Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021
ĐỀ CAO VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẤU TRANH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG NGÀY CÀNG KHỐC LIỆT
Tự do, dân chủ phải song hành với thượng tôn pháp luật
GIA ĐÌNH...
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình.
NÊU CAO TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC Ý NGHĨA LỊCH SỬ 30/4
Một số thủ đoạn xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử
Cảnh giác trước thủ đoạn lôi kéo của “tà đạo Thanh Hải vô thượng sư”
Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?
Theo tài liệu của Hội đồng Bầu cử quốc gia: Tùy thuộc thời gian cư trú hoặc quan hệ gắn bó với địa phương nơi đăng ký tham gia bầu cử mà Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định từng nhóm đối tượng cử tri có phạm vi tham gia bầu cử không hoàn toàn giống nhau.
"DŨNG VOVA" VÀ SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ "KÊNH TRUYỀN HÌNH CHTV"
Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội Facebook, Youtube thường xuyên xuất hiện cái gọi là “Đài truyền hình CHTV” với hàng loạt video clip, livestream xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu chế độ, bôi nhọ chính quyền. “CHTV” hoàn toàn không phải là một kênh truyền hình, mà chỉ là trang cá nhân do Lê Văn Dũng (Dũng Vova) cùng đồng bọn lập ra để trục lợi và chống phá Đảng, Nhà nước.
HỒ CHÍ MINH 30 NĂM HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ cảng Sài Gòn cách đây 110 năm, là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại, vô cùng gian lao, sáng tạo suốt 30 năm đi tìm chân lý, tìm con đường giải phóng cho cả dân tộc Việt Nam của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Sự khởi đầu đó đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện lớn lao, một mốc son đánh dấu giai đoạn lịch sử vẻ vang, mở ra cuộc hành trình của toàn dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất non sông, vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội...
Mùa Xuân năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, rời xa Tổ quốc, ngày 28/1/1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Kỷ
niệm 110 năm ngày ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành,
từ cuộc hành trình lịch sử đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam,
Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Tự hào về Đảng quang
vinh, về Bác Hồ vĩ đại, mỗi người dân Việt Nam càng thấy rõ hơn trách nhiệm của
mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp tục lãnh đạo
nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội
nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” vì một Việt Nam hùng cường vào năm 2045 như tinh thần Đại hội
XIII của Đảng xác định./.
ĐỒNG CHÍ PHẠM MINH CHÍNH TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
ĐỒNG CHÍ NGUYỄN XUÂN PHÚC TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC
Sáng nay, 5-4, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước.
Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021
CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG BÀI VIẾT BÔI NHỌ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Lợi dụng việc Đại tướng Lê Đức Anh, Nguyên Chủ tịch nước từ trần, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tán phát nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, phủ nhận thành quả của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới; bôi nhọ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và cá nhân đồng chí Lê Đức Anh. Điển hình: Trên trang blog Tiếng dân, đối tượng Trần Văn với bài “Đại tướng không có chỗ trong lòng dân”; đối tượng Nguyễn Hữu Vinh với bài “Chính thức: Thêm một chú vào địa ngục”; trên blog VOA tán phát bài “Lê Đức Anh làm tướng giỏi, làm chính trị tồi?”; trên facebook Việt Tân tán phát bài “Lê Đức Anh, 64 chiến sĩ Gạc Ma đang chờ đón ông”… Đây là những bài viết hoàn toàn sai sự thật, phản ánh sự hằn học đến tột cùng của những kẻ chống đối chế độ.
Những công lao của Đại tướng Lê Đức Anh luôn được Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội ghi nhận. Trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng, với Đảng, với quân đội, Đại tướng Lê Đức Anh đã kinh qua nhiều cương vị công tác: Tư lệnh Quân khu 9; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 kiêm Chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở Mặt trận Tây Nam; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sau này là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nhưng dù ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào đồng chí cũng luôn thể hiện là người giàu lòng dũng cảm, trí thông minh, quyết đoán, nhất là trong những giai đoạn khó khăn của đất nước; suốt cuộc đời, đồng chí luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc và quân đội lên trên hết; toàn tâm cống hiến cho Đảng, cho dân tộc; luôn giữ trọn danh hiệu và khí tiết của người Cộng sản. Đồng chí đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vào cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang ở Campuchia, vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như tham gia khởi xướng, đề xuất nhiều quyết sách quan trọng để chỉ đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước ta dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và sự bao vây, cấm vận của nước ngoài những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Đánh giá về công lao và cống hiến to lớn của đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư đã nhận định: “Đồng chí Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vốn là cán bộ chỉ huy quân đội, đã trải qua thực tế chiến đấu gian khổ của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn ở Campuchia, nên ở anh, quan điểm giai cấp rất vững vàng và rõ ràng. Sinh hoạt và lối sống giản dị, mẫu mực”. Những đóng góp to lớn của Đại tướng sẽ luôn được lịch sử ghi nhận, không một cá nhân, một thế lực thù địch nào cả ở trong nước lẫn ngoài nước có thể xuyên tạc, phủ nhận! Xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ danh dự cá nhân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước là hành động sai trái, không thể dung thứ.
Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019 là cơ sở
pháp lý và là biện pháp răn đe đủ mạnh để xử lý các đối tượng tung tin, bịa
đặt, vu khống, xuyên tạc, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà
nước trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Điều 8 Luật An
ninh mạng nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi: “Xuyên
tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc”. Như
vậy, các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, bôi nhọ danh
dự cá nhân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước của các thế lực thù
địch là hành động trái với pháp luật và cần phải được cơ quan chức năng xử lý
thích đáng. Những hành động bịa đặt, vu cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước của các thế
lực thù địch như đối với đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh tuy không mới nhưng hết
sức thâm độc, qua đó gieo rắc hoang mang, sự nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; đặc biệt, những thông tin sai trái này
được tung ra có chủ đích khi đồng chí đại tướng Lê Đức Anh vừa qua đời nên đã
thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội bởi sự lan tỏa của mạng internet và mạng
xã hội.
Thương tiếc đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nhà lãnh đạo tài
ba, người có tầm nhìn chiến lược, đóng góp nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, mỗi cán bộ Đảng viên cần phải có chính kiến, kiên quyết phản bác
lại những thông tin sai trái về cuộc đời Đại tướng, đồng thời đề nghị cơ quan
chức năng cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ tung tin bịa đặt về Đại tướng để
tiếng thơm của Đại tướng còn mãi với non sông Việt Nam chúng ta.
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Vậy thì vấn đề cơ bản của chính quyền là gì? là chính quyền đó thuộc về ai? phục vụ cho ai?
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chính quyền đó là của dân, phục vụ lợi ích của dân. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người nói: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”[1].
Sau khi chúng ta giành được độc lập tháng 8/1945, Người đã xác định: “Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại: Quyền hạn và lực lượng đều ở nơi dân”[2].
ĐỪNG BIẾN VIỆC TƯỞNG NHỚ CÔNG CUỘC PHỤC SINH CỦA THIÊN CHÚA THÀNH DỊP ĐẤU TỐ CHÍNH QUYỀN!
Đó là một vấn đề được nói đến sau khi nhiều người theo dõi Bài giảng lễ của cha Anton Đặng Hữu Nam (hiện đang tạm nghỉ mục vụ tại Tòa Giám mục Giáo phận Vinh) tại thánh lễ Chúa Phục sinh Giáo xứ Lộc Mỹ, xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, Nghệ An (https://fb.watch/4FdOXPCkdN/) sáng ngày 4/4/20201.
Cha
Anton đã dành thời gian khá dài để đề cập tới những vấn đề chính trị trong mối
tương quan với nhà nước, chế độ và lên tiếng tấn công, lên án nhà nước, giới chức
địa phương. Ngài dành những lời lẽ nặng nề như việc Đảng, nhà nước đang dẫn dắt
dân tộc, người dân như thằng đui dẫn thằng mù đi...
Và
với một lối nói như thế thì đủ biết cha Anton đã có thái độ, cách hành xử như
thế nào tới chế độ. Và xin thưa trong khi chính quyền chưa có những phản ứng lại
thì điều dễ thấy những điều như thế đang làm dơ bẩn, làm mất đi tính linh
thiêng của thánh lễ, của Cung thánh. Thánh đường là nơi rao giảng, nói Lời Chúa
nhưng cha Anton lại biến đó thành diễn đàn chống nhà nước, đó là một điều mà với
bất cứ ai cũng khó mà chấp nhận cho được.
NHỮNG VIÊN GẠCH XÂY ĐẢO TRƯỜNG SA
Có
thể các đồng chí & các bạn chưa biết những viên gạch để xây dựng các công
trình trên Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đều được in hình Quốc huy khẳng định chủ
quyền Việt Nam
Viên
gạch được thiết kế rất đặc biệt và được nung theo đơn đặt hàng riêng: gạch chỉ
có hai lỗ, rất dày và nặng khoảng 1kg. Điểm nhấn ấn tượng nhất là được in nổi
hình quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đây
là một trong những viên gạch đầu tiên được vận chuyển ra xây dựng chùa ở đảo
Song Tử Tây, ngôi chùa đầu tiên của Quần đảo Trường Sa.
Những
viên gạch được nâng niu, cẩn trọng từng động tác khi chuyển xuống đảo
CÓ PHẢI VIỆT NAM CHỈ BIẾT QUAN NGẠI?
“Trung
Quốc điều 200 tàu cá "dân quân" ở Song Tử Đông, Philippines đưa máy
bay và tàu chấp pháp ra ngăn cản, Việt Nam thì chỉ biết quan ngại, lo lắng"
"Việt
Nam hèn kém, không dám lên tiếng, chỉ dám bày tỏ quan ngại. Máy bay đâu, tàu ngầm
đầu, sao không bắn đi mà mặc cho Trung Quốc ngang nhiên thế".
Vậy,
có thực là Việt Nam chỉ biết quan ngại hay không?
Cùng
thời điểm mà Trung Quốc điều 200 tàu đóng "tránh" thời tiết xấu ở gần
Song Tử Đông, thì Việt Nam chính thức công bố cảng dầu khí lớn bậc nhất Đông
Nam Á tại giàn khoan Sao Vàng - Đại Nguyệt, gần bãi Tư Chính. Ngoài việc phục vụ
việc phát triển kinh tế, Sao Vàng - Đại Nguyệt còn đóng vai trò là một "ngọn
đuốc giữa biển" khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại Biển Đông.
Trước
đó, giàn khoan Sao Vàng - Đại Việt đã hòa những dòng khí đốt đầu tiên vào đường
ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2, đánh dấu việc Việt Nam chính thức thực hiện quyền
khai thác kinh tế tại vùng này, mặc cho Trung Quốc nhiều lần đăng đàn phản đối.
“Sao Vàng” là ngôi sao trên lá cờ đỏ sao vàng. Còn “Đại Nguyệt” chính là “vầng
trăng lớn” đối đầu với “mặt trời lớn” - Trung Quốc, được lấy cảm hứng từ câu đối
“Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô” của Mạc Đĩnh Chi. Nghĩa gốc của
câu đối là: “Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rụng” mặt trời. Hàm ý của
câu đối là một nước nhỏ cũng có thể chiến thắng một nước lớn.
Cần
biết rằng, vào những năm 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc từng đề xuất Việt Nam
cùng khai thác dầu mỏ tại bãi Tư Chính. Trung Quốc sẽ bỏ vốn đầu tư, nhân lực,
thiết bị, còn Việt Nam chỉ việc công nhận chủ quyền Trung Quốc tại bãi Tư Chính
và "ngồi đợi tiền về". Nhưng Việt Nam chưa bao giờ đồng ý và luôn giữ
một thái độ rất kiên quyết, nhiều lần điều tàu thực thi chủ quyền khiến tàu
thăm dò Trung Quốc phải rút về.
Trung
Quốc từng mong muốn chiếm đóng phi pháp bãi Tư Chính. Nhưng Trung Quốc chưa bao
giờ làm được điều này cả, mà chính Việt Nam đã khẳng định được chủ quyền lãnh
thổ, thực thi quyền lợi kinh tế tại đây. Từ tiền đề đã có từ Tư Chính, trong thời
gian sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục khởi động dự án tại mỏ Cá Voi Xanh - rất gần
quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Cũng
trong những ngày này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định chi hơn 4800 tỷ đồng,
tương đương khoảng 210 triệu USD kéo điện lưỡi quốc gia ra Côn Đảo. Mục đích của
việc kéo điện này nhằm đảm bảo nguồn cung điện ổn định cho sự phát triển kinh tế
của Côn Đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là một trong những dự án kéo điện
ra hải đảo tốn kém nhất Đông Nam Á và bị nhiều người Việt cho là lãng phí.
Nhiều
người thường bảo “tư nhân hóa ngành điện”, nhưng nếu tư nhân hóa ngành điện,
thì liệu có doanh nghiệp nào bỏ vốn hàng ngàn tỷ đồng đầu tư cho một khu vực hải
đảo chỉ với khoảng 10 ngàn dân hay không? Mà nếu chấp nhận bỏ vốn đầu tư, rồi
bán điện với giá 400 ngàn/1 số điện, liệu nhân dân có dám dùng không?
Phú
Quốc, Kiên Hải, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ… là những tiền đồn của Tổ
Quốc, có giá trị quan trọng về chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc. Tiền đồn có mạnh,
thì đất liền mới vững.
Tờ
Economictimes từng nhận định rằng, tham vọng của Việt Nam là muốn biến Côn Đảo
thành một “cơ sở hậu cần” của quân đội Việt Nam, nơi mà các máy bay SU có thể cất
và hạ cánh, và quan trọng hơn, các tàu ngầm Việt Nam có thể xuất hiện và đóng
quân. Hiện nay, Malaysia và Indonesia nhiều lần bắt bớ ngư dân Việt Nam vô lý,
việc xây dựng Côn Đảo thành một “cơ sở hậu cần” khiến cho ngư dân Việt Nam thêm
an tâm khi hoạt động kinh tế tại thềm lục địa phía Nam, các lực lượng Việt Nam có
nơi cập bờ để tiếp liệu thay vì phải vào tận các cảng đất liền.
Cũng
chính tờ này, khẳng định rằng Việt Nam đã và đang tôn tạo, xây dựng các đảo tại
Trường Sa như Đá Tây hay Sinh Tồn để có thể phòng thủ và tấn công trước Trung
Quốc. Ngoài ra, các đảo Phan Vinh và Nam Yết đều ghi nhận sự gia tăng về diện
tích, xuất hiện thêm nhiều nhà chứa tên lửa, trạm thông tin liên lạc, tòa nhà
hành chính...
Trung
Quốc từng đề nghị Philippines “cùng khai thác” tại vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines, Tổng thống Duterte đồng ý và bày tỏ sự vui mừng, mặc cho người dân
và đồng minh phản đối gay gắt. Trung Quốc cũng gửi lời đề nghị tương tự nhưng
Việt Nam đáp lại bằng lời từ chối thẳng thừng và còn điều tàu ra chấp pháp, khiến
tàu Trung Quốc phải rút lui.
Trung
Quốc điều tàu thăm dò vào bãi Tư Chính, Việt Nam đáp lại bằng cách xây dựng dàn
khoan 14 ngàn tấn - lớn nhất từ trước đến nay, tiến hành khai thác dầu khí và
xây dựng cảng cho tàu siêu trọng cập bến.
Trung
Quốc luôn khẳng định bãi Tư Chính là của họ, nhiều lần điều tàu ra xâm lấn và
thăm dò, nhưng Việt Nam mới là quốc gia duy nhất cho đến nay hiện diện, thực
thi quyền chủ quyền và quyền kinh tế tại đây. Nếu Việt Nam sợ hãi hay quan ngại
bằng mồm, thì đã chấp nhận đề nghị "cùng chia sẻ bãi Tư Chính" vào
năm 1994 rồi.
Trên
mặt ngoại giao, chúng ta “quan ngại” và nói chuyện đúng sai dựa trên luật pháp
quốc tế. Quan ngại không có nghĩa là sợ hãi và thoái lui. Mà đằng sau đó, là những
nỗ lực khẳng định chủ quyền không ngừng nghỉ và bền bỉ.
LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC Ý NGHĨA LỊCH SỬ 30/4
Trên một số Website, blog như dân làm báo xuất
hiện một số bài viết của các phần tử phản động, cố tình xuyên tạc rằng: Cuộc
kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta là cuộc nội chiến giữa một bên là chính
quyền Sài Gòn, được Mỹ và một số nước phương Tây hậu thuẫn và một bên là chính
quyền Hà Nội, được Liên Xô cũ, Trung Quốc và nhiều nước xã hội chủ nghĩa giúp
đỡ. Quân dân miền Bắc cầm súng sát hại đồng bào ở miền Nam.
Cần khẳng định rằng, đây là luận điệu xuyên
tạc, phủ nhận sự thật lịch sử hết sức lố bịch của những kẻ vô ơn, bội nghĩa với
dã tâm xấu xa. Chiến thắng 30/4/1975 đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến
tranh xâm lược và ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam, kết thúc
vẻ vang cuộc kháng chiến cứu nước lâu dài, khó khăn và vĩ đại nhất trong lịch
sử chống ngoại xâm của Nhân dân ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng
12/1976 đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong
sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một
trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như
một chiến công vĩ đại nhất của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế
to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Cuộc đấu tranh anh dũng của quân và dân hai
miền Nam, Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, là cuộc đấu tranh chính nghĩa để thực
hiện khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mang lại tự do, độc lập
cho toàn thể Nhân dân ta đã được sự đồng tình ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên
thế giới, trong đó có Nhân dân Mỹ. Đây hoàn toàn không phải là “dụ dỗ dân miền
Bắc cầm súng sát hại đồng bào miền Nam” như sự xuyên tạc, bịa đặt của những kẻ
đội lốt “dân chủ, nhân quyền”.
Là công dân Việt Nam - một dân tộc Anh hùng,
bất khuất, yêu hòa bình, chắc chắn không ai có thể chấp nhận những luận điệu
bôi đen lịch sử về Chiến thắng vĩ đại 30/4/1975, mà các thế lực thù địch xuyên
tạc. Những luận điệu đó hoàn toàn đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và
nguyện vọng của Nhân dân. Vì vậy, mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh
giác, xây dựng bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng; kiên quyết đấu tranh với
các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
HẢI QUÂN VIỆT NAM SẴN SÀNG BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG MỌI TÌNH HUỐNG
Giữa muôn trùng sóng
gió, vượt lên tất cả mọi khó khăn gian khổ, lực lượng hải quân thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Quốc phòng là công
cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân
sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; bảo vệ đất nước, giữ
nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy; sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái
chiến tranh xâm lược nếu xảy ra. Đây là nội dung quan trọng của chuyên đề
"Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam" được phổ
biến trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng mới đây.
Trong đó, nội dung lực
lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa,
từ khi nước chưa nguy; sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược
nếu xảy ra đã được Quân chủng Hải quân biến thành những hành động cụ thể để sẵn
sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
Tại quần đảo Trường
Sa, tỉnh Khánh Hòa, tàu hộ vệ tên lửa mang tên vua Quang Trung là loại tàu
chiến có chức năng tàng hình, săn tàu ngầm, chống hạm, chống ngầm, chống các
loại tàu chiến mặt nước, được trang bị các loại vũ khí tiên tiến.
Các tình huống chiến
đấu được tổ chức diễn tập. Ngay khi tàu đang chạy với tốc độ cao nhất, trực
thăng phối hợp các tình huống cất cánh, hạ cánh khẩn cấp. Từng cán bộ chiến sĩ
hải quân đều nỗ lực tuyệt đối với nhiệm vụ của mình.
Trên các đảo của quần
đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác sẵn sàng chiến đấu cũng được thực hiện
ở cấp độ cao nhất. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, ở từng vị trí, mỗi
cán bộ chiến sĩ đều ra sức rèn luyện.
Lực lượng tinh nhuệ,
trang bị hiện đại, bản lĩnh chiến đấu vững vàng là những yêu cầu mà quân chủng
Hải quân đặt ra để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ này, người lính hải quân đang phải hi sinh rất nhiều những nhu cầu của cá nhân. Giữa muôn trùng sóng gió, vượt lên tất cả mọi khó khăn gian khổ, lực lượng hải quân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc./.
