Trải qua hơn 160 năm, song những giá trị nhân văn, khoa học
và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin được thực tiễn khẳng định, chứng tỏ là
đúng đắn. Mặc dù lịch sử thế giới, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu tan rã, đang ở trong một khúc quanh phức tạp của sự phát triển, song
chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tỏ rõ sức sống mãnh liệt trong đời sống hiện
thực.
Một học thuyết được thừa nhận là cách mạng phải xuất phát từ
những nhận thức khoa học về thế giới khách quan, tính khoa học càng cao thì
tính cách mạng càng triệt để. Khác về cơ bản so với các học thuyết khác trên
các phương diện đối tượng, phương pháp nghiên cứu, nội dung, tính giai cấp… học
thuyết của C.Mác, theo V.I. Lênin: “là sự kế thừa thẳng và trực tiếp những học
thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị
học và chủ nghĩa xã hội khoa học”[1].
Dựa trên những thành tựu của tư tưởng nhận loại, nhất là của triết học cổ điển
Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, áp
dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã làm cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong tư tưởng, nhận thức của
nhân loại, tạo nền móng cho lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội.
Học thuyết do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập là sự thống nhất
giữa tính khoa học và tính cách mạng. Các ông đã vạch rõ sự phát sinh, phát
triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nêu lên những mặt tiến bộ,
đồng thời vạch rõ những khuyết tật và mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Phù hợp
với lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, coi sự phát triển của xã hội loài
người là một quá trình lịch sử tự nhiên, C.Mác cho rằng, chủ nghĩa tư bản tất
yếu sẽ bị thay thế bởi một phương thức sản xuất mới, cao hơn, tiến bộ hơn, đó
là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển học thuyết của Mác –
Ăngghen, nâng lên một trình độ cao mới trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phát
triển lên giai đoạn cao là chủ nghĩa đế quốc trong hoàn cảnh lịch sử cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Để nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác phải thấm nhuần điều V.I.Lênin đã căn dặn: Chính chủ nghĩa Mác không phải
là một giáo điều chế, một học thuyết đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất
di bất dịch nào đó, mà là một kim chỉ nam sống cho hành động.
Trong việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước cần khắc phục quan điểm chủ quan duy ý
chí, giáo điều, tả khuynh làm cho học thuyết tư tưởng của các nhà kinh điển bị
méo mó.
Ở Việt Nam, qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Đảng ta đã khẳng
định, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải là phủ định thành
tựu và cách làm trước đây, mà là khẳng định những gì đã hiểu đúng làm đúng,
loại bỏ những gì hiểu sai làm sai, hoặc những gì trước kia làm đúng nhưng nay
không còn phù hợp, bổ sung nhận thức mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách
mạng. Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho chủ
nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn, xây dựng hiệu quả hơn. Đây là quá
trình không phải rời xa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là
nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, nắm
vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy đó làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, dùng lý luận tư tưởng đó
làm cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình, với tinh thần nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, lấy đó làm cơ sở xuất phát để hoạch định đường lối
đổi mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét