Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

Những đánh giá sai lệch về công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam

 Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong mọi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm.i

Đánh giá phiến diện, thiếu khách quan

Ngày 19/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo tình hình buôn người năm 2022. Đây là báo cáo hằng năm theo Đạo luật Bảo vệ nạn nhân bị mua bán của Hoa Kỳ năm 2000 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trình lên Quốc hội nước này, trong đó nhận xét công tác phòng, chống mua bán người của 188 quốc gia trên thế giới nhằm kêu gọi Chính phủ các nước thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung.

Trong báo cáo tình hình buôn người năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam trong nhóm 3, tụt 18 bậc so với năm 2021 (năm 2021, đánh giá Việt Nam thuộc nhóm 2) cùng với các nước như Brunei, Campuchia, Malaysia, Myanmar tại Đông Nam Á và một số nước khác như Trung Quốc, Cuba... Cũng theo báo cáo này, những nước nằm trong nhóm 3 có thể bị hạn chế nhận một số viện trợ từ Hoa Kỳ trong tương lai. Báo cáo trên có những nhận xét không khách quan, không phản ánh những nỗ lực to lớn của Việt Nam trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người trong thời gian qua.

Liên quan đến vấn đề trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 21/7 khẳng định: “Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới với các thông tin không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam”.

Không ngừng nỗ lực đấu tranh với nạn buôn người

Việc nhìn nhận, đánh giá một vấn đề cần phải dựa trên những thông tin xác thực, có các hoạt động kiểm chứng, khảo sát thực tế, nếu không sẽ đưa ra những nhận xét thiếu khách quan, phiến diện. Điều này tác động không tốt đến quan hệ ngoại giao hai nước, gây ra những hiểu lầm đáng tiếc và tạo cớ để các thế lực thù địch suy diễn, xuyên tạc về công cuộc phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt Nam nói riêng, công tác đảm bảo quyền con người nói chung.

Thực tế, việc phòng, chống mua bán người được Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, từ phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm cũng như hỗ trợ nạn nhân. Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng, chống mua bán người. Những nỗ lực, cố gắng của Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người thời gian qua là toàn diện, rõ nét. 

Tại Điều 150 và Điều 151, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định rõ về tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi. Đặc biệt, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 đã quy định khung pháp lý quan trọng làm cơ sở cho công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm mua bán người. Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, ngày 10/5/2016, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 30/7 hằng năm là “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người”. Nghị định số 62/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân của họ. Ngày 11/2/2019, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về “Tội mua bán người”; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/2/2020. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/12/2021 của Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, nhất là các phương án, kế hoạch, giải pháp đảm bảo ANTT, phòng, chống tội phạm trong và sau dịch bệnh COVID-19.

Ngày 18/7 vừa qua, hướng tới Ngày Thế giới và Toàn dân phòng chống mua bán người, các bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cũng đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, tiến hành xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân và trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án mua bán người.

Việt Nam cũng tích cực hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, phát huy vai trò của cơ quan đại diện ở nước ngoài trong việc nắm tình hình, kịp thời phát hiện và giải cứu nạn nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hồi hương công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán trở về nước. Các điều ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương, các thỏa thuận hợp tác về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được triển khai thực hiện có hiệu quả. Theo đó, ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của LHQ. Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế, trong đó đề ra các giải pháp toàn diện và bao trùm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người di cư nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nguy cơ mua bán người, giảm tội phạm mua bán người, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả các nạn nhân của thực trạng mua bán người. Trên thực tế, tình hình phòng, chống mua bán người trong nước và qua biên giới cũng luôn được rà soát để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp, khắc phục những khó khăn do đại dịch COVID -19 gây ra.

Không chỉ xâm hại quyền con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đạo đức, nhân phẩm, tính mạng của các nạn nhân, tội phạm mua bán người còn gây ảnh hưởng xấu đến nền tảng đạo đức, giống nòi, thuần phong mỹ tục, tác động trực tiếp đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm ấy, những năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam từ Trung ương đến địa phương luôn thể hiện trách nhiệm cao, thái độ kiên quyết trong phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm mua bán người. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã chú trọng xây dựng, duy trì hoạt động các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, trong đó tập trung tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn mới, địa bàn trọng điểm của tội phạm này, những đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân, quyền lợi mà nạn nhân được hỗ trợ và đường dây nóng tiếp nhận thông tin về nạn nhân và vụ việc. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng và mạng xã hội...

Về nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, Việt Nam đang tích cực xây dựng, triển khai quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành, liên cấp về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và cung cấp kết nối dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán. Củng cố, phát triển, cải thiện chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo đảm tính sẵn có, dễ tiếp cận; đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và thí điểm các mô hình hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác…

Theo số liệu của Cục Cảnh sát hình sự, từ năm 2010-2020, trên địa bàn cả nước đã điều tra, khám phá 4.116 vụ, khởi tố 6.012 bị can phạm tội mua bán người ra nước ngoài; trong số này có 419 vụ, 476 bị can mua bán trẻ em ra nước ngoài. Theo báo cáo của các TAND, kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ năm 2016 đến năm 2021 về tội mua bán người đã giải quyết là 450 vụ/506 vụ án đã thụ lý; tội mua bán người dưới 16 tuổi đã giải quyết là 190 vụ/225 vụ án thụ lý. Đây là những con số “biết nói” minh chứng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Việt Nam trong phòng, chống nạn mua bán người.

Cần phải nhìn nhận đúng một thực tế là không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, hoạt động mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp. Ðây là công việc nhiều khó khăn, trở ngại nhưng với quyết tâm chính trị và bằng kinh nghiệm của mình, Việt Nam sẽ tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người. Trong bối cảnh tội phạm mua bán người hình thành các đường dây, tổ chức xuyên quốc gia, Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán người.

Liên quan đến bản Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: “Chúng tôi mong muốn phía Hoa Kỳ trong thời gian tới hợp tác chặt chẽ hơn nữa để có đánh giá đầy đủ về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam. Chúng tôi cũng sẵn sàng trao đổi với các nước, trong đó có cả Hoa Kỳ cũng như các bên liên quan về các vấn đề hợp tác cụ thể để cùng nhau triển khai hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người”.


QUAY ĐẦU LÀ BỜ!


Những ngày cuối tháng 7/2022 A Ga tên phản động lưu vong ở Mỹ, kẻ cùng Y Hin Niê lập ra cái gọi là “Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” (một tổ chức trá hình để tập hợp những phần tử phản động FULRO nhằm chống phá nhà nước) có tham gia hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ- một diễn đàn để Mỹ can thiệp lợi dụng dân chủ xuyên tạc các nước không theo Mỹ- tự phong tự xưng là người đại diện cho  đạo Tin Lành các sắc tộc Tây Nguyên. A Ga ra sức vu vạ, xuyên tạc kêu gọi các nhà dân chủ Mỹ can thiệp và đưa A Đảo ra làm nhân chứng để tố cáo Nhà Nước Việt Nam. 

Thật xui cho A Ga những ngày qua Ông A Đảo ở Sa Thầy, Kon Tum đã phản đối tên tội phạm A Ga lợi dụng hình ảnh của mình, nêu tên tại Hội nghị IRF 2022. Đồng thời, cho biết ở Việt Nam tự do tôn giáo, nhân quyền. Nhà nước không cấm đoán tôn giáo, chỉ xử lý cá nhân, tổ chức lợi dụng tôn giáo để gây mất ổn định tình hình An ninh chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc...

A Đảo trước kia cũng đã từng tham gia Tin Lành Đấng Christ nhưng sống trong chăn mới biết có rận. Ông đã nhận ra bộ mặt thật giả cầy A Ga chỉ lợi dụng hình ảnh tên tuổi của người Tây Nguyên để nhận sự quyên góp tài trợ nước ngoài sử dụng tiêu xài cá nhân chớ không giúp đỡ được ai.

Đây cũng là những bài học cho những anh em dân chủ cuội trong các buôn làng Tây nguyên nên thức tỉnh đừng có ảo tưởng vào các anh A Ga, anh Nguyễn Đình Thắng và các anh Mẽo. Nên lo làm sầu riêng cà phê tiêu đi, Hiện nay đang có giá….

SỰ THỜ Ơ CỦA ĐẢNG VIÊN TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Trong thời gian qua, bè lũ phản quốc lưu vong và tà đạo trong nước, được các thế lực thù địch, phản động xúi dục và tài trợ - đã đẩy mạnh các hoạt động chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta phát triển rất mạnh, bằng nhiều hình thức từ thô bỉ, thô bạo đến tinh vi xảo quyệt... kích động xúi dục người dân thiếu hiểu biết, chửi bới bôi đen nói xấu lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ XHCN của Việt Nam ta. Chúng bịa chuyện vu khống chương trình chống tham nhũng của nhà nước ta... mưu toan tiêu diệt Đảng Cộng sản, chế độ XHCN và lật đổ nhà nước CHXHCN Việt Nam, hòng bán nước Việt Nam ta cho đế quốc lần nữa - lần thứ 3.


Trước nguy cơ đó, toàn Đảng toàn, toàn dân ta đã đoàn kết một lòng, cương quyết phản đối, ngăn chặn quyết liệt... và đã thu được hiệu quả to lớn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vô hiệu hóa hầu hết bọn phản động trong và ngoài nước... Xây dựng đất nước, chế độ ổn định và vững vàng tiến lên xây dựng xã hội tốt đẹp hơn! ...


Tuy vậy, vẫn còn có một bộ phận không nhỏ là cán bộ, đảng viên Cộng sản và Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, không tự nguyện, không nhiệt tình, thiếu trách nhiệm... trong việc lên tiếng phản đối (chiến đấu)... để chống lại bọn phản động trong và ngoài nước khốn nạn đó. 

Như vậy là làm sao? Tại sao vậy???...

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

SỰ THẬT VỀ CÁC TRƯỜNG QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM!


Các "trường quốc tế" (TQT) ở VN chỉ được cái là cơ sở vật chất hào nhoáng.

TQT chủ yếu dạy tiếng Anh, kiến thức hầu như không có gì, trẻ chơi là chủ yếu, cho nên trẻ rất khoái, trường thì kêu đó  là "dạy kỹ năng mềm", phụ huynh không biết gì cứ tưởng thế là tốt.


Trẻ học ở các TQT 1-2 năm thì sẽ không còn đủ kiến thức để chuyển ra học  trường phổ thông bình thường của VN, phải học ở TQT mãi cho hết lớp 12.


Học xong lớp 12 TQT thì học sinh không đủ kiến thức thi đại học ở VN, bắt buộc phải du học ở những nơi chỉ cần có tiền và biết tiếng Anh là nhận, và cũng chỉ có thể học những ngành vớ vẩn kiểu như "ma-két-tinh","tổ chức sự kiện", "quản trị quán bia", "quản trị nhà hàng", "quản trị ga-ra ô-tô, giữ xe qua đêm", "quản trị bất động sản", "quản trị khách sạn, nhà nghỉ (cho thuê phòng tính giờ, qua đêm)",... đại khái là những ngành mà ở VN thì không cần học cũng làm tốt.  


Bây giờ bên MỸ nó có những trường co-lít (về VN gọi là đại học Mỹ hết) nó dạy những ngành lặt vặt như vậy. Thời mình đi học thì mình  không có khái niệm những ngành oẳn-tà-roằn kiểu đó! 


HỌc sinh tốt nghiệp các TQT rồi du học thì chắc chắn không có khả năng đủ kiến thức học, thi, bảo vệ  và tốt nghiệp các ngành về khoa học cơ bản (như toán, lý, sinh,...), Y, Dược hay các ngành kỹ thuật công nghệ nghiêm chỉnh (như Cơ khí, Chế tạo máy, Xây dựng,...).


CÓ 3 thứ mà VN cần làm chủ và nắm cho chắc trong tay mình là NGÂN HÀNG, GIÁO DỤC và  Y TẾ. Để tây chiếm những thứ đó là mất nước. 


VN để cho tây nhảy vào chiếm lĩnh thị trường giáo dục, muốn dạy gì thì dạy và bòn rút sạch tiền của tích lũy của dân VN  là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, có thể là sai lầm mang tính lịch sử.


Cre:  Gs. Vinh Trần

CẦN CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG MẶC TRANG PHỤC VNCH PHẢN CẢM


Thời gian gần đây xuất hiện một nhóm người trong trang phục của cái gọi là “quân lực VNCH” tổ chức nhảy nhót, chụp ảnh trước tượng lãnh tụ, Quốc kỳ Việt Nam. Hành động này ngay lập tức khiến dư luận rất bức xúc, lên án. Có người còn coi đây là “sự xúc phạm tới anh linh bao nhiêu người đã ngã xuống vì sự nghiệp chống Mỹ, ngụy để giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước”. Đến ngày 10-11, qua bài “Xung quanh sự việc một nhóm người mặc trang phục lính ngụy dự đám cưới ở huyện Cao Phong”, báo Hòa Bình điện tử cho biết: Sáng 7-11-2020, một nhóm nam giới và phụ nữ không phải người địa phương mặc trang phục kiểu của lính VNCH mấy chục năm trước đến dự đám cưới ở xóm 1 thị trấn Cao Phong, được chủ nhà bố trí ăn uống trong hội trường nhà văn hóa. Sau đó họ đóng cửa, nhảy múa, hát hò sinh hoạt riêng. Dù là nhóm sở thích song đập vào mắt là hình ảnh nhố nhăng của cả nam và nữ, mắt đeo kính đen, phì phèo thuốc lá…Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao việc một người đàn ông mặc quần áo của lính VNCH đứng bán bánh mì dưới cầu Rạch Ngỗng 2, đường Nguyễn Văn Cừ, P. An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.


Thật ra chuyện cũng không mới, và phẫn nộ trước hiện tượng này, báo chí đã có bài lên án như: “Ảo tưởng thú “chơi” đồ lính”, “Những kẻ dị hợm”… Dư luận trên internet còn phê phán quyết liệt hơn, có thể xem các clip như “VNCH là một đội quân ô nhục mà nhóm người này lại mặc quân phục VNCH”, “Yêu đồ lính hay những thước phim khơi gợi lại nỗi đau người Mẹ Việt Nam?”, “Cựu lính ngụy SG gửi tới các vị thích mặc đồ quân lực VNCH”, “Hội yêu đồ lính, nhạc vàng của đám quái thai, dị nhân đến dị hợm đang trêu ngươi xã hội”… Tuy nhiên điều đáng nói là trước hiện tượng đáng phê phán nêu trên, đến nay vẫn chưa được chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng nào quan tâm một cách đúng mức để có biện pháp giải quyết. Có lẽ vì thế nhóm người nhân danh cái gọi “hội yêu đồ lính” ngày càng ngông nghênh, tiếp tục ngang nhiên đưa lên internet hình ảnh của họ trong trang phục các sắc lính từ mũ nồi đỏ, mũ nồi xanh, đến biệt động, thủy quân lục chiến,… đi xe Jeep kiểu trước 1975 hoặc xe máy, kéo đàn kéo lũ dàn hàng ngang trên đường, dựng cảnh vác súng luồn rừng, đánh trận, bị thương,… trên nền các bài hát rền rĩ ca ngợi cái gọi là “quân lực VNCH”. 


Sống trong xã hội, mỗi người đều có quyền được lựa chọn trang phục phù hợp sở thích cá nhân. Nhưng cũng chính vì là một thành viên sống trong xã hội mà quyền đó không phải không có giới hạn, mà cần phù hợp tiêu chí văn hóa của xã hội, và đặc biệt là phải phù hợp yêu cầu đạo đức. Những người tham gia cái gọi là “hội yêu đồ lính” vì thế cũng nên tham khảo ý kiến một bạn đọc khi thảo luận trong clip “Yêu đồ lính hay những thước phim khơi gợi lại nỗi đau người Mẹ Việt Nam?” viết rằng: “Mặc cái gì tốt đẹp thì nên mặc còn mặc đồ của chế độ bán nước, thua trận lưu vong cả dân tộc căm ghét thì có nên mặc không? Đội quân mà nói đến là người ta nhớ đến hình ảnh đi đến đâu đàn áp, bắn giết, cướp bóc đốt nhà, đánh đập, tra tấn thì đồ đó có đẹp không?” để xem xét hành vi của mình, từ đó chấm dứt trò diễn mà lâu nay họ vẫn ngang nhiên thể hiện. Mặt khác, đã đến lúc chính quyền cùng các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để chấn chỉnh thứ hành vi phản cảm, diễn ra đã quá lâu và khiến dư luận xã hội bức xúc, phẫn nộ.

CHIẾN TRANH PHI NGHĨA THÌ KHÔNG ĐÁNG TỰ HÀO. NHƯNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC THÌ VÔ CÙNG ĐÁNG TỰ HÀO!


Chiến tranh có gì để mà đáng tự hào? Thế người Pháp nghĩ gì về Napoléon Bonaparte? Người Nga nghĩ gì về Georgy Zhukov và cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại? Tại sao người Ý lại tôn vinh Julius Caesa và người Hy Lạp lại vô cùng kính trọng Alexandros Đại đế? Tại sao người Trung Quốc lại thờ phụng những vị tướng tài, những nhà lập quốc của họ? Và câu chuyện tương tự diễn ra ở rất nhiều các quốc gia khác, như ở Mông Cổ với Thành Cát Tư Hãn, như Hàn Quốc với Lý Thuấn Thuần…


Chiến tranh có gì để mà đáng tự hào? Các bạn biết về bộ phim Saving Private Ryan chứ - một trong những tuyệt phẩm điện ảnh về chiến tranh của người Mỹ, một bộ phim mà người ta nói rằng: “Bất cứ một người Mỹ chân chính nào cũng phải xem”. Một tác phẩm điện ảnh đỉnh cao khác nói về chiến tranh của người Mỹ là Hacksaw Ridge - nói về chiến sĩ quân y nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ: Desmond Doss. Bộ phim nhận được 6 đề cử Oscar ở các hạng mục danh giá nhất, doanh thu hơn 200 triệu đô, bộ phim được nhiều phê bình Mỹ cho rằng: “Nếu là người Mỹ, bạn không thể không khóc”. Cựu Tổng thống Trump từng nói về tình yêu nước rằng mỗi người Mỹ phải ghi nhớ về chiến thắng Cách mạng Mỹ, tôn vinh những người đã ngã xuống để lập quốc và đề cao cụm từ “Independence forever” - có nghĩa “sự độc lập mãi mãi”. Hay như bom tấn Dunkirk của Christopher Nolan, làm về trận “rút lui chiến thuật” của quân đội Anh trước quân đội Đức trong Thế chiến II. Đạo diễn lừng danh Quentin Tarantino nói về lúc ông xem Dunkirk tại Anh: “Tôi thấy những người Anh khóc khi xem bộ phim này, đó là thời khắc của họ”. Mỗi năm, Mỹ - Anh lại tổ chức tưởng niệm và vinh danh trận đổ bộ Normandie, các lớp tàu sân Mỹ được gọi tên là “lớp Nimitz” - chính là vị Thủy sư Đô đốc Chester W. Nimitz lừng danh của quân đội Mỹ.


“Đừng quên rằng thế giới vẫn còn rất nhiều nơi, với nhiều giấc mơ, nhưng không nào quý giá như nhà mình. Hãy bảo vệ đất nước của các bạn, vì gia đình và đất nước bạn.” - Cựu Tổng thống Donald Trump.


Chiến tranh có gì để mà đáng tự hào? Chiến tranh có hai dạng, phi nghĩa và chính nghĩa. Nếu chỉ là “chiến tranh phi nghĩa” không thôi, thì chẳng có gì đáng tự hào cả. Nhưng nếu đó là “chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc”, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người dân… thì lại vô cùng đáng tự hào. 


Đáng tự hào chứ, nếu như đó là cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc, thống nhất lãnh thổ và thu vẹn non sông về một mối. Đáng tự hào chứ, nếu đó là cuộc chiến mà tự tay dân tộc đó chiến thắng kẻ thù. Đáng tự hào chứ, khi mà hàng triệu người đã chấp nhận ngã xuống để Tổ Quốc được đứng lên. Đáng tự hào chứ, khi một dân tộc bé nhỏ đã chiến thắng những quốc gia, chế độ, đội quân hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại.


Tại sao chúng tôi không được tự hào về những cuộc chiến chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc? Tại sao chúng tôi không được tự hào về những người anh hùng đã ngã xuống vì Tổ Quốc? Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều định hình, tồn tại, biến đổi… dựa trên những cuộc chiến tranh trong quá khứ. Mỗi quốc gia đều có quyền tự hào, quyền giảng dạy, truyền lại cho thế hệ đi sau.


Người ta chỉ biết đến Việt Nam vì chiến tranh? Vì phần lớn thế kỷ trước, Việt Nam đã phải chiến đấu với nhiều quốc gia, những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất như Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Khmer Đỏ và trở nên độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ. Các cuộc chiến ở Việt Nam rất ác liệt, thiệt hại lớn và cũng rất nhiều tranh cãi. 


Là một người Việt Nam chân chính, chúng ta phải nỗ lực, cố gắng… để mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Chứ không phải là ngồi than thân trách phận. Muốn để người ta biết thì phải lao động, làm việc chứ không phải là ngồi tự nhục trách cứ lịch sử. Hành vi ấy có khác gì một đám con cháu mất nết, trách cứ “người xưa vĩ đại quá làm gì” rồi đám con cháu không vượt qua được? 


Bức thư gửi những người còn sống viết: “Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp…”. Với tư cách là công dân của một quốc gia đi lên từ bom đạn chiến tranh, được hưởng nền hòa bình, bên cạnh niềm tự hào về quá khứ sắt son, phải biến niềm tự hào đó thành hành động. Dĩ nhiên, chúng ta không thể sống mãi bằng lòng tự hào, nhưng cũng không thể bước đến tương lai mà không có quá khứ. 


Thế giới đã và đang biết nhiều hơn về Việt Nam. Đó là một quá trình “vạn dặm” cần một sự nỗ lực lớn lao và vun đắp. Chứ không cần một đám người lười lao động, thừa tự nhục, chỉ biết chỉ trích quá khứ và tự nhục nhược tiểu.


“Tôi mong rằng người Mỹ, Hàn, Trung, Pháp… đừng làm phim, làm game…. về chiến tranh nữa. Vì chiến tranh có gì đáng tự hào đâu? Họ có lịch sử, họ tự hào về lịch sử. Thì chúng tôi, những người Việt Nam, cũng như vậy. Làm sao phải thôi tự hào khi chúng tôi có một lịch sử vệ quốc vĩ đại, chiến thắng nhiều kẻ thù? Hơn nữa, chúng tôi còn không đi xâm lược ai, không gây ra tội ác cho dân tộc khác, quốc gia khác. Chúng tôi có toàn quyền tự hào về lịch sử dân tộc” 


Người tự nhục sẽ nghĩ là: "Chiến tranh chẳng có gì đáng tôn vinh. Thật nhục nhã khi người ta chỉ biết đến Việt Nam qua chiến tranh. Người ái quốc lại cho rằng: "Chiến đấu vì Tổ Quốc thì luôn đáng tự hào. Chúng ta phải lấy sự tự hào đó làm bàn đạp lao động, cống hiến vì Tổ Quốc". 


Lựa chọn góc nhìn nào là do suy nghĩ của mỗi người. Nhưng chắc chắn rằng thế hệ đi trước của chúng ta đã tham gia một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Và thế hệ hiện nay phải kế thừa, phát huy, lao động và học tập dựa trên nền tảng chính nghĩa ấy. 

Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng luôn được đảm bảo ở Việt Nam

 Những luận điệu cho rằng những chính sách tôn giáo của Việt Nam không phù hợp với luật pháp quốc tế là vô căn cứ. Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật.

Tháng 5/2022 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra “Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới”, trong đó có những thông tin sai lệch về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam với các góc nhìn phiến diện, dẫn chứng thiếu khách quan. Với 52 trang, bên cạnh sự ghi nhận những mặt tích cực của Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền trong năm qua, báo cáo cho rằng: “Việt Nam đã bắt giữ, tra tấn, tước đoạt mạng sống của người dân một cách tùy tiện”; “can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân”; “hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet”... Trong đó, báo cáo nói đến tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, đồng thời đưa ra các chỉ trích chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử người dân theo đạo và không theo đạo.

Sự thật về tình hình sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy, Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Tính đến nay, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hàng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể thao và ngành nghề.

Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện nay: Phật giáo 15,1 triệu; Công giáo 7,1 triệu; Cao đài 1,1 triệu; Tin lành 1 triệu; Hồi giáo 80.000; Phật giáo Hòa hảo 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).

Ở khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là tại các thành phố, các trung tâm tôn giáo lớn như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Tây Ninh, Cần Thơ…, các sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá sôi nổi, đa dạng và phong phú.

Hoạt động của các thiết chế tôn giáo đã có những đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động quần chúng theo đạo - một lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc - tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các ngày lễ trọng, các lễ nghi, lễ hội tôn giáo được tổ chức ngày càng trang nghiêm, quy mô hơn trước và thu hút ngày càng đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều sinh hoạt tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn hoá cộng đồng được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng. Các lễ hội như lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Noel của Công giáo và đạo Tin Lành, lễ kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo…  được tổ chức trọng thể, trang nghiêm và đảm bảo an ninh trật tự. Lễ hội của mọi tôn giáo đều trở thành hội lễ chung vui của toàn dân tộc như Lễ hội Đền Hùng, lễ Noel, lễ hội La Vang.

Đặc biệt lễ Phật đản của Phật giáo đã chính thức được UNESCO công nhận là một trong những lễ hội tôn giáo lớn của thế giới. Một số lễ hội mang tính thế tục được dư luận quan tâm đánh giá cao, như: Lễ cầu siêu cho những người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức năm 2005; Đại hội hành hương La Vang lần thứ 27 kết hợp “Năm Thánh thể” với quy mô lớn do Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức; Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội thánh do Tổng hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tổ chức năm 2005…

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, trong 16 năm (2001-2017), số tín đồ của các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tăng lên 6% trong dân số. Đó là chưa kể các tôn giáo nhóm nhỏ (chủ yếu là các nhóm Tin lành tư gia) chưa được công nhận và các hiện tượng tôn giáo mới rất khó thống kê số lượng người theo. Số lượng tín đồ các tôn giáo đều tăng lên, trong đó tăng nhanh nhất là tín đồ đạo Tin lành, từ 670.000 người năm 2004 đã tăng lên tới trên 1,2 triệu tín đồ năm 2015, tức là tăng gấp gần 2 lần trong 10 năm. Sự phát triển có tính chất đột biến của đạo Tin lành diễn ra chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đây cũng là hai địa bàn có sự chuyển đổi đức tin tôn giáo diễn ra mạnh mẽ nhất trong thời kỳ đổi mới.

Việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra “Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới”, trong đó cho rằng, nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam về vấn đề dân tộc, tôn giáo không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền con người. Thậm chí, báo cáo đưa ra những cái nhìn lệch lạc như “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là bước thụt lùi về tự do tôn giáo”, “tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo”. Cho rằng Việt Nam đề ra chính sách pháp luật nhưng trên thực tế “không thực hiện”… Có thể thấy, đây không phải là lần đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố các báo cáo có nội dung sai lệch về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhiều lần, trong các báo cáo đều có nội dung nói rằng, Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên Chính phủ “vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo”, “một số tín đồ tôn giáo tiếp tục bị đàn áp hoặc sách nhiễu”.

Với số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự, trường đào tạo, số lượng kinh sách được xuất bản của các tôn giáo tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, những hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng và thực tế hoạt động sôi động của các tổ chức tôn giáo hiện nay là những minh chứng rõ nhất cho những thành tựu của việc tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Thực tiễn này đã bác bỏ mọi nhận xét thiếu khách quan về việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta. Đối với các luận điệu cho rằng, Việt Nam có các hoạt động đàn áp tôn giáo, cấm đoán các tổ chức tôn giáo hoạt động, đây là những vu cáo vô căn cứ.

Chẳng hạn, lâu nay tại Việt Nam đã xuất hiện không ít hoạt động tôn giáo trái pháp luật của một số tổ chức Tin Lành nước ngoài chưa được cấp phép, điển hình là các đạo lạ mang danh nghĩa Tin Lành truyền vào Việt Nam như Tân Thiên địa, Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ... Hoạt động của phần lớn các tổ chức này trái với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhuốm màu mê tín dị đoan, có dấu hiệu trục lợi, nhiều tổ chức vi phạm pháp luật. Đối với các hoạt động vi phạm pháp luật của các tổ chức này, lực lượng chức năng Việt Nam đã nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý dựa trên quy định pháp luật.

Cần những đánh giá khách quan

Như vậy, ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Một điều dễ nhận thấy, đánh giá sai lệch vì những lý do khác nhau vẫn ẩn sau ngọn cờ tôn giáo. Đối với Việt Nam, các thế lực cực đoan, chống đối luôn tìm mọi thủ đoạn để tách rời tôn giáo ra khỏi sự quản lý của nhà nước, cốt để dễ dàng lợi dụng các tôn giáo vào những mục đích chống phá. Thực tế cho thấy, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây thường xuyên tổ chức các cuộc điều trần về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia “không có tự do tôn giáo” cũng chỉ nhằm mục đích tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Hơn nữa, cần phải thấy rằng, không thể có tự do tôn giáo tuyệt đối. Bởi xét về bản chất, tôn giáo là một tổ chức tập hợp những người tin theo một đối tượng tôn thờ. Mọi tổ chức tồn tại, hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật. Các tôn giáo cũng phải chịu sự quản lý của Nhà nước, phải chấp hành quy định của pháp luật và điều này hoàn toàn phù hợp với khoản 3, Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Do đó, việc ban hành các văn bản pháp luật để tiến hành quản lý nhà nước đối với các tôn giáo là nhu cầu tất yếu, khách quan của mọi quốc gia trên thế giới.

Chính vì vậy, những luận điệu cho rằng những chính sách tôn giáo của Việt Nam không phù hợp với luật pháp quốc tế là vô căn cứ. Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật.

CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ PHẢI CHỦ ĐỘNG THÔNG TIN, KỊP THỜI CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH

 

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Các cơ quan báo chí, xuất bản phải chủ động cung cấp thông tin, kiến thức, cập nhật những chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt đối với những vấn đề dư luận quan tâm.


Tại Hội nghị giao ban công tác báo chí, xuất bản năm 2022 được tổ chức chiều 8/8, tại Hà Nội, báo cáo tóm tắt công tác chỉ đạo, quản lý báo chí xuất bản thời gian qua, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Báo chí-Xuất bản Tống Văn Thanh cho biết, các cơ quan báo chí đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện tuyên truyền kịp thời, chính xác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cũng như các sự kiện trọng đại của đất nước… tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đặc biệt, báo chí, truyền thông, thông tin công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 38 của Chính phủ về Chương trình phòng, chống dịch và Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.


Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch tiếp tục được tăng cường, nhiều bài viết, chương trình có hiệu ứng tốt trong xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận. Hình thức thông tin thường xuyên đổi mới đa dạng, nhiều tin, bài kèm theo hình ảnh động, sử dụng Infographic và được thiết kế ấn tượng... lan tỏa trên nhiều nền tảng số khác nhau, tăng khả năng tiếp cận của người dân.


Đối với công tác xuất bản, có nhiều đổi mới và chủ động, bám sát với tình hình thực tiễn có trọng tâm trọng điểm. Cùng với đó là kịp thời khắc phục một số hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động xuất bản.


Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi để tăng cường công tác phối hợp trong chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin đồng bộ, kịp thời; tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền để định hướng dư luận xã hội bảo đảm khách quan, chính xác, có trọng tâm, trọng điểm; khắc phục những tồn tại, hạn trong lĩnh vực báo chí, xuất bản... Từ đó, kiến nghị, đề xuất một số vấn đề cần quan tâm về cơ chế, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ... nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động báo chí, xuất bản trong tình hình mới.


Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân Đinh Như Hoan cho biết, thời gian qua báo Nhân dân đã chia sẻ công nghệ làm báo hiện đại cho các cơ quan báo Đảng địa phương để đáp ứng được xu thế mới: “Từ đầu năm đến nay, lãnh đạo Đảng dân đã làm việc với gần 40 Tỉnh ủy, Thành ủy về việc phối hợp trong công tác tuyên truyền, trong đó có nội dung chia sẻ kinh nghiệm xu hướng báo chí hiện đại trên thế giới, trong nước và kinh nghiệm đổi mới sáng tạo của báo Nhân dân trong thời gian qua. Thông qua các buổi trao đổi nghiệp vụ, lãnh đạo cán bộ phóng viên, biên tập viên báo đảng địa phương đã nắm bắt những kinh nghiệm quý trong hoạt động nghiệp vụ, để ứng dụng vào công việc thực hiện để mỗi phóng viên, biên tập viên đều có thể tự sản xuất nhiều nội dung digital phức tạp và hấp dẫn”.


Phát biểu chỉ đạo kết luận hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, thời gian tới các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí, xuất bản; cơ quan hội và các cơ quan báo chí, xuất bản cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt việc thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tạo sự thống nhất cao trong Đảng và trong xã hội về các đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.


Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, việc quy hoạch, quản lý báo chí cần tiếp tục quán triệt thật tốt các kết luận của lãnh đạo đảng, nhà nước tại các hội nghị toàn quốc. Đồng thời, các cơ quan báo chí, xuất bản phải chủ động cung cấp thông tin, kiến thức, cập nhật những quyết sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt đối với những vấn đề dư luận quan tâm. Báo chí cần tiếp tục phát huy vai trò định hướng dư luận cho nhân dân đối với đường lối của Đảng và phát luật nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong các cơ quan báo chí, xuất bản...


Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Chủ trương của Đảng ta phát triển loại hình truyền thông internet và mạng xã hội, mạnh hơn nữa. Do đó, các cơ quan báo chí phải làm vấn đề này thật mạnh mẽ, không để thua các nước tiên tiến về vấn đề này. 


Đối với quản lý các cơ quan báo chí của chúng ta và các địa phương cũng vậy, không được buông lỏng; hoạt động của báo chí và xuất bản phải theo luật pháp. Có Luật Báo chí rồi, có Luật Xuất bản rồi, cái gì được làm thì chúng ta phải làm cho tốt, cái gì chúng ta phải tránh thì chúng ta phải kiên quyết tránh”.

CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 - NIỀM TỰ HÀO CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

   Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết lên những trang sử vẻ vang với bao chiến công hiển hách chống xâm lược và ách thống trị của ngoại bang. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi nhất, là thành quả 15 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, lập nên Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

    Tháng 8/1945, nhận định thời cơ ngàn năm có một đã đến, mọi sự chuẩn bị đều đã sẵn sàng, sức mạnh đoàn kết hiệp đồng của toàn dân đã lên cao đến đỉnh điểm, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước, triệu người như một, nhất tề đứng lên giành chính quyền trên cả nước với tinh thần "Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".

    Với sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và thời cơ ngàn năm có một, chỉ trong vòng hai tuần lễ 64 tỉnh thành trên cả nước đã giành được chính quyền.

    Tại Hà Nội, không khí sục sôi bắt đầu từ chiều 17/8, Tổng hội viên chức (một tổ chức của chính quyền và lực lượng thân Nhật thành lập ra) tổ chức mít tinh tại Nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim, Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội đã biến cuộc mít tinh đó thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh. Cờ quẻ ly (lá cờ có nền màu vàng, giữa là sọc quẻ ly màu đỏ) của chính phủ Trần Trọng Kim bị hạ xuống, nhanh chóng được thay bằng một lá cờ đỏ sao vàng rộng lớn rủ từ trên tầng Nhà hát lớn xuống. Các đội viên tuyên truyền Việt Minh được bố trí bí mật xông lên giành lấy diễn đàn, thông báo tin Nhật đầu hàng và kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh khởi nghĩa. Sau đó, quần chúng tự động xếp thành hàng, do các đội tự vệ chiến đấu dẫn đầu đi từ Nhà hát lớn qua các phố trung tâm, hô vang khẩu hiệu "Ủng hộ Việt Minh", "Đả đảo bù nhìn", "Việt Nam độc lập". Chính quyền bù nhìn không dám chống cự, quân Nhật không dám can thiệp.

    Sự kiện ngày 17/8 cho thấy sự yếu thế của chính quyền thân Nhật và sự chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm phái, họ không có khả năng tập hợp quần chúng. Quần chúng nhân dân Hà Nội đã tin và hướng về ngọn cờ cứu nước của Mặt trận Việt Minh, giúp cho Ủy ban khởi nghĩa ở Hà Nội càng vững tin vào lực lượng quần chúng và thấy rõ tình hình của địch. Thời cơ giành chính quyền cho cách mạng đã chín muồi và quyết định đã phát động nhân dân Hà Nội nổi dậy giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.

    Theo kế hoạch của Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội, ngày 18 ở hầu hết các xã ngoại thành đều biểu tình tuần hành và chính quyền cách mạng được thành lập. Các đồn lính nhỏ lẻ ở ngoại thành đều bị quần chúng cách mạng chiếm giữ, nhân dân nô nức sắm cờ, vũ khí chuẩn bị tiến vào thành phố tham gia giành chính quyền. Điều đó tạo thuận lợi cho khởi nghĩa ở nội thành vào ngày hôm sau.

    Ngay từ sáng sớm ngày 19/8, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành.

    Hàng vạn quần chúng nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ...tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát lớn. Cả Thành phố Hà Nội như rung chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", "Chính quyền nhân dân cách mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Việt Nam hoàn toàn độc lập"...

    Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát lớn, Uỷ ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa, nêu rõ chủ trương của Mặt trận và kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng dân tộc:

    Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị vũ trang tự vệ dẫn đầu chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát...

    Phủ Khâm sai - cơ quan đầu não của chính phủ bù nhìn, quân dân Hà Nội đã tước vũ khí lính bảo an và phân phát cho tự vệ, nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không có bất kỳ hành động kháng cự nào trước sức mạnh của nhân dân Hà Nội.

    Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường, hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân trừ Đài phát thanh Bạch Mai và ngân hàng Đông Dương.

    Đến tối ngày 19/8 khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Điểm nổi bật của khởi nghĩa ở Hà Nội là do chính sự tự lực của nhân dân Hà Nội tập hợp nhau lại, cùng tiến hành theo chính cương của Việt Minh, hầu như không vấp phải sự chống đối từ chính phủ bù nhìn hay quân Nhật, cũng chưa hề có lực lượng vũ trang và cũng không có sự hỗ trợ của đội quân giải phóng từ các chiến khu hay Trung ương.

    Sáng 20/8/1945, tại Vườn hoa Con cóc (còn gọi là Vườn hoa Diên Hồng), Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc bộ ra mắt nhân dân trong niềm hân hoan vui sướng của nhân dân Hà Nội.

    Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa rất lớn bởi suốt hơn nửa thế kỷ, Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp. Sự thất bại của chính quyền tại đây tượng trưng cho sự sụp đổ của chế độ thực dân trên đất nước ta, việc giành chính quyền nhanh gọn, không đổ máu đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân cả nước tiến lên giành chính quyền.

    Thắng lợi ở Hà Nội đã tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển về Hà Nội chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, chuẩn bị các điều kiện đón tiếp quân Đồng minh.

Giành chính quyền tại Huế 23/8/1945

    Ngày 20/8 tại Thừa Thiên Huế, Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh được thành lập. Ủy ban quyết định lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền vào 23/8. Ngày hôm đó, hàng chục vạn nông dân từ các huyện đổ về thành phố Huế, biểu tình thị uy và chiếm các công sở.

    Chiều 30/8 lễ thoái vị của Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến cuối cùng đã được tổ chức tại lầu Ngọ Môn trong kinh thành Huế.

    Ðúng 13 giờ, vua Bảo Ðại mặc triều phục Hoàng đế bào cùng một số bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim và đại diện hoàng gia đứng ra phía trái lầu Ngọ Môn. Ðoàn đại biểu của chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng bên phải gồmTrần Huy Liệu - trưởng đoàn và Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận – vừa từ miền Bắc vào. Vua Bảo Ðại đọc chiếu tự nguyện thoái vị và trao lại cho đại diện chính phủ Quốc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc tượng trưng cho quyền lực của chế độ phong kiến. Vua Bảo Đại tuyên bố "Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ".

    Sự kiện Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị có một ý nghĩa quan trọng, chính thức đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến lỗi thời; nhân dân ta đã thực hiện được một bước quan trọng đường lối cách mạng dân chủ mà Đảng ta đề ra từ năm 1930. Việc Bảo Đại tuyên bố thoái vị cũng đã triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị lên đất nước ta.

    Giành chính quyền tại Sài Gòn, 25/8/1945

    Chấp hành Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban Kháng chiến toàn quốc và kế hoạch của Xứ ủy Nam Kỳ, ngay từ đêm 24/8/1945, quần chúng cách mạng ở Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh lân cận mang theo giáo mác, tầm vông… bằng mọi phương tiện, rầm rập kéo về nội thành tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Lực lượng đoàn viên công đoàn và thanh niên tiền phong có mặt ở khắp mọi nơi sẵn sàng chiếm lĩnh những mục tiêu được phân công.

    Từ 19 giờ ngày 24/8, lực lượng khởi nghĩa chiếm sở công an, cảnh sát, nhà ga, bưu điện, nhà đèn, các quận, bót… Đến 22 giờ, đoàn Lê Lai thuộc Thanh niên Tiền phong chiếm được dinh Khâm sai. Cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên giữa rừng người hừng hực khí thế cách mạng. Cuộc tiến chiếm “Soái phủ Nam kỳ" không vấp phải sự kháng cự nào vì hầu hết những viên chức cao cấp đã tham gia Thanh niên Tiền phong.

    Sáng sớm hôm sau (25/8), hơn một triệu quần chúng Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh lân cận ào ạt kéo vào nội thành với khí thế sục sôi cách mạng. Đoàn người hô vang như sấm dậy khẩu hiệu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập!”, “Tất cả chính quyền về tay Việt Minh!”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm!”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”, “Độc lập hay là chết!”. Cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố, phấp phới bay trên các công sở.

    Sáng 25/8, lực lượng cách mạng làm chủ hoàn toàn thành phố. Khởi nghĩa kết thúc bằng cuộc biểu tình của hàng triệu quần chúng chào mừng Lễ ra mắt của Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.

    Đồng thời với khởi nghĩa ở Sài Gòn, nhân dân các tỉnh Nam Bộ: Chợ Lớn, Gia Định, Sóc Trăng, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Tây Ninh, Bến Tre, Sa Đéc đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 26/8/1945, nhân dân Sơn La, Hòn Gai, Cần Thơ, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 27/8/1945, tỉnh Rạch Giá giành được chính quyền. Ngày 28/8/1945, tỉnh cuối cùng Hà Tiên giành chính quyền.

    Như vậy, chỉ trong vòng 2 tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám đã giành thắng lợi trong phạm vi cả nước, để có được kết quả này, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải chuẩn bị trong rất nhiều năm về chủ trương, đường lối, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng, cùng sức đoàn kết đồng lòng của toàn thể nhân dân đã làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử.

    Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể quốc dân đồng bào trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, ngày nay là nước CHXHCN Việt Nam.

    Trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam, tinh thần của cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh 2/9 sẽ đời đời bất diệt. Khát vọng hòa bình và tinh thần ấy của Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi con người Việt Nam và đây là nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ hôm nay quyết giữ vững nền độc lập tự do./.


CHIẾN SĨ " SAO VUÔNG" TẬN TÂM, TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC


Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, đồng chí Vũ Phi Long, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) phường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã có nhiều đóng góp cho địa phương bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.


Là phường trung tâm của TP Hải Dương, dân số phường Trần Hưng Đạo luôn có sự biến động do nhiều người chuyển đến nơi khác ở để cho thuê lại nhà. Thực trạng trên ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ. Với vai trò là Chỉ huy trưởng Ban CHQS phường, anh Long chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương.

 

Trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, anh Long phối hợp với những người có uy tín trong dòng họ, gia đình trực tiếp đến vận động, tuyên truyền giúp các gia đình hiểu và động viên con em chấp hành nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự; thường xuyên nắm bắt tình hình, giữ liên lạc với các gia đình đi làm ăn, sinh sống ở nơi khác có con em sắp đến tuổi nhập ngũ để thực hiện tốt công tác tuyển quân. Tổ chức thăm, tặng quà gia đình thanh niên tại ngũ dịp lễ, Tết; thành lập đoàn đi thăm thanh niên đang huấn luyện, học tập tại các đơn vị. Khi thanh niên xuất ngũ trở về địa phương, anh cũng tham mưu tổ chức gặp mặt, tặng quà, tư vấn, giới thiệu việc làm; đồng thời tiến hành chặt chẽ khâu đăng ký, quản lý quân nhân dự bị.

 

Với những gia đình thanh niên đang tại ngũ có khó khăn về nhà ở, anh Long tham mưu cho phường triển khai các hoạt động hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà. Từ năm 2016 đến nay, anh đã tham mưu, vận động hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 2 ngôi nhà cho gia đình thanh niên đang tại ngũ, gia đình diện chính sách trong phường với tổng số tiền gần 70 triệu đồng. Lực lượng dân quân phường cũng tham gia hỗ trợ trên 50 ngày công... Nhờ đó, hằng năm phường đều hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân, chất lượng tốt.

 

Để nâng cao chất lượng huấn luyện cho lực lượng dân quân, hằng năm, trước khi bước vào huấn luyện, anh chủ động xây dựng kế hoạch thông qua cấp trên phê duyệt; phân công chuẩn bị giáo án, bài giảng cụ thể cho từng cán bộ và thông qua giáo án trước khi bước vào huấn luyện; chuẩn bị thao trường, mô hình học cụ huấn luyện chu đáo; với những nội dung khó về kỹ thuật, chiến thuật anh trực tiếp huấn luyện. Ngoài ra, anh chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí cho lực lượng dân quân, tạo động lực cho lực lượng tham gia huấn luyện. Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều năm qua phường Trần Hưng Đạo còn hỗ trợ thêm 56.000 đồng/ngày/người khi tham gia huấn luyện. Từ chỗ quân số tham gia huấn luyện chỉ đạt 80-85% thì 3 năm trở lại đây luôn đạt trên 90%. Qua kiểm tra, tỷ lệ khá, giỏi đạt trên 75%.

 

Bên cạnh đó, qua nắm bắt một số trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong phường, cuối tháng 4 vừa qua, anh Long cùng với Ban CHQS phường Trần Hưng Đạo đứng ra nhận đỡ đầu cháu Nguyễn Văn Đạt ở khu 1 (phường Trần Hưng Đạo). Được biết, bố của Đạt không may bị bệnh hiểm nghèo và mất, mẹ bỏ đi để lại hai anh em không nơi nương tựa. Hiện nay cháu Đạt và em gái đang ở với ông nội tuổi đã cao, thường xuyên bị đau yếu, hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn. Hằng tháng, Ban CHQS phường trích một phần quỹ tiết kiệm, nguồn xã hội hóa để mua một số thực phẩm thiết yếu và số tiền 500.000 đồng/tháng cho các cháu; đồng thời phân công cán bộ, lực lượng dân quân của phường thường xuyên đến giúp đỡ, động viên các cháu học tập, sinh hoạt. Em Nguyễn Văn Đạt chia sẻ: “Hai anh em con mồ côi cha từ nhỏ, mẹ bỏ đi, ông nội cũng thường xuyên ốm đau. Thời gian qua, gia đình con luôn nhận được sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là chú Long và Ban CHQS phường, hằng ngày đến thăm hỏi, mua nhu yếu phẩm sinh hoạt và hướng dẫn, chỉ bảo hai anh em học tập. Con xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm và trách nhiệm của các chú”.

 

Đánh giá về những việc làm của anh Long, Trung tá Trương Minh Nam, Chính trị viên Ban CHQS TP Hải Dương nhận xét: “Đồng chí Vũ Phi Long là cán bộ tận tâm, trách nhiệm với công việc; anh không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, chỉ đạo cơ quan quân sự hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh mà anh còn tích cực làm công tác từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn; nhiều năm liền Ban CHQS phường Trần Hưng Đạo là đơn vị tiêu biểu dẫn đầu phong trào thi đua Quyết thắng của LLVT thành phố và cá nhân đồng chí Long là tấm gương tiêu biểu trong học và làm theo Bác”.

THANH VY

THÚC ĐẨY HỢP TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỚI CÁC CƠ QUAN CỦA LIÊN HỢP QUỐC

 

Chiều 09/8, tiếp tân Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an bày tỏ tin tưởng trên cương vị công tác của mình, bà Pauline Tamesis sẽ tiếp tục là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và gìn giữ hòa bình, góp phần duy trì ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và thế giới.


Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 45 năm Việt Nam tham gia Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã được bầu vào nhiều vị trí quan trọng của Liên Hợp Quốc và đã tham gia tích cực, chủ động, trách nhiệm tại các cơ chế đa phương, đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.


Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, Bộ Công an Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan của Liên Hợp Quốc về phòng, chống tội phạm, bình đẳng giới, an ninh an toàn... kể cả trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan của Liên Hợp Quốc vẫn được duy trì và phát triển.


Ngoài ra, Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới (UN Women) cũng từng bước đưa quan hệ đi vào chiều sâu với nhiều hoạt động nâng cao năng lực lãnh đạo nữ, gìn giữ hòa bình, phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ; bước đầu thiết lập quan hệ với Cơ quan Phòng, chống khủng bố Liên Hợp Quốc (UNOCT) trong lĩnh vực an ninh hàng không.


Năm 2022, Bộ Công an sẽ chính thức cử cán bộ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, trong đó đảm bảo tỷ lệ về giới theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc; đồng thời nhấn mạnh đây là nghĩa vụ quốc tế quan trọng, mang tính thường xuyên, lâu dài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.


Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị bà Pauline Tamesis tiếp tục tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các cơ quan Liên Hợp Quốc và Bộ Công an Việt Nam; hỗ trợ trang thiết bị, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia cho Bộ Công an Việt Nam trong các lĩnh vực như phòng, chống tội phạm ma túy, tham nhũng, mua bán người, rửa tiền và chống khủng bố.


Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Tô Lâm đã dành thời gian tiếp, bà Pauline Tamesis bày tỏ niềm vinh dự và vui mừng được cử đến công tác tại Việt Nam; khẳng định sẽ nỗ lực hết sức mình thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Việt Nam nói chung, giữa Liên Hợp Quốc và Bộ Công an Việt Nam nói riêng ngày càng củng cố, phát triển lên tầm cao mới.

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ FACEBOOK, GOOGLE...


Siết quản lý các dịch vụ internet xuyên biên giới như Faceboo, Google... được Bộ trưởng Công an Tô Lâm nêu ra như giải pháp phòng ngừa, xử lý tội phạm công nghệ cao cũng như việc phát tán thông tin xấu, độc trên mạng.


Hàng chục vụ lộ, mất bí mật nhà nước

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm vừa gửi các đại biểu Quốc hội báo cáo về một số vấn đề liên quan nội dung chất vấn tại phiên họp 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 10.8 tới.


Bộ trưởng Tô Lâm thông tin, tình hình an ninh mạng trong nước, an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.


Ông Lâm dẫn chứng thời gian qua các cơ quan công an đã phát hiện, ngăn chặn các sự cố, nguy cơ gây mất an ninh, an toàn hệ thống mạng, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng; phát hiện, xử lý hàng chục vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước trên không gian mạng; xác minh, xử lý hàng trăm hệ thống thông tin trong nước bị tin tặc tấn công.


Bộ trưởng Công an đánh giá nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin vẫn ở mức rất cao, đặc biệt tại một số cơ quan T.Ư của Đảng, nhà nước, các tập đoàn tài chính, kinh tế lớn của Việt Nam.


Từ đó, ông Lâm cho biết Bộ Công an sẽ tập trung tham mưu hoàn hiện hành lang pháp lý trên lĩnh vực an ninh mạng, an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia.


Trước mắt, trọng tâm là đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sớm ban hành một số nghị định, như: Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng...


Đối với vấn đề tội phạm công nghệ cao, Bộ trưởng Tô Lâm cũng khẳng định, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội.


Trong đó, nổi lên là tội phạm đánh bạc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”...


Quản lý chặt thông tin trên mạng


Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho hay, để để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý với tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian tới, Bộ Công an sẽ thực hiện nhiều giải pháp.


Trong đó tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, ngân hàng thương mại trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động điều tra, xử lý tội phạm; siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google....


Liên quan tới vấn đề phát tán video phản cảm, độc hại trên mạng internet, ông Lâm cũng nêu tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng.


Nói về nguyên nhân của tình trạng trên, ông Lâm cho rằng, Người sử dụng cho rằng, khi cung cấp, phát tán thông tin trên các nền tảng mạng xã hội của nước ngoài khó bị phát hiện danh tính, có tư tưởng “vô danh nên vô trách nhiệm”.


Người dân trong nước ngày càng phụ thuộc vào các mạng xã hội nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam chưa có các dịch vụ tương tự phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam vẫn tìm cách né tránh, không phối hợp thực hiện ngăn chặn thông tin xấu độc tại Việt Nam.


Từ đó, ông Lâm cho biết, Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng.


Cùng đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.

CÓ THÊM BA VÌ SAO TRONG LÒNG NHÂN DÂN

 

"Hôm nay trên trời rộng

Có thêm ba vì sao

Chẳng bao giờ lụi tắt

Trong trái tim đồng bào"!


Những vần thơ mộc mạc từ Facebook Dung Nguyễn bình luận về bức ảnh đẹp của Thượng úy Đỗ Đức Việt. Từ khi anh và đồng đội hy sinh trong quá trình chữa cháy quán karaoke ở Hà Nội, hàng triệu trái tim người Việt trên khắp mọi miền Tổ quốc đã thổn thức gọi tên các anh với những rung cảm của hai tiếng: đồng bào.


Không chỉ là tình cảm và trách nhiệm


Sau khi 3 CBCS Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội hy sinh, đã có rất nhiều đoàn lãnh đạo các cấp, các sở, ban, ngành của TP Hà Nội, Công an các đơn vị, địa phương và người dân, bạn bè đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình các đồng chí. Cả những người dân không hề quen biết cũng muốn đến tận nơi thắp nén tâm nhang, chia sẻ nỗi đau như của chính người thân, ruột thịt. Đặc biệt, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an với tình cảm và trách nhiệm đã đến động viên tinh thần, sẻ chia với nỗi mất mát quá lớn của các thân nhân.


Với niềm tiếc thương vô hạn, Bộ trưởng Tô Lâm đã sẻ chia với các gia đình, đây là nỗi mất mát không thể bù đắp được, nhưng đây là sự hy sinh dũng cảm, là những tấm gương tiêu biểu không ngại hiểm nguy, gian khó. Những cái nắm tay thật chặt gửi gắm biết bao nỗi niềm, Bộ trưởng đồng thời khẳng định sẽ chỉ đạo Công an TP Hà Nội phối hợp các cơ quan có liên quan chăm lo chu đáo các chế độ, chính sách cho các đồng chí đã hy sinh.


Từ nhà riêng Thượng tá Đặng Anh Quân sang nhà bố mẹ Thượng úy Đỗ Đức Việt, hay căn hộ tập thể tầng 5 của mẹ Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc, Bộ trưởng đều trân trọng ghé thăm, động viên tinh thần những người làm cha, làm mẹ bất ngờ mất con trong một khoảnh khắc làm nhiệm vụ không ai mong muốn, đầy thương xót... Người đứng đầu Bộ Công an, người thủ trưởng của toàn lực lượng CAND còn quan tâm, hỏi thăm tận tình điều kiện, hoàn cảnh của gia đình từng CBCS và dặn dò các đơn vị chức năng liên quan kịp thời cạnh bên tìm hiểu, động viên tinh thần, chia sẻ, giúp đỡ thân nhân các đồng chí vượt qua đau thương mất mát, sớm ổn định cuộc sống.


Và hơn cả là những ý kiến chỉ đạo ý nghĩa, đầy nhân văn của lãnh đạo Bộ Công an đã được hiện thực hóa kịp thời, những việc làm khẩn trương, thiết thực của các Cục nghiệp vụ, Công an TP Hà Nội mà không cần thêm một lời diễn tả nào nữa. Ngay khi sự việc xảy ra, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã có mặt hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy và CNCH.


Một ngày sau khi 3 CBCS hy sinh, các đồng chí đã được Bộ trưởng Bộ Công an truy thăng cấp bậc hàm trước niên hạn, được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, được Thủ tướng ký Bằng "Tổ quốc ghi công" công nhận liệt sĩ CAND.


Quả đúng, sự hy sinh là không thể bù đắp. Song, những phần thưởng cao quý, chế độ chính sách và sự ghi nhận kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an hy vọng phần nào sẽ giúp an ủi tinh thần, làm ấm lòng người ở lại...


Sự hy sinh chạm tới trái tim cả những người xa lạ


Nhiều tài khoản Facebook chia sẻ hình ảnh Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt, Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc và cùng chung suy nghĩ, chưa bao giờ họ lại rơi nước mắt vì những người xa lạ, không quen biết nhiều tới như vậy. Sự hy sinh quả cảm giữa thời bình của những CBCS Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã chạm tới trái tim của những người dân bình thường: "Con trai tôi, một em bé 3 tuổi, hôm nay cũng biết tên em! Yên nghỉ nhé, chàng lính dũng cảm! (tài khoản Vũ Vũ viết).


"Đọc được tin, mình chỉ muốn tìm Facebook của những người hy sinh để gửi lời cảm ơn vì đã hy sinh cho sự bình yên của mọi người. Dù bạn không đọc được, nhưng bạn đã là người hùng. Cảm ơn vì đã cống hiến... Yên nghỉ nhé" - Facebook Thanh Trinh chia sẻ.


Những ngày qua, nhiều người dân tìm đến đặt hoa dưới chân Tượng đài "CAND vì dân phục vụ" tại ngã 3 Quang Trung - Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để tưởng niệm 3 liệt sĩ Cảnh sát PCCC vừa ngã xuống. Có cả những người già, học sinh, sinh viên, hay trẻ nhỏ được bố mẹ đưa đến. Họ, cũng là những người xa lạ đã đau nỗi đau đồng bào khi câu chuyện về sự hy sinh anh dũng, lao vào lửa dữ cứu người được lan tỏa sâu rộng trên truyền thông và mạng xã hội.


"Luôn sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ"


Đến thăm gia đình 3 CBCS, tôi được lắng nghe những câu chuyện xúc động từ người đồng đội thân thiết với các anh, như Trung tá Đặng Thị Thu Hương, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Cầu Giấy. Chị coi Thượng tá Đặng Anh Quân như em trai, hay tâm sự kể chuyện công việc, cuộc sống. "Quân là người Đội trưởng cực kỳ mẫu mực, từ khi ở Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH số 3, Cảnh sát PCCC Hà Nội, Quân đã là Đội trưởng Đội chữa cháy và chúng tôi đã làm việc cùng nhau. Khi sáp nhập về Công an TP Hà Nội, Quân làm Phó Đội trưởng. Trước Tết một tuần, Quân được phân về Đội, tôi vẫn nói vui là "trả lại tên cho em rồi Quân ơi", chị kể.


Đặc thù địa bàn phức tạp, nhiều nhà cao tầng, nhưng trước đây anh từng là Đội trưởng trực tiếp phụ trách địa bàn Cầu Giấy với trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn tốt nên cấp trên và đồng nghiệp rất tin tưởng. "Mới về khoảng 6 tháng thôi, nhưng Đội hơn 50 người tất thảy đều yêu quý Quân, con người hiền lành, lúc nào cũng vì người khác, lo cho người khác, không bao giờ nghĩ cho bản thân mình...", Trung tá Đặng Thị Thu Hương nghẹn giọng, rồi chị lại mở tấm hình Thượng tá Đặng Anh Quân trong điện thoại với nụ cười hiền hậu, bảo tôi, nhìn ảnh như nào thì ngoài đời như thế, lúc nào cũng giản dị, gần gũi với anh em.


"Quân có nguyện vọng muốn tổ chức một cuộc gặp mặt gia đình CBCS, cả dâu rể, con cái trong đơn vị dịp kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng CAND 19/8, hoặc Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy 4/10 để anh chị em có dịp hiểu nhau hơn. Vậy mà... bao nhiêu điều Quân muốn làm còn đang dang dở...", chị nói mà nước mắt giàn dụa. Hôm sự việc xảy ra là ngày Thượng tá Đặng Anh Quân trực chỉ huy, vừa đi chữa cháy về, tắm rửa xong, chị Hương sang phòng định trò chuyện thì anh lại nhận tin báo cháy chạy đi luôn. Đó cũng là lần gặp cuối... Mấy hôm nay, dù đau đớn, chị vẫn cố gắng rắn rỏi, tỏ ra mạnh mẽ để động viên tinh thần, giúp đỡ mẹ và vợ đồng đội, người chị xem như em trai. Nhưng nhớ lại những kỷ niệm, nữ Trung tá không sao cầm lòng được.


Chia sẻ về Thượng úy Đỗ Đức Việt, Trung tá Đặng Thị Thu Hương cho biết, thời điểm trước khi vụ cháy quán karaoke 231 Quan Hoa xảy ra, do có việc bận nên Việt đã chủ động đổi ca trực, đáng ra là không đi làm. "Nhưng, thanh niên mà, các em ấy có nề hà gì đâu, thấy cháy là xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Ngờ đâu, đó cũng là lần làm nhiệm vụ cuối cùng...", chị nghẹn ngào.


Trên Facebook những người đồng đội, dù công tác ở những đơn vị khác nhau song điểm chung là rất nhiều bài thơ xúc động được sáng tác trong khoảnh khắc nghe tin 3 CBCS hy sinh. Nhiều người trắng đêm vì nỗi đau thắt lòng khi nghĩ đến 3 đồng đội đã ngã xuống trong thời bình. Chỉ ngày mai thôi, các anh sẽ được Đảng ủy, lãnh đạo Công an TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ tang theo nghi thức của lực lượng CAND và yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Thế nhưng, các anh xứng đáng là những tượng đài bất tử trong lòng Nhân dân. Xin mượn những vần thơ của Trung tá, PGS.TS Hồ Anh Tuấn, Phó Trưởng Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao, Học viện An ninh nhân dân thay cho lời kết:


"Đồng đội ơi!

Đồng đội đi rồi anh em ơi

Lửa dữ, tường cao nuốt mất rồi

Chiều nay bữa cơm thừa ba đũa

Phòng trực kia, vắng hẳn tiếng người

Anh bảo trận này cũng nhỏ thôi

Như bao trận chiến trải qua rồi

Ta sẵn sàng đi vì dân gọi

Dập lửa xong, ta lại mỉm cười

Vậy mà anh nỡ đi rồi đi

Để mặc anh em, thét gào trong vô vọng

Giây phút cuối kia, tôi biết anh đau lắm

Anh lịm dần vào đất mẹ anh hùng

Mẹ già ơi, mẹ buồn lắm phải không?

Mùa Vu lan, con lại rời xa mẹ

Vợ yêu ơi, dù biết em mạnh mẽ

Nhưng đêm trường, cô quạnh lắm phải không em?

Nói hộ lòng anh mà nước mắt chảy vào trong

Đồng đội ơi, đêm này anh yên nghỉ

Một nén tâm nhang, thay bao điều suy nghĩ

Có một tượng đài, sống mãi với thời gian!"

(CAND)

Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, liên tục.

 Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên luôn được Đảng ta coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Nghị quyết số 21 Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về tăng cường, củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới tiếp tục khẳng định xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, liên tục. Đội ngũ đảng viên là nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.

Để xây dựng Đảng, phải nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ảnh 1

Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông -Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương (Ảnh: Lao Động)

Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông -Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, việc ban hành Nghị quyết này, một lần nữa cho thấy, Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật đó là đảng viên đông nhưng chưa mạnh, và thể hiện rõ quyết tâm làm trong sạch Đảng. Để làm được điều này, trước hết phải nâng cao chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng.

“Tôi cho rằng, để xây dựng Đảng, nếu như chúng ta không nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên sẽ liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ”, TS Nguyễn Viết Thông nêu quan điểm.

Từ 1.000 đảng viên năm 1945, đến nay, Đảng ta đã có hơn 5.000.000 đảng viên. Theo nhiều chuyên gia, Đảng đông nhưng chưa mạnh. Bởi thực tế, không ít người khi đứng trong đội ngũ của Đảng, lại không tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, thiếu bản lĩnh, không gương mẫu, thậm chí suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống, tham nhũng, vi phạm pháp luật. Trong công tác phát triển Đảng vừa qua, các tổ chức cơ sở Đảng chỉ mới quan tâm hoàn thành chỉ tiêu về số lượng mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng nên để lọt những người không đủ tiêu chuẩn, mờ nhạt về lý tưởng hay thậm chí cả những kẻ “cơ hội” lọt vào hàng ngũ của Đảng.

Để xây dựng Đảng, phải nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ảnh 2

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai.

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, với quan điểm “thà ít mà tốt”, Đảng ta mong muốn phát triển nhiều đảng viên, nhưng không vì vậy mà không đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách. Nghị quyết 21 đã thể hiện rất rõ tinh thần này, đồng thời đặt ra yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, trong đó, đặc biệt chú ý đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong sinh hoạt Đảng.

Tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị TW5 khóa XIII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, việc kỷ luật một số tổ chức cơ sở Đảng thời gian vừa qua cơ bản là do vi phạm quy tắc tập trung dân chủ. Dùng ý chí người đứng đầu áp đặt chủ quan, không tôn trọng dân chủ; cũng có những nơi thả nổi, người đứng đầu không chịu trách nhiệm, sợ trách nhiệm. Trong khi, cả 2 việc này đều không tốt cho Đảng, vì vậy, bà Trương Thị Mai cho rằng, quy tắc tập trung dân chủ phải được tiếp tục, làm rõ, phải được cụ thể hoá.

Theo nhiều chuyên gia và đảng viên, Nghị quyết 21 gắn với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể rõ ràng về tăng cường, củng cố xây dựng, tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. Để các nghị quyết đi vào cuộc sống, trước hết, các tổ chức Đảng cần giữ vững nề nếp, sinh hoạt của cấp uỷ theo quy định. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nhất là tự phê bình và phê bình gắn liền với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu. Từng đảng viên phải xác định rõ bổn phận, trách nhiệm của mình, không ngừng phấn đấu và rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng phẩm chất đạo đức lối sống.

PHAO

Đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

  Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc, mở ra thời kỳ lịch sử mới, có ý nghĩa trọng đại của dân tộc Việt Nam. Song, những năm gần đây cứ vào dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử quan trọng này, các thế lực thù địch, phản động lại xuyên tạc, bóp méo sự thật, với giọng điệu bỉ ổi rằng: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là sự ăn may của lịch sử!”, nhằm hạ thấp ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là những luận điệu phản khoa học, hoàn toàn bịa đặt.

Đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ảnh 1Mít-tinh tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội

Không thể phủ nhận giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám

Cứ đến hẹn mỗi năm, cả nước chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm chào mừng Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các thế lực thù địch nước ngoài, phần tử cơ hội chính trị lại tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá, tung lên Internet với nhiều bài viết xuyên tạc, bôi nhọ phủ nhận giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám. Từ cách nhìn ấu trĩ và giản đơn, họ đưa ra lập luận Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công không phải là do sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không phải là kết tinh sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, mà thành công đó là một sự “may mắn” do điều kiện lịch sử tạo ra. Đây chính là những luận điệu sai trái, phi thực tế, sai sự thật.

Để Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi trong mùa Thu lịch sử năm 1945, bằng trí thông minh, tinh thần cách mạng triệt để, nghệ thuật lãnh đạo và phương pháp cách mạng khoa học, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta trải qua 3 cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng gian khổ, khốc liệt, với ba cao trào cách mạng: Cao trào cách mạng 1930 - 1931, với đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945). Trong thời khắc quyết định của lịch sử dân tộc, Người đã ra lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa, “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...” (1).

Để giành thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, ngay từ năm 1939 Đảng ta đã trực tiếp chuẩn bị cả về đường lối, căn cứ địa và lực lượng cách mạng để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. Đảng ta xác định phải xây dựng căn cứ địa cách mạng vững chắc ở Bắc Sơn, Cao Bằng, với các tên gọi khác nhau. Đặc biệt, chúng ta đã xây dựng Việt Bắc thành căn cứ địa hoàn chỉnh; là “hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam”; trong đó, Tuyên Quang được xác định là “Thủ đô kháng chiến”. Việc xây dựng căn cứ địa vững chắc nhằm “tạo thế” quan trọng để Tổng khởi nghĩa đi đến thắng lợi sau này.

Hoàn cảnh lịch sử thời điểm tháng 8/1945 đã tạo ra thời cơ vàng để cả dân tộc đứng lên làm một cuộc cách mạng giành độc lập, tự do. Đây là thời điểm mà quân Nhật đã thất bại tuyên bố đầu hàng Đồng minh vào ngày 15/8/1945. Thời khắc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đây là một thời cơ quý và hiếm nếu bỏ qua thì không bao giờ có nữa”, đồng thời Bác nêu rõ: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”.

Lúc này, quân Nhật hoảng loạn, quân Pháp chưa đủ sức quay lại, chính quyền tay sai hoang mang cực độ, tạo điều kiện khách quan chín muồi, Đảng ta đã lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam, triệu người như một, đồng lòng theo Đảng đứng lên bẻ gãy gông xiềng lệ thuộc, tự giải phóng mình, làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Có thể nhận thấy, trong cùng thời điểm năm 1945, không phải bất cứ nơi nào đang chịu ách thống trị của quân Nhật đều có thể bùng nổ phong trào cách mạng và thành công. Chỉ có quốc gia nào có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, có Đảng đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, với tầm nhìn xa, trông rộng, dự báo chính xác thời cơ cách mạng, chớp được thời cơ và tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc, mới giành được thắng lợi. Điều này thể hiện thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Nó chẳng những khẳng định giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam đã đồng tâm hiệp lực, chiến đấu quả cảm đã “vung ra nghị lực phi thường” nhất tề đứng lên giành độc lập tự do mà còn khẳng định sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứ không phải là sự “may mắn” như bọn xấu vẫn tung tin, xuyên tạc; đồng thời, nhấn mạnh giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám là không thể phủ nhận được. Mọi mưu toan suy diễn, chống phá của thế lực thù địch về cuộc cách mạng này đều không có giá trị.

PHAO

Trung Quốc rút cam kết không đưa quân tới Đài Loan - Trong sách trắng

Trong sách trắng vừa công bố, Trung Quốc rút cam kết không đưa quân hoặc các nhà quản lý tới Đài Loan sau khi thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình.
Binh sĩ Trung Quốc tham gia diễu binh.

Theo hãng tin Reuters và tờ Global Times, Trung Quốc hôm (10/8) công bố sách trắng về lập trường với Đài Loan, tiếp sau những căng thẳng bùng phát do chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tuần trước. 

Tờ The Diplomat dẫn lời nhà phân tích Amanda Hsiao nói, trong hai sách trắng trước đây về Đài Loan, được công bố lần lượt vào năm 1993 và 2000, Trung Quốc tuyên bố sẽ không đưa quân hay các nhà quản lý tới Đài Loan sau khi thống nhất. Đường lối đó, nhằm đảm bảo Đài Loan sẽ được hưởng "quyền hành chính, lập pháp và tư pháp độc lập, xét xử cuối cùng cũng như quyền tự chủ đối với các vấn đề chính quyền, tài chính" sau khi trở thành một đặc khu hành chính của Trung Quốc, đã không xuất hiện trong sách trắng mới công bố. 

Giống như các sách trắng lần trước, bản mới này một lần nữa nhấn mạnh quá trình tái thống nhất hòa bình và "một đất nước, hai chế độ" dành cho Đài Loan. Nó tương tự công thức mà theo đó Hong Kong được bàn giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Quy tắc này sẽ mang lại một số quyền tự chủ cho Đài Loan để vùng này có thể bảo tồn hệ thống chính trị và xã hội của nó. 

Theo Global Times, sách trắng mới công bố mang tên “Vấn đề Đài Loan và sự nghiệp thống nhất Trung Quốc thời đại mới” gồm 5 phần.

Nó chứa đựng những nội dung mới dựa trên tình hình của kỷ nguyên mới, gồm cả những cảnh cáo cụ thể với đảng Tiến bộ Dân chủ đang nắm quyền ở Đài Loan và nhấn mạnh vai trò của Mỹ trong việc làm gián đoạn tiến trình thống nhất của Trung Quốc. Tài liệu cung cấp những hướng dẫn rõ ràng hơn về việc quản lý Đài Loan sau khi thống nhất. Đây là lần đầu tiên, sách trắng của Trung Quốc đề cập tới đảng Tiến bộ Dân chủ. 

PHAO