Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

VIỆT TÂN VÀ CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

 

Liên tiếp 2 nhân sự mới của Việt Nam là ứng viên cho chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Y tế được công bố, Việt Tân đều tìn cách để công kích, hạ uy tín.
Nếu như ở nhân sự ở Hà Nội, Việt Tân cho thấy sự ngô nghê, không hiểu gì về quy trình công tác cán bộ để ông Trần Sỹ Thanh được Hội đồng nhân dân TP Hà Nội bầu làm Chủ tịch UBND thành phố, thì ở nhân sự Bộ Y tế, Việt Tân lại đi vuốt đuôi cộng đồng mạng Việt Nam với băn khoăn: chị Lan không có chuyên môn về y dược thì liệu có làm được Bộ trưởng Bộ Y tế?
Bộ Y tế là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về y tế, trong đó Bộ trưởng là người đứng đầu, đưa ra định hướng chung cho hoạt động của cả Bộ. Giúp việc cho Bộ trưởng có các Thứ trưởng và các vụ, cục chức năng. Đây mới thực sự là bộ phận cần giỏi về chuyên môn, tham mưu các chính sách quản lý vật tư, thiết bị y tế, thuốc, dược phẩm và công tác khám chữa bệnh một cách đúng đắn. Ngoài ra, Bộ trưởng có thể sử dụng các chuyên gia để tham vấn ý kiến về chuyên môn trong quá trình quản lý. Như vậy, Bộ trưởng - người đứng đầu không nhất thiết phải giỏi chuyên môn, nhưng phải giỏi quản lý và có khả năng quy tụ, sử dụng nhân tài.
Hơn nữa, Bộ Y tế hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, 02 Thứ trưởng và 03 vụ trưởng, cục trưởng đã bị bắt, khởi tố do liên quan đến các sai phạm; hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc do chế độ đãi ngộ và tình trạng “sợ trách nhiệm” của nhiều cán bộ dẫn tới thiếu thuốc, vật tư y tế. Do đó, ổn định nội bộ và làm tốt công tác cán bộ ở Bộ Y tế là vấn đề quan trọng, cấp bách lúc này, là nút thắt tháo gỡ các vấn đề khác. Có lẽ, đây cũng là lý do chị Lan được lựa chọn do đã từng làm Thứ trưởng, Bí thư tỉnh uỷ và có chuyên môn quản lý bảo hiểm xã hội.
Việc liên tiếp tìm cách hạ uy tín các nhân sự mới của Việt Nam cho thấy, Việt Tân chẳng phải vì quan tâm tới quyền lợi của người dân, mà chỉ tìm cách châm chọc, bôi xấu, xuyên tạc, trong đó có công tác cán bộ và nhân sự chủ chốt hòng làm mất uy tín cá nhân của các đồng chí lãnh đạo, mất niềm tin của người dân đối với các cấp chính quyền./.
vubao14

 HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Hệ giá trị văn hóa Việt Nam cũng chính là hệ giá trị con người Việt Nam, hay về cơ bản trùng với hệ giá trị con người Việt Nam. Ssau 35 năm đổi mới, văn hóa Việt Nam hiện nay, ở tất cả các dạng hoạt động và với tất cả các loại hình của nó, đều có những thay đổi theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Ở khá nhiều loại hình thuộc hoạt động văn hóa, hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã không còn lạc lõng, không còn thua kém bao nhiêu so với các nền văn hóa được đánh giá là mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những xu hướng tích cực, hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay đang có những tiêu cực đáng ngại: đạo đức xuống cấp, con người bị tha hóa, sự lệch lạc về giá trị, giả dối lại được coi là bình thường và niềm tin bị suy giảm. Muốn cho đất nước phát triển, văn hóa trở lại với các chân giá trị, thì mỗi các nhân và các tổ chức xã hội phải thật sự nghiêm khắc với những xu hướng phản giá trị này.

 

VIỆT NAM VỚI DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI (WEF) 
Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào cuối tháng 1 hằng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Bên cạnh Hội nghị Davos, hằng năm WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội nghị WEF Thiên Tân (hoặc Đại Liên) tại Trung Quốc, Hội nghị WEF về Ấn Độ, Mỹ Latin, Trung Đông… Các diễn đàn khu vực này là nơi trao đổi và phân tích các vấn đề phát triển của khu vực.
Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989. Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thường xuyên tham dự các Hội nghị thường niên của WEF tại Davos và Đông Á. Giám đốc điều hành WEF Philipp Roesler đã thăm Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2014, 2015 và 2016.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự các Hội nghị WEF Davos 2007 và 2010 với các kết quả quan trọng, mở đường cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và WEF. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tham dự Hội nghị. Tại đây, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác về phát triển nền kinh tế Việt Nam tự cường trước tương lai; và WEF đồng ý Việt Nam đăng cai Hội nghị WEF ASEAN năm 2018.
Các năm khác, Việt Nam thường tham dự ở cấp Phó Thủ tướng.
Những năm gần đây, Việt Nam tích cực tham gia các hội nghị WEF Đông Á. Từ năm 2012-2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự WEF Đông Á tại Thái Lan, Myanmar và Philippines. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị với tư cách Phó Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị WEF Đông Á 2010 diễn ra từ 6-7/6/2010 tại TPHCM đã thu hút khoảng 450 đại biểu tham dự gồm các chính khách cấp cao (Thủ tướng Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc…), các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các tập đoàn quốc tế, học giả hàng đầu thế giới…
Từ năm 2016, hội nghị được đổi tên thành Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực ASEAN (WEF ASEAN). Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham dự Hội nghị này.
Việt Nam cũng thường xuyên cử đoàn cấp Thứ trưởng (các Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông…) tham dự Hội nghị WEF Đại Liên/Thiên Tân tại Trung Quốc.
Hội nghị WEF-Mekong được tổ chức ngày 25/10/2016 tại Hà Nội nhân dịp Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 8 (CLMV) và Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawwady-Chao Phraya-Mekong lần thứ 7 (ACMECS), nhằm quảng bá tiểu vùng Mekong đến các tập đoàn hàng đầu thế giới. Tham dự Hội nghị có gần 200 đại biểu bao gồm các lãnh đạo cấp cao và bộ trưởng kinh tế các nước Mekong, hơn 100 đại biểu doanh nghiệp thành viên WEF và các doanh nghiệp trong khu vực.
Việt Nam và WEF hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cũng là một trong những đối tác chủ chốt của WEF trong khuôn khổ sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã nhiều lần tham dự các hội nghị thường niên của WEF.
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Giám đốc điều hành WEF Philipp Roesler tháng 11/2014, Việt Nam và WEF đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo “Vai trò doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế”.
Từ năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tham gia Ban Điều phối dự án “Tương lai của hệ thống sản xuất” của WEF và từ năm 2017 tham gia Nhóm Chiến lược khu vực ASEAN (RSG).
Hiện tại, Việt Nam có 10 tập đoàn/công ty lớn là thành viên của WEF, trong đó Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn FPT, Tập đoàn VinGroup và VinaCapital là các thành viên tổ chức (Institutional Member); Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), Công ty cổ phần Xây dựng Kiến trúc AA, Công ty Truyền thông đa phương tiện Đất Việt VAC (DatVietVAC), Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Đầu tư Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Industrial Investment Ltd.) là thành viên....

 

MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU
VỀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI (WEF)

 Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đang và sẽ là xu hướng tiếp tục vận động và phát triển. Tình hình đó tạo ra cho nhiều quốc gia những cơ hội và thách thức, muốn vậy tham gia các diễn đàn khu vực và thế giới là quan trọng cần thiết. Vây, Diến đàn Kinh tế thế giới là gì? Việt Nam tham gia diễn đàn này cấp độ đến đâu? Đây là nội dung chúng tôi cần chia sẻ.

- Diễn đàn kinh tế thế giới được biết đến lần đầu tiên vào tháng 1/1971 khi một nhóm những doanh nghiệp hàng đầu châu Âu gặp nhau dưới sự bảo trợ của Ủy ban châu Âu và Hiệp hội Công nghiệp châu Âu. Người đứng đầu là Ông Klaus Schwab, sau là Giáo sư về Chính sách Kinh doanh thuộc Đại học Geneva, đã chủ trì cuộc họp được tổ chức tại Davos, Thụy Sỹ.

- Giáo sư Schwab sau đó đã thành lập Diễn đàn Quản trị châu Âu (European Management Forum - EMF) là một tổ chức không lợi nhuận, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ, thu hút các nhà kinh doanh hàng đầu Châu Âu tới Davos họp vào tháng 1 hàng năm.

 - Năm 1987 Diễn đàn Quản trị Toàn cầu (EMF) đã đổi tên thành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). WEF là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết Lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Hàng năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, quy tụ các nhà lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tôn giáo, các học giả từ khắp thế giới để bàn luận về những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu.

- Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm tại Davos, Thụy Sỹ. Bên cạnh Hội nghị Davos, hàng năm WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội nghị WEF về Ấn Độ, Hội nghị WEF về Mỹ La tinh, Hội nghị WEF về Trung Đông v.v. Các diễn đàn khu vực này là nơi trao đổi và phân tích đánh giá các vấn đề phát triển của khu vực.

PHÒNG, NGỪA "BỆNH" NÓI, VIẾT SÁO RỖNG


“Bệnh” sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mỹ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết, am hiểu thời cuộc, kịp thời nắm bắt xu hướng (trending) xã hội, nhưng thực ra nó chẳng khác nào “thùng rỗng kêu to”.
Từ “sáo rỗng” vốn có nghĩa ban đầu chỉ cây sáo diều rỗng ở bên trong khi bay lên cao gặp gió thì kêu to và tiếng sáo ấy vang lên đều đều, nghe nhiều chán tai. Sau này, từ “sáo rỗng” phát sinh thêm nghĩa mới, nhằm chỉ những người sính dùng từ ngữ to tát, hoành tráng mà rỗng tuếch.
Từ ngữ sáo rỗng khi đọc lên nghe “kêu như chuông, nổ như pháo”, nhưng nghĩa của chúng vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung biểu đạt.
Thời bao cấp trước đây, “bệnh” sáo rỗng thường xuất hiện ở những câu khẩu hiệu rất hoành tráng, bắt gặp ở nhiều nơi, ví như khẩu hiệu: “Quá khứ oanh liệt, hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ”. Ở cụm từ thứ nhất nhằm mục đích tuyên truyền con người biết trân trọng, tự hào với quá khứ là đúng, nhưng hai cụm từ tiếp theo “hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ” xuất hiện trong bối cảnh toàn xã hội đang gồng mình vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí rất nhiều người dân vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo để tồn tại thì câu khẩu hiệu trên lại trở nên xa lạ với số đông.
Thời nay, “bệnh” sáo rỗng tưởng như không còn chỗ “ký sinh”, nhưng nó có nguy cơ như một loại bệnh truyền nhiễm lây lan ra nhiều nơi, nhiều người, kể cả một bộ phận quan chức. Có ông “quan tỉnh”, “quan huyện” khi xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) khi nói chuyện với bà con nông dân mà toàn dùng những từ đao to búa lớn, đại loại như: Phải xây dựng xã vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng - an ninh; phải khai thác tiềm năng sẵn có, xác định cho được một ngành kinh tế mũi nhọn để làm hướng đột phá cho sự phát triển; phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực v.v..
Có lẽ, bệnh sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ “4.0” như một thứ mốt thời thượng. Trong hội nghị, trên đăng đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ “4.0”. Không chỉ “trí thức 4.0”, “doanh nghiệp 4.0”, “doanh nhân 4.0”, “lãnh đạo 4.0”, “quản lý 4.0”, “trường học 4.0”... mà còn “công nhân 4.0”, “nông dân 4.0”, “trồng rau “4.0”, “nuôi cá “4.0”,... thậm chí là “bảo mẫu 4.0”, “ô sin 4.0”, “lao công 4.0”...
Nghĩa là bất cứ thành phần giai cấp nào, nghề nghiệp nào, việc làm nào thời nay người ta cũng vô tư, hồn nhiên gắn với từ “4.0” trong phát ngôn, diễn ngôn, diễn văn để chứng tỏ ta đây là am hiểu thời cuộc “4.0” mà đôi khi chính người nói, người viết, người nghe chả hiểu ngọn ngành thời đại “4.0” là gì.
Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, một bí thư tỉnh ủy ở phía Nam từng nhắc nhở cán bộ, viên chức ngành nông nghiệp địa phương không lạm dụng từ “4.0” khi trao đổi, trò chuyện với bà con nông dân, vì nói như thế vừa sáo rỗng, vừa xa dân! Còn một đại biểu Quốc hội từng bày tỏ: Miệng luôn nói thời đại “4.0” mà tư duy vẫn ở tầm “0.4” thì khó làm nên trò trống gì!
Bệnh sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mỹ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết, am hiểu thời cuộc, kịp thời nắm bắt xu hướng (trending) xã hội, nhưng thực ra nó chẳng khác nào “thùng rỗng kêu to” - câu thành ngữ nhằm ám chỉ, phê phán những người trình độ hiểu biết hạn chế nhưng lại thích khoe khoang, huênh hoang để cố ra vẻ ta đây giỏi lắm, hay lắm.
Bệnh sáo rỗng suy cho cùng là một trong những biểu hiện của tâm lý đám đông. Một trong những căn nguyên hình thành tâm lý đám đông là do không ít người thường lo ngại đi ngược lại đám đông, sợ bị chê cười do không nắm bắt và hòa vào trào lưu/xu hướng của đám đông, mặc dù chưa biết đám đông đúng hay sai. Mặt khác, suy nghĩ “đa số thắng thiểu số” cũng khiến nhiều người a dua chạy theo đám đông hào nhoáng nhưng có khi rỗng tuếch.
Vì vậy, để tránh chạy theo tâm lý đám đông thì bản thân mỗi người phải tự trang bị, củng cố, bồi đắp cho mình bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học để không bị hòa lẫn/nhạt nhòa bởi đám đông thao túng, nhưng vẫn đủ tự tin để không bị tụt hậu với chân lý của thời cuộc, xã hội. Bên cạnh đó, mọi người khi nói, viết (nhất là những người có vị trí, trách nhiệm xã hội) cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt; biết sử dụng câu từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp để góp phần vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vừa góp phần chuẩn mực hóa phong cách ứng xử và lành mạnh hóa môi trường thông tin xã hội.
Nguồn: Tuyên giáo

ÂM MƯU CŨ, THỦ ĐOẠN MỚI !



Chống phá quân đội là âm mưu xuyên suốt trong “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Gần đây, mưu đồ này được chúng thực hiện bằng những thủ đoạn mới, thâm độc, xảo quyệt hơn trước thông qua mạng xã hội với “kỹ xảo” biến không thành có…
Mấy ngày gần đây, một số tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook... xuất hiện một số hình ảnh, lời nói chứa đựng thông tin xuyên tạc, bôi nhọ một số tập thể, cá nhân trong quân đội. Chúng dựng chuyện như thật về “bão”, về “đấu đá nội bộ” trong Bộ Quốc phòng. Vẫn sử dụng chiến thuật “gắp lửa bỏ tay người”, nhưng chúng lại “diễn thuyết” qua giọng điệu như moi tin của “người trong cuộc” rồi “cắt dán” “đổi trắng thay đen”… Mục đích chúng hướng tới là làm mất uy tín đội ngũ cán bộ, gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết đồng chí, đồng đội, làm giảm niềm tin của nhân dân vào “Bộ đội Cụ Hồ”.
Điều đáng nói là chúng đã sử dụng phần mềm chỉnh sửa, cắt cúp, gán ghép hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao và nguyên lãnh đạo cấp cao của quân đội làm hình ảnh nền, sắp xếp, trình bày theo ý đồ rồi đọc những lời bình xuyên tạc. Chiêu bài này thực chất là kiểu ngụy tạo chứng cứ để lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin.
Những cái mà chúng gọi là “tin mật”, “nguồn tin riêng”, “nguồn tin đáng tin cậy”, “tin từ nội bộ”... mà các thế lực thù địch, phần tử phản động rêu rao, thực chất là mớ thông tin ngụy tạo, nhảm nhí, không đúng sự thật nhằm mục đích giật gân, câu view…
Số lượng các sản phẩm truyền thông độc hại này xuất hiện với tần suất lớn, lan truyền trên mạng xã hội khá nhanh gây bức xúc dư luận. Nhiều người dùng mạng xã hội, nhất là cán bộ trong quân đội, cựu chiến binh, học sinh sinh viên, cán bộ trong các cơ quan Nhà nước... đã lên tiếng đấu tranh, bác bỏ các luận điệu sai trái này ngay trong phần bình luận của các bài viết, hoặc trực diện đấu tranh trên các diễn đàn của mạng xã hội do phát hiện được sự xuyên tạc, những vô lý khi trích dẫn thông tin, ví dụ như gọi sai họ, tên, chức vụ của cán bộ; những chuyện bịa đặt…
Thực tế, thời gian qua, một số cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao của quân đội đã vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật bị xử lý, truy tố. Việc xử lý cán bộ vi phạm nói như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là để cho Đảng ta mạnh thêm, trong sạch thêm. Các cơ quan thông tin đại chúng của Việt Nam, trong đó có những cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng đã thông tin công khai, minh bạch vấn đề này và toàn quân đã nghiêm túc rút kinh nghiệm. Lợi dụng vấn đề đó, một số đối tượng thù địch lại xuyên tạc, bôi đen tình hình nội bộ quân đội, công kích, phá hoại mối quan hệ đoàn kết đồng chí, đồng đội, bóp méo truyền thống văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”; hạ thấp uy tín của quân đội trong tình hình mới.
Phát biểu tại hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ tư vào ngày 13-7 vừa qua, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương đã nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích của Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022.
Để tạo bước đột phá mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Quân ủy Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác, triển khai chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. Quân ủy Trung ương và các đơn vị trong toàn quân phải kiên quyết hơn nữa trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải luôn tự soi, tự sửa, giữ mình và rèn luyện, tu dưỡng, gương mẫu, đi đầu trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”; góp phần công sức, trí tuệ, làm cho quân đội ngày càng mạnh hơn, trưởng thành hơn, mãi mãi xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ”, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Toàn quân đang nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương.
Các thế lực thù địch hiểu rõ, quân đội ta chính là thành trì vững chắc về chính trị, tư tưởng của Đảng và nhân dân. Để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng nhắm vào trận địa tư tưởng trong quân đội, xuyên tạc, phá hoại từ trung tâm bộ máy lãnh đạo. Đây là chiêu bài “rút gạch chân tường” hướng đến mục tiêu làm sụp đổ hệ tư tưởng của Đảng.
Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch và sẵn sàng đáp trả./.
ST

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI: CƠN ÁC MỘNG CỦA NGƯỜI MỸ SÁT SƯỜN SÀI GÒN.

 

Vùng đất Củ Chi ở ngoại vi Sài Gòn được mệnh danh là đất thép thành đồng vì đã đứng vững qua cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt chống Mỹ, vượt qua vô vàn các trận bom B-52 và các cuộc càn quét của kẻ thù. Dù mưa bom bão đạn, Củ Chi vẫn là căn cứ thành đồng ngay sát thành phố Sài Gòn.
Sự kiên cường và sức chiến đấu mãnh liệt của quân và dân Củ Chỉ được duy trì bởi một hệ thống địa đạo – đường hầm nhiều tầng nhiều lớp kéo dài đến 200 km, được quân và dân Củ Chi kiến tạo liên tục trong rất nhiều năm, với vô số các cửa hầm bí mật lên mặt đất, các lỗ châu mai – hỏa lực bí mật, các hầm trú ẩn, các công xưởng ngầm dưới mặt đất, kho tàng và doanh trại trú quân, phía trên được bố trí dày đặc mìn và các hầm chông, cạm bẫy.
Mô tả về địa đạo Củ Chi rất đơn giản: đây là hệ thống công sự ngầm bí mật ở dưới đất, các hệ thống công sự này được ngụy trang rất sâu và rất kỹ lưỡng trong rừng rậm nhiệt đới. Mục đích của hệ thống địa đạo Củ Chi – giáng những đòn tấn công bất ngờ vào quân địch trong giai đoạn những năm tham chiến của quân đội Mỹ ở Việt nam.
Hệ thống địa đạo – công sự chiến đấu được nghiên cứu và suy tính rất kỹ lưỡng với tính toán có thể tấn công tiêu diệt đối phương từ mọi phía. Mạng lưới phức tạp của những đường hầm zic zac lan tỏa về mọi hướng từ trục địa đạo chính và lan tỏa thành vô số các nhánh, có những nhánh là các hầm bí mật trú ẩn, cũng có những nhánh đột ngột thành ngõ cụt do điều kiện đặc biệt của địa hình.
Nhưng du kích quân thông minh và khéo léo Việt nam, để tiết kiệm sức lực và thời gian, đã đào những đường hầm không sâu lắm, nhưng tính toán thiết kế sao cho, dù trong những trường hợp xe tăng và xe bọc thép di chuyển trên nóc hầm, phía trên bị nã pháo và ném bom- các đường hầm cũng không bị sụt, lún, sập và vẫn bển bỉ phục vụ những người đã xây dựng lên.
Cho đến ngày nay, hệ thống đường hầm – địa đạo nhiều tầng, nhiều lớp phức tạp vẫn còn giữ nguyên được như trong thời chiến tranh, với những nắp hầm và cửa hầm bí mật, liên thông các lối đi ngầm giữa các tầng hầm.
Trong hệ thống đường hầm, ở những chỗ khác nhau có những cửa nút kín đặc biệt, được sử dụng để ngăn chặn địch hoặc ngăn chặn khí gas độc. Trên suốt chiều dài của tất cả các đường hầm đều có khoét những lỗ thông hơi và thông gió bí mật, thông lên trên mặt đất và được ngụy trang rất kín đáo. Một phần những cửa thông gió bí mật đều có thể sử dụng như một hỏa điểm bí mật, và đó luôn là một trong những bất ngờ lớn dành cho kẻ thù.
Đối với các du kích thông minh thì điều đó vẫn chưa đủ, đường hầm và những con đường dẫn đến được bố trí vô số những cạm bẫy chết người thông minh và khéo léo kết hợp với những hầm chông và các hố bẫy nguy hiểm khác.
Đường vào hầm và ra khỏi hầm, để đảm bảo bí mật và an toàn cao, bố trí các trận địa mìn chống tăng và chống bộ binh đan xen dày đặc lẫn nhau.
Trong giai đoạn chiến tranh, có những lúc trong hệ thống đường hầm chứa được cả 1 đạo quân hoặc dân cư của cả một làng, điều đó giúp cho người Việt Nam bảo vệ được nhiều sinh mạng.
Trong đường hầm có các kho dự trữ vũ khí trang bị, đạn và chất nổ các loại, lương thực thực phẩm và cơ sở vật chất ý tế chiến trường, có các bếp ăn không có khói (bếp Hoàng Cầm), bệnh viện dã chiến dành cho người bị thương, các căn hầm – phòng ngủ, các ban chỉ huy dã chiến, hầm trú ẩn và sinh hoạt dành cho phụ nữ, trẻ em và người già. Nói chính xác hơn, đây không phải là làng mà là cả một thành phố trong lòng đất.
Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, người Việt Nam cũng không quên văn hóa và giáo dục: trong các căn hầm được bố trí các phòng học, đồng thời nơi đó cũng có thể dùng để chiếu phim cách mạng và biểu diễn văn nghệ của các đoàn văn công chiến trường. Nhưng đặc biệt hơn, cả thế giới đó ẩn sâu bí mật trong lòng đất.
Dùng cả đến máy bay ném bom B-52 và pháo binh hạng nặng, người Mỹ đã chà xát vùng Củ Chi nhiều năm trời, nhưng vô số các cuộc ném bom và các đợt pháo kích liên tục không đem lại kết quả mong muốn, Củ Chi vẫn là vùng đất chết cho lính thủy đánh bộ Mỹ và các thiết đoàn Sài Gòn, người Mỹ buộc phải tự mình chui xuống những địa đạo tối tăm đó.
Không giống như những bộ phim của Holywood, (những con chuột đường hầm – Tunnel rats) được lựa chọn từ những binh sĩ không cao to, người gầy và liều lĩnh, sẵn sàng với một khẩu súng ngắn chui vào bóng đêm của cái chết, trong đường hầm đó, chờ đợi lính Mỹ là sự chật chội đến nghẹt thở, bóng tối mù mịt, mìn, cạm bẫy, rắn độc, bò cạp, và sau đó nữa là những người du kích thiện chiến.
Hệ thống địa đạo 3 tầng được đào vào trong nền đất sét cứng bằng những dụng cụ nông nghiệp thô sơ của rất nhiều các tổ nhóm người của nhiều thế hệ người dân Việt Nam, mỗi tổ đào hầm có từ 3 đến 4 người. một người đào, một người kéo đất từ trong hầm ra một cái giếng sâu thẳng đứng, một người kéo thúng đất đào được lên phía trên, một người khiêng vác đi đâu đó, đổ dấu bí mật dưới những lùm cây rậm rạp hoặc đổ rải xuống sông.
Khi các tổ đào đã thông được địa đạo với nhau, giếng đào được đặt một cây tre thông suốt làm ống thông hơi và được lấp đi, lèn chặt và ống thông hơi được ngụy trang dưới dạng tổ mối hoặc gốc cây mục hay bất cứ hình dạng nào khác….
Người Mỹ quyết định sử dụng chó săn để tìm kiếm những lỗ thông hơi và đường ra vào địa đạo. Các chiến sĩ du kích Củ Chi sử dụng quần áo lính Mỹ, thông thường là áo khoác M65 (người Việt hay gọi là áo Mỹ) lính mỹ thường vất đi khi bị thương hoặc băng bó vết thương.
Chó săn ngửi thấy mùi quen thuộc của Mỹ bỏ qua. Sau này du kích sử dụng hạt tiêu xay nhỏ vô hiệu hóa khứu giác của chó săn hoặc các bánh xà phòng của Mỹ, có tác dụng lâu hơn để đánh lừa chó săn của địch.
Nhiều trường hợp các cửa hầm bí mật cũng được tìm thấy, lính Mỹ cố gắng bơm nước hoặc khí gaz CS (làm cay, chảy nước mắt) vào đường hầm. Nhưng hệ thống nhiều tầng, nhiều ngách của địa đạo với vô số cánh cửa khép kín và các đường hầm ngập nước đã vô hiệu hóa mọi nỗ lực của quân đội Mỹ, du kích Việt nam chỉ đơn giản mất đi một khúc đường hầm, đánh sập tường của đường hầm bịt kín luôn cả hai đầu và quên luôn đoạn hầm đó, họ đào một đường hầm khác đi vòng qua và mọi nỗ lực của lính Mỹ không đem lại kết quả gì được coi là có.
Địa đạo Củ Chi trong suốt những năm chiến tranh không chỉ là công sự, là hầm chủ ẩn mà còn đóng vai công binh xưởng, cung cấp vũ khí, trang thiết bị chiến tranh thô sơ và thô sơ kết hợp với hiện đại nhằm tiêu diệt quân thù.
Đối với du kích, sắt thép và thuốc nổ là những vật chất vô cùng quý giá, và người Mỹ cung cấp đều đặn thông qua các đợt đánh phá mưa bom bão đạn (chỉ cần có dấu hiệu nghi ngờ – ánh sáng, làn khói, tiếng động..) ngay tức khắc các thảm bom B-52 sẽ quét sạch cây cối trong khu vực, biến một vùng rộng lớn thành bề mặt của mặt trăng.
Nhưng chiến sĩ du kích dũng cảm thu nhặt những quả bom lớn nhỏ – từ bom phá, bom xuyên đến bom bi, đạn pháo của địch, một số loại bom lớn được tháo kíp, cưa ra để lấy thuốc nổ, các loại nhỏ hơn dễ mang vác như đạn pháo 105, bom bi, đạn 20 ly được sử dụng làm các loại mìn tự tạo. Sắt thép được sử dụng để rèn lên các mũi chông và đinh nhọn phục vụ cạm bẫy và các vật dụng chiến trường khác.
Ngoài các công binh xưởng, trong địa đạo có đầy đủ nhà ăn tập thể, bếp tập thể Hoàng Cầm, xưởng may mặc đồ quân dụng và dân sự. Rừng rậm Việt Nam và đất thép Củ chi mang trong mình nó rất nhiều những bất ngờ nguy hiểm đối với kẻ thù, nó có thể là những quả mìn tự chế, đủ sức xuyên thủng cả xe tăng M41, hoặc cũng có thể là những chiếc bẫy thô sơ tự chế, được Holywood sử dụng trong những bộ phim chiến tranh nổi tiếng của mình. Thực tế của những vũ khí đó đang còn được trưng bày ở Viện bảo tàng Củ Chi.
ST
Có thể là tranh biếm họa về 1 người
1

HÀNH TRÌNH NGƯỜI LÍNH HY LẠP TRỞ THÀNH CHIẾN SĨ VIỆT NAM

 

Kostas Sarantidis sinh ra tại Hy Lạp, song dành phần lớn tuổi xuân chiến đấu chống thực dân Pháp tại Việt Nam với cái tên Nguyễn Văn Lập.
"Tên tôi là Kostas Sarantidis. Tôi sinh năm 1927 tại Salonika. Tôi lớn lên ở Toumba, trong khu lán gỗ", người chiến sĩ Việt Nam gốc Hy Lạp giới thiệu bản thân trong phim tài liệu Viet - Kostas của đạo diễn Giannis Tritsibidas năm 2014.
"Cha tôi là một người nhập cư gốc Tiểu Á, một công nhân điển hình và làm việc trong các cửa hàng máy móc. Cha mẹ tôi có 7 người con, đó là một gia đình lớn. Tôi chẳng nhớ bất cứ điều gì thú vị về thời thơ ấu của mình, đó là những năm tháng khó khăn và thiếu thốn đủ bề".
Năm 1940, khi Sarantidis 13 tuổi, phát xít Đức chiếm đóng Hy Lạp. Ông buộc phải thôi học bởi quân Đức trưng dụng tòa nhà trong khuôn viên trường ông. Cha của Sarantidis không thể kiếm đủ tiền nuôi gia đình, ông cùng các anh chị em ra đường bán những món hàng lặt vặt.
"Ngày nọ, chúng tôi mua thuốc lá từ nông dân để đổi lấy giấy cuốn từ người Đức tại chợ đen ở Vardaris, Salonica. Giấy cuốn khi đó là một mặt hàng hiếm", Sarantidis kể lại. "Chúng tôi gặp một chốt kiểm soát của quân Đức và bị bắt. Họ đưa chúng tôi tới Pavlou Mela, ở đó có tòa nhà là điểm trung chuyển của các tiểu đoàn công binh Đức".
"Rồi tới lúc họ lên đường tới Đức. Tôi sẽ không bao giờ quên, đó là ngày 22/9/1943", Sarantidis nói và cho biết phải đi bộ qua lãnh thổ Nam Tư để tới Đức. "Lính Đức đi xe đạp thay phiên giám sát chúng tôi từ điểm trung chuyển này tới điểm trung chuyển khác. Tôi là người trẻ nhất trong số 200-300 người sẽ phải làm việc ở Đức.
Sarantidis gặp một người Nam Tư đồng cảnh ngộ tại một doanh trại của lính Đức ở thành phố Zagreb, nay thuộc Croatia. Với bộ quân phục Đức, Sarantidis lợi dụng lỗ hổng trong quản lý hậu cần của quân đội phát xít và sống trên những chuyến tàu qua lại biên giới các nước trong khu vực.
Khi Thế chiến II kết thúc, Sarantidis tới Italy và bị lính Mỹ bắt tại biên giới, rồi bị chuyển qua các trại tù binh ở Trieste, Naples, Rome và cuối cùng là Cinecitta. "Chúng tôi tìm đến đại sứ quán Hy Lạp, song họ không thể giúp chúng tôi hồi hương. Chúng tôi dần trở nên tuyệt vọng".
Một người đồng hương Hy Lạp thuộc Binh đoàn Lê dương của Pháp đã đề nghị Sarantidis gia nhập và chiến đấu trong lực lượng này trong 5 năm.
"Chúng tôi tới đại sứ quán Pháp, ký giấy tờ mà không bị chất vấn hay yêu cầu giải thích. Một chiếc xe tải vài hôm sau đưa chúng tôi đến căn cứ của Pháp tại Naples, Italy. Ba ngày sau, chúng tôi lên một con tàu tới Algeria. Tàu cập cảng ngày 15/8/1945", Sarantidis kể lại.
Tiểu đoàn Lê dương của Sarantidis đóng quân tại thành phố Sidi Bel Abbes, nay là thủ đô của Algeria. Sarantidis cùng ba đồng hương Hy Lạp khác trải qua các đợt huấn luyện quân sự và diễn tập trên sa mạc.
"Binh đoàn Lê dương khi đó có 80% binh sĩ là người Đức", Sarantidis nói về cách Pháp xử lý tù binh Đức sau Thế chiến II. "Đưa họ vào Binh đoàn Lê dương là hợp lý nhất. Trung đội tôi có 33 binh sĩ thì 29 trong số này là người Đức".
Tới một ngày, những chiếc xe tải tới doanh trại Binh đoàn Lê dương nơi Sarantidis đóng quân và trút xuống những bao tải lớn chứa quân phục và khí tài Anh để các binh sĩ "tới nơi mà không thể hiện diện với tư cách lực lượng Pháp". Các binh sĩ sau đó lên tàu rời Algeria, dừng lại ở các trạm trung chuyển ở Ai Cập, Ấn Độ rồi tới thành phố Sài Gòn, vào thời điểm Việt Nam vừa giành được độc lập, còn thực dân Pháp nhăm nhe quay trở lại đánh chiếm thuộc địa cũ này.
"Chúng tôi không tham gia vào nhiều trận đánh ở miền Nam. Các binh sĩ được lệnh đi càn và đốt phá để chứng tỏ bản thân mình cứng rắn", Sarantidis nói và kể lại rằng các sĩ quan chủ yếu dàn dựng cảnh các đơn vị Lê dương bắn vào nhau, sau đó báo cáo rằng "đã hạ sát một số thành viên Việt Minh, thu được một số vũ khí".
"Các sĩ quan bày trò đó để giành huy chương hay thăng chức. Rất nhiều trò bịa đặt như vậy", Sarantidis cho biết. "Tôi muốn bỏ hàng ngũ vì không thể chịu đựng thêm nữa khi ngày cuối cùng tại đơn vị, tôi tận mắt chứng kiến cả trung đội hãm hiếp một thiếu nữ 14-15 tuổi".
Sĩ quan chỉ huy đơn vị của Sarantidis, trung úy Christiani, tới Sài Gòn và quay lại sau đó 3-4 ngày và "mang theo một cô gái xinh đẹp". Sarantidis vào một ngày nhận được mẩu giấy viết rằng "cô ấy ở một mình vào buổi tối" khi trung úy Christiani có cuộc gặp tại thị trấn.
"Tôi quyết định tới phòng sĩ quan và phát hiện ra cô ấy đang tìm kiếm thứ gì đó giữa đống tài liệu. Cô ấy nói rằng nếu muốn thì hãy khám người cô ấy. Tôi không dám làm", Sarantidis nói. "Tôi nói rằng 'Hãy để đống tài liệu đấy ở nguyên đó. Đừng mạo hiểm, trung úy có thể quay lại và nhìn thấy cô lục lọi đống giấy tờ'".
Sarantidis sau đó biết rằng cô gái là một thành viên Việt Minh có biệt danh Lily. Sarantidis nói rằng muốn trốn khỏi đơn vị Lê dương và cùng Merinos, một thành viên người Tây Ban Nha trong đơn vị lính Lê dương, lên kế hoạch đào tẩu. "Tôi đã biết mình muốn gì, tôi đã hiểu Việt Minh là gì và gồm những ai", Sarantidis nói và cho biết "sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro" để theo Việt Minh.
Trong một lần đi tuần, đơn vị của Sarantidis bắt một người bị tình nghi là Việt Minh. Sarantidis nói với người này rằng "tôi muốn đến với Việt Minh, anh giúp tôi được chứ?". "Tôi muốn trốn lên núi, gia nhập lực lượng du kích. Tôi muốn làm điều đó. Tôi không thể sát hại người Việt Nam", Sarantidis giải thích.
"Các bạn chiến đấu cho Tổ quốc của mình như tổ tiên chúng tôi chiến đấu vì quê hương, như dân nước tôi chiến đấu chống quân Đức. Tôi muốn làm điều đó", Sarantidis kể lại.
Sarantidis, Merinos và các tù binh Việt Nam mở cửa, lấy một khẩu trung liên Bren, hai hộp lựu đạn và một thùng đạn. Từng người một băng qua bãi mìn, nơi Sarantidis biết rất rõ vì ông là người cài mìn và đã cố tình để lại một khoảng trống gần nhà vệ sinh, nơi sĩ quan không tới kiểm tra vì "sợ mùi hôi". 25 người trốn cùng nhóm Sarantidis đi về làng của mình, còn họ tới bìa rừng.
Sarantidis và Merinos đợi trong hai đêm để người du kích Việt Nam vào rừng liên lạc với đơn vị, rồi 6 người quay ra gặp họ. "Họ lấy số vũ khí chúng tôi mang theo, rồi dẫn chúng tôi tới một bãi đất trống nơi họ đóng quân", Sarantidis cho biết.
"Họ giết thịt một con bê, quá nhiều để đền đáp chúng tôi và số súng đạn mang theo. Nước mắt họ như chực trào ra, họ nói rằng 'chúng tôi rất muốn sở hữu một khẩu súng như vậy, giờ chúng tôi đã có một khẩu cùng rất nhiều đạn nữa'".
Sarantidis kể rằng lực lượng Việt Minh chỉ sở hữu ba khẩu súng hỏa mai của Pháp với độ dài khác nhau, các sĩ quan đeo súng ngắn, một số chiến sĩ mang theo dao, kiếm hoặc dùng súng ngắn rất cũ. "Chúng tôi gia nhập lực lượng du kích Việt Nam", Sarantidis nói. "Trong một buổi lễ đơn giản, họ đặt cho tôi cái tên Nguyễn Văn Lập, và người bạn Merinos của tôi được đặt tên Nguyễn Văn Vĩ".
Chiến sĩ Nguyễn Văn Lập cho biết giai đoạn những năm 1946-1948, ba năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, hết sức khắc nghiệt. "Chúng tôi được cấp khẩu phần ăn 800 g mỗi ngày. Nếu mua được rau thì tốt, còn không chúng tôi cố gắng tìm thứ mang tên rau tàu bay. Đó là nguồn cung lương thực duy nhất cho toàn quân".
"Đêm trước chiến dịch, anh nuôi nấu cơm và nặn thành những vắt cơm như cách người châu Âu chúng tôi nhào bột mì", ông Nguyễn Văn Lập nói. "Trước trận đánh, tôi ăn hết khẩu phần với suy nghĩ rằng nếu lính Pháp giết và mổ bụng tôi, chúng sẽ thấy rằng tôi được ăn no và không thể cười nhạo rằng 'thằng khốn này chết vì đói'".
Nguyễn Văn Lập nói rằng không có sự khác biệt giữa chiến sĩ với sĩ quan trong lực lượng Việt Minh. "Họ cư xử với nhau như anh em", ông cho biết. "Khẩu hiệu của họ, tương đồng với người Hy Lạp chúng tôi, 'Tự do hay là chết'".
Ông Lập sau đó được cử đi học và gặp một sĩ quan gốc Đức của Quân đội Nhân dân Việt Nam. "Anh ấy ủng hộ tôi thi vào trường sĩ quan. Tôi theo học một thời gian rồi quay lại với các đồng đội ở Đà Nẵng", ông nói. "Tôi chiến đấu ở Đà Nẵng trong suốt 9 năm, được phong quân hàm trung úy".
Trong một trận đánh ở gần ga Phú Cang, tỉnh Quảng Nam, xạ thủ trung liên Nguyễn Văn Lập bắn hạ một máy bay Morane-Saulnier và bắt ba phi công Pháp. Ông cùng đồng đội tham gia chống càn tại Hương An - Bà Rén ngày 13/4/1948, bẻ gãy đợt tiến công và tiêu diệt 200 lính Pháp. Nguyễn Văn Lập được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam năm 1949, cấp bậc cao nhất của ông là đại úy.
Sau Hiệp nghị Geneva năm 1954, Nguyễn Văn Lập tập kết ra Bắc và lấy vợ 4 năm sau đó. Ông cùng gia đình xin phép trở về Hy Lạp năm 1965 vì mẹ ông mong chờ tin về con trai. "Mọi thứ khi đó thật khó khăn, tôi gần như quên sạch tiếng Hy Lạp và không hiểu gì cả. Tôi cố đọc và cũng chẳng hiểu vì mới chỉ học đến lớp 4. Vốn từ vựng của một đứa trẻ 10 tuổi có được bao nhiêu đâu", ông Lập nói.
"Từ ngày trở về Hy Lạp, tôi luôn nghĩ tới Việt Nam", ông Lập nói và cho biết cảm thấy vui sướng khi nhận được tin Việt Nam đại thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. "Trong tâm trí tôi luôn có hình ảnh những trẻ em là nạn nhân chất độc dioxin. Tôi gặp các em trong vài chuyến thăm Đà Nẵng sau này. Nếu chứng kiến tận mắt, bạn sẽ thấy trái tim mình đau đớn đến chừng nào".
Nguyễn Văn Lập tham gia nhiều hoạt động xây đắp quan hệ giữa Việt Nam và Hy Lạp. Trên hòm thư trước cổng nhà, ông đề cái tên Hy Lạp và Việt Nam Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập. "Mỗi ngày tôi mơ về những điều đã diễn ra ở mảnh đất này, những năm tháng khó khăn trong quá khứ xa xôi", ông Lập cho biết.
Nguyễn Văn Lập được nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Huân chương Hữu nghị và quyết định cấp quốc tịch Việt Nam ngày 7/1/2011. Ông được trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam năm 2013, trở thành người nước ngoài đầu tiên và duy nhất tới nay được nhận danh hiệu cao quý này.
Người chiến sĩ gốc Hy Lạp của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua đời ngày 25/6 ở tuổi 94. Trong đám tang được tổ chức 4 ngày sau đó, quốc kỳ Hy Lạp và Việt Nam lần lượt được phủ lên linh cữu ông.
"Không ai biết về định mệnh của mình. Nếu không tham gia Binh đoàn Lê dương, không tới Việt Nam và không gia nhập Việt Minh, tôi sẽ trở thành người thế nào? Tôi sẽ rơi xuống vũng lầy nào?", ông Nguyễn Văn Lập nói trong cuộc phỏng vấn năm 2014.
"Tôi tự hào về những điều tôi đã và sẽ tiếp tục cống hiến cho Việt Nam với cả trái tim của mình, bởi họ xứng đáng với điều đó. Tôi yêu mến và kính trọng họ", người chiến sĩ gốc Hy Lạp cho biết. "Tôi chẳng hối tiếc điều gì. Nếu cuộc đời tôi còn cơ hội tương tự, tôi sẽ làm giống hệt quá khứ".
Theo VnExpress

CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TUỔI NGHỈ HƯU CAO HƠN ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

 

Ngày 2/8, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định 50 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định này quy định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một sô lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
Cụ thể, nghị định này áp dụng đối với: Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II; giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thân; viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuỗi cao hơn bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020 của Chính phủ quy định về tuôi nghỉ hưu.
Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cập chức vụ lãnh đạo.
Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu câu thì được giải quyết chê độ hưu trí theo quy định của pháp luật. Nghị định quy định rõ điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuôi cao hơn đối với viên chức.
Cụ thể, viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điêu kiện:
Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu câu; có đủ sức khỏe; không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tô, xét xử hoặc thi hành kỷ luật vê đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu câu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu câu kéo dài thời gian công tác.
Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thâm quyên theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 6 tháng.
Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức.
Viên chức được kéo dài tuổi nghỉ hưu hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định rõ, viên chức giữ chức danh giảng viên của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc viên chức giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được cấp có thầm quyên quyết định việc kéo dài thời gian làm việc theo quy định hiện hành thì tiếp tục thực hiện.
Theo TTXVN