Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022
YÊU NƯỚC PHẢI LÀM TỐT TUYÊN TRUYỀN
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 1949!
BÁO CHÍ QUỐC TÉ ĐƯA TIN VỀ CHUYẾN THĂM TRUNG QUỐC CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Chuyến thăm Trung Quốc
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày qua được dư luận báo chí
trong và ngoài nước quan tâm. Truyền thông khu vực và thế giới tiếp tục đưa tin
về chuyến thăm với nhiều đánh giá tích cực, đáng chú ý. Tờ Bưu
điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) đã đăng tải bài viết đánh giá
tích cực mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo bài báo, hai bên coi
trọng mối quan hệ hợp tác láng giềng truyền thống lâu đời. Đặc biệt, trong bối
cảnh tình hình địa chính trị diễn biến phức tạp, hai bên cần thúc đẩy hơn nữa
mối quan hệ này để duy trì hòa bình ổn định ở khu vực và trên thế giới. Bài báo trích dẫn lời của ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung
Quốc và Việt Nam cần trở thành đối tác cung ứng ổn định của nhau và hỗ trợ nhau
trong các lĩnh vực y tế, phát triển xanh, kinh tế kỹ thuật số và chống biến đổi
khí hậu. Trung Quốc sẵn sàng đẩy mạnh các liên kết phát triển chiến lược với
Việt Nam, đồng thời khuyến khích các công ty công nghệ cao đầu tư nhiều hơn vào
Việt Nam. Hiện Trung Quốc là đối tác thương
mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch song phương lên đến 165 tỷ USD trong
năm 2021, tăng 24,6% so với năm 2020. Bài báo cũng dẫn lời Đại sứ Trung Quốc
tại Việt Nam Hùng Ba, gọi đây là “một chuyến thăm rất quan trọng trong thời
điểm quyết định” khi hai nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới của chủ
nghĩa xã hội. Theo ông Hùng Ba, hai nước đã cùng nhau sát cánh từ thời kỳ đấu
tranh giải phóng dân tộc, hun đúc nên tình hữu nghị láng giềng để tiếp tục hợp
tác gắn bó trên nhiều lĩnh vực, cùng nhau phát triển trong thời kỳ mới. Tờ Nikkei của Nhật Bản hôm nay đăng tải bài viết về
chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc. Theo bài báo, đây
là một sự kiện ngoại giao đáng chú ý ở khu vực, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau khi Đại hội
XX của đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và Chủ tịch, Tổng Bí thư Tập Cận Bình
tiếp tục đảm nhiệm vị trí cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài báo cho
rằng, chuyến thăm là sự khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam,
coi trọng mối quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc, cùng
nhau trao đổi, hợp tác để củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Reuters cũng đăng tải nhiều tin tức về chuyến thăm
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc. Theo hãng tin này, Trung Quốc
đã dành sự đón tiếp trọng thị đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện sự
coi trọng mối quan hệ giữa hai bên. Trong tin đăng tải ngày hôm nay, Reuters đã
trích dẫn lời của Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc là
hai đối tác truyền thống lâu đời và hai bên cần phải duy trì mối quan hệ này vì
lợi ích phát triển của nhân dân hai nước, đặc biệt là củng cố duy trì sự ổn
định, cân bằng hệ thống cung ứng và đầu tư trong một môi trường quốc tế phức
tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hãng
tin Prensa Latina của Cuba hôm nay cũng có bài viết với tiêu đề “Việt Nam và
Trung Quốc đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực”, trong đó có
thương mại, đầu tư, giao thông, môi trường, du lịch, tư pháp và hải quan. Bài
viết dẫn lời ông Tập Cận Bình đánh giá cao mối quan hệ giữa hai nước, đồng thời
khẳng định vai trò của Việt Nam trong ASEAN, để thúc đẩy mối quan hệ giữa khối
này với Trung Quốc./.
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Chủ
quyền quốc gia trên không gian mạng là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới
hết sức quan tâm, nhất là thời gian gần đây. Một số quốc gia xác định đây là
nội dung quan trọng trong hoạch định chính sách, chiến lược phát triển đất
nước. Tại Việt Nam, vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng tuy còn khá
mới mẻ nhưng được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng, với mục tiêu đề ra là bảo
đảm tốt nhất an ninh con người, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Từ những diễn biến phức
tạp thời gian qua, vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng đã và đang
được nhiều nước hết sức coi trọng, từ đó ban hành những chính sách, biện pháp
quản lý, kiểm soát phù hợp. Tại Việt Nam, từ năm 2018, Luật An ninh mạng được
ban hành, trong đó xác định “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không
gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” và “Không gian mạng
quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát”. Trước
nguy cơ đe dọa chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và bảo đảm an ninh mạng,
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW,ngày 25/7/2018 về “Chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 về
“Chiến lược An ninh mạng quốc gia”… Các văn kiện nêu trên thể hiện rõ quan điểm
của Đảng, Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, xác định
bảo vệ an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Phát
biểu kết luận tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc
gia ngày 7/4/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Bảo đảm an toàn, an ninh
mạng đã được xác định trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030
theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược bảo vệ an ninh
quốc gia. Bảo vệ an ninh mạng là cấu thành trọng yếu của hoạt động bảo vệ an
ninh quốc gia. Các thông tin bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, công kích chế độ, kích động, chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc,… cần phải được kiểm soát, ngăn chặn kịp thời. Các quốc gia, cá
nhân, pháp nhân, tổ chức khác phải tôn trọng thể chế, pháp luật quốc gia trên
không gian mạng. Việt Nam là một trong số
20 quốc gia có người sử dụng internet cao trên thế giới, với hơn 68 triệu tài
khoản mạng xã hội Facebook, 70 triệu người sử dụng internet và 154 triệu thiết
bị kết nối internet có tỷ lệ truy cập hằng ngày chiếm 94%. Tuy nhiên, Việt Nam
cũng nằm trong danh sách các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều bởi các thách thức an
ninh mạng. Không gian mạng trở thành nơi mà một số đối tượng chống đối đang lợi
dụng để thường xuyên đăng tải thông tin sai lệch, tin giả nhằm chống phá Đảng,
Nhà nước Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, xã hội, nhằm thực hiện âm mưu
chiến lược “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ, kích động biểu tình, bạo loạn, móc nối trong ngoài và tập hợp lực
lượng nhằm lật đổ chính quyền. Các tổ chức mà Bộ Công an liệt kê vào danh sách
là tổ chức khủng bố như “Việt Tân”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm Thời”,
“Triều Đại Việt”,… thời gian qua thường xuyên tiến hành các hoạt động trên
không gian mạng nhằm chống phá chính quyền, tổ chức, chỉ đạo hoạt động khủng
bố, tài trợ hoạt động khủng bố…, tiêu biểu như vụ gây nổ tại trụ sở Cục Thuế
tỉnh Bình Dương vào ngày 30/9/2019. Những hành vi nêu trên gây hoang mang trong
quần chúng nhân dân, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây hậu quả rất nghiêm
trọng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và sự ổn định của chế độ chính trị. Sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ tạo ra thuận lợi, thời cơ cho đất
nước ta đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
với những mục tiêu như xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số. Tuy
nhiên bên cạnh thời cơ, những thách thức, mối đe dọa từ không gian mạng đối với
chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia cũng không ngừng gia tăng. Trong
giai đoạn 2010-2021, với việc sử dụng hơn 8.784 web, blog có tên miền nước
ngoài, 381 web, blog có tên miền trong nước, các lực lượng chống đối đã phát
tán hơn 60.000 bản tin, bài viết nhằm bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích
động biểu tình trên không gian mạng… nhưng đã bị lực lượng an ninh mạng của
Việt Nam xử lý và ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra, lực lượng chức năng của Việt
Nam cũng đã phát hiện hơn 80% số vụ lộ bí mật nhà nước là qua hệ thống thông
tin. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo vệ hệ thống thông
tin trọng yếu của quốc gia và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ cả trong thời bình cũng như thời chiến, thời gian qua, lực lượng tác
chiến không gian mạng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an làm nòng cốt đã có sự kết
hợp chặt chẽ với lực lượng tác chiến không gian mạng, công nghệ thông tin trong
khối các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Lực
lượng này đã chủ động nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình an ninh mạng
trong nước và thế giới; kịp thời phát hiện, tổ chức đấu tranh phòng, chống gián
điệp mạng nước ngoài, triển khai các giải pháp bảo vệ an ninh hệ thống mạng
thông tin trọng yếu quốc gia; phòng, chống tấn công mạng; vô hiệu hóa các hoạt
động chống phá trên không gian mạng; xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi
phạm pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng mạng internet và thông tin trên
mạng. Giai đoạn tới, dự báo tình hình diễn biến trên không gian mạng diễn ra
hết sức phức tạp. Do đó để chủ động ứng phó, tác chiến trong mọi tình huống
nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo vệ an ninh mạng, lực
lượng tác chiến trên không gian mạng, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống
tội phạm công nghệ cao cần tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và An ninh mạng
quốc gia, trọng tâm là Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ
Chính trị. Ngoài ra, các lực lượng chiến đấu và các cấp ủy, chính quyền, đoàn
thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học và toàn xã hội cần nhận thức rõ
vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, bảo vệ
an ninh mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kịp thời nhận diện các
âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá và tội phạm trên không gian mạng; trên cơ
sở đó chủ động tạo ra sức đề kháng trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc,
kích động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử xấu; luôn đề cao trách
nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động bảo vệ an
ninh thông tin đối với hệ thống thông tin được giao phụ trách; xây dựng thế
trận chiến tranh nhân dân, an ninh nhân dân trên không gian mạng, huy động sức mạnh
của cả hệ thống chính trị, nguồn lực trong nhân dân để bảo vệ chủ quyền quốc
gia trên không gian mạng, vô hiệu hóa các luận điệu phản động trên không gian
mạng; khẩn trương hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật nhằm
thi hành Luật An ninh mạng; bảo vệ dữ liệu cá nhân; trình tự, thủ tục, thẩm
quyền thu thập chứng cứ từ nguồn điện tử và biện pháp điều tra tố tụng đặc
biệt; kịp thời ban hành những quy định pháp luật quản lý “tiền ảo”, “tài sản
ảo”, các loại thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông, trò chơi trực tuyến trái pháp
luật. Việc nhận thức và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cần được
quán triệt đến mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức nghiên cứu khoa học, bài bản để
từng bước hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới.
CÁCH TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Thực tiễn lịch sử dân tộc
đã chứng minh, triều đại nào biết trọng dụng nhân tài thì đất nước thái bình,
vương triều thịnh trị; ngược lại, tất sẽ thất bại, suy vong. Từ bài học lịch
sử, là Người sáng lập và rèn luyện Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều cách
thức khác nhau, với tư duy sáng tạo, tầm nhìn đặc biệt đã từng bước xây dựng
nên một lớp nhân tài thời đại Hồ Chí Minh, đóng góp to lớn vào thành công của
sự nghiệp cách mạng. Những cách thức của Người là cơ sở quan trọng để chúng ta
vận dụng trong bối cảnh hiện nay.
Sinh
thời, Người đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, đến đào tạo nhân tài. Người
khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Như vậy, mọi việc đều bắt đầu từ
con người và sự nghiệp cách mạng như thế nào đều do con người quyết định. Với
tư tưởng ấy, ngay từ khi tìm ra con đường cứu nước, một trong những việc làm
đầu tiên của Người đó là “tìm ra những hạt giống đỏ” để huấn luyện trở thành
những người chiến sĩ cách mạng. Năm 1925, Người lập Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên nhằm mục đích này. Nhưng “những hạt giống đỏ ấy” không chỉ kinh qua
lý luận, mà cần rèn luyện bản lĩnh, ý chí sắt đá trong thực tiễn, do vậy Hội đã
thực hiện “vô sản hóa” nhằm rèn luyện bản lĩnh cách mạng, hình thành lớp nhân
tài đầu tiên của Đảng. Tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô, sang căn cứ
địa Diên An, Trung Quốc hoạt động.Tại đây, Người liên lạc với tổ chức Đảng, tập
hợp xây dựng đội ngũ cán bộ, Người như một cánh chim kết đoàn thành một đàn
chim với những nhân tài thời loạn của Việt Nam lúc bấy giờ. Mùa xuân năm 1941,
Nguyễn Ái Quốc về nước, tiếp tục xây dựng đội ngũ nhân tài, chuẩn bị mọi điều
kiện để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Khi Cách mạng tháng Tám
thành công, trong điều kiện đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, Người đã ra
chiếu cầu hiền để kêu gọi “nhân tài” góp sức kiến thiết đất nước. Khi đất nước
bước vào thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trải qua các kỳ Đại
hội II, III với những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề Người vẫn thường xuyên “thực
hiện chiêu hiền, đãi sĩ”, xây dựng những lớp nhân tài kế cận khác nhau cho
Đảng, cho đất nước, góp phần quan trọng giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng đặt ra. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của người
đứng đầu hay tổ chức chính trị trong việc trọng dụng nhân tài là phải biết nhìn
người, nhìn tướng, nhìn được khả năng và nhân phẩm của họ. Đồng thời phải có tư
duy, tầm nhìn chiến lược thấy được sự phát triển của cách mạng, cái cần của sự
nghiệp cách mạng và đặt người đó vào vị trí ấy sẽ tỏa sáng, tạo ra sự phát
triển cho sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rất tốt điều này. Năm
1940, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc bấy giờ là những
thanh niên yêu nước, nghe nói nhiều đến Nguyễn Ái Quốc, có sức hút rất lớn, đã
vượt biên sang Trung Quốc và may mắn được gặp Bác tại Thúy Hồ, Côn Minh Trung
Quốc. Cuộc gặp lịch sử giữa những vĩ nhân ấy đã tạo ra bước ngoặt cho sự nghiệp
cách mạng của riêng cá nhân và đất nước. Trong cuộc gặp Bác đã định hướng rằng,
“chú Văn nên học thêm về quân sự, chú Tô nên học thêm về hành chính”, có lẽ từ
cuộc gặp ấy Bác đã thấy được một tư chất, năng khiếu riêng của hai con người
ấy, để sau này một người là Đại tướng lừng lẫy và một người là Thủ tướng. Năm
1948, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng, báo chí nước ngoài đã hỏi
rằng ông Giáp chưa học qua một trường lớp nào về quân sự tại sao lại phong Đại
tướng, Bác đã trả lời rằng đánh thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại
tướng phong đại tướng. Hay như Bác sĩ Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch đầu tiên của
Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch trong thời kỳ kháng chiến đầy khó khăn, chưa kinh qua
trường lớp về hành chính nhưng được Bác trực tiếp đến phong tại nhà riêng, Bác
nói rằng “chú là chủ tịch thành phố, Bác là chủ tịch nước nhưng chúng
ta đều là đầy tớ của dân”. Từ câu nói ấy, Bác sĩ Trần Duy Hưng đã lấy đó
làm tôn chỉ, vừa làm vừa học, vừa tự chỉnh đốn hoàn thiện bản thân, tạo nên một
chủ tịch thành phố in đậm trong lòng người dân Tràng An – Hà Nội dù trong điều
kiện chiến tranh rất khó khăn. Điều ấy để nói rằng trong đánh giá “nhân tài”
không phải chỉ trọng bằng cấp mà phải biết nhìn người, coi trọng sự tự học, tự
rèn luyện và hiệu quả thực tiễn. Đồng thời trong sử dụng “nhân tài” phải linh
hoạt vừa nhẹ nhàng, nhưng phải cương quyết, bởi họ cũng là con người, có lúc
này lúc khác. Trong buổi lễ phong tướng năm 1948, tướng Nguyễn Sơn, một vị
tướng rất giỏi, được mệnh danh là “lưỡng quốc tướng quân”, được phong thiếu
tướng, ông đã tỏ thái độ không vừa lòng, buột miệng nói rằng “thừa tướng ta còn
không làm huống chi thiếu tướng”, sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm một bài
thơ rất ý nghĩa để nhắc nhở tướng Nguyễn Sơn, có những câu như “tâm dục tế, đảm
dục đại, trí dục viên, hành dục phương”. Nhưng nếu những người đó mà mất đạo
đức thì Người cũng xử lý rất cương quyết như trường hợp của Đại tá, Cục trưởng
cục quân nhu Trần Dụ Châu. Trong điều kiện chiến tranh khó khăn nhưng Trần Dụ
Châu đã tha hóa, sa vào lợi ích cá nhân, vui chơi hưởng lạc, Người đã cương
quyết diệt một cái cây để cứu lấy cả khu rừng. Trong chuyến thăm Pháp năm 1946,
Người đã thuyết phục được nhiều nhân tài về phục vụ cho đất nước, tiêu biểu như
Phạm Quang Lễ, sau này là Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa, sẵn sàng từ bỏ mức
lương rất cao, đến mấy chục lạng vàng lúc bấy giờ để theo Bác về hoạt động
trong kháng chiến. Bác cũng cảm hóa được người từng có ý định giết mình như Tạ
Đình Đề để đi theo cống hiến cho cách mạng. Bác như là viên nam châm có sức hút
lớn, tạo ra niềm tin, động lực cho các “nhân tài” cống hiến hết mình. Vậy, cái
gì có sức hút mãnh liệt như vậy? Có lẽ đó là xuất phát từ cái tâm chính trị
trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 21/1/1946, khi trả lời báo chí nước
ngoài, Người nói rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái
nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn
với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
Với ham muốn cao cả vì dân, vì nước ấy, Người đã cống hiến trọn đời cho sự
nghiệp cách mạng. Trong đánh giá, sử dụng cán bộ cũng vậy. Người luôn đặt lợi
ích dân tộc lên trên hết, mà không màng đến những điều gì khác, hi sinh cá nhân
vì sự nghiệp cao cả. Trong bối cảnh đất nước mới giành được độc lập, Người đã
không chọn người trong Đảng để giao quyền khi sang thăm Pháp hơn 4 tháng mà
giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhân sĩ yêu nước. Trong bối cảnh đất nước bị
chia làm hai miền, Người đã không cử những người thân cận như các đồng chí Phạm
Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và đặt niềm tin vào đồng chí Lê Duẩn,
một người hiểu cách mạng miền Nam, hiểu nhân dân miền Nam cần gì và điều cuối
cùng đó là “đất nước trọn niềm vui”.
Ngày
nay, đất nước sau hơn 35 năm Đổi mới “đã có cơ đồ, tiềm lực, vị thế” lớn hơn
bao giờ hết, đó là cống hiến tài năng, trí tuệ và đạo đức của biết bao lớp thế
hệ nhân tài kết tinh thành sức mạnh dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Trong vận hội
mới, điều kiện mới, một bài học quan trọng là Đảng cần phải tiếp tục tăng cường
tập hợp, xây dựng trong Đảng những “nhân tài” của thời đại mới. Muốn làm được
điều đó, các cấp ủy Đảng cần phải đẩy mạnh học tập phong cách Hồ Chí Minh, học
Bác những cách làm hay trong sử dụng, đánh giá cán bộ, học Bác “để lòng ta
trong sáng hơn”.
NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG LẬP HỘI, NHÓM TIÊU CỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Tình trạng các hội, nhóm tiêu cực xuất hiện trên không gian mạng
có xu hướng ngày càng gia tăng đang nguy cơ gây tác động xấu đối với người sử
dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội nói chung. Thực tế
này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu
quả, cũng như đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết
sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của “thế giới ảo”.
Sự ra đời
của các nền tảng mạng xã hội đã mang đến cho con người nhiều lợi ích không thể
phủ nhận. Tuy nhiên, nhiều mặt trái cũng đã được chỉ ra như: những nguy cơ trầm
cảm, rối loạn cảm xúc, phá vỡ các mối quan hệ xã hội, thay đổi lối sống truyền
thống của con người… Thời gian gần đây, trên nhiều nền tảng mạng xã hội được sử
dụng rộng rãi ở nước ta xuất hiện một hiện tượng đáng lo ngại là sự “ra đời”
của không ít hội, nhóm kín với những tên gọi có hàm nghĩa tiêu cực như: “Hội
những người từng đi tù”, “Hội lô đề miền Bắc”, “Hội những người thích đâm thuê
chém mướn”, “Hội tiểu tam”, “Hội ngoại tình và vụng trộm giao lưu kết bạn toàn
quốc…”, “Hội những người muốn tự tử”, “Hội những người vỡ nợ muốn làm liều”…
Ðáng nói, các hội, nhóm này đã thu hút được khá nhiều người tham gia, thậm chí
có hội, nhóm lên đến vài nghìn thành viên. Trên diễn đàn “nội bộ”, nhiều thành
viên không ngần ngại kể về các hành vi sai trái của mình như việc mình lừa được
vài tỷ đồng, kèm theo đó là hướng dẫn các chiêu thức để không bị bắt. Hay trên
trang của “Hội những người muốn tự tử”, “Hội ghét cha mẹ” thì thường xuyên đăng
tải những nội dung thể hiện tâm trạng thù hận, tiêu cực, bế tắc… Phần lớn bình
luận dưới các bài viết thường là các ý kiến bi quan, chán nản, cổ vũ, khuyến
khích hoặc thách đố người viết thực hiện những hành vi lệch chuẩn đạo đức, thậm
chí, vi phạm pháp luật. Sự tồn tại của các hội, nhóm tiêu cực trên mạng xã hội
đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cộng đồng. Theo dữ liệu thống
kê từ We are Social, tính đến tháng 1/2022, Việt Nam có 76,95 triệu người dùng
mạng xã hội, tương đương 78,1% tổng dân số. Từ năm 2021 đến 2022, số người dùng
mạng xã hội ở Việt Nam đã tăng 5 triệu người (6,9%). Với độ phủ sóng rộng cùng
một lượng lớn thời gian hoạt động và tương tác trên các nền tảng xã hội, những
gì người sử dụng thu nhận được sẽ tác động không nhỏ đến việc hình thành tư
tưởng và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống. Nhất là ở nhóm đối tượng vị
thành niên là lứa tuổi dễ hùa theo những luồng tư tưởng mới, dễ bị tổn thương
và kích động tâm lý. Các bài viết có tâm trạng chán nản cuộc sống lên đến đỉnh
điểm, cộng thêm những bình luận vô cảm, thậm chí, hướng dẫn tỉ mỉ các cách…
chết, cách mua các loại thuốc độc (như xyanua) trên “Hội những người thích tự
tử” hoàn toàn có thể gây ra những hậu quả khó lường, rất đáng lo ngại. Cùng với
các dòng trạng thái đăng tải nội dung tiêu cực, xuất hiện hàng loạt bình luận
có tính kích động, thách đố khiến sự việc bị đẩy đi xa hơn, gia tăng nguy cơ
gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thực tế, đã có những hành vi vi phạm
pháp luật ngoài đời thật xuất phát từ việc tham gia các hội, nhóm ảo trên mạng
xã hội. Cụ thể, ngày 7/3/2022 tại địa bàn phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm, Hà
Nội), hai đối tượng là Nguyễn Thanh Tùng và Trần Văn Hiếu – thành viên của nhóm
“Hội những người vỡ nợ muốn làm liều” đã móc nối với nhau để thực hiện việc
cướp ngân hàng. Hai đối tượng này bị bắt khi đang dùng dao và súng xông vào một
chi nhánh ngân hàng, thực hiện hành vi cướp 500 triệu đồng. Ðáng nói, ngay sau
khi hai đối tượng này bị bắt, trên nhóm kín “Hội những người vỡ nợ muốn làm
liều” xuất hiện những dòng trạng thái cho thấy tâm lý không hề sợ hãi, coi
thường pháp luật của các thành viên. Trước đó, một số thành viên của nhóm kín
này cũng móc nối, lập băng nhóm thực hiện vụ cướp điện thoại tại chung cư Linh
Ðàm (Hà Nội) vào ngày 8/1/2022; tiến hành nổ súng, dùng dao đe dọa một cặp vợ
chồng ở Thạch Thất (Hà Nội) yêu cầu đưa 100 tỷ đồng vào ngày 16/1/2022. Trước
thực trạng đáng báo động này, tại Hội nghị sơ kết công tác công an quý I/2022,
Bộ Công an đã đưa ra cảnh báo về trào lưu lập hội, nhóm kín trên mạng xã hội để
thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Bất chấp điều đó, nhiều hội, nhóm kín
hiện vẫn duy trì hoạt động, các thành viên vẫn thường xuyên cập nhật và chia sẻ
trạng thái có nội dung cổ xúy cho những tư tưởng không lành mạnh, những hành vi
ngông cuồng, không phù hợp thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, thậm chí vi phạm
pháp luật. Thực tế này đang lộ rõ khoảng trống về pháp lý cần được các cơ quan
chức năng quan tâm sát sao hơn nữa. Có thể thấy hiện nay việc trở thành thành
viên của các hội, nhóm hết sức đơn giản, gần như không cần bất cứ điều kiện gì,
chỉ cần một thao tác ấn nút “tham gia”. Trong khi đó, các nội dung đăng tải
trên mạng xã hội thật sự khó kiểm soát và luôn ẩn chứa những thông tin xấu độc.
Các báo cáo vi phạm về mặt nội dung có thể vẫn được phát hiện, xử lý nhưng
thường diễn ra chậm, sau khi nội dung đó đã được viral (lan tỏa) và gây tác
động tiêu cực đến người sử dụng. Một khó khăn nữa là các nền tảng xã hội hiện
đang được sử dụng nhiều tại Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu của các nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài cho nên có sự khác biệt về văn hóa, dẫn đến vấn đề kiểm
soát cũng như báo cáo vi phạm về nội dung khác nhau về chuẩn mực, tiêu chí.
Ngoài ra không thể không nhắc tới một nguyên nhân là tình trạng xuống cấp về
đạo đức, cổ xúy lối sống tự do, vô cảm, tư tưởng phá vỡ truyền thống, học theo
cách sống phương Tây của một bộ phận người dân, trong đó phần không nhỏ là giới
trẻ, đã dẫn đến hiện tượng lệch chuẩn về đạo đức, văn hóa, lệch lạc trong hành
vi, gây nguy hại cho xã hội. Những bất ổn về mặt tâm lý của một bộ phận người
sử dụng mạng xã hội cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
Bởi sự bế tắc từ cuộc sống thực bị dồn nén khiến những đối tượng này có mong
muốn trút vào một không gian ảo, để được giải tỏa. Pháp luật Việt Nam hiện đã
có những quy định rõ ràng, cụ thể về các hành vi được phép và bị nghiêm cấm
trên không gian mạng. Những hội, nhóm tiêu cực trên mạng xã hội không chỉ không
phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa mà còn không phù hợp các nguyên tắc trong Bộ
Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
ngày 17/6/2021; đồng thời vi phạm những điều khoản trong Luật An ninh mạng
2018. Chúng ta đều hiểu rằng, khi đưa ra ý kiến, bình luận, chia sẻ nội dung…
trên mạng xã hội đều trực tiếp tác động đến cộng đồng. Vì thế, hành vi này
không còn ở trong phạm vi ứng xử cá nhân mà đã trở thành hoạt động cộng đồng
cho nên bắt buộc người bình luận phải tuân thủ những giới hạn mà các quy định
và luật pháp cho phép. Vượt qua giới hạn đó là vi phạm pháp luật, cần được
khuyến cáo, cao hơn là xử phạt nghiêm khắc để cá nhân tự điều chỉnh nhận thức,
hành vi và ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra. Khi nhóm, hội có hành vi
vi phạm các quy định thì thành viên trong nhóm tùy hành vi và mức độ vi phạm sẽ
bị xử lý. Cụ thể, theo Ðiều 101 Nghị định 15/2020/NÐ-CP ngày 3/2/2020 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến
điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, xử phạt từ 10 triệu-20 triệu
đồng đối với những hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin
giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin cổ
xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần
phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động
chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt,
gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh
bạc hoặc phục vụ đánh bạc; cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học,
nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch
thu; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện
không đúng chủ quyền quốc gia; cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên
mạng có nội dung bị cấm. Còn theo Luật An ninh mạng, tại Ðiều 9 quy định rõ:
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật An ninh mạng thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật. Bên cạnh sự nghiêm minh của pháp luật, các biện pháp siết chặt
quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền, vai trò của dư luận xã hội
trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông qua cơ
chế giám sát cũng hết sức cần thiết. Ðiều này sẽ góp phần nâng cao ý thức,
trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường mạng an toàn, lành mạnh.
