LIỆU ĐA ĐẢNG CÓ PHẢI LÀ “PHÉP MÀU” CỦA NHÂN QUYỀN?
Trong khi các hội nhóm cờ vàng ở hải
ngoại và một số cá nhân đội lốt “dân chủ, nhân quyền” vẫn tin rằng mô hình đa
đảng chắc chắn đem lại dân chủ, thịnh vượng cho Việt Nam, thực tế ở nhiều quốc
gia đa đảng lại cho ta thấy những hình ảnh trái ngược.
Chẳng hạn trường hợp ở Philippines –
một nước đa đảng và là đồng minh của Mỹ, thường được các hội nhóm cờ vàng ca
tụng, so sánh với Việt Nam về thể chế, xã hội – dường như đang buộc chúng ta
phải nghi ngờ về hình ảnh của một “đất nước đa đảng dân chủ”.
Trong một bài viết mới đăng trên VOA
tiếng Việt hôm 08/07, cây bút Phạm Phú Khải đã gọi Philippines là một “chế độ
phi dân chủ”. Lý do là không khí quân phiệt, gia đình trị của chính quyền
Philippines hiện nay đã lên đến mức không thể che giấu. Khi đề cập đến tổng
thống mới đắc cử của nước này, bài viết có đoạn như sau: “Ở Philippines,
Ferdinand Marcos Jr đã tuyên thệ trong buổi lễ nhậm chức tổng thống vào ngày 30
tháng 6 vừa qua. Marcos con không ngần ngại ca ngợi thành tựu và con người của
cha mình, mặc dầu Marcos cha là một nhà độc tài khét tiếng, đánh dấu bởi nạn
tham nhũng lan tràn và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong 21 năm cầm quyền.
Marcos con đã chiến thắng cuộc bầu cử vào tháng 5 năm nay vì biết sử dụng đội
ngũ chuyên về mạng truyền thông xã hội, tung tin sai lệch về thời đại của
Marcos cha, và hóa giải những nghi vấn mà giới trẻ Philippines hiểu về thời
điểm mà họ chưa sinh thành. Chiến dịch chiến tranh thông tin này không phải mới
đây, mà nó đã được tiến hành từ ít nhất 3 năm trước, năm 2019, và được củng cố
mạnh mẽ trong thời gian vận động tranh cử.”
Điều đáng nói là trong nhiệm kỳ
trước, khi Philippines nằm dưới quyền lãnh đạo của một đảng khác, tình trạng
nhân quyền của nước này cũng không khá hơn. Năm 2016, hai chuyên viên nhân
quyền của Liên Hợp Quốc cho rằng, việc tổng thống Philippines Rodrigo Duterte
trao quyền cho người dân bắn chết tội phạm ma túy mà không qua xét xử, là “kích
động bạo lực, giết chóc, và là tội ác theo luật quốc tế”. Người ta ước tính, kể
từ khi ông Duterte được bầu làm tổng thống năm 2016 đến năm 2019, con số thiệt
mạng vì quyết định này có thể lên tới 27.000 người[1], trong đó có nhiều người
vô tội.
Tháng 3 năm ngoái, Duterte tiếp tục
kêu gọi người dân và cảnh sát nước này tiêu diệt “các chiến binh cộng sản ở
Philippines” mà không qua xét xử. Chỉ hai ngày sau tuyên bố trên của ông ta,
cảnh sát Philippines đã giết chết 9 nhà hoạt động nhân quyền, dù họ không hề
tham gia các hoạt động vũ trang, mà chỉ thường xuyên phê phán tổng thống. Điều
này không khỏi khiến chúng ta nhớ về các vụ giết ký giả ở hải ngoại của Việt
Tân nhằm tẩy trắng các tội ác trong quá khứ của mình và hoạt động khủng bố vũ
trang của Hoàng Cơ Minh.
Gần đây, Sri Lanka, một đất nước đa
đảng, được kiểm soát bởi các liên minh đối nghịch do Đảng Tự do Sri Lanka cánh
tả, với Chủ tịch Rajapakse, và Đảng Thống Nhất Quốc gia thân cánh hữu do cựu
thủ tướng Ranil Wickremesinghe (đương kim tổng thống từ 20/7/2022) đứng đầu
cũng đang phải trải qua thời kỳ đen tối với tình trạng khủng hoảng chính trị,
vỡ nợ và thiếu hàng hóa, lương thực trầm trọng diễn ra trên cả nước.
Không biết các hội nhóm cờ vàng sẽ
dùng những từ ngữ gì để “ca ngợi” mô hình một đất nước đa đảng khi chứng kiến
cảnh người dân Srilanka đói lả trên hè phố, xếp hàng dài để chờ mua lương thực,
nhiên liệu…? Nhưng chúng ta có thể tin rằng, bất cứ ai ở Việt Nam nếu được xem
những cảnh tượng đó, hẳn sẽ trân quý, biết ơn khi đang được sinh sống trên đất
nước Việt Nam với nền chính trị ổn định, an ninh, an toàn và đang từng ngày
phát triển.
Hào Kiệt
8383
14 bình luận
16 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét