MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾUVỀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI (WEF) Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đang và sẽ là xu hướng tiếp tục vận động và phát triển. Tình hình đó tạo ra cho nhiều quốc gia những cơ hội và thách thức, muốn vậy tham gia các diễn đàn khu vực và thế giới là quan trọng cần thiết. Vây, Diến đàn Kinh tế thế giới là gì? Việt Nam tham gia diễn đàn này cấp độ đến đâu? Đây là nội dung chúng tôi cần chia sẻ.
-
Diễn đàn kinh tế thế giới được biết đến lần đầu tiên vào tháng 1/1971 khi một
nhóm những doanh nghiệp hàng đầu châu Âu gặp nhau dưới sự bảo trợ của Ủy ban
châu Âu và Hiệp hội Công nghiệp châu Âu. Người đứng đầu là Ông Klaus Schwab,
sau là Giáo sư về Chính sách Kinh doanh thuộc Đại học Geneva, đã chủ trì cuộc
họp được tổ chức tại Davos, Thụy Sỹ.
-
Giáo sư Schwab sau đó đã thành lập Diễn đàn Quản trị châu Âu (European
Management Forum - EMF) là một tổ chức không lợi nhuận, có trụ sở tại Geneva,
Thụy Sỹ, thu hút các nhà kinh doanh hàng đầu Châu Âu tới Davos họp vào tháng 1
hàng năm.
-
Năm 1987 Diễn đàn Quản trị Toàn cầu (EMF) đã đổi tên thành Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF). WEF là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu
quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết Lãnh đạo các nước lớn, các tổ
chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Hàng năm, WEF tổ
chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, quy tụ các nhà lãnh đạo chính phủ,
lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tôn giáo, các học giả từ khắp thế
giới để bàn luận về những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu.
-
Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng
1 hoặc tháng 2 hàng năm tại Davos, Thụy Sỹ. Bên cạnh Hội nghị Davos, hàng năm
WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội
nghị WEF về Ấn Độ, Hội nghị WEF về Mỹ La tinh, Hội nghị WEF về Trung Đông v.v.
Các diễn đàn khu vực này là nơi trao đổi và phân tích đánh giá các vấn đề phát
triển của khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét