Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

 

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ THAM NHŨNG ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA HIỆN NAY


Chống tham nhũng ở nước ta hiện nay có thể xác định là hết sức cam co, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, không chỉ thu lại tài sản, tiền bạc cho Nhà nước mà còn có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh, tạo được niềm tin lớn trong nhân dân. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các đối tượng xấu, các thế lực thù địch núp danh nghĩadân chủ, nhân quyềnlợi dụng triệt đ vấn đ tham nhũng nước ta đ xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Từ đó, tạo sự hoài nghi trong nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc phòng chống tham nhũng nước ta. Hơn lúc nào hết, việc nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là vấn đ cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Các thế lực thù địch lợi dụng mạng mạng xã hội như: facebook, blog… đ đăng tải các luận điểm xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước ta. Trên những trang mạng này, các đối tượng, phần tử xấu có tư tưởng thù địch đã rêu rao như: “đang có cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ trong Đảng”, “cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, rồităng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân”, “chống tham nhũng chỉ là hô khẩu hiệu”...

Thông qua những bài viết cực đoan, suy diễn không đúng bản chất về vấn đ tham nhũng nước ta, số phần tử xấu này rắp tâm dựng lên một bức tranh toàn gam màu tối. Thông qua đó, phủ nhận những nỗ lực, sự quyết liệt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo.

Các đối tượng lợi dụng triệt đ thông tin một vài vụ án tham nhũng lớn, có liên quan đến nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý sau đó suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm rồi cho rằng tham nhũng là bản chất, là hệ quả của chế đ xã hội chủ nghĩa, của cơ chế lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.

Việc đưa các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nước ta hiện nay trên các trang mạng xã hội do các thế lực thù địch ngụy tạo ra, chúng kích động, xúi giục, kích động nhân dân ta đứng lên đòi thay đổi cương lĩnh, thể chế chính trị, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi “đa nguyên, đa đảng”.

Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, đã có nhiều vụ án về tham nhũng nghiêm trọng bị cơ quan chức năng điều tra, xử lý, nhiều cán bộ cấp cao bị kỷ luật . Từ những kết quả trên cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng trong những năm qua luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta coi trọng; góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, đ công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đạt kết quả cao hơn nữa cần phải có sự kết hợp chặt chẽ của các bộ ngành, địa phương. Sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị. Xử lý vụ việc đúng người, đúng tội, không có vùng cấm. Đặc biệt, cần nhận diện âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụng việc phòng chống tham nhũng nước ta đ xuyên tạc, bôi nhọ, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 

 

THỦ ĐOẠN CỦA THẾ LỰC ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

   Tham nhũng đang là một vấn nạn chung của toàn cầu, không riêng một quốc gia nào. Song, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội không thấy rõ điều đó, chúng  lợi dụng vấn đề này để chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước của nhân dân ta. Với thủ đoạn lợi dụng những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên đã xảy ra hoặc những sự việc tiêu cực trong xã hội. Bằng những bài viết mang nặng sự suy diễn chủ quan, tô vẽ, thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, quy kết  và thổi phồng cho “tham nhũng” là tình trạng “phổ biến”, “bản chất” của chế độ xã hội chủ nghĩa, một “căn bệnh” do cơ chế độc đảng lãnh đạo, do “năng lực quản lý yếu kém” của Nhà nước, có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí” của lãnh đạo, chính quyền các cấp, vu khống, bôi nhọ về đời tư, sự minh bạch của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.

Mục đích của chúng nhằm vẽ lên một bức tranh với gam màu xám về thực trạng xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ Đảng viên với quần chúng nhân dân.

Đảng, Nhà nước ta không phủ nhận tham nhũng đã và đang tồn tại ở Việt Nam; Đảng ta đã khẳng định đây là vấn đề nhức nhối, là một trong những nguy cơ của cách mạng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với xã hội, trực tiếp phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”.

Bằng trách nhiệm chính trị, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh loại trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội, không để tham nhũng cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Và thực tiễn công tác phòng chống tham nhũng hiện nay là bằng chứng xác thực nhất bác bỏ những luận điệu tuyên truyền phiến diện, chủ quan, thù địch để thực hiện mục đích, ý đồ xấu.

 

 

 

ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH SỐNG

VÀ LÀM VIỆC THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI

                                                       Tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Chí Thanh “Đại tướng nhân dân”, tác giả của “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Người học trò ưu tú và xuất sắc của    Bác Hồ kính yêu. Tác giả có đôi lời trao đổi về cách Đại tướng học tập theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ để bạn đọc cùng suy ngẫm.

            Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có tầm nhìn xa về chiến lược, có tư duy quân sự năng động, lấy thực tiễn chiến trường để phát triển nghệ thuật quân sự, sáng tạo cách đánh, “không công thức cứng đờ

          Đại tướng rất chịu khó tự học, coi trọng học lý luận, tổng kết kinh nghiệm, trân trọng kinh nghiệm của Đảng và quân đội các nước anh em, nhưng tiếp thu có chọn lọc. Đại tướng nhắc nhở cán bộ: “cái gì hay của bạn thì học, cái gì không hợp thì thôi; không ai bắt buộc được”. “Vấn đề chính là của ai? Của ta? Hay của bạn? mà chính là phải xem xét ý nào đúng mà thực hiện”. Có lần đồng chí nói: “ Phải đoàn kết quốc tế, tôn trọng bầu bạn nhưng bao giờ ta cũng phải độc lập, tự chủ”. Tư tưởng Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Thực hiện lời dạy của Bác, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người đầu tiên “nổ súng” chống chủ nghĩa cá nhân trong quân đội. Lời nói của đồng chí có sức thuyết phục vì bản thân đồng chí sống trong sáng, giản dị, khiêm tốn, đoàn kết chân thành. Đồng chí tự phê bình và phê bình thỏa đáng nhưng nghiêm túc, không “bé xé ra lớn”, không “dĩ hòa vi quý”. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh là một người: lời nói đi đôi với việc làm, lý luận liên hệ với thực tiễn, đạo đức đi đôi với tài năng, chính trị và quân sự song toàn. Một đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng đã nhận xét: “Đồng chí Nguyễn Chí Thanh là một trong những cán bộ lãnh đạo có nhiều ưu điểm và ít khuyết điểm nhất”.

          Trọn đời Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Trong bài thơ tiễn biệt Đại tướng, đồng chí Tố Hữu có viết: “Sáng trong như ngọc một con người”. Hay như trong bài thơ tưởng niệm Đại tướng Phan Thị Thanh Minh có gọi Đại tướng là Đại tướng nhân dân./.

                                                                     

 

XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC CHỐNG DỊCH,

NGUYỄN THÔNG KHÔNG THIẾU LỜI LẼ, CHIÊU TRÒ

Đọc bài viết trên trang facebook cá nhân của anh nhà báo Nguyễn Thông liên quan đến việc người dân kéo nhau rời TP HCM về quê “tránh dịch” chứa đựng những nội dung xuyên tạc công tác chống dịch của TP HCM của Chính phủ không hiệu quả, và rằng, người dân bị bỏ rơi, qua đó kích động người dân bất tuân các quy định chống dịch....

Bằng con mắt hằn học với tư duy lươn lẹo, Nguyễn Thông mượn hình ảnh người dân về quê để xuyên tạc rằng TP HCM “đang loạn”, và rằng người dân lương thiện đang “vô chính phủ” không nơi nương tựa nhờ cậy, không biết dựa vào đâu ngay trên đất nước mình.

Xin hỏi Nguyễn Thông rằng căn cứ nào mà Nguyễn Thông nói Chính phủ không chăm lo cứu giúp người dân, để đến nỗi người dân có Chính phủ mà như "Vô Chính phủ" và không nơi nương tựa?

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Đảng, Nhà nước và các cơ quan, ban ngành đã áp dụng các biện pháp, từ đóng cửa biên giới, truy vết, cách ly, tổ chức điều trị tập trung cho các bệnh nhân... đến triển khai các kế hoạch giãn cách y tế ở các cấp độ khác nhau nhằm hạn chế sự lây lan, kiểm soát dịch bệnh. Nhân dân Việt Nam cảm thấy an toàn, vui mừng và hạnh phúc bởi vì họ có một chính quyền lo cho dân, vì dân, đặt lợi ích nhân dân lên trên hết.

Công tác phòng chống Covid-19 của Việt Nam đã được các quốc gia trên thế giới cũng như tổ chức Y tế thế giới và báo chí nước ngoài ghi nhận những nỗ lực, thành công đạt được. Và có thể dễ dàng tìm thấy khi tìm kiếm trên Google.
Những điều trên những đứa trẻ cấp 1 còn biết được huống chi Nguyễn Thông lại là một nhà báo lại không biết không hiểu điều đó sao? Hay do tuổi đã cao nên không cập nhật thông tin hay nghiệp vụ non kém hay lại thích “đua đòi” theo những kẻ rận chủ vào nhà đá để “”không làm mà vẫn có ăn”?

Thiết nghĩ rằng Nguyễn Thông hãy ngừng chiêu trò xuyên tạc về công tác chống dịch Covid-19 của Chính phủ và các địa phương lại. Họ đang rất nỗ lực, vất vả vì Covid rồi, không giúp được gì thì thôi đừng có xuyên tạc, buông lời cay đắng.

 

 

 

 

CẦN VẠCH TRẦN CÁI GỌI  LÀ “HỘI ANH EM DÂN CHỦ”

Gần đây, các thế lực thù địch đã tăng cường lừa phỉnh, chống phá các cấp chính quyền nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và sảo quyệt. Cùng với các hoạt động phá hoại vào nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, trên các phương tiện thông tin, chúng đặc biệt chú trọng lợi dụng các trang mạng xã hôi để tung tin. Dưới chiêu bài cái gọi là hội anh em dân chủ, họ tự xưng mình là những ngưi cósứ mệnh” đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt những vấn đề dân chủ, nhân quyền nhằm nói xấu chế độ, nói xấu chính quyền Việt Nam.

Cái gọi là hội anh em dân chủ xưa nay chúng ta đều biết là những thành phần bất ho, chống phá đất nước một cách quyết liệt. Đồng thi là hội hoạt động ngoài khuôn khổ, không có sự quản lý của pháp luật.

Những hội nhóm này là những nhóm nhn tiền của nước ngoài, thông đồng với ngoại bang, móc ni với các thế lực bên ngoài, mưu đồ bất chính, dụng ý thiếu lương thiện, ý đồ của họ là phản loạn, là chống phá cách mạng, gây rối an ninh, bt n chính trị, để họ thừa nước đục th câu, lôi kéo nước ngoài can thiệp vào Việt Nam. Họ không chỉ ph nhận chế độ dân chủ, nhân quyền Việt Nam, các thế lực thù địch - những k thường xuyên lợi dụng dân chủ giả tạo, để phá hoại cách mạng Việt Nam còn ra sức t v, sùng bái mô hình dân chủ của phương Tây. Họ tuyệt đối hóa các giá trị phổ quát về quyền con người, quyn con người theo mô hình cùa phương Tây, cố tình tảng lờ một số quyền con người sẽ bị hạn chế đã được ghi trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966). Theo cách nói của họ, Nhà nước Việt Nam đã vi phạm quyền con người Điều 18 (Về quyền tự do tư tưng, tín ngưỡng, tôn giáo), Điều 19 (Về quyn tự do ngôn luận, báo chí), Điu 21, 22 (Về quyn hội họp hòa bình, quyền lập hội...) trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, họ không hề đ cập đến việc thực hiện những quyn nêu trên đều có thể bị hạn chế (trong pháp luật quốc gia) là vì an ninh quc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bo vệ sc khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc các quyền và tự do của người khác. Gần đây, họ còn sử dụng các trang mạng xã hội nhằm phát tán, thu gom, lưu trữ các bài viết. Qua đó, họ ra Tuyên bố, lập bản "Kiến nghị", kêu gọi ký tên... ủng hộ các quan điểm cực đoan, sai trái. Họ là những kẻ đội lốt dân chủ, nấp bóng nhân quyn, nấp trong cái vỏ bọc tự do đ mà quấy phá đất nước, phá phố phá phưng, phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại an ninh quốc gia.

Những hoạt động xấu xa và mưu đ đen tối của cái gọi là hội anh em dân chủ đã được dư luận quần chúng nhân dân vạch mặt. Cũng như các hội nhóm phản động trước đây ra đời trong và ngoài nước, hội anh em dân chủ đã có cái kết rõ ràng. Nhân dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết, yêu nước, sớm đã nhận ra những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của bè lũ phn động và các đối tượng xấu lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước trên nh vực dân ch, nhân quyền. Mặt khác, tình hình thực tiễn v việc thực hiện dân chủ nhân quyền của Nhà nước Việt Nam đã được cả thế gii đánh giá và ghi nhận. Minh chứng cho điều này là hàng loạt các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước tới quyền và nghĩa vụ thiết thân của mỗi người dân trong xã hội.

Hoạt động của cái gọi là hội anh em dân chủ hiện đang bị dư luận trong và ngoài nưc, dư luận tiến bộ trên thế giới lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Âm mưu thâm độc của cái gọi là “hội anh em dân chủ này đã bị bóc trần, bởi bất kỳ ai trong số trên 90 triệu người dân Việt Nam đang sinh sng trong và ngoài nưc, khi được hỏi về hội nhóm này đều nhận thức được mục đích chia rẽ khi đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam của chúng. Những hành động mới của số đi tượng trong “hội anh em dân chủ dù tinh vi, xảo quyệt, che giu bn cht lưu manh, phn động tới đâu thì những hành động đó cùng không thể che mắt được dư luận.

 

HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG - CON DAO HAI LƯỠI

 

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật, các ứng dụng khoa học - công nghệ liên tục được sử dụng vào thực tế, bạn chỉ cần ngồi một chỗ, sử dụng một loại phương tiện cố định, có thể khiến cho một số đông người hoặc đồng ý, hoặc phản ứng với ý tưởng của bạn, hoặc sẽ biến ý tưởng ấy trở thành hiện thực trong quãng thời gian chỉ tính bằng... giây. Và với cái hiệu ứng đám đông mỗi khi tham gia vào một sự kiện như thế, nếu không tỉnh táo phân tích kỹ bản chất vấn đề, sẽ cực kỳ có hại.

Hiệu ứng đám đông có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Người ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. Đây là trạng thái tâm lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi trong xã hội. Như tất cả yếu tố khác thuộc về cuộc sống, xã hội, hiệu ứng đám đông cũng ẩn chứa trong nó 2 khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Hiệu ứng đám đông có sức mạnh liên kết, thôi thúc, khích lệ con người cùng tạo ra những hành vi dẫn đến một xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng nếu rơi vào tiêu cực, hiệu ứng đám đông có thể gây nên những hậu quả rất tai hại, thậm chí có thể giết chết một con người theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Nhìn từ góc độ đánh giá con người, hiệu ứng đám đông có thể tạo ra tác dụng tích cực như động viên, khích lệ con người vươn lên, đạt được những kết quả tốt đẹp hơn. Khi sự ghi nhận, khi sự tin tưởng không chỉ đến từ một cá nhân mà từ cả tập thể, nó sẽ có sức mạnh liên kết thực sự, thôi thúc con người, thậm chí tạo ra áp lực buộc con người phải không ngừng nỗ lực để xứng đáng với sự đánh giá đó, xứng đáng được là thành viên của tập thể đó.

Tuy nhiên, mặt trái tiêu cực của hiệu ứng đám đông cũng không ít. Nhất là trong thời đại internet phát triển, mạng xã hội lên ngôi như hiện nay. Bất kể sự việc đã kiểm chứng hay chưa, nhiều người cứ phán xét như đúng rồi. Thế là hàng trăm, hàng nghìn người like, bình luận, chia sẻ tạo nên hiệu ứng đám đông thật khủng khiếp, gây nên nhiều phiền toái, oan ức. Hiệu ứng đám đông có thể tạo ra phản ứng dây chuyền của những nội dung đánh giá phiến diện, thiếu khách quan đối với mỗi người. Một khi bị chi phối bởi sự sai lệch, “số đông” không còn đứng về phía lẽ phải, thì những nhận định, đánh giá của số đông về một cá nhân, hành động sẽ gây nên những hậu quả lớn. Nó có thể “dập tắt” mọi niềm tin, sự say mê, cố gắng, những mong muốn được cống hiến, đóng góp của con người; thậm chí nghiêm trọng hơn là “giết chết” một con người.

Năm 1993, các báo và tạp chí khắp nơi trên thế giới đã đăng tải bức ảnh một em bé đói khổ vùng Sudan đang gục ngã trên đường tới trạm cứu nạn, phía sau lưng là con kền kền chờ đợi sẵn. Tác giả của bức ảnh này là Kevin Carter-phóng viên chụp ảnh cho một tờ nhật báo ở Nam Phi - đã tự tử ngay sau đó khi liên tục bị dư luận cáo buộc là kẻ độc ác, vô tâm đứng chụp hình mà không ra tay cứu giúp đứa trẻ. Nhưng có ai biết được rằng, vào thời điểm ấy, những phóng viên tác nghiệp tại Sudan đều được cảnh báo rằng không nên tiếp xúc với người dân nơi đây để tránh lây lan dịch bệnh. Kevin Carter chỉ có thể làm được một việc là đuổi con kền kền đi. Và những người đang hùa theo hiệu ứng đám đông để lên án anh có biết rằng, chính nhờ bức ảnh của anh mà cả thế giới bàng hoàng nhận ra một châu Phi đang đói khát và khổ cực đến thế nào để ra tay cứu giúp. Thế nên, anh có thể đã không cứu được đứa bé ấy nhưng không thể phủ nhận rằng anh đã gián tiếp cứu được nhiều mạng người.

Tại Việt Nam, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, những hiệu ứng đám đông đi ngược lại các chuẩn mực, đạo lý cũng ngày càng trở nên nguy hại hơn, đáng báo động hơn. Theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, từ năm 2014 đến năm 2017, có ít nhất 5 - 6 người tự tử vì bị bôi xấu, “ném đá” tập thể trên mạng xã hội. Chứng kiến thực trạng đó, chúng ta có còn muốn tham gia vào một cuộc chỉ trích, phê phán người khác nếu biết được rằng một lời nói nhỏ bé của mình có thể khiến họ phải tìm đến cái chết không?!

Gần hơn, trở lại công tác đánh giá tại các cơ quan, đơn vị, khi một người bị chỉ trích có chủ đích mà chưa có cơ hội chứng minh, giải thích cặn kẽ, liệu rằng có ai trong tập thể dũng cảm thoát khỏi ảnh hưởng một chiều của đám đông để nói lên sự thật và những đánh giá theo chính kiến của mình không? Câu hỏi còn bỏ ngõ, bởi thực tế, có không ít người sống ngay thẳng, dám nghĩ, dám làm, đầy nhiệt huyết cống hiến và sẵn sàng đem sức mình xây dựng xã hội, đã và đang rời bỏ nhiều vị trí tại các cơ quan, đơn vị.

Mạng xã hội và thực tế đời thường, được coi là mối liên hệ cực kỳ mật thiết. Máy tính, không còn là những dãy số nhị phân lập trình như ngày xưa, mà nó là nơi truyền bá một sự kiện, thể hiện một thái độ, mô tả một hành vi đang diễn ra và có tác động trực tiếp tới con người. Mạng xã hội, nếu không có những hình ảnh về các vụ việc bạo lực học đường xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố, có lẽ người ta sẽ không tường tận về những nguy cơ mà chính con em họ có thể trực tiếp mắc phải. Không có những hình ảnh được tung lên mạng, chính quyền Đà Nẵng, nơi được gọi là “thành phố đáng sống” liệu có thể tin được rằng, công dân của họ vốn là cô giáo mầm non lại có thể bạo hành với trẻ em đến thế.

Cũng đã có không ít vụ việc đáng tiếc xảy ra, và đám đông hiếu kỳ, thiếu hiểu biết lại chính là lực lượng tham gia thúc đẩy sự việc ấy thành ra khó kiểm soát, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Điển hình là vụ việc xảy ra tại Hải Dương cách đây một thời gian. Khi giám đốc một công ty gỗ ở Thái Nguyên về thôn Đồng Hởi, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương thì bị nghi ngờ là đối tượng thôi miên, bắt cóc trẻ em. Vụ việc sẽ không có gì nghiêm trọng nếu người ta bình tĩnh, tìm hiểu tận tường sự việc. Nhưng chỉ vì bị một số đối tượng kích động, người giám đốc và lái xe của anh ta bị đám đông quá khích đánh thừa sống thiếu chết, còn chiếc xe Fortuner bị đẩy xuống ruộng và đốt cháy. Vụ án đã được công an kết luận, và đã có người vướng vòng lao lý.

Mấy ngày qua, nhân sự việc quân nhân Trần Đức Đô đã có nhiều tổ chức, cá nhân, đám dân chủ cuội lợi dụng để làm bàn đạp tấn công vào Quân đội nhân dân Việt Nam. Họ kích động người thân của Trần Đức Đô với chiêu bài "đi tìm sự thật, công lý cho Trần Đức Đô", "Đi bộ đội, bị đánh đến chết, vậy ai còn dám đi", thủ đoạn cắt ghép clip hay dùng nguồn của Quân đội nước ngoài để quy chụp, mặc định đó là Quân đội nhân dân Việt Nam... Từ đó chúng kêu gọi ướp xác, không chôn cất...gây mất an ninh trật tự. Đánh vào điểm yếu là tính hiếu kỳ và cảm tính của một số người. Từ đó, chúng đánh phá Quân đội nhân dân, hòng hạ uy tín của Đảng, nhà nước và Quân đội. Có lẽ, để hỏi trong số đám đông kích động ấy, rằng họ nổi giận vì cái gì, ít người trả lời được cụ thể. Chỉ biết rằng, họ thấy những con người bên cạnh họ đang giận dữ kêu gào đòi xử lý.

Ai cũng biết rằng, với một tập thể người có chung ý chí và mục đích, sẽ đem lại sức mạnh mà không cá nhân nào cưỡng lại nổi. Có thể tin rằng, nếu các cá nhân lồng ghép ý tưởng, lợi ích của họ để lợi dụng niềm tin của đám đông, thì chính cá nhân ấy sẽ phải trả giá bởi những đám đông hỗn loạn. Cũng với sức mạnh ấy, nếu cùng nhau xây dựng nên những tiêu chí tốt đẹp, cùng nhau thực hiện những hành động có ích, có ý nghĩa thì xã hội sẽ bớt đi nhiều điều phiền toái, xấu xa.

Có thể khẳng định, đánh giá là khâu tiền đề quan trọng, quyết định công tác bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Nếu để hiệu ứng đám đông và dư luận chi phối, công tác đánh giá khó đạt được kết quả sát thực. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần phải đủ tỉnh táo, độc lập trong nhìn nhận, đánh giá và phải biết chịu trách nhiệm về những quyết định, những việc làm của chính mình.

Hiệu ứng đám đông là một hiệu ứng tâm lý mang tính dây chuyền, số lượng người tham gia càng nhiều thì kết quả của hiệu ứng càng lớn. Nếu rơi vào tiêu cực, có thể bị chi phối bởi sự sai lệch, gây nên những hậu quả lớn, thậm chí có thể giết chết một con người theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.