Phòng, chống
“diễn biến hòa bình” trong xây dựng pháp luật là vấn đề hết sức quan trọng, góp
phần bảo đảm cho quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân được hiện thực hóa, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới.
Nhiệm
vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và
đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao và cấp bách nhằm đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Mục
tiêu nhất quán, xuyên suốt của Đảng là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong
đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, thống nhất, khả thi,
công khai, minh bạch, mà trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng. Để đạt được mục
tiêu đó, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan lập pháp
đã tập trung thực hiện công tác xây dựng pháp luật, trong đó, chú trọng sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhiều bộ luật, xây dựng các luật quan trọng về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, điều chỉnh các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục - đào
tạo, khoa học - công nghệ, môi trường, dân tộc, tôn giáo, y tế, quốc phòng - an
ninh, trật tự, an toàn xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn... nhằm tạo lập
hệ thống pháp lý vững chắc, lành mạnh, hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau khi Bộ Chính trị
ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24-5-2005, “Về chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020” và Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2-6-2005, “Về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020”, công tác xây dựng pháp luật đã có những kết quả rất
tích cực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội của đất nước. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ tháng 5-2005
đến tháng 8-2021, Quốc hội đã ban hành hơn 300 văn bản pháp luật (mỗi năm trung
bình khoảng 19 văn bản); trong khi, 20 năm đổi mới trước đó (1986 - 2005) mới
ban hành tổng số 140 văn bản pháp luật, trung bình mỗi năm khoảng 7 văn
bản (1).
Xây
dựng pháp luật là hoạt động phức hợp bao gồm nhiều hoạt động nối tiếp nhau theo
trình tự, thủ tục chặt chẽ, được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền với
chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Mỗi giai đoạn trong quy trình xây dựng pháp luật
được hoàn thành là một lần củng cố thêm tính logic, khoa học, phù hợp với thực
tiễn của đời sống xã hội. Xây dựng pháp luật là một trong những phương diện
hoạt động quan trọng nhất của Nhà nước, nhằm mục đích trực tiếp tạo ra các quy
phạm pháp luật, cũng như sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy phạm một
cách phù hợp nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đang diễn ra. Hiểu một cách
khái quát, xây dựng pháp luật là hoạt động soạn thảo, ban hành, sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định của pháp luật cho phù hợp với nhu cầu
điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
“Diễn biến hòa bình” là khái niệm đã được
nhiều công trình nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Hiểu một cách
phổ biến và khái quát: “Diễn biến hòa bình” là diễn biến dần dần, đi đến cuối
cùng chuyển sang một chế độ chính trị khác, không qua bạo lực (thường nói về
chiến lược không dùng chiến tranh mà dùng hàng loạt phương thức và thủ đoạn,
nhằm tạo ra một quá trình diễn biến hòa bình để lật đổ chế độ chính trị ở nước
khác) (2).
“Diễn
biến hoà bình” trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam là hoạt động của các thế lực
thù địch thông qua các phương thức, thủ đoạn phi quân sự tác động, can thiệp,
gây sức ép vào quá trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam, từ đó, hướng lái,
chuyển hóa, tiến tới thay đổi bản chất hệ thống pháp luật và chế độ chính trị
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực
tiễn cho thấy, các thế lực thù địch tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”
đối với nước ta trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực xây dựng
pháp luật được coi là tâm điểm công phá của chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Bởi, pháp luật không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề sống còn của chế độ
chính trị, của thượng tầng kiến trúc xã hội.
Hệ
thống pháp luật nước ta thể hiện vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự cụ thể
hóa chủ trương, đường lối của Đảng; ý chí, bản chất chính trị của Nhà nước, là
công cụ để quản lý, điều hành xã hội, duy trì trật tự, kỷ cương, pháp chế của
Nhà nước. Do đó, thế lực thù địch luôn hướng tới mục tiêu chi phối quá trình
lập pháp, gây sức ép, tác động, chuyển hóa, hướng lái hệ thống pháp luật Việt
Nam theo ý đồ của chúng là thay đổi bản chất hệ thống pháp luật Việt Nam theo
quan điểm giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây; tạo cơ sở, hành lang pháp lý
cho việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phi chính trị hóa lực
lượng vũ trang, thay đổi bản chất giai cấp, bản chất chế độ chính trị của hệ
thống pháp luật, tiến tới thay đổi chế độ chính trị của Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét