xử lý kỷ luật thích đáng, nếu cần thiết thì
đưa ra khỏi tổ chức mình cán bộ, đảng viên cơ hội, thực dụng và xét lại ở mức
độ nghiêm trọng để làm trong sạch đội ngũ.
T1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét