Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022
TRIỂN KHAI NHANH, ĐỒNG BỘ CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG CHIẾN LƯỢC
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 11/8 :
ĐỪNG LÀM HOEN Ố MÁU CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC !!!
LỢI ÍCH NHÓM TRONG VIỆC KIỂM SOÁT S.Ú.N.G Đ.Ạ.N TẠI HOA KỲ
Lợi ích nhóm được cho là một trong những rào cản lớn trong
việc thắt chặt các quy định về sử dụng s.ú.n.g đ.ạ.n tại Bông Kỳ. Trong đó, Hiệp
hội S.ú.n.g trường Quốc gia Mỹ (NRA) là một trong các nhóm lợi ích có ảnh hưởng
nhất trên chính trường Mỹ - không chỉ bởi số tiền mà họ sử dụng để hối lộ các
chính khách mà còn bởi sự tham gia của 5 triệu thành viên.
NRA phản đối hầu hết các đề xuất tăng cường quy định kiểm
soát s.ú.n.g và đứng sau các nỗ lực ở cấp độ Liên bang và Tiểu bang nhằm giảm bớt
các hạn chế trong việc sở hữu s.ú.n.g đ.ạ.n.
Tổng ngân sách hàng năm của NRA là khoảng 250 triệu USD, được
phân bổ cho các chương trình giáo dục, s.ú.n.g đạn, chương trình hội viên, học
bổng, hối lộ các nhà lập pháp và các nỗ lực liên quan. Tuy nhiên, hơn cả các
con số đơn thuần đó, NRA đã nổi danh tại Washington như là một thế lực chính trị
có thể “tạo dựng" và cũng có thể "hạ bệ” các chính khách quyền lực nhất.
Đặc biệt, NRA luôn thể hiện sự quyền uy của mình bằng cách
lên án "sự cuồng loạn, tin tức giả và hành động gây hoang mang" của
những người ủng hộ kiểm soát s.ú.n.g đ.ạ.n đang "tuyệt vọng tìm cách cản
trở" đạo luật SHARE-một đạo luật giúp những công dân đang sở hữu vũ khí dễ
dàng mua ống giảm thanh hơn.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, chừng nào các nhóm ủng hộ
việc sử dụng s.ú.n.g đ.ạ.n còn can thiệp vào bầu cử và ngành lập pháp, thì họ vẫn
là “bá chủ” trong "thị trường" s.ú.n.g đạn của nước Mỹ./.
TOẢ SÁNG VĂN HOÁ QUÂN DÂN,XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ.
----
Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn có vị trí thật đặc
biệt trong lòng nhân dân. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Bộ đội Cụ Hồ sẵn
sàng dầm mình trong mưa lũ, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai; trắng đêm
canh gác, ngăn chặn “giặc Covid-19” nơi biên cương giá lạnh hay kịp thời vượt
biển, hỗ trợ ngư dân gặp nạn giữa cuồng phong, bão tố. Nét đẹp văn hóa và truyền
thống riêng có ấy của Bộ đội Cụ Hồ không ngừng được gìn giữ và phát huy, trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác...
Khi cái lạnh miền sơn cước bắt đầu tràn về, ngấm vào da thịt,
cũng là lúc căn nhà mới xây của vợ chồng anh Thào A Sang, dân tộc Mông, bản Hợp
2, xã Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) được khánh thành và đưa vào sử dụng. Gia
đình anh là một trong 33 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn, được Bộ
CHQS tỉnh Lai Châu, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 356 (Quân khu 2) phối hợp với Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hỗ trợ xây tặng nhà. Cũng câu
chuyện bộ đội hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo xây dựng nhà ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng
Ngãi có hoàn cảnh của chị Phạm Thị Ty, dân tộc Hrê, xã Ba Thành. Chồng chị mất
sớm. Mấy chục năm nay, 4 mẹ con chị phải sống chen chúc trong căn nhà vài chục
mét vuông đã dột nát. Hai năm nay, sau khi được Bộ tư lệnh Quân khu 5 hỗ trợ
kinh phí xây ngôi nhà mới, mẹ con chị Ty không còn nơm nớp lo sợ mỗi khi mưa
to, gió lớn.
Đúng là “ở đâu dân gặp khó, ở đó có bộ đội”, “quân với dân
như cá với nước”, “đi dân nhớ, ở dân thương”. Đi đến bất kỳ nơi đâu, Tây Bắc,
Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa... chúng ta đều
thấm thía tình cảm, sự gắn bó máu thịt quân-dân. Và câu chuyện hỗ trợ, giúp đỡ
hộ nghèo xây nhà nêu trên chỉ là một trong số hàng nghìn, hàng vạn việc làm thiết
thực mà bộ đội đã làm cho nhân dân những năm qua. Bởi còn đó những cán bộ, chiến
sĩ trèo đèo, lội suối, luồn rừng, vượt sông để đến những nơi xa xôi, hẻo lánh
vùng biên giới, hải đảo, cùng đồng bào các dân tộc thiểu số xây dựng cuộc sống
mới. Còn đó những chiến sĩ biên phòng đến từng bản, làng vùng sâu, vùng xa, dạy
các em thơ học chữ; những thầy thuốc quân y ân cần khám, chữa bệnh cho dân
nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Họ còn là những người lính hóa học, công binh quả cảm,
đến những nơi sập hầm lò, cháy nổ, nhiều khí độc, bom mìn để khắc phục hậu quả,
đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Quá trình về với đồng bào, đã xuất hiện hàng nghìn điển hình
tiên tiến, những tấm gương hy sinh dũng cảm vì cuộc sống bình yên của nhân
dân... Đó là tấm gương hy sinh quên mình cứu dân trong lũ dữ của Thượng úy, Anh
hùng LLVT nhân dân Phạm Hữu Huyên, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình; sự hy sinh của 13
cán bộ, chiến sĩ tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế); sự hy sinh của 22
cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337 (Quân khu 4)... Ngoài ra, còn hàng
chục cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã anh dũng ngã xuống khi đương đầu với các loại
tội phạm nguy hiểm khu vực biên giới.
Bộ đội Cụ Hồ-tên gọi bình dị, gần gũi mà cao quý. Phẩm chất
đặc biệt đó được xây đắp nên trước hết từ tinh thần chiến đấu dũng cảm, không
quản ngại gian khổ, hy sinh của lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ và sự giáo dục,
rèn luyện của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, cùng sự thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ của
nhân dân. Nói đến phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là nói đến những chuẩn mực giá trị về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách của quân nhân cách mạng. Đó
là lý tưởng chiến đấu cao đẹp, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng,
với Tổ quốc, với nhân dân.
Trong bối cảnh hiện nay, trước họa "xâm lăng" của
văn hóa ngoại lai, đặc biệt là sự chống phá ngày càng quyết liệt của các thế lực
thù địch, nhằm "phi chính trị hóa" quân đội, việc giữ vững, phát huy
phẩm chất cao quý, nét đẹp văn hóa Bộ đội Cụ Hồ, làm cho tấm gương ấy tiếp tục
tỏa sáng trong lòng nhân dân, trở thành niềm tin yêu, kiêu hãnh, niềm vinh dự,
tự hào, sự ngưỡng mộ của nhân dân và bạn bè quốc tế là trách nhiệm chính trị của
mỗi cán bộ, chiến sĩ chúng ta.
THEO GƯƠNG BÁC: PHÊ BÌNH VÀ TỰ PHÊ BÌNH CHỚ CÓ “TRƯỚC MẶT KHÔNG NÓI, SOI MÓI SAU LƯNG”
Trong công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ thì tự phê
bình và phê bình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm coi
trọng: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí cần thiết và sắc bén, nó giúp chúng
ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm”. Người xác định đây là biện pháp
quan trọng để tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng: “Ta có hai cách để
thực hiện thống nhất tư tưởng, đoàn kết nội bộ là phê bình và tự phê bình”. Đặc
biệt, cần chú ý đến công tác phê bình vì tác dụng của phê bình rất lớn, nhưng
làm sao để phê bình đúng, có hiệu quả thật sự là vấn đề rất đáng quan tâm. Yêu
cầu đặt ra là việc phê bình phải thật sự chân thành, có phương pháp đúng, hợp
lý, hợp tình.