VACCINE PHÒNG COVID-19 VÀ CÂU CHUYỆN "Ý ĐẢNG LÒNG DÂN"
Đại dịch
COVID-19 đã và đang có những tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Song ở góc nhìn khác, những kết quả trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh
và nhất là những nỗ lực của Đảng trong việc nhập khẩu và triển khai tiêm
vaccine phòng COVID-19 đã thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa
cũng như trách nhiệm của Đảng đối với Nhân dân...
Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết
sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi;
nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có
lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Ðảng và chính quyền
từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Thấm
nhuần lời dạy của Bác, trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta đã luôn quan tâm,
chăm lo mọi mặt đời sống của Nhân dân. Các chủ trương, chính sách của Đảng và
Chính phủ luôn luôn hướng tới sự ổn định và phát triển xã hội, đem lại hạnh
phúc cho thực sự cho Nhân dân.
Đặc biệt, trước
sự nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19, Đảng đã huy động sự vào cuộc tích cực của
cả hệ thống chính trị cùng tham gia phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. Các đợt
dịch từng bước được khống chế, kiểm soát, qua đó đã giúp giảm thiểu những tác
động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đối với đời sống và sức khỏe của người
dân. Không chỉ nỗ lực phòng, chống dịch bệnh, với việc nhanh chóng nhập những
lô vaccine đầu tiên và triển khai kế hoạch tiêm phòng COVID-19 đại trà tại một
số địa phương vào đầu tháng 3/2021 vừa qua, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đánh giá rất cao về những biện pháp phòng, chống dịch mang tính lâu
dài, hiệu quả. Đồng thời, Việt Nam cũng có một chiến lược hết sức phù hợp, khoa
học, không vội vàng, ồ ạt trong việc mua và tiêm vaccine, cũng không phụ thuộc
vào một loại vaccine nào mà tiếp tục đàm phán với nhiều nhà sản xuất. Song song
việc nhập khẩu vaccine, chúng ta cũng đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vaccine
COVID-19 nội địa... Chiến lược đúng đắn này của Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh
và tầm nhìn của Đảng ta, một Đảng luôn biết lo cho dân, luôn vì dân.
Trước đó, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta đã xác định, "Tập trung
kiểm soát đại dịch COVID-19, tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19 cho cộng
đồng...", là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai thực
hiện ngay sau Đại hội. Đây là một quyết định đúng đắn, mang tính lịch sử và đầy
trách nhiệm của Đảng ta trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nguồn
lực hạn chế. Với quyết định đó, Đảng, Nhà nước đã đưa Việt Nam vào danh sách
không nhiều quốc gia trên thế giới sớm có chủ trương tiêm vaccine COVID-19 đại
trà cho toàn dân.
Thực tế là vậy,
nhưng đáng buồn là liên quan đến chuyện vaccine, một số đài, trang mạng từ nước
ngoài lại đưa ra luận điệu sai trái, xuyên tạc như: “Việt Nam chậm trễ, bị
động; Đảng, Nhà nước thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm vaccine COVID-19”;
“Lộ trình tiêm vaccine ưu tiên chưa thấy nhắc đến người nghèo, các nhóm yếu
thế. Những người đó chưa biết đến bao giờ mới có cơ hội tiếp cận vaccine”...
Thậm chí, cái gọi là Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở tại Hoa Kỳ đã
đưa ra cáo buộc xuyên tạc sự thật, xếp Việt Nam vào số các chính phủ lợi dụng
COVID-19 vi phạm nhân quyền, Việt Nam tạo ra những “bất bình đẳng trong khả
năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ của Chính phủ”...
Cần phải nhắc
lại, ngày 09/02/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1210/QÐ-BYT về việc phê
duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối, sử dụng vaccine phòng COVID-19
trong giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vaccine phòng
COVID-19 toàn cầu) hỗ trợ. Theo đó, Bộ Y tế xác định 11 nhóm đối tượng cần tiêm
vaccine phòng COVID-19 sau khi vaccine hỗ trợ chuyển đến Việt Nam (khoảng 4,8
triệu liều), trong đó có ba nhóm là: "Người trên 65 tuổi; những người mắc
các bệnh mãn tính; người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ". Tiếp đó,
ngày 26/02/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP
(Nghị quyết 21) về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 giao Bộ Y tế chủ trì,
phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu,
tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19 trong
năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên với số lượng khoảng 150 triệu liều. Nghị quyết
21 quy định rất cụ thể về 9 nhóm được xác định là các đối tượng ưu tiên tiêm và
miễn phí, trong đó có ba nhóm: "Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65
tuổi", "Người sinh sống tại các vùng có dịch", "Người
nghèo, các đối tượng chính sách xã hội"....
Mới đây, khi
báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế
đã cho biết, trong năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine, bảo
đảm đủ tiêm cho hầu hết người dân. Nguồn vaccine từ chương trình COVAX (cơ chế
vaccine quốc tế toàn cầu do WHO đứng đầu và các đối tác) có thể cung cấp cho
Việt Nam 30 triệu liều, nguồn nhập khẩu của hãng AstraZeneca với số lượng 30
triệu liều, của hãng Pfizer 30 triệu liều, vaccine của Nga 60 triệu liều. Đối
với vaccine do Việt Nam sản xuất theo tiến độ đến năm 2022 thì Việt Nam sẽ có
vaccine.
Như vậy, Việt
Nam có đủ cơ sở đáp ứng mục tiêu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn dân trong
năm 2021-2022. Đến nay, vaccine phòng COVID-19 đã và đang được triển khai tiêm
tại 12 tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải
Phòng, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hòa Bình, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 01/4, cả nước đã có trên 51.200 lượt người được
tiêm vaccine phòng COVID-19. Hoàn toàn không có việc Việt Nam chậm trễ, bị
động, Đảng, Nhà nước thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm vaccine phòng
COVID-19... như các thế lực phản động đang cố tính xuyên tạc, chống phá.
Có thể thấy,
chủ trương nhập khẩu và triển khai từng bước tiêm vaccine phòng COVID-19 đại
trà đã thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng như trách
nhiệm của Đảng đối với Nhân dân... Chủ trương này đồng thời cũng thể hiện sự
thống nhất “ý Đảng lòng dân” trước những khó khăn, thử thách do đại dịch
COVID-19 gây ra.
Chủ trương của
Đảng, Nhà nước là sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 đại trà cho toàn dân với ngân
sách, nguồn lực và lộ trình cụ thể. Song, phòng, chống COVID-19 là “cuộc chiến”
lâu dài, khó khăn; nhiều cam go phức tạp... Để ngăn chặn và đẩy lùi dịch, bệnh
đòi hỏi chúng ta cần phát huy sức mạnh toàn dân, xã hội hóa thêm các nguồn lực
cùng chung tay phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng “thế trận lòng dân đẩy lùi
dịch bệnh”./.
Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021
Dân chủ ở Việt Nam
1. Dân chủ trong mục đích cách mạng và bản chất nhà nước
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng “long trời, lở đất” tháng 8/1945 giành chính quyền về tay nhân dân, mặc dù gặp khó khăn chồng chất khó khăn, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, nhưng Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, Chính phủ lâm thời đã chú trọng chuẩn bị tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên.
HIỂU CHO ĐÚNG
THÁI BÁ TÂN - KẺ BIẾN CHẤT
Ông Tân à, ông làm thơ thì mặc xác nhà ông, nhưng ông đụng đến các tượng đài lịch sử; đụng đến anh linh của các Anh hùng dân tộc là ông phạm trọng tội đấy
Dù ông lớn tuổi, nhưng với tôi thì ông chỉ là thằng trẻ ranh ăn cháo đá bát, ông tỏ ra lập lờ với tư duy rẻ rách khi cho rằng 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc "chết tức tưởi"; rằng không gọi là chiến công và không cần xây tượng đài...
Luận điệu của ông cũng giống như lũ dân chủ cuội, bọn phản động khi yêu cầu hoả táng thi hài Bác Hồ, ông nên nhớ, để có được Việt Nam hoà bình, độc lập, tự do như hôm nay là biết bao AH Liệt sĩ đã ngã xuống, mỗi nhành cây, ngọn cỏ ở chiến trường đều thấm đẫm máu xương của các thế hệ cha anh. Vì thế, việc xây dựng tượng đài và nhân dân tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc là cần thiết và đúng với truyền thống người Việt Nam "Uống nước nhớ nguồn", vậy tại sao ông lại bội bạc, mất nết, đổ đốn khi đăng bài thơ này?
