Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Sức sống của thơ ca cách mạng và luận điệu xuyên tạc của bọn "rận chủ"

 

Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng vô bờ bến đối với nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng. Thế kỉ XX đánh dấu những mốc son chói lọi, nối tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, nhân dân ta từ thân phận người nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước. Ngay sau thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám, với nền độc lập non trẻ cả dân tộc lại gồng mình lên đánh đuổi hai đế quốc hùng mạnh trên thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Với đường lối lãnh đạo đúng đắn, tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng và nhân dân ta đã làm nên những chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”. Trong cuộc chiến đấu oai hùng đó thì món ăn tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân không thể không kể đến thơ ca cách mạng. Không ít nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ trực tiếp tham gia cách mạng, là những người cộng sản kiên trung; cũng không ít những chiến sĩ cách mạng đã trở thành nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ,...Họ đã tạo ra những tác phẩm để đời trên chiến trường. Tiêu biểu cho dòng văn học kháng chiến chúng ta phải kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu, nhà thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Phong Nhã .... 

Thơ ca cách mạng không chỉ có sức mạnh cổ vũ cả dân tộc ngay trong cuộc đấu tranh gian khổ giành và giữ vững nền độc lập dân tộc mà nó còn có sức sống mãnh liệt trong giai đoạn hiện nay. Nó là sự tái hiện hoàn hảo nhất một thời kì khó khăn, gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của lịch sử dân tộc. Ngày nay nó là sự giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ. Vậy mà trong nhận thức thiển cận của đám “rân chủ” chúng lại huyênh hoang phủ nhận sạch trơn những thành quả cách mạng mà cha ông chúng phải đổ xương máu để bảo vệ.

Hơn thế nữa, một mảng nghệ thuật được cả dân tộc trân trọng là thơ ca về cách mạng lại bị chúng xuyên tạc một cách trắng trợn. Trong bài viết “Đầu độc tâm hồn trẻ em bằng thơ và nhạc: tội ác không thể tha của Tố Hữu và Phong Nhã” đăng trên Blog Danlambaovn.blogspot.com, nhà “rân chủ” này đã mạnh miệng lên án nhà thơ Tố Hữu và nhạc sĩ Phong Nhã trong việc truyền bá cho thế hệ trẻ nói chung và đặc biệt là tầng lớp thiếu nhi nói riêng tư tưởng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, biết yêu thương, biết kính trọng "vị cha già" kính yêu của đất nước thông qua những tác phẩm nghệ thuật của các ông. Giá trị giáo dục trong những tác phẩm nghệ thuật không phải là sự đánh giá chủ quan của 1, 2 cá nhân, những nhà “rân chủ” cứ một mực khẳng định sự truyền bá tinh thần yêu nước của các nhà thơ, nhà văn cách mạng là tội ác thì tất cả những người con của dân tộc Việt Nam này đều cảm thấy hạnh phúc vì được chịu “tội ác” ấy.

Tác giả rất đồng tình với quan điểm “Hoạt động nghệ thuật nhằm đem lại những giá trị, nét đẹp tinh thần cho đời sống con người. Thi sĩ và nhạc sĩ thông qua tác phẩm của mình vừa để khẳng định tài năng vừa để hướng xã hội đến cái thiện và sự hoàn mỹ”.Những nhà thơ, nhà văn cách mạng đã làm rất tốt điều đó. Chắc hẳn những người con đất Việt không thể quê những vần thơ về cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi cùng năm tháng như:

 "...Những đồng chí thân chôn làm giá súng

Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai

Ào ào vũ bão

Những đồng chí chèn lưng cứu pháo 

Nát thân, nhắm mắt còn ôm...

Những bàn tay xẻ núi lăn bom

Nhất định mở đường cho xe ta

lên chiến trường tiếp viện.."

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu


 Và với những lời thơ hết sức giản dị nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của cả dân tộc trong những năm tháng gay go, khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như:

 “ Xuân này hơn hắn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên !

Toàn thắng ắt về ta.”

Hay 

“Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do, 

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào

Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn!

Ngày nay, những thế hệ thiếu nhi vẫn nối tiếp nhau hát vang những giai điệu “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam,…”; “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng. Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi…” để đời đời ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam vĩ đại.

Những bài ca đi cùng năm tháng sẽ mãi là sự giáo dục truyền thống tuyệt vời nhất cho thế hệ trẻ về một thời oanh liệt của cha ông. Những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù không thể làm lung lay ý chí, tình cảm của những người Việt Nam yêu nước dành cho Đảng, cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy nên, những nhà “rân chủ” hãy biết tôn trọng lịch sử, tôn trọng sự hi sinh, mất mát của rất nhiều thế hệ để đổi lấy hòa bình, độc lập ngày hôm nay.

Đôi lời nhắn nhủ cho những thành phần "ăn cơm cà, uống nước lã, ngồi xó nhà, bàn chuyện chính sự"

 

Tranh thủ lướt "web", thấy các nhà "rân chủ", nhà "rân quyền" đang rần rần kỉ niệm cái gọi là ngày ra đời “bản tuyên ngôn lịch sử - “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006”, hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác không hiểu chúng cho ra tuyên ngôn khoai sắn gì, đầu óc chúng chứa đựng cái gì khi chẳng hiểu về lịch sử phát triển dân tộc, về điều kiện và hoàn cảnh của đất nước nhưng cứ "ăng ẳng" kêu phải chuyển hóa thể chế nước ta sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh. Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội…

Nhân cái sự này mới thấy rằng rất nhiều người đội lốt “phật”, mang danh dân chủ, nhân quyền, vì lợi ích nhân dân, lo toan cho vận mệnh đất nước…nhưng lại gián tiếp “cõng rắn cắn gà nhà”, phá hoại có mục đích chứ không hề ngu dốt, "trì độn" có hệ thống như chúng ta vẫn nghĩ.

Chúng không ngô nghê, ngốc nghếch, thiếu hiểu biết như chúng ta vẫn nghĩ, ngược lại chúng đã được nhồi sọ, được trả công, được trả tiền cho những bài viết, cho những trò “lố” mà chúng vắt óc để sáng tạo ra nhằm mục đích “ăn vạ thuê, khóc mướn” cho những nhân vật “dân oan” mà chúng tạo dựng lên, cho những “quan thầy” chuyên lót dép lê ngồi vỉa hè hóng chuyện chính trị. Chúng là những thành phần ăn cơm cà, uống nước lã, ngồi xó nhà bàn chuyện quốc gia đấy mà.

Những người có hiểu biết, những người yêu nước chân chính ai mà không hiểu tại sao ở Việt Nam không tồn tại đa nguyên, đa đảng mà vẫn chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền; tại sao không chỉ dừng lại ở Độc lập dân tộc, mà còn phải đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nhân tiện bàn về vấn đề này, Kem ốc xin được dùng kiến thức ít ỏi của mình nhấn mạnh cho các vị "chấy thức rận chủ" biết đường mà im miệng, biết thân biết phận thôi cái trò lót dép lê hóng chuyện chính trị nhé.

Thứ nhất, hiện nay tại sao Việt Nam chỉ có một đảng lãnh đạo? điều đó có thực sự dân chủ không? Tại sao không thực hiện đa đảng? Bởi vì: Nhìn lại lịch sử phát triển nhân loại, không hẳn cứ nhiều đảng thì nhiều dân chủ, ít đảng ít dân chủ, mà một đảng thì không dân chủ…Lịch sử nhân loại cũng cho thấy mỗi quốc gia có hoàn cảnh và điều kiện phát triển riêng, có nước có vua, nhưng có nước không có vua, có nước có thủ tướng, có cả tổng thống, nhưng cũng có nước không có thủ tướng…Chúng ta không chỉ dựa vào đó mà đánh giá một cách phiến diện, quy chụp, mà cần nhìn vào xã hội có thực sự phát triển, nhân dân có thực sự ấm no hạnh phúc, tình hình chính trị có được thực sự ổn định. Trên thực tế, bạn bè quốc tế đã thừa nhận xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhân dân Việt Nam ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tình hình chính trị rất ổn định, đất nước luôn bình an để phát triển. Đảng cộng sản Việt Nam luôn lấy hòa bình ổn định làm tiền để, đổi mới làm động lực để đưa đất nước ngày một phát triển, ngày một đi lên theo phương châm phát triển nền kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội vì “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Các chấy rận hãy khoan bào chữa và xuyên tạc khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ thì chúng ta đi lên CNXH là sai lầm, mà hãy nhìn lại lịch sử để thấy rằng, sau hơn 70 năm tồn tại, nếu so với đời người thì quả là dài, nhưng 70 năm đối với một chế độ xã hội thì cũng rất ngắn ngủi và so với lịch sử nhân loại thì cũng chỉ là một khoảnh khắc, do đó nếu không bình tĩnh suy xét thì sẽ dao động, hốt hoảng, mất hết niềm tin mà dẫn đến lầm lạc như các "chấy thức, rận chủ".

Nếu nhìn lại quá trình hình thành và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa, sẽ thấy rằng: từ cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Hà Lan đến cách mạng tư sản Anh rồi cách mạng tư sản Pháp, mỗi cuộc cách mạng tư sản, diễn ra ở một thế kỷ đều cách nhau trên dưới 100 năm. Chủ nghĩa tư bản đã phải mất hơn 300 năm mới thiết lập và tồn tại như một chế độ xã hội. Còn đối với cách mạng vô sản, từ Công xã Paris đến Cách mạng tháng Mười cách nhau chỉ gần 50 năm, và từ Cách mạng tháng Mười đến khi hệ thống các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa hình thành, vào thập kỷ 40, thì lại chưa đến 40 năm.
Như vậy, cho dù chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô sụp đổ nhưng không phải là lỗi thời, đã diệt vong, mà đi lên chủ nghĩa xã hội là đúng đắn, là tất yếu khách quan. Bởi “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”

Vạch trần và đấu tranh làm thất bại thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945

 

Những năm gần đây, cứ vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9, các thế lực thù địch, phản động lại tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Đặc biệt, lợi dụng các trang mạng xã hội, chúng xuyên tạc, phủ nhận, bóp méo sự thật về giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của sự kiện lịch sử này. Một trong những luận điệu mà chúng đưa ra đó là, thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945 không phải là do sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không phải là kết tinh sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, mà thành công đó là một sự “may mắn” do điều kiện lịch sử tạo ra. Thực chất, đây chính những luận điệu phản khoa học, phi thực tế, sai sự thật. Ẩn đằng sau những luận điệu đó chính là mưu đồ nhằm hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; hạ thấp, phủ nhận sức mạnh của khối đạiđoàn kết toàn dân tộc Việt Nam; xem nhẹ giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của các thế lực thù địch.

Để đập tan những âm mưu, thủ đoạn, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch, phản động về giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và ngày Quốc khánh 02.9, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ, hiệu quả nhiều nội dung biện pháp, trong đó cần tập trung vào thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Thứ hai, tích cực, chủ động đấu tranh làm thất bại hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của các thế lực thù địch, phản động.

Mục đích của các thế lực thù địch khi đưa ra luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, phủ nhận thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 02/9 là nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là bản chất không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch, phản động.

Thứ ba, tập trung phát triển đất nước, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.

Thực tiễn lịch sử, thực tiễn cuộc sống chính là chân lý khách quan, là hình thức, biện pháp tuyên truyền hữu hiệu nhất. Vì thế, để đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch, phản động, khẳng định trên thực tiễn tính đúng đắn, giá trị thắng lợi của các cuộc kháng chiến của dân tộc, trong đó có Cách mạng tháng Tám năm 1945 bằng sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ tư, tiếp tục củng cố, tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Những năm qua, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đã và đang đạt được nhiều kết quả quan trọng, vị thế, vai trò và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; thế giới ngày càng hiểu rõ, đánh giá đúng khách quan, thực chất về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Song bên cạnh đó, do công tác đối ngoại, nhất là hoạt động tuyên truyền đối ngoại của chúng ta còn có hạn chế nhất định; cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động nên cũng còn có nước, có người dân ở các nước trên thế giới chưa nhận thức đúng thực tế khách quan, chưa hiểu đúng thực chất những thành quả cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, để các nước và nhân dân các nước hiểu rõ về đất nước ta; hiểu đúng, khách quan về Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nước ta; nhận biết những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch, phản động làm cho các luận điệu đó trở thành tiếng nói lạc lõng, bị phê phán, cô lập, thì chúng ta phải tăng cường, mở rộng hoạt động đối ngoại, nhất là công tác tuyên truyền đối ngoại. Đồng thời, phải tích cực đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm để nâng cao hiệu quả. Nội dung tuyên truyền phải chính xác, thiết thực, có sử liệu minh chứng rõ ràng. Qua đó, quảng bá các hình ảnh giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, quảng bá những thành tựu mà Việt Nam đạt được kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

 

Giá trị nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay

 

Trải qua hơn 160 năm, song những giá trị nhân văn, khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin được thực tiễn khẳng định, chứng tỏ là đúng đắn. Mặc dù lịch sử thế giới, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, đang ở trong một khúc quanh phức tạp của sự phát triển, song chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tỏ rõ sức sống mãnh liệt trong đời sống hiện thực. 

Một học thuyết được thừa nhận là cách mạng phải xuất phát từ những nhận thức khoa học về thế giới khách quan, tính khoa học càng cao thì tính cách mạng càng triệt để. Khác về cơ bản so với các học thuyết khác trên các phương diện đối tượng, phương pháp nghiên cứu, nội dung, tính giai cấp… học thuyết của C.Mác, theo V.I. Lênin: “là sự kế thừa thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học”[1]. Dựa trên những thành tựu của tư tưởng nhận loại, nhất là của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong tư tưởng, nhận thức của nhân loại, tạo nền móng cho lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội.

Học thuyết do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng. Các ông đã vạch rõ sự phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nêu lên những mặt tiến bộ, đồng thời vạch rõ những khuyết tật và mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Phù hợp với lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, coi sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, C.Mác cho rằng, chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi một phương thức sản xuất mới, cao hơn, tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. 

V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển học thuyết của Mác – Ăngghen, nâng lên một trình độ cao mới trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao là chủ nghĩa đế quốc trong hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Để nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác phải thấm nhuần điều V.I.Lênin đã căn dặn: Chính chủ nghĩa Mác không phải là một giáo điều chế, một học thuyết đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch nào đó, mà là một kim chỉ nam sống cho hành động.

Trong việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước cần khắc phục quan điểm chủ quan duy ý chí, giáo điều, tả khuynh làm cho học thuyết tư tưởng của các nhà kinh điển bị méo mó.

Ở Việt Nam, qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Đảng ta đã khẳng định, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải là phủ định thành tựu và cách làm trước đây, mà là khẳng định những gì đã hiểu đúng làm đúng, loại bỏ những gì hiểu sai làm sai, hoặc những gì trước kia làm đúng nhưng nay không còn phù hợp, bổ sung nhận thức mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn, xây dựng hiệu quả hơn. Đây là quá trình không phải rời xa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, dùng lý luận tư tưởng đó làm cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, lấy đó làm cơ sở xuất phát để hoạch định đường lối đổi mới.

NGÀY 10/8/1961 - NGÀY CỦA TỘI ÁC CHIẾN TRANH MÀ MỸ - NGỤY ĐÃ ĐỔ XUỐNG ĐẦU NHÂN DÂN VIỆT NAM - NGÀY KHÔNG THỂ NÀO QUÊN VÀ KHÔNG ĐƯỢC QUÊN

 

Cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam chấm dứt đã hơn bốn mươi sáu năm, nhưng những hậu quả của nó vẫn hằn sâu và nhức nhối. Trong đó, "nỗi đau da cam/dioxin" hằng ngày vẫn hành hạ và dày vò nhiều gia đình Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ rải những lít chất độc đầu tiên xuống miền Nam Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh hoá học tàn bạo kéo dài 10 năm trong cuộc xâm lược Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam, một phần lãnh thổ của Lào và Campuchia 72 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có 44 triệu lít chất da cam chứa 170kg dioxin, một chất độc cực kỳ độc hại đã gây ra nhiều loại bệnh như ung thư, suy nhược thần kinh, suy giảm hệ thống miễn dịch, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh…
Có tới hơn 26 ngàn thôn ấp ở miền Nam Việt Nam bị phun rải và có hơn 3 ngàn thôn ấp bị ảnh hưởng trực tiếp với số dân từ 2,1 đến 4,8 triệu người. Hiện nay, trên cả nước Việt Nam có khoảng hơn 150 ngàn trẻ em bị di tật bẩm sinh với các căn bệnh như liệt, chậm phát triển trí tuệ, mù, câm, điếc và các lại dị tật khác. Gia đình và bản thân các em đang phải sống trong hoàn cảnh hết khó khăn, đau khổ và lo lắng về cả vật chất lẫn tinh thần, cả về thể xác lẫn tâm hồn và cả về nhà cửa lẫn thức ăn thuốc men hàng ngày. Và cũng không biết tới bao giờ những người cha, người mẹ của những đứa con ấy mới được nghỉ ngơi khi trong họ luôn đăm đắm trong lòng một nỗi lo nếu chẳng may họ qua đời thì ai sẽ là người chăm sóc, trông nom họ.
Đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã cho biết rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam do Mỹ gây ra là một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại và hậu quả của nó còn ảnh hưởng nặng nề đến nhiều thế hệ mà nghiêm trọng nhất là tác hại của chất độc da cam hay còn gọi là dioxin. Tiếng súng chiến tranh đã tắt sau hơn 47 năm, tuy nhiên sự đau khổ tột cùng và dòng nước mắt vẫn tuôn rơi trong các gia đình là nạn nhân của loại chất độc hủy diệt này.
Đã hơn nửa thế kỷ kể từ ngày đế quốc Mỹ sử dụng chất độc dioxin trên chiến trường Việt Nam để phục vụ cuộc chiến tranh phi nghĩa nhưng nỗi đau thì vẫn còn đó.
“Em có mắt nhưng không thể ngắm nhìn,
có đôi môi xinh nhưng không thể cười nói,
có đôi tay nhưng không thể nâng niu,
có đôi chân nhưng không thể bước,
có trái tim nhưng chẳng biết buồn vui…”, đó là hình ảnh của những nạn nhân chất độc da cam mang theo nỗi đau quằn quại về thể xác và sự trống rỗng trong tâm hồn. Để rồi, giờ đây, việc xoa dịu nỗi đau da cam không còn là trách nhiệm của riêng cá nhân, tổ chức nào mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội; để rồi chúng ta sẽ biết trân trọng và sống ý nghĩa hơn trong cuộc đời này.
61 năm trôi qua sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cuộc sống của người dân Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày, từng giờ, đất nước ngày càng ổn định, phát triển và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Nhiều ngôi nhà cao chọc trời đã mọc lên, nhiều công trình đã và đang được xây dựng, những nam thanh, nữ tú vui vẻ cắp sách tới giảng đường, người nông dân vui mừng với mùa màng bội thu. Nhưng đâu đó sau những ngôi nhà cao đồ sộ hay những lũy tre làng xanh ngắt, những cánh đồng bát ngát vẫn còn biết bao người lính Việt Nam cũng như gia đình họ đang phải âm thầm chịu đựng những mất mát, những di chứng của cuộc chiến tranh “hóa học” mà đế quốc Mỹ đã gây ra.
Những năm qua, dù Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành luôn có sự quan tâm ân cần, thiết thực đến những nạn nhân bị nhiễm thứ chất độc quái ác này. Ngày 10/8 hàng năm cũng là dịp để mọi người trong xã hội chung tay hành động vì những nạn nhân chất độc Da cam/dioxin, để xoa dịu phần nào nỗi đau lớn lao trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nỗi đau mang tên chất độc Da cam/dioxin và những di chứng dai dẳng của nó từ bao lâu nay vẫn là điều nhức nhối. Thế nên mới hiểu được sự hy sinh, mất mát cũng như lòng dũng cảm, anh dũng chiến đấu với kẻ thù xâm lược của các những thế hệ cha anh đi trước để nhân dân Việt Nam có được cuộc sống hòa bình, phát triển như ngày nay.
Thiết nghĩ rằng, mỗi con người Việt Nam và đặc biệt là thế hệ trẻ thanh thiếu niên Việt Nam – những người sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng và thống nhất hôm nay hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp và phát triển. Cùng với đó, hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ gia đình và các nạn nhân là di chứng của loại chất độc nguy hiểm này bằng cả vật chất và tinh thần, bằng cả hành động và lời nói để giúp họ vươn lên trong cuộc sống và làm vơi đi nỗi đau, mất mát mà họ phải trải qua, đó là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, của cả cộng đồng và cả nhân loại.
=====
Sưu tầm
Đào Thị Bích Khuyên và 109 người khác
23 bình luận
8 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Quan hệ giữa tăng trưởng kỉnh tế và phát triển văn hóa giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

 

 

Trong phương châm phát triển, Việt Nam chủ trương phát triển đồng bộ các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa phải đặt trong mối quan hệ phát triển hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Điều đó mi thể hiện đúng bản chất ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩã mà Việt Nam phấn đấu xây dựng, do vậy các cấp, các ngành, các địa phương phải quán triệt và giải quyết tốt đúng đắn mối quan hệ này để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế và những diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế, nhất là các tranh chấp chủ quyền biển, đảo đã và đang đặt ra vấn đề phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Giải quyết mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải hiện thực hóa các phương châm chiến lược, cụ thể hóa trong các chính sách, chương trình quốc gia, bảo đảm các điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Quan hệ giữa giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

 


Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương từ bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh các mặt cấu thành quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở hữu, để bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, giải phóng và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Những đổi mới đã mang lại kết quả to lớn: tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện, an sinh xã hội được chú trọng, xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả tích cực, v.v... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với tính chất đa dạng của các hình thức sở hữu và với xu hướng liên kết giữa các chủ thể sở hữu.

Quan hệ giữa giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa

 


Điểm đột phá trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là ở chỗ, đã khẳng định kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành tựu chung của nhân loại; ; khẳng định phải sử dụng kinh tế thị trường như một phương tiện chính yếu, tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việt Nam quyết tâm chuyển đổí sang cơ chế thị trưởng, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trưởng song không chấp nhận phát triển kinh tế thị trường bằng mọi giá, mà phải hướng tới mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn sự nghiệp đổi mới tiếp tục đòi hỏi phải nhận thức rõ, thống nhất  và có các giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chế độ xã hội chủ nghĩa - có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

 


Văn hóa là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnh con người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại. Mỗi nền văn hóa phải kết tinh tinh hoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại, đồng thời phải chuyển hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm đậm đà thêm bản sắc riêng của mình. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì vậy, chính là mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa, đồng thời là động lực và sức mạnh thúc đẩy xã hội đó phát triển. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần kế thừa và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và văn hóa thời đại để phát triển văn hóa Việt Nam thực sự là nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh cho xã hội phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.

 


Đây là đặc trưng thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện kinh tế nhiều thành phần, khắc phục nhận thức coi nhẹ các thành phần kinh tế thuộc chế độ sở hữu tư nhân. Đồng thời, đặc trưng khẳng định khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, với một nền kinh tế phát triển cao thì quan hệ sản xuất phù hợp với trinh độ phát triển của lực lượng sản xuất lúc đó phải là quan hệ sản xuất tiến bộ dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, phù hợp với bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển. Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển của xã hội. Mặt khác, nền kinh tế chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại.  Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Với các nội dung đã luận giải trên, Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao - điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội chủ nghĩa.

 

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, do nhân dân làm chủ- điểm cốt lõi của chế độ xã hội chủ nghĩa

 


 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiều nội dung lý luận và thực tiễn mi được nêu ra, trong đó nội dung quan trọng nhất là xác định những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng. Đây là một bước phát triển lý luận mới mang tính đột phá của Đảng Cộng sản Việt Nam và là cơ sở để các kỳ Đại hội sau tiếp tục phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác đinh: xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng gồm tám đặc trưng, trong đó: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, do nhân dân lao động làm chủ là đặc trưng căn bản.

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là hệ mục tiêu của đổi mới, đồng thời là đặc trưng khái quát nhất cần đạt tới của cả thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xẫ hội chủ nghĩa, hoàn thiện từng bước xã hội xã hội chủ nghĩa phù hợp với nhu cầu, đặc điểm thực tiễn của Việt Nam trên các phương diện. Đặc trưng này là kết quả của sự kết hợp những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

 

“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người, nhưng chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới thực sự có được quyền đó. Nhân dân làm chủ xã hội là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này không thể tách rời những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nói dân giàu, nước mạnh chính là thể hiện vai trò chủ thể của nhân dân đối với nhà nước - dân là chủ. “Dân chủ” trong đặc trưng nêu trên chính là nền dân chủ của xã hội - xã hội vận hành theo chế độ và nguyên tắc dân chủ. Chính nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ”. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

Để có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải là “công bộc” của nhân dân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ.

Nhận thức thức bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

 


Với tinh thần đổi mới, đến Đại hội lần thứ IX (2001), lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan niệm về "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Theo đó, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Như vậy, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, song phải biết kế thừa, chắt lọc những thành tựu, tinh hoa văn minh mà nhân loại đã đạt được ngay cả trong thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa trên quan điểm phát triển, có chọn lọc. Đây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất về nhận thức không chỉ trong Đảng, mà trong toàn xã hội để trên cơ sở đó, triển khai các hoạt động cả về mặt lý luận và thực tiễn cho phù hợp hơn. Đến nay, vấn đề thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục được nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn cả về lý luận và thực tiễn.

 

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 


 Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau khi giành được chính quyền về tay mỉnh sẽ bắt tay vào xây dựng một hình thái mới - đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Đây là thời kỳ lâu dài, khó khăn phức tạp, vừa có kế thừa, phủ định biện chứng chủ nghĩa tư bản, vừa xây dựng những yếu tố, những cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Khi xã hội mới đủ sức vận động trên cơ sở nền tảng cùa chính nó, thì chuyển dần lên chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, thực hiện bước quá độ là một tất yếu khách quan đối với mọi nước sau khi giai cấp công nhân đã giàhh thắng lợi trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn đầu.

 Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức rõ rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp

Vì: phải tạo ra sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bàn chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh để lại hậu quả nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, cho nên lại càng khó khăn, phức tạp. Do vậy, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài vi nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, nên không thể nóng vội, giản đơn. Tính chất đan xen, phức tạp và lâu dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam biểu hiện rõ nét đường lối phát triển kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau. Nhận thức mới này đã khắc phục được những biểu hiện nóng vội, đốt cháy giai đoạn, vi phạm quy luật khách quan đã diễn ra thời kỳ trước đổi mói.