Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam

 Ở Việt Nam, đoàn kết là truyền thống quý báu và giá trị văn hóa cốt lõi; là sức mạnh vô địch trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, chiến thắng thiên tai, địch họa, định bờ cõi, xưng nền văn hiến, nêu cao độc lập, tự chủ. Đây là sức mạnh nội sinh có tính chủ đạo xuyên suốt, bền vững của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Đó là chân lý về sức mạnh vô địch của đoàn kết và phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

          Từ thời Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, đoàn kết đã là cội nguồn sức mạnh để chiến thắng kẻ thù xâm lược và gốc của đoàn kết là chăm lo, gìn giữ sức dân: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức, giặc tự bị bắt... Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". Sức mạnh của nhân dân khi kết thành một khối là sức mạnh vô địch. Đó là chân lý được Nguyễn Trãi khẳng định: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, sức dân như nước”. Tư tưởng này là nền tảng quan trọng hội tụ đại đoàn kết toàn dân của Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đập tan ách đô hộ tàn bạo 20 năm của giặc Minh. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.

          Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán đường lối chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp và phát huy sức mạnh đoàn kết vô địch của toàn dân. Những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Bài học lớn chính là mục tiêu, lý tưởng, lợi ích của Đảng luôn thống nhất với mục tiêu, lợi ích của dân tộc, nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Sự đoàn kết trong Đảng là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

          Tình hình thế giới hiện nay luôn có sự cạnh tranh gay gắt, kiềm chế lẫn nhau giữa các cường quốc. Xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất ổn chính trị ở nhiều nơi và hiện tại, tình hình chiến sự tại Ukraine đang diễn biến phức tạp... phản ánh rõ nét sự can dự, cạnh tranh của các nước lớn và sự chia rẽ, mâu thuẫn, phân hóa từ bên trong. Do vậy, phòng chống sự chia rẽ, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng chính là bảo vệ hòa bình và phát triển bền vững đất nước ta trong “những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo” của thế giới đương đại.


Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của đất nước

 Thực tiễn lịch sử 92 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin tưởng giao phó trọng trách trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều đó không phải là do mong muốn chủ quan của Đảng, mà chính là sự giao phó của lịch sử, của cách mạng Việt Nam thông qua quá trình sàng lọc, lựa chọn một cách đúng đắn.

          Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trong thế kỷ 20, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc giành được những thắng lợi vĩ đại. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH. Đặc biệt, sau hơn 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, quy mô nền kinh tế tăng từ 26,88 tỷ USD năm 1986 lên 271,2 tỷ USD năm 2020; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 182USD năm 1990 lên 2.779USD năm 2020. Sau 25 năm (1995-2020), Việt Nam đã làm được kỳ tích, đưa nền kinh tế tăng gấp 10 lần cả về quy mô và thu nhập bình quân trên đầu người, tăng 21 hạng về quy mô nền kinh tế và tăng 54 hạng về thu nhập đầu người trên bảng xếp hạng các quốc gia.

          Như vậy, luận điệu của các thế lực thù địch, phản động cho rằng, đa đảng thì có dân chủ và một đảng thì mất dân chủ, thực ra là một trò “lập lờ đánh lận con đen” nhằm cổ vũ cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Đề cập đến vấn đề này, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Express Ấn Độ về việc liệu đã đến lúc chín muồi để Việt Nam có một hệ thống đa đảng, hoặc có các đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam để có thể tính tới các quan điểm của nhiều nhóm sắc tộc, nhiều dân tộc khác nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, ít đảng thì ít dân chủ hơn, mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, điều quan trọng là xã hội có phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc không và đất nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên không? Đó là tiêu chí quan trọng nhất. Và cũng không nhất thiết cứ kinh tế thị trường thì phải đa đảng và ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ.

Vị thế, vai trò của Việt Nam

 Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương với nhiệm kỳ một năm. Điều này tiếp tục khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.

          Một trong những yếu tố quan trọng làm nên vị thế quốc gia của Việt Nam chính là sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Ngày 26/5/2022, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới) đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng “ổn định”. Trong bảng đánh giá mới nhất của tổ chức này, Việt Nam là nước duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong năm 2022. 

          Trước đó, hai tổ chức quốc tế hàng đầu về xếp hạng tín nhiệm khác là Fitch Ratings và Moodys cũng đưa ra những đánh giá tương đồng. Cần nhấn mạnh rằng, để được nâng hạng tín nhiệm và triển vọng, các quốc gia và tổ chức tài chính phải trải qua những đợt khảo sát, đánh giá gắt gao dựa trên các tiêu chí quan trọng như: thu nhập bình quân đầu người, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, thành tựu công bằng xã hội, tài chính công,… Đổi lại, những xếp hạng của ba tổ chức này là chứng nhận cho “sức mạnh” của một nền kinh tế, là số liệu tin cậy để các nhà đầu tư, kinh doanh tham khảo. 

          Thành tích nêu trên thực sự đáng khích lệ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã và tiếp tục phải đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của đại dịch COVID-19. Như thời điểm năm 2021, không ít địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến hệ quả là hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại trong nước bị đình đốn. Theo số liệu của Cục Đăng ký kinh doanh, có đến gần 120.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2021, tăng 17,8% so với năm 2020. Kéo theo đó là số người lao động thiếu việc làm cũng tăng cao, đặc biệt là tại khu vực thành thị. Sau nhiều năm liên tục phát triển với tốc độ ổn định, nền kinh tế Việt Nam phải nhận mức tăng trưởng âm vào quý III/2021. 

          Có được những thành tích to lớn đó chính là do Việt Nam có Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhân dân cả nước đồng lòng, trên nền tảng tư tưởng vững chắc đó là Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng hướng tới mục tiêu đi lên Chủ nghĩa xã hội tươi đẹp.

Không thể có “đa nguyên, đa đảng” ở Việt Nam hiện nay

 Nhằm mục tiêu chống phá con đường phát triển của nước ta, các thế lực thù địch luôn không ngừng tìm mọi thủ đoạn thâm độc để đạt được mục đích của chúng. Một trong những thủ đoạn đen tối đó là luận điệu đòi "đa nguyên, đa đảng". Các thế lực thù địch, phản động cho rằng, đa đảng thì có dân chủ và một đảng thì mất dân chủ, thực ra là một trò “lập lờ đánh lận con đen” nhằm cổ vũ cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam.

          Từ bên ngoài, các thế lực thù địch sử dụng một khối lượng khổng lồ các phương tiện thông tin, truyền thông, nhất là sử dụng các trang mạng xã hội để thực hiện các chiến dịch chống phá tư tưởng quy mô lớn đối với Việt Nam. Các thế lực thù địch đưa ra luận điệu: Các cương lĩnh, đường lối cách mạng của Đảng chứng tỏ sự “chuyên quyền”, “độc đoán”, “đảng trị”. Chúng đổ lỗi cho Đảng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế của đất nước so với những nước trong khu vực; từ đó, chúng cho rằng, trong thời đại ngày nay, nếu tiếp tục đi theo con đường XHCN là sai lầm. Chúng “khuyên” chúng ta đi theo mô hình “xã hội dân chủ”, thực hiện “chính trị đa nguyên”, “đa đảng đối lập”, xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 2013 về hiến định quyền lãnh đạo của Đảng, vì chúng cho rằng “đa nguyên, đa đảng sẽ khơi dậy sự sáng tạo của toàn dân, tốt hơn cho sự phát triển của xã hội”.

          Đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm và thâm độc vì họ cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển. Với những người có nhận thức chính trị không vững vàng có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi luận điệu này, từ đó, cổ xúy cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Như vậy, luận điệu “muốn thực sự dân chủ và phát triển”, phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thực chất là đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải “từ bỏ vị thế lãnh đạo”, “chuyển đổi thể chế chính trị”, với mục tiêu thâm độc là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện “đa nguyên chính trị”, chuyển hóa chế độ XHCN sang các chế độ xã hội khác.

          Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử. Không thể có một đảng nào có đủ bản lĩnh hơn Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Càng không thể có "đa nguyên, đa đảng" ở Việt Nam hiện nay.

Sức sống trường tồn của Chủ nghĩa Mác

 Dù đã ra đời cách đây gần 200 năm nhưng những quan điểm của chủ nghĩa Mác vẫn có sức sống bền vững và giá trị trường tồn. Sức sống của chủ nghĩa Mác được thể hiện ở chỗ nó đã giải đáp những vấn đề mà tư tưởng tiến tiến của loài người đặt ra, soi sáng các nhiệm vụ lịch sử đã chín muồi của nhân loại. Đó là nhiệm vụ giải phóng con người khói mọi hình thức áp bức, bóc lột, khỏi mọi sự tha hóa. Mặc dù ngay từ khi mới ra đời và trong giai đoạn hiện nay, vẫn luôn có nhiều quan điểm phê phán, xuyên tạc nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác nhưng cho đến ngày nay, đó vẫn là một học thuyết khoa học và cách mạng duy nhất đáp ứng mọi nhiệm vụ của lịch sử mà không một học thuyết nào có thể thay thế được.

          Ngày nay, sức sống của chủ nghĩa Mác còn tiếp tục được thể hiện ở chỗ dù đời sống thực tiễn của xã hội hiện đại đã vận động, phát triển qua rất nhiều giai đoạn khác nhau với những khúc quanh co, thăng trầm song cũng không vượt ra ngoài những quy luật phổ biến được được trình bày trong học thuyết Mác dù người ta có thừa nhận hay không thừa nhận điều đó.

          Trong tình hình hiện nay, chính từ các quốc gia tư bản phương Tây, người ta lại thấy có những tiếng nói về những giá trị của chủ nghĩa Mác, của học thuyết kinh tế Mác, về phong trào “trở về với Mác”, tìm đọc Mác. Đặc biệt, ở những thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009, trong khủng khoảng nợ công và suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia tư bản phát triển, phong trào “trở về với C.Mác”, tìm đọc C.Mác lại trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Những tác phẩm kinh điển của C.Mác vẫn được tìm đọc nhiều nhất, đặc biệt là bộ “Tư bản” của C.Mác vẫn xếp số 1 trên thế giới và được dịch ra 134 ngôn ngữ ở 63 nước.

          Không thể cố nói bừa rằng, chủ nghĩa Mác là học thuyết “ảo tưởng”, đã “lạc hậu, lỗi thời” khi chính học thuyết này đã tạo nên những hiện thực làm biến đổi thế giới, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của lịch sử loài người và có sức lôi cuốn cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn nhân loại.

          Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, một mặt chúng ta phải luôn kiên định, vững vàng với những nguyên lý cho tính chất nền tảng của chủ nghĩa Mác, mặt khác cũng phải không ngừng bổ sung, phát triển những quan điểm của học thuyết này cho phù hợp với thực tiễn. Việc bổ sung, phát triển đó không phải là “xét lại” chủ nghĩa Mác; cũng không phải là làm lu mờ chân giá trị của chủ nghĩa Mác mà là làm cho những nội dung, quan điểm của học thuyết Mác được có thêm sức sống mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giai đoạn hiện nay. Đó là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi những người mácxít phải kiên trì, có bản lĩnh và có trách nhiệm với hệ thống lý luận khoa học và cách mạng được coi là nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay./.

Chủ trương phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam

 Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là một chủ trương lớn của Đảng ta. Đây vừa là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vừa xuất phát từ nhu cầu khách quan của sự phát triển đất nước trong tiến trình đổi mới và phát triển. Nó cũng phản ánh nhu cầu chính đáng của nhân dân là vừa mong muốn có đời sống kinh tế phát triển song cũng đồng thời phải được sống trong xã hội tiến bộ, công bằng. Do đó, chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đã cho thấy rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

          Sự hoàn thiện không ngừng trong chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội qua mỗi kỳ Đại hội đã cho thấy Đảng ta luôn đặt mục tiêu phát triển vì con người, coi con người vừa là trung tâm, vừa là động lực của sự phát triển.Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định, phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 1980 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Nhiều chính sách xã hội có điều kiện được thực hiện tốt hơn như hầu hết các xã nông thôn đều có đường ôtô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết.

          Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội như chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Hiện nay, Việt Nam có hơn 70% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Việt Nam được đứng vào nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển. Đây là những bằng chứng không gì thuyết phục hơn nhằm khẳng định đường lối đổi mới nói chung và chủ trương phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội của Đảng ta là đúng đắn, mang lại diện mạo hoàn toàn mới cho đất nước và làm thay đổi về chất cả đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

          Có thể nói, quan điểm về phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là sự cụ thể hóa hơn, phát triển hơn chủ trương của Đảng, có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam hiện nay. Một mặt, quan điểm đó tiếp tục cổ vũ, tạo động lực cho nước ta trong phát triển kinh tế song mặc khác cũng đặt ra yêu cầu phải thực hiện đồng thời mục tiêu phát triển xã hội. Điều đó thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, hướng đến mục tiêu phát triển vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc./.

Phi chính trị hoá Quân đội - luận điệu cũ mèm

 Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch với cách mạng nước ta ngày càng ráo riết thực hiện chiêu bài “quân đội phải duy trì tính trung lập về chính trị”. Họ hy vọng rằng, một khi quân đội đã bị mê hoặc bởi khẩu hiệu đó, đội ngũ cán bộ quân đội đã dao động, mất phương hướng chính trị, họ sẽ ra tay lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo đúng kịch bản “không đánh mà thắng”. Đây thực sự là một luận điệu cũ mèm mà chúng đã thực hiện trong suốt những năm qua.

          Luận điểm của họ đưa ra là “quân đội phải duy trì tính trung lập về chính trị”, “quân đội phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không cần trung thành với bất kỳ tổ chức nào”, mà áp dụng cụ thể vào Việt Nam là “không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”, v.v.. Đáng tiếc là, không ít người đã vào hùa với chúng, mà không tỉnh táo tự vấn mình rằng: tại sao những đề xuất về “quân đội phải trung lập về chính trị” lại được VOA, BBC, RFA, RFI... cùng những kẻ phản bội Tổ quốc, những người có thâm thù với cách mạng ở hải ngoại tung hô, cổ vũ nhiệt thành đến vậy. Khi bị chỉ trích những đề xuất đó là biểu hiện của sự “suy thoái về tư tưởng chính trị”, những người cổ xúy cho tư tưởng này vội “lấp liếm” rằng: “chúng tôi chỉ yêu cầu quân đội trung lập về chính trị, chứ đâu có đòi phi chính trị hóa quân đội”. 

          Đây chỉ là sự nguỵ biện, sự ngụy biện đó không đánh lừa được công luận; bởi xét về bản chất, yêu cầu “quân đội phải trung lập về chính trị” chỉ là một phiên bản của quan điểm đòi “phi chính trị hóa quân đội”. Nói đến “trung lập về chính trị”, nghĩa là “đứng giữa các lực lượng chính trị”, “đứng ngoài chính trị”, “không can dự vào chính trị”...; trong khi đó, Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo phương hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở, nền tảng để xây dựng vững mạnh toàn diện. Hơn nữa, bản thân Quân đội nhân dân Việt Nam đang là lực lượng chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, tức là đang “không đứng ngoài chính trị”; thì đòi hỏi “quân đội phải trung lập về chính trị” thực chất là đòi “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam.

Luận điệu mới xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin

 Không ngừng thực hiện âm mưu phá hoại, các thế lực thù địch, phản động đã sử dụng nhiều chiêu trò chống phá Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng và những thành quả cách mạng. Trong số đó, có chiêu trò xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin. Gần đây, chúng cho rằng nên xoá bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin vì Chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ dẫn đến giầu có, thịnh vượng. Chúng phải hiểu rằng:

          Thứ nhất, về lý luận, chủ nghĩa Mác - Lênin không dị ứng với giàu có, thịnh vượng như một số người xuyên tạc. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết rõ: “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”. Chủ nghĩa Mác - Lênin tuyên bố công khai mục đích của phong trào XHCN hiện đại là xây dựng xã hội mới giàu có, thịnh vượng cho đa số nhân dân chứ không phải một xã hội trong đó “sự áp bức và lao động kiệt sức đối với đa số, sự giàu có và hạnh phúc ấm no đối với một số ít người”. Theo Mác, trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản  không tránh khỏi “người này giàu hơn người kia”… 

          Thứ hai, về thực tiễn, V.I.Lênin cho rằng, giải pháp chiến lược để từng bước tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản chính là thực hiện Chính sách kinh tế mới. Đây là chính sách kinh tế nhiều thành phần - đặc trưng cho toàn bộ thời kỳ quá độ lên CNXH. Theo đó, người cộng sản cũng phải học cách buôn bán, học cách tổ chức lãnh đạo, quản lý, khai thác, phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế, xã hội để phát triển sản xuất, xây dựng nền sản xuất lớn công nghiệp hiện đại. Người cộng sản phải biết làm giàu trí tuệ của mình “bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”; phải “dùng cả hai tay mà hứng lấy những cái tốt của nước ngoài”; phải “đưa chủ nghĩa xã hội vào cuộc sống hằng ngày”...

          Ở Việt Nam, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam, Hồ Chí Minh nêu rõ: “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”; “Xã hội chủ nghĩa là ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu thì được giúp đỡ, các cháu bé thì được săn sóc. Nói tóm lại, xã hội chủ nghĩa là sung sướng ấm no”. Điều mong muốn cuối cùng trong bản Di chúc lịch sử, Người cũng viết: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...”

          Như vậy, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chủ trương xóa áp bức, bóc lột, lạc hậu, bất công, nghèo khổ chứ không hề dị ứng với giàu có, thịnh vượng, không hề chủ trương “xóa giàu”như một số người lầm tưởng, suy diễn, xuyên tạc. 

Vu cáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam

 Những năm gần đây, sự sôi động trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện ở việc liên tục gia tăng số lượng các cơ sở thờ tự trong tôn giáo và tín đồ. Bất chấp điều đó, các thế lực thù địch vẫn vu cáo Việt Nam ngăn cản tự do tôn giáo, không công nhận các tổ chức tôn giáo.

          Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, nếu như năm 1985, số lượng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam vào khoảng 14 triệu, thì đến năm 2021 đã tăng lên hơn 26,5 triệu. Thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện qua sự gia tăng số lượng các trường đào tạo chức sắc. Tính đến tháng 4/2022, các tôn giáo ở Việt Nam có 66 cơ sở đào tạo chức sắc với 10.000 học viên đang theo học, riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 47 cơ sở đào tạo, trong đó có 4 học viện Phật giáo. Các cơ sở thờ tự cũng được quan tâm sửa chữa, xây mới. Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 29.800 cơ sở thờ tự của các tôn giáo, tăng thêm 5.800 cơ sở so với năm 2008.

          Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều hệ thống tổ chức giáo hội có tầm hoạt động quốc tế, đặc biệt là Công giáo, Phật giáo và một số tổ chức tôn giáo có nguồn gốc nước ngoài du nhập vào Việt Nam, thể hiện thông qua việc mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo các nước và tiến hành các hoạt động thiện nguyện ở nước ngoài. Chẳng hạn như giữa tháng 6 vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ trao tặng tài trợ, giúp đỡ nhân dân Sri Lanka vượt qua khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tại đất nước này.

          Những con số và ví dụ nói trên một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo hay không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận. Thực tế cũng cho thấy, các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đông và họ được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi thờ tự. Mỗi người Việt Nam cũng thường có tín ngưỡng riêng, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên, ngày rằm mùng một thắp hương... nhưng vẫn có thể theo tôn giáo. Ngoài ra, nhiều lễ hội tôn giáo diễn ra hằng năm không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà đã có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng xã hội, qua đó làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân dân. 

          Qua đó để thấy rằng, việc một số cá nhân, tổ chức nước ngoài thường xuyên bóp méo hoặc có cái nhìn sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đó chỉ là những vu cáo trắng trợn để rắp tâm chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền mà thôi. 

Chiêu trò kích động đòi tự trị dân tộc

 Gần đây các thế lực thù địch thường lợi dụng các vấn đề về nguồn gốc lịch sử tộc để kích động đòi ly khai, tự trị dân tộc. Chúng lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo phức tạp, giải quyết các “điểm nóng” tại địa phương; những tác động của mặt trái kinh tế thị trường... để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, tìm cách bôi đen cán bộ lãnh đạo để kích động tư tưởng ly khai, dân tộc hẹp hòi, tâm lý mặc cảm, kỳ thị dân tộc và cho rằng, chỉ có thành lập “nhà nước mới, quốc gia mới riêng thì mới giàu có, văn minh, phát triển” để lôi kéo, vận động đồng bào dân tộc thiểu số chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; tham gia biểu tình, bạo loạn, phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. 

          Đồng thời, chúng cũng tìm cách đánh tráo và đồng nhất khái niệm “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của quốc gia-dân tộc với quyền của các dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho một số đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của riêng các dân tộc thiểu số, từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi thành lập nhà nước riêng, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc như: “Nhà nước Tin lành Đề ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Chăm Pa” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc... Lợi dụng “quyền dân tộc tự quyết” làm điều kiện trong quan hệ ngoại giao với nước ta; gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với việc đòi Nhà nước Việt Nam trao “quyền tự quyết, tự quản” cho các dân tộc thiểu số ở trong nước, qua đó hòng tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.

          Nắm được những chiêu trò này, chúng ta cần, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc của các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước ta; nâng cao ý thức tự giác của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; tích cực tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động này. Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng trong công tác đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề này để chống phá nước ta.  

Cách nhìn thiên lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam

 Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên một số cá nhân, tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa “người bảo vệ” tự do tôn giáo và nhân quyền thế giới vẫn tung ra những thông tin thiếu khách quan, những nhận định sai trái về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. 

          Điển hình là gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) công bố báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2021, trong nội dung báo cáo về Việt Nam, USCIRF đưa ra nhận xét với giọng điệu đầy kẻ cả rằng điều kiện tự do tôn giáo của Việt Nam trong năm 2021 không có gì khác biệt so với năm 2020. Không chỉ riêng báo cáo năm 2021 mà các báo cáo thường niên của USCIRF đưa ra trong những năm gần đây đều được đánh giá là chưa chính xác, thiếu thiện chí, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, ngay cả trong chính giới Mỹ và các tổ chức nhân quyền ở Mỹ cũng xuất hiện những ý kiến cho rằng, cách tiếp cận của USCIRF nặng về chỉ trích, không giúp cải thiện tự do tôn giáo trên toàn cầu đúng với mục đích mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đặt ra.

          Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập và từng được ví như một “bảo tàng” về tín ngưỡng, tôn giáo của thế giới. Theo thống kê cập nhật từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và hơn 26,5 triệu tín đồ, chức sắc của các tôn giáo. Tính đến hết năm 2021 đã có 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, trong đó có Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo...

          Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là bảo đảm và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, bảo đảm công bằng, không phân biệt đối xử với các tôn giáo. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có đạo luật về tôn giáo, cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định rất rõ các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Những tổ chức như USCIRF  không nên có cách nhìn thiên lệch, thiếu khách quan như vậy.

Đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng ta trong tình hình hiện nay

Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định hội nhập quốc tế có vai trò hết sức quan trọng. Trong đó nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế trở thành quan điểm chỉ đạo thực tiễn, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc tối cao. Tuy nhiên các thế lực, phần tử cơ hội chính trị cố tình không hiểu mà đẩy mạnh hoạt động phá hoại, xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập. Lợi dụng thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, các tổ chức “xã hội dân sự” và nhiều nhà “hoạt động xã hội” xuyên tạc: một số dự án kinh tế lớn do nước này, nước kia đầu tư là phụ thuộc, “nối giáo cho giặc”, câu kết lợi ích nhóm để “bán nước”... Hay lợi dụng tình hình phức tạp ở Biển Đông, các đối tượng xuyên tạc: Thực hiện “chính sách ba không” là sai lầm, tự dâng đất nước cho nước này, nước khác, đây là chính sách nhu nhược trong bảo vệ Tổ quốc. Họ suy diễn xuyên tạc nội dung của “chính sách ba không” là một trong những điều khoản được ký kết được Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô…. Đối với những vấn đề trọng đại của đất nước, liên quan đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân và của Đảng, Nhà nước, với tư cách là công dân, mỗi người có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến. Điều này ghi rõ trong văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Những ý kiến thiết thực, đúng đắn được cơ quan chức năng tiếp nhận, nghiên cứu, tiếp thu. Bất luận là nhà thầu nào, đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo quy định của pháp luật, mỗi dự án được đánh giá một cách cẩn trọng những tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, bảo đảm bảo nguyên tắc lợi ích quốc gia dân tộc là tối cao, chất lượng công trình phải đáp ứng tốt; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, kiên quyết, kiên trì giữ vững. Song ngược lại, lợi dụng những vấn đề trên để tuyên truyền xuyên tạc nhằm tạo ra nhận thức sai lệch theo kiểu “hoa ngôn xảo ngữ, lộng giả thành chân”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với mục đích cơ hội chính trị, nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, kích động hành vi đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, nhân dân thì cần phải nghiêm khắc lên án, đấu tranh, ngăn chặn. Nói về đường lối đối ngoại, hợp tác quốc tế có thể thấy, quá trình phát triển tư duy lý luận, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong thực tiễn, Đảng ta xác định rõ: “Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu là xuyên suốt: “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định”; “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Trong đó, phương châm được nhấn mạnh: Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đồng thời nhận thức rõ vấn đề đối tác, đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh... Trên cơ sở đó, hoạt động đối ngoại duy trì giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Tình hình thế giới có những biến động mau lẹ, phức tạp, khó lường. Sự tác động, co kéo giữa xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mới, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4… tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bối cảnh đó đang đặt ra những thời cơ, vận hội cũng như nguy cơ, thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó, thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lợi dụng đẩy mạnh các hoạt động chống phá.

TỰ MÌNH TỰ GIÁC TỰ SOI, TỰ SỬA


Làm người, ai cũng có cái mạnh, cái yếu; làm việc ai cũng có “sở trường, sở đoản”, có hạn chế, khuyết điểm, có cái đúng, cái sai,... Thói thường, cái hay, cái tốt không chỉ mình biết mà được người khác nói ra, khen, động viên nên rất dễ nhận ra; cái chưa hay, chưa tốt vì nhiều lẽ mà ít được nhắc tới. Biết được cái hay, cái tốt để phát huy, biết cái hạn chế, cái xấu để sửa là rất cần thiết.
Khi đã nói “tự mình, tự soi, tự sửa” là muốn nói đến sự tự nguyện, tự giác, sự dũng cảm, sự cầu thị đối với những hạn chế, khuyết điểm, với những thói hư, tật xấu,... của “cái tôi”, của bản thân mình.
Thực chất của “tự soi, tự sửa” chính là thường xuyên tự phê bình, tự điều chỉnh mình, như một thói quen rửa mặt hàng ngày. Soi, sửa bao gồm soi, sửa về nhận thức, về hành động, về đạo đức lối sống,... để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, ngang tầm, có hành động tích cực, hiệu quả, đưa lại lợi ích chính đáng cho Dân, cho Đảng, trong đó có bản thân mình, có đạo đức lối sống lành mạnh, văn minh. Hồ Chí Minh nói: “Khuyết điểm cũng như một chứng bệnh. Phê bình là thuốc để chữa bệnh khuyết điểm”.
Hiện nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật. Một trong những biện pháp để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đó là: Tự soi, tự sửa.
Nghị quyết Trung ương 4 lần này đã đặt ra yêu cầu là phải tự soi. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải tự soi trong từng công việc, trong từng lời nói và việc làm, trong chính suy nghĩ của mình để tự thấy hạn chế, khuyết điểm mà sửa, nhất là những hạn chế, khuyết điểm thuộc về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Làm được như vậy mới giải quyết được tận gốc, làm rõ được nguyên nhân, mới “chữa đúng bệnh” và tạo ra được động lực mới.
🇻🇳
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến tự soi, tự sửa
Cách đây gần một thế kỷ - năm 1927, trong cuốn Đường Kách mệnh, khi bàn về tư cách người cán bộ, Bác Hồ đã đề cập ba mối quan hệ: Tự mình phải/ Đối với người phải/ Làm việc phải.
Trong “tự mình phải”, Người nêu rất cụ thể, giải thích rất gọn, nhưng rất kỹ và rõ về: Cần kiệm - Hòa mà không tư - Cả quyết sửa lỗi mình - Cẩn thận mà không nhút nhát - Hay hỏi - Nhẫn nại - Hay nghiên cứu xem xét - Vị công vong tư - Không hiếu danh, không kiêu ngạo - Nói thì phải làm - Giữ chủ nghĩa cho vững - Hy sinh - Ít lòng tham muốn về vật chất - Bí mật.
Trong “đối với người phải”, Người chỉ rõ: Với từng người phải khoan thứ - Với đoàn thể thì nghiêm - Có lòng bày vẽ cho người - Trực mà không táo bạo - Hay xem xét người.
Còn trong “Làm việc phải”: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng - Quyết đoán - Dũng cảm - Phục tùng đoàn thể.
Nếu để ý sẽ thấy, Bác nói nhiều, nói cụ thể, chi tiết và đòi hỏi cao với “tự mình phải”. Khi nói “đối với tự mình” là nói đến yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong, yếu tố quyết định; còn “đối với người” là nói đến yếu tố khách quan, yếu tố bên ngoài. Triết học Mác-xít chỉ rõ rằng yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong bao giờ cũng là yếu tố đóng vai trò quyết định.
🇻🇳
Gần một thế kỷ, lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị thời sự
Thực hiện nghiêm, thường xuyên “tự soi, tự sửa” sẽ có giá trị to lớn, thiết thực về lý luận và thực tiễn
Đảng ta có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định phục vụ cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên.
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “tự soi, tự sửa” là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm “Nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến", "tự chuyển hoá” trong nội bộ” và được coi là giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Như vậy, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị phải bắt đầu từ con người và từ mỗi người - đây được coi là nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Một tập thể mà ai cũng có ý thức “tự soi, tự sửa” thì chắc chắn tập thể ấy sẽ tốt hơn, mạnh hơn.
Trong đổi mới, nhận thức rõ ý nghĩa to lớn, sâu xa của tự soi, tự sửa, Đảng là: “Sức mạnh của Đảng, của mỗi đảng bộ và đảng viên không chỉ ở ưu điểm mà còn ở chỗ nhận rõ và sửa chữa bằng được những vấn đề tồn tại, những sai lầm, khuyết điểm và tự vượt lên chính bản thân mình”.
Đảng ta là Đảng cầm quyền. Cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở đều là đảng viên. Đội ngũ này trong sạch, vững mạnh thì Đảng trong sạch, vững mạnh. Cán bộ ở cấp càng cao thì quyền hành càng cao. Dù to hay nhỏ, có quyền mà không giữ được đạo đức cách mạng thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Nguy hiểm nhất là đảng viên hư hỏng sẽ đưa quần chúng đến hư hỏng. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải tự giác, thường xuyên, hằng ngày, suốt đời tự soi, tự sửa như chuyện rửa mặt hằng ngày để giữ vững đạo đức cách mạng, cao nhất là thực hành cần, kiệm, liêm, chính cho dân học tập, noi theo.
Bác Hồ dạy chúng ta: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Phương châm ấy phải được thường xuyên quán triệt, thấm nhuần, kiên trì thực hiện, trở thành một thói quen, một nền nếp, một phong trào, cũng như Bác từng nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Từ dưới lên trên, ai cũng thực hành như vậy, cán bộ, đảng viên làm trước thì “làng nước” sẽ “theo sau”. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “nói một đàng làm một nẻo” hoặc chỉ hô hào, còn làm là việc của cán bộ, đảng viên cấp dưới, không phải của mình.
Tự soi, tự sửa là việc của chính mình, là đấu tranh ngay với cái tôi ở trong mình. Soi đúng thì sẽ sáng hơn, sửa đúng thì sẽ đẹp hơn. Mỗi cá nhân tốt đẹp hơn thì cả tập thể cũng sẽ tốt đẹp hơn.
ST
Không có mô tả ảnh.

TRIỂN KHAI NHANH, ĐỒNG BỘ CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG CHIẾN LƯỢC

 

Sáng 10/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo.
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang triển khai 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hạ tầng chiến lược, tập trung hạ tầng giao thông, mang tính liên vùng, liên tỉnh. Những công trình trên 10 nghìn tỷ đồng, theo quy định phải báo cáo các cơ quan thẩm quyền là Bộ Chính trị xin chủ trương, Quốc hội đồng ý cho phép triển khai.
Hiện nay, về mặt vốn đã và đang triển khai tích cực vì chúng ta giảm số dự án đầu tư của cả nước xuống dưới 5.000 dự án, tập trung cho các dự án lớn. Chúng ta huy động nguồn vốn Trung ương, địa phương, huy động từ nguồn trung hạn, nguồn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, nguồn tăng thu tiết kiệm chi.
Vấn đề là làm sao giải ngân được các nguồn vốn này? Có rất nhiều thủ tục còn rườm rà, nhưng là quy định thì phải chấp hành. Bình thường, chúng ta triển khai 1 năm trên dưới 100 nghìn tỷ đồng. Năm nay do yêu cầu triển khai theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và có nhiều nguồn vốn như vậy, trong suốt 20 năm qua, chúng ta đã hoàn thành gần 1.100km đường cao tốc bằng tất cả các hình thức đầu tư, trong 5 năm tới phải hoàn thành gấp 2 lần khối lượng này, trong 10 năm tới phải 4 lần.
Trong nhiệm kỳ này, tất cả 3 miền đều triển khai các dự án lớn. Những dự án quy mô dưới 10 nghìn tỷ đồng cũng rất nhiều, chưa kể các dự án BOT. Do đó phải có một cơ quan giúp việc, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, góp phần đề xuất các khó khăn, vướng mắc với các cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tướng chỉ đạo, hôm nay ra mắt Ban Chỉ đạo để cần thống nhất về tư tưởng, nhận thức, hành động, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, tinh thần không hình thức, mà phải hiệu quả, thực chất, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm của Trung ương và địa phương, tất cả vì dân vì nước.
Nếu chúng ta triển khai chậm các công trình thì sẽ lãng phí nguồn lực, hiệu quả thấp trong khi nhân dân đang mong đợi, yêu cầu thì bức thiết. Chúng ta cần thực hiện các đột phá chiến lược đã đề ra. Chính sách tài khóa mở rộng, trong đó có đầu tư công, các công trình hạ tầng chiến lược. Thủ tướng đề nghị quán triệt nhận thức này để làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, hiệu quả cao nhất.
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và văn bản
36
1 bình luận
9 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