"Nghệ thuật vị nhân sinh", nhưng mỗi người dân chúng tôi đang cảm thấy bị tổn thương, phẫn nộ khi chứng kiến bài thơ dc làm từ tâm địa xấu xa, ác độc và bẩn thỉu của ông
Tôi khẳng định: Bản thân ông và bất cứ kẻ nào quay lưng và xuyên tạc lịch sử cũng sẽ bị trả giá mà thôi, tiền thì ai cũng quý, nhưng vì mấy đồng tiền mà bán rẻ lương tâm và bẻ cong ngòi bút thì đê tiện lắm Tân à./
Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021
Đánh mất tuổi thanh xuân vì những điều viển vông, đen tối
- Thời gian qua, cái gọi là Voice - tổ chức bị cho là ngoại vi của Việt Tân đã xây dựng, quảng bá 3 nhân vật Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long bằng mỹ từ "những ngôi sao" “đấu tranh dân chủ”. Sự thật, họ chỉ là những kẻ "bán nước cầu vinh", đánh mất tuổi thanh xuân cho những điều viển vông, đen tối.
XUYÊN TẠC CÔNG TÁC TỔ CHỨC BẦU CỬ LÀ CÓ TỘI VỚI NHÂN DÂN
Trên
một số trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội
chính trị điều hành đang lan truyền những bài viết “xếp ghế” cho nhân sự trong
Quốc hội. Chúng còn rêu rao những luận điệu vô cùng độc hại, tiêu cực, cho rằng
bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe nhóm”
của Đảng “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia”. Cùng với đó, trước vấn đề về số
lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, đặc biệt là về số lượng đại biểu là người
ngoài Đảng, các đối tượng cơ hội chính trị cũng tích cực chọc ngoáy, xuyên tạc,
biến tướng bản chất vấn đề.
Tại
Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/1/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số
lượng đại biểu là người ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Tuy nhiên, với
mưu đồ chống phá công tác bầu cử, các đối tượng xấu đã biến tướng, xuyên tạc
bản chất vấn đề, đưa ra những luận điệu hướng lái, cho rằng Đảng quy định số
lượng đại biểu ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc
hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng… Thậm chí, có đối
tượng còn đòi xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo
phương thức của các nước tư bản.
Trong
lịch sử, có thể thấy chiêu trò “đòi ghế” trong Quốc hội không phải là điều mới.
Ngay trong lần tổng tuyển cử đầu tiên khi đất nước mới giành được độc lập,
trong bối cảnh trong nước và quốc tế có những diễn biến vô cùng phức tạp, sau
khi không phá hoại được Tổng tuyển cử, Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách
mạng đồng minh hội (Việt quốc, Việt cách) đã đòi 70 ghế trong Quốc hội.
Với
âm mưu phá hoại, các thế lực phản động, chống đối luôn tìm mọi thủ đoạn để phá
hoại bầu cử, cài cắm các “mầm mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm biến nghị trường
trở thành diễn đàn để cách đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành
lực lượng đối lập trong Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Đồng
thời, chúng còn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và hiện
thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm làm nước ta suy yếu dần từ bên
trong./.
ĐỪNG BỊ KẺ ĐỊCH LỢI DỤNG, LÔI KÉO
Trước
thềm diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, một số tổ chức
tự xưng là “nhà dân chủ” tiến hành kích động, xúi giục bày ra chiêu trò “tự ứng
cử” làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị bầu cử. Vì vậy, mỗi chúng ta cần biết:
Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối
cao đối với hoạt động của Nhà nước. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân
dân địa phương bầu ra, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám
sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị
quyết của HĐND.
Chính
vì vậy, những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp
phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối
với ứng viên là: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực
hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,
gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi
vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức
khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội;
liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín
nhiệm…
Việc
lựa chọn những ứng cử viên để bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp được tiến hành
theo đúng quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Chỉ thị
số 45-CT/TW ngày 20-6-2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nêu rõ:
“Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người
sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu
ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà
nước”. Từ việc hiểu đúng về pháp luật để chúng ta không bị kẻ địch lợi dụng,
lôi kéo, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật./.