Các thế lực thù địch, phản động, chống phá, cơ hội chính trị
cho rằng, phê bình của Đảng Cộng sản là đấu đá nội bộ… Ngay một số cán bộ, đảng
viên của Đảng vốn đã từng có thời gian tham gia vào hoạt động tự phê bình và
phê bình của Đảng, khi đang công tác, có chức, có quyền thì không có ý kiến phê
phán gì, nhưng đến khi về nghỉ hưu, hoặc bản thân có sai lầm khuyết điểm, bị xử
lý kỷ luật (dù việc xử lý của tổ chức là rất chính xác, rõ ràng, công khai, có
lý, có tình), nhưng họ vẫn quay sang phê phán, đổ lỗi cho khách quan, cho đồng
chí, cho tập thể, nói xấu tổ chức, nói xấu công tác tự phê bình và phê bình của
Đảng.
Cùng với việc xác định rõ tác dụng, yêu cầu của phê bình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đưa ra phương pháp phê bình đúng đắn, chính
xác. Người dạy: “Phê bình là cốt giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, cho nên thái độ
của người phê bình phải thành khẩn, nghiêm trang… Tuyệt đối không nên có ý mỉa
mai, bới móc, báo thù. Không nên phê bình lấy lệ. Càng không nên “trước mắt
không nói, soi mói sau lưng”.
Trên thực tế, những hạn chế, khuyết điểm, những căn bệnh xấu
xuất hiện trong phê bình mà Bác Hồ đã chỉ ra trên đây cũng đã xuất hiện nhiều lần
ở nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác. Tình trạng trong sinh hoạt thì im hơi, lặng
tiếng, nhưng sau khi họp, trong câu chuyện bàn trà, thậm thụt sau lưng thì nói
xấu, tố cáo nhau đủ thứ chuyện. Hay họp hành công khai thì nâng nhau lên đủ thứ
tử tế, nhưng khi đằng sau thì lại tìm mọi cách để dìm nhau xuống. Nổi lên là hiện
tượng dĩ hòa vi quý, trong sinh hoạt tập thể, công khai, trước mặt nhau thì cái
gì cũng tốt, nhưng đến khi vỡ chuyện, bị xử lý kỷ luật thì giậu đổ bìm leo, tố
cáo nhau, đổ lỗi cho nhau đủ thứ.
Muốn công tác phê bình có hiệu quả tốt thì cần phải có những
biện pháp tổng hợp, đồng bộ. Trước hết, cần có nhận thức, quan điểm đúng đắn về
phê bình. Chỉ có nhận thức, quan điểm đúng về phê bình thì mới có được hành động
chuẩn mực, hợp lý, hợp tình trong triển khai phê bình. Ví dụ như phải nhận thức
đúng đắn rằng, mục đích của phê bình là để giúp nhau tiến bộ, tăng cường đoàn kết
thống nhất, thì từ đó mới có thể có những chủ trương, cách làm đúng và có chất
lượng. Nếu nhận thức sai về phê bình sẽ rất dễ dẫn đến phê bình sai mục đích,
cách làm không phù hợp, nội bộ mất đoàn kết, phản tác dụng.
Để làm tốt công tác phê bình, đòi hỏi phải có các quy định cụ
thể, chặt chẽ nhằm phát huy cao nhất tác dụng của công tác phê bình. Lưu ý sự cần
thiết của những hướng dẫn chi tiết, cách làm cụ thể, thống nhất để mọi tổ chức
và cá nhân cùng thực hiện tốt công tác phê bình, không vi phạm sai sót trong
phê bình. Ngay từ năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vạch khuyết điểm để sửa
chữa, cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả,
cán bộ các cấp, nhất là cấp cao phải noi gương tốt”.
Trong công tác phê bình cần xác định rõ vai trò quan trọng của
tổ chức cơ sở đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng thật sự vững mạnh, trở thành
môi trường trong sáng, lành mạnh, tạo thuận lợi cho từng cán bộ, đảng viên thực
hiện tốt công tác phê bình. Môi trường không phù hợp, không lành mạnh sẽ dẫn đến
việc phê bình thiếu dân chủ, không thực chất, hoặc áp đặt, cứng nhắc, làm cho
cán bộ, đảng viên không dám phê bình hoặc phê bình hời hợt, hình thức, kém hiệu
quả.
Cũng cần quan tâm tạo thuận lợi để quần chúng nhân dân tham
gia phê bình cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Uy tín của người
lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần
chúng, sửa chữa khuyết điểm… chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ
quần chúng phê bình”. Chính Người cũng đã đưa ra mối quan hệ gắn bó giữa nhân
dân với bộ đội trong công tác phê bình, chỉ rõ nhân dân có quyền góp ý, phê
bình với bộ đội: “Tôi là người dân, tôi cũng có quyền phê bình, góp ý với bộ đội
chứ. Bộ đội cách mạng là bộ đội của dân cơ mà”.
Yêu cầu rất quan trọng đặt ra của công tác phê bình và tự
phê bình là cần thiết phải nêu cao trách nhiệm và tính tự giác của từng cán bộ,
đảng viên. Chỉ có trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và tình cảm của mỗi cá
nhân thì mới có thể có tinh thần tự nguyện, kiên quyết và cách làm phù hợp để từ
đó đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động phê bình và tự phê bình.
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam chúng ta không ngừng rèn luyện phấn đấu,
tăng cường phê bình và tự phê bình để thực hiện đúng chỉ đạo của đồng chí Nguyễn
Phú Trọng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương: “Đảng bộ Quân đội phải làm
gương, làm mẫu về mọi mặt. Trong toàn quân không có cán bộ, đảng viên suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, kỷ cương của Đảng,
kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân”./.
NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ TỰ DO TÔN GIÁO
Một số người Việt chống cộng ở hải ngoại có quan điểm chống
đối chính quyền Việt Nam, đã dựa vào chính sách chung của chính quyền Mỹ, rất
coi trọng các quyền tự do, mà trong đó, quyền tự do tôn giáo gần như được xem
là hàng đầu, để từ đó tạo những ảnh hưởng, tác động vào các sinh hoạt chính trị
trong cộng đồng người Việt Nam. Năm 1988, khi đặt chân lên đất Thái Lan, ngay
trong trại tị nạn dành cho người vượt biên, tôi đã rất ngạc nhiên vì trong môi
trường đầy khó khăn, thiếu thốn và hoang mang vì tương lai bấp bênh, vô định,
thế nhưng các hoạt động về tôn giáo đã diễn ra sôi nổi mang đầy màu sắc chính
trị.
Các Ban trị sự, Hội đồng liên tôn các tôn giáo đã tập hợp
các tín hữu, con chiên, đạo hữu của mình thành những đoàn thể để hoạt động
không thuần túy về tôn giáo, mà còn nhằm xuyên tạc, chỉ trích chính quyền Việt
Nam. Nhiều tài liệu, sách báo, thông tin từ hải ngoại được ấn hành, đưa vào trại
tị nạn phát tặng miễn phí, kích động chống Việt Nam như báo Đường Sống (Mỹ),
báo Quê Mẹ (Pháp) hay các tổ chức như BPSOS (Boat people SOS - Ủy ban cứu trợ
người vượt biển).
Khi định cư ở Mỹ từ tháng 2/1991, tôi nhận thấy nhiều cơ sở
tôn giáo được mở mang, phát triển và hoạt động rất năng động. Nhiều nhà thờ,
nhà chùa mới được thành lập từ những vận động, đóng góp chủ yếu từ các cá nhân.
Gắn liền với những kỷ niệm từ quê nhà, không ít nhà thờ, ngôi chùa lấy tên
trùng với những nơi thờ tự quen thuộc như Giáo xứ Tân Sa Châu, Giáo xứ Tân Bùi
Chu, Phát Diệm, Chùa Dược Sư, Chùa Vĩnh Nghiêm… Chính những cơ sở tôn giáo này
cũng tự biến thành nơi hội họp, sinh hoạt chính trị vì các nhân sự, thậm chí
các nhà lãnh đạo tôn giáo ở hải ngoại ít nhiều cũng nhuốm mùi chính trị cực
đoan.
Ý niệm về “đấu tranh tôn giáo” với “đấu tranh cho dân chủ, tự
do” đã trở thành phương tiện, là công cụ cho các cá nhân, tổ chức chống cộng cực
đoan khai thác triệt để nhằm lợi dụng lòng tin của người dân còn mơ hồ, hay có
định kiến với chính quyền Việt Nam. Các lãnh đạo cộng đồng, tổ chức chống cộng
thường xuyên theo dõi các biến động xã hội trong nước không ngừng biến các hiện
tượng được chú ý thành các “vấn đề tôn giáo” nghiêm trọng. Thí dụ, vụ án của
linh mục Nguyễn Văn Lý, ngày 30/3/2007, tại Thừa Thiên Huế, Tòa án nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa công khai xét xử Nguyễn Văn Lý và đồng bọn về tội
“Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại
khoản 1, điều 88 - Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại phiên tòa cho thấy thái độ bất hợp tác của ông Lý khi luôn tỏ ra chống đối,
thậm chí đạp vào vành móng ngựa, hô hào, gây ồn ào. Ông Lý đã bị một nhân viên
an ninh bịt miệng để giữ trật tự, và một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc này đã được
báo chí phương Tây, giới truyền thông chống cộng khai thác thành sự kiện “đàn
áp, bịt miệng tự do tôn giáo”.
Khi sự kiện xảy ra, tôi và các đồng nghiệp của tuần báo Việt
Weekly đã về Việt Nam, xin phép chính quyền về tận xã Thủy Biều, TP. Huế để tìm
hiểu sự việc. Tại họ đạo Nguyệt Biều, đoàn báo chí từ hải ngoại của chúng tôi
được tự do phỏng vấn các giáo dân tại địa phương về sinh hoạt tôn giáo tại đây.
Các giáo dân kể chuyện cha Lý đã có công sửa đường, làm nhà vệ sinh công cộng,
cấp con giống, cây trồng, mở lớp dạy máy tính, dạy ngoại ngữ miễn phí để đánh lừa,
dụ dỗ niềm tin của một bộ phận giáo dân. Vụ án điển hình này cho thấy sự cấu kết
của các tổ chức chính trị ở hải ngoại với các nhân vật chống đối đội lốt tôn
giáo. Thông qua việc móc nối, vận động để xin tiền từ các tổ chức, cá nhân ở hải
ngoại, ông Lý đã tham gia làm cố vấn vào “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam”
năm 2000, kích động giáo dân ký đơn đòi đất vốn của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã
giao cho hợp tác xã quản lý từ năm 1975, gây mâu thuẫn giữa người dân và chính
quyền.
Đoàn phóng viên báo Việt Weekly cũng có mặt tại Hà Nội để
tham dự buổi họp báo của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là ông Michael Marine, khi được hỏi
về bức hình “bịt miệng cha Lý” ở phiên tòa, ngài đại sứ cũng nêu rõ là hành động
gây rối trật tự ở tòa án, nếu ở Mỹ cũng sẽ bị ngăn chặn bằng vũ lực. Tuy nhiên,
theo góc nhìn của nhà ngoại giao Mỹ, thì chính quyền Việt Nam cũng cần phải có
động thái trao cho các công dân của mình “không gian rộng rãi hơn để biểu đạt ý
kiến của mình”.
Những vụ án mang màu sắc tôn giáo liên quan đến vấn đề tranh
chấp đất hay bất động sản, qua quan sát của tôi, hầu hết đều có sự tác động của
các thế lực chính trị hải ngoại kích động, xúi giục. Cái gọi là “Yểm trợ đấu
tranh tôn giáo” ở hải ngoại được tiến hành rất bài bản. Họ tập hợp nhau tại các
địa điểm công cộng như công viên, khu chợ, bãi đậu xe, trung tâm thương mại,
nơi có đông đảo người dân gốc Việt sinh sống để tổ chức các buổi “thắp nến cầu
nguyện” hay “tuyệt thực cho tự do, nhân quyền”. Các tổ chức chống cộng này cho
rằng các vụ tranh chấp đất đai ở những địa phương có cộng đồng người Công giáo
sinh sống nhằm mục tiêu “thu hẹp tài sản của Giáo hội Công giáo, chia cắt nơi
cư trú của đồng bào giáo dân, hòng làm suy yếu sự phát triển của Công giáo nói
riêng”. Đây là những luận điệu xuyên tạc vô cùng ngớ ngẩn. Vì quyền làm chủ đất
đai nào là của người Công giáo? Chính quyền địa phương mỗi nơi đều có quy định
theo pháp luật để tiến hành thay đổi môi trường sống, sự phát triển của đô thị
theo nhu cầu thực tế. Thế nhưng việc chuyển đổi quỹ đất này đã bị thổi phồng
thành những vụ án “đàn áp tôn giáo” gây nên nhiều ngộ nhận cho người ở hải ngoại
thiếu thông tin về sự việc.
Mặt khác các đối tượng chống cộng luôn phao tin rằng, người
Cộng sản là “vô thần,” người Cộng sản coi “tôn giáo là thuốc phiện”, một khi
tôn giáo ở Việt Nam lớn mạnh, sẽ trở thành những lực lượng đối kháng có thể đè
bẹp chế độ! Vì vậy chính quyền Cộng sản Việt Nam phải áp dụng các cách đàn áp
tinh vi, làm suy yếu tôn giáo. Từ đây họ đã đánh vào tâm lý chung của những gia
đình di cư năm 1954, các quan chức chế độ Việt Nam cộng hòa luôn có ánh nhìn
hoài nghi về chính sách tôn giáo của chính quyền Việt Nam. Chính những cơ quan
“truyền thông đen”, mang danh nghĩa là “truyền thông quốc tế” như BBC, RFA,
VOA,.. mà nhân sự của các “đài Việt ngữ” phần lớn đều là những người làm truyền
thông thiếu khách quan, thiếu thiện chí trong việc đưa tin, thổi phồng về vấn đề
tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhiều phóng sự, hội luận của các kênh này luôn khai
thác các nhân vật đối lập, hay “bất đồng chính kiến” để gây hoang mang cho người
dân ở hải ngoại, bằng những thủ thuật kích động nhưng lại tỏ ra khách quan, đa
chiều.
Đồng thời nhu cầu về tâm linh, thể hiện tình yêu nước đã nhuốm
màu sắc chính trị với chiều hướng cực đoan. Ở vùng nam California, tôi đã từng
ghi nhận, phỏng vấn nhiều tu sĩ, các cha, các nhà sư từ trong nước đi sang Mỹ
theo diện thăm thân hay du lịch, nhưng khi tìm hiểu, đi sâu vào vấn đề, mới rõ
là họ được một số cá nhân, hoặc tổ chức chính trị ở hải ngoại mời đi Mỹ để “gây
quỹ từ thiện” hay “xin quyên góp xây dựng nhà thờ, xây chùa” ở Việt Nam. Mỗi buổi
họp mặt này, những bài than khổ về sự khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo ở Việt
Nam đều được các vị nêu lên theo ánh nhìn thiếu thiện chí, gợi niềm thương cảm
trong cộng đồng. Nếu không trực tiếp về Việt Nam để tìm hiểu rõ sinh hoạt tôn
giáo ở Việt Nam, nhiều bà con ta cứ ngỡ ở Việt Nam không được đi lễ, không được
đi chùa vì các cơ sở tôn giáo này do “Nhà nước quản lý”!
Điều đáng quan ngại hơn nữa, đó chính là sự hà hơi, tiếp tay
của các vị “dân cử người Mỹ gốc Việt” trong các dịp tranh cử các vị trí như nghị
viên thành phố, thị trưởng thành phố, nghị sĩ tiểu bang hay liên bang. Câu chuyện
“đấu tranh cho tự do tôn giáo, quyền con người” tiếp tục được họ đưa ra để vận
động tranh cử. Điển hình như các thành phố có đông người Việt cư trú như
Westminster, Garden Grove, Fountain Valley, Santa Ana… (miền nam California),
hay San Jose (miền bắc California), các chính trị gia đã tận dụng chiêu bài
tranh cử không gì khác hơn là “chống cộng và đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt
Nam”. Đây là những khẩu hiệu, chiêu bài dễ hô hào, dễ tạo sự quan tâm của cử
tri.
Ngân sách tranh cử như chiếc bánh được chia chác nhau theo từng
phần: Giới lãnh đạo cộng đồng chống cộng tổ chức biểu tình, kêu gọi cử tri ký
thỉnh nguyện thư đòi quyền con người cho các nhà đối lập trong nước. Còn các cơ
quan “truyền thông đen” thì được nhận phần quảng cáo cho những thông điệp chính
trị sặc mùi mị dân như “đòi quyền tự do con người cho người dân Việt Nam”. Từ
đây đã tạo thành một bộ máy tuyên truyền, xuyên tạc, một “kỹ nghệ chống cộng”
mang tính vòng tròn khép kín để thỏa mãn lòng hận thù tồn tại từ trước, nhằm
bào mòn tình cảm gắn bó của người dân trong và ngoài nước. Và trên hết, để vừa
có danh, vừa có lợi, họ đã bất chấp sự công bằng, lẽ phải và quyền lợi tối thượng
của dân tộc là sự ổn định xã hội để phát triển kinh tế, đưa đất nước từ nghèo
khó sau chiến tranh, tiến lên một nước có nền hòa bình bền vững, ổn định lâu
dài để phát triển.
Là người sống trong cộng đồng lâu năm, theo dõi những diễn
biến chính trị và sinh hoạt cộng đồng một cách toàn diện, nên tôi đã nhận diện
được rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, gây hoang mang
chia rẽ tôn giáo của các tổ chức chống cộng lưu vong. Theo tôi, hành động của họ
không vì bất cứ lòng trắc ẩn, tình đồng bào nào hết, ngoài việc tạo nên những
cái “bánh vẽ” to tướng khiến một bộ phận người trong nước có tinh thần vọng ngoại
hiểu sai lệch vấn đề về tự do tôn giáo, hay quyền con người. Cần phải hiểu rằng
tự do của mỗi cá thể trong xã hội phải đặt dưới quy định của luật pháp, không
thể tùy tiện nhân danh sự tự do để sinh hoạt tôn giáo mang tính chính trị, chống
phá chế độ.
Nguồn Tuyên giáo TW
VAI TRÒ CỦA VIỆC HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN
HIỆN NAY
Giá trị của lý luận
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vai trò cầm quyền và lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, với mỗi cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và nhân dân Việt Nam đã
được chứng minh trong thực tiễn.
Trước thực trạng một bộ
phận CB, ĐV lười học LLCT, cùng với việc tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng
của LLCT, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp để khắc phục tình trạng
này. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã chỉ rõ một trong 9 biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là: “Nhận
thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập LLCT; lười học
tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Nghị quyết cũng chỉ rõ hạn chế:
“Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CB, ĐV về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng
mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới;
chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức về tình trạng suy thoái, những
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và những hậu quả
gây ra”.
Trong Kết luận số
21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết
ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đó là phải
tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; phải tạo sự chuyển biến tích
cực trong nhận thức và hành động của CB, ĐV về tầm quan trọng của nghiên cứu, học
tập LLCT, đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân. Trước đó, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 về tiếp tục đổi mới,
nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý, nghị quyết đã khẳng định: Đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng.
Đảng ta đã nhiều lần nhấn
mạnh quan điểm xuyên suốt, học tập LLCT là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của
CB, ĐV, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT phải luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm
vụ của chiến lược cán bộ và gắn kết chặt chẽ với các khâu trong công tác cán bộ.
Bởi thế, đào tạo LLCT phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ gắn với quy định của
Đảng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, phân cấp quản lý cán bộ...
Tránh hiện tượng giao chỉ tiêu, cử cán bộ đi học LLCT theo kiểu “điền vào chỗ
trống” khiến người học không có động lực, không thấy đó là nhu cầu thiết thân
mà còn gây tốn kém, lãng phí ngân sách, thời gian, công sức. Trên thực tế, một
số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức tới việc bồi dưỡng LLCT cho đảng
viên, có hiện tượng khoán trắng cho cơ quan tham mưu mà thiếu kiểm tra, giám
sát. Việc cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng thành chương
trình, kế hoạch tổ chức thực hiện ở một số địa phương, đơn vị còn chung chung,
chỉ đạo thiếu quyết liệt, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên. Tình trạng bớt thời
gian, cắt xén nội dung trong quán triệt, truyền tải nghị quyết của Đảng không
hiếm. Điều này đã được Đảng ta chỉ ra. Tuy vậy, những giải pháp để khắc phục ở
cơ sở hiện nay là chưa triệt để.
Nhiều cán bộ qua đào tạo
LLCT ở các bậc học đã nêu lên một thực trạng, đó là sự trùng lặp nội dung các bậc
học, thiếu sự liên thông, tính kế thừa, tính thống nhất giữa các cấp học dẫn đến
việc cán bộ phải học nhiều lần một số chuyên đề, học phần. Chương trình đào tạo
vẫn còn nặng về lý thuyết, kinh viện mà chưa có bổ sung thấu đáo về tính thực
tiễn. Đúng như tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra: “Công tác tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa có chiều sâu, không theo kịp tình hình
thực tế”. Như vậy, phải có nghiên cứu thấu đáo việc đưa chương trình, nội dung
vào giảng dạy ở các bậc học. Đây cũng là vấn đề lớn mà Đảng, Nhà nước, hệ thống
các cơ sở đào tạo cần quan tâm, tìm ra phương thức hợp lý.
NHỮNG LÃNH TỤ VĨ ĐẠI CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CỘNG SẢN QUỐC
TẾ
1. V. I. Lênin (1870 - 1924)
Vladimir Ilyich Lenin là một lãnh tụ của phong trào cách mạng
vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen.
Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến
hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế
giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người
có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.
2. Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam,
lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, người sáng
lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc
của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng
tháng Tám (1945), thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), nhà
nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Người được UNESCO vinh danh là "Anh
hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng
Mácxít - Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam,
sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người sáng lập
ra chế độ Dân chủ Nhân Dân Việt Nam (nay là chế độ Dân Chủ XHCN Việt Nam), góp
phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể,
ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.
3. Fidel Castro (1926 - 2016)
Fidel Castro – vị lãnh tụ huyền thoại của Cách mạng
Cuba,Fidel Castro là biểu tượng của tinh thần chiến đấu ngoan cường, là lá cờ đầu
của phong trào cách mạng Mỹ La-tinh.
Ông là người giải phóng nhân dân Cuba thoát khỏi ách thống
trị độc tài của Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Baxtia. Ông là người sáng lập
nên Đảng CS Cuba, Người sáng lập nên chế độ Dân chủ XHCN và Nhà nước Công nông
đầu tiên ở Châu Mỹ. Ông là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, Người đã
luôn ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, cũng như cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới phía bắc chống Trung Quốc và chiến tranh biên giới Tây
Nam chống Khmer đỏ Campuchia xâm lược.
Fidel không cho phép dựng tượng ông ở bất cứ đâu và đặt tên
đường phố theo tên ông. Ông nói rằng không muốn có một sự tôn sùng cá nhân nào.
Tuy nhiên, không ai bảo ai, hình ảnh và lời nói của ông ở khắp mọi nơi, trên đường
phố, tên ông được hô vang ở bất cứ sự kiện lớn nào của đất nước. Hầu hết người
dân Cuba, dù yêu mến ông hay không, gọi ông với cái tên thân thiết: “Fidel”.
Tạp chí Time năm 2012 gọi Castro là 1 trong 100 nhân vật
có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro luôn là một nhân vật
có tầm ảnh hưởng lớn, một biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho
tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới thứ
ba từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc như Hồ Chí
Minh, Nelson Mandela, Che Guevara… Fidel đã trở thành một người anh hùng, một
nguồn cổ vũ tinh thần của những dân tộc nghèo đói và bị áp bức trên thế giới.
St
CÁN BỘ, CHIẾN SỸ QUÂN ĐỘI TỰ HÀO THEO ĐẢNG!
“ĐỒNG BÀO LƯƠNG VÀ GIÁO HÃY ĐOÀN KẾT CHẶT CHẼ, GIÚP ĐỠ LẪN NHAU”
Chiến tranh qua đi, nỗi đau vẫn ở lại
Có một cựu chiến binh già, gần đất xa trời nhưng vẫn phải lui cui thổi bếp lửa, chạy vạy làm việc nhà, lo những bữa ăn và cả những cái áo mặc cho hai đứa con đã vào độ tuổi trưởng thành. Anh con lớn đã vào độ tuổi 30 nhưng tâm hồn lại như con nít và mãi như vậy, anh hay phá làng phá xóm, thẫn thờ như mơ và đi đâu là quên lối về nhà. Người cựu chiến binh phải xích anh vào gốc cây và chỉ tháo ra mỗi khi có người dắt đi bên cạnh… Chị con gái cũng đã ở độ tuổi trưởng thành nhưng chỉ nói những câu vô nghĩa, không thể tự mặc quần áo hay làm những việc vệ sinh đơn giản...