Và quan trọng nhất vẫn là ý thức của người sử dụng mạng xã hội. Mỗi cá nhân
tham gia sử dụng mạng xã hội cần có một nền tảng văn hóa, ý thức tuân thủ pháp
luật, không tham gia các hội, nhóm tiêu cực, không tự biến mình thành những mối
nguy cơ trên mạng xã hội. Khi chia sẻ, đăng tải hay cung cấp thông tin phải
trung thực, khách quan, bảo đảm tính chính xác, tin cậy, có lợi cho xã hội và
đất nước; không lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự
thật… Khi phát hiện các dấu hiệu tiêu cực trên không gian mạng, cần thông tin
kịp thời tới cơ quan chức năng. Thực hiện tốt các yêu cầu này, sự xuất hiện của
các hội, nhóm tiêu cực trên không gian mạng sẽ tự biến mất./.
VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
Thông
qua không gian mạng, các hội nhóm phản động đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng,
phương thức tập hợp lực lượng tham gia chống phá qua các bài viết được đăng tải
trên các mạng xã hội và thực địa ở một số địa phương. Các hội nhóm phản động
ngoài nước còn cấu kết với trong nước gia tăng các hoạt động lợi dụng mạng xã
hội để tán phát các clip có nội dung kích động, xuyên tạc, vu cáo chính quyền
Việt Nam đàn áp, bắt bớ “người biểu tình yêu nước”, đòi quốc tế can thiệp, hậu
thuẫn. Một số hội nhóm phản động từ hải ngoại thường xuyên phát tán các clip
kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, tiêm nhiễm các tư tưởng chống đối cực
đoan, quá khích cho một số nhóm đối tượng để thực hiện hành vi phá hoại, bạo
loạn.
Có thể
khẳng định, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà
nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá
trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng
cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các
quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam,
được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai
trong thực tiễn. Ở Việt Nam, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và
có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật,
bởi bất cứ ai và vì bất cứ lý do gì, đều phải bị xét xử nhằm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do của
mỗi người dân trong một xã hội an toàn, trật tự và công bằng. Không ai bị bắt
giữ, xét xử vì thực hiện các quyền con người một cách chính đáng. Đối với
trường hợp như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tiến Trung hay
Phạm Đoan Trang được nhắc đến trong báo cáo của Nghị viện Châu Âu là “tù nhân chính
trị” thực chất là những đối tượng núp bóng dân chủ, nhân quyền, thường xuyên có
các hoạt động chống phá, kích động bạo lực, lôi kéo, tập trung các đối tượng
xấu để gây rối trật tự công cộng nhằm mục đích phá vỡ sự ổn định chính trị của
đất nước, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây là những hành vi vi phạm pháp
luật, cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hoàn toàn không phải hành động “đàn
áp người đấu tranh” như một số nhận định chủ quan, phiến diện, một chiều, mang
tính bao biện cho các sai phạm của những phần tử chống đối. Những năm qua, dù
là đất nước đang phát triển, đời sống kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn
nhưng Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ
quyền con người. Theo Báo cáo kinh tế – xã hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã
giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020; đã hoàn thành mục tiêu
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tại Việt Nam không có khủng bố,
người dân được sinh sống và lao động trong môi trường an ninh, an toàn, ổn
định… Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2022 của Liên hiệp quốc, chỉ số hạnh
phúc quốc gia của Việt Nam xếp vị trí 77 (tăng 2 bậc so với năm 2021). Ngoài
ra, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, đối thoại cởi mở với các tổ
chức quốc tế về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu
biết lẫn nhau; để các cơ quan, tổ chức quốc tế có những nhận định, đánh giá
thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch,
khách quan. Mặt khác, Việt Nam không bao giờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh
với những luận điệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, không có
cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam. Minh chứng rõ rệt
nhất là vừa qua, Việt Nam tiếp tục được cộng đồng quốc tế ủng hộ và đã trúng cử
làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Việc
trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền lần thứ hai thể hiện sự ghi
nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của
Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả
các lĩnh vực. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước tiến mới trong
nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của
Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030. Đây cũng
là minh chứng cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không
ngừng được củng cố, nâng cao. Nhân quyền là một lĩnh vực rộng, liên quan trực
tiếp đến mọi mặt của đời sống con người, bởi vậy, hiện nay, Việt Nam đang đang
tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của
người dân, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đồng
thời chủ động ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn sử dụng vấn đề ”dân chủ, nhân quyền”
để chống phá cách mạng Việt Nam.
NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ĐỂ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM
Ngày nay bên cạnh những tác động
tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, những tác động tiêu cực của thông
tin sai trái, độc hại trên in-tơ-nét ngày càng gia tăng phức tạp. Lợi dụng sự
phát triển của in-tơ-nét, các thế lực thù địch, phản động ra sức sử dụng nó vào
mục đích sai trái, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Có thể
thấy, khác với các hành vi vi phạm pháp luật truyền thống, hành vi vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực in-tơ-nét xâm hại tới rất nhiều quan hệ xã hội, nhiều lĩnh
vực khác nhau như: ngân hàng, quân sự, an ninh, thương mại, văn hóa… bằng các
hình thức như: giả mạo trong thương mại điện tử, giả mạo trong thanh toán ngân
hàng, phá hoại, các loại tấn công làm tê liệt các dịch vụ máy chủ, tấn công làm
tắc nghẽn đường truyền, vi-rút, đánh cắp mật khẩu, đổi tên miền và địa chỉ IP,
nghe lén thông tin trên môi trường mạng, thư điện tử mạo danh, thư điện tử vô
danh, trang thông tin điện tử giả mạo, đánh cắp cắp thông tin. Trong lĩnh vực
thông tin, báo chí, xuất bản, lợi dụng chính sách khuyến khích người dân tham
gia không gian mở trên in-tơ-nét để khai thác, chia sẻ thông tin đã xuất hiện
rất nhiều hành vi vi phạm trên môi trường mạng chủ yếu như: đăng, phát nội dung
không được phép; thông tin, hoạt động báo chí trái phép; thông tin sai sự thật;
đăng phát thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam; vi phạm quy định về
quảng cáo; thông tin nói xấu lãnh tụ, nói xấu chế độ, bôi nhọ nhân phẩm của tổ
chức, cá nhân; đưa các xuất bản phẩm có nội dung trái với đường lối, quan điểm
của Đảng, các xuất bản phẩm có nội dung vi phạm đã bị thu hồi lên mạng
in-tơ-nét…Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh
mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo
trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày. Không chỉ khiến người đọc
hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố
tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất
nước. Đối với lĩnh vực an ninh quốc gia, hiện tội phạm mạng đã trở thành mối đe
dọa hàng đầu như các hoạt động kích động, lôi kéo biểu tình, nói xấu Đảng và
Nhà nước trên mạng, ngoài ra còn truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm bản
quyền số…Hiện nay, bí mật thông tin là một nội dung quan trọng mà các nước, các
cơ quan thường xuyên thu thập để phục vụ cho cạnh tranh trong hoạt động kinh
tế, quan hệ đối ngoại, an ninh quốc phòng… nên dễ xảy ra việc đánh cắp thông
tin. Trong khi các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết sử dụng tối đa các
phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội từ bên ngoài để tuyên truyền tâm
lý, tạo dư luận trong nước cũng như ngoài nước nhằm chống phá Việt Nam. Chúng
triệt để lợi dụng các tính năng ưu việt, hiệu quả của các phương tiện thông
tin, truyền thông, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động
quần chúng nhân dân hòng mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng từ các phần tử
dân tộc, tôn giáo cực đoan, đối tượng có tư tưởng hận thù, phần tử cơ hội, bất
mãn, thoái hóa biến chất, một bộ phận quần chúng nhẹ dạ, cả tin… để hình thành
tổ chức bí mật ở trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho các hoạt động bạo
loạn, lật đổ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Thời
gian qua, hoạt động phá hoại tư tưởng chủ yếu được tiến hành thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng in-tơ-nét, tập trung vào các thời
điểm trước và trong khi diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam
như Đại hội XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…
Tin tức giả mạo giờ đây trở thành vấn nạn, tràn ngập khắp các trang mạng
xã hội như Facebook, Google, Twitter hay Tiktok…
Các
hãng thông tấn báo chí nước ngoài như Đài Châu Á tự do (RFA), BBC Việt ngữ,
Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI)… thường xuyên chống
phá Việt Nam dữ dội, quyết liệt. Chúng tập trung vu cáo Việt Nam siết chặt tự
do ngôn luận, tự do tư tưởng bằng cách cố súy cho một số đối tượng chống Đảng,
Nhà nước. Phương thức hoạt động của các hội nhóm “kín” thông qua mạng xã hội
hoặc dùng các phần mềm có tính bảo mật cao để đăng tải các bài viết có nội dung
xuyên tạc sự thật, kích động khiếu kiện tập trung đông người, gây rối tại cơ
quan công quyền nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng, khuếch trương ảnh hưởng, ngày
càng trở nên phổ biến. Các hội nhóm “kín” còn tìm cách thu thập và lập danh
sách một số cán bộ chủ chốt, đảng viên và người thân liên quan trong các cơ
quan đảng, chính quyền tại nhiều địa phương để viết bài tố cáo sai sự thật, đe
dọa ám sát, hủy hoại tài sản cá nhân. Nhiều hội nhóm còn mua lại các trang
fanpage có lượt tương tác cao, thay đổi tên hoặc lập mới để thu hút, làm bình
phong, hợp thức hóa hoạt động tập hợp, trả nhuận bút cao cho các bài viết có
nội dung phản động, lôi kéo thanh niên, sinh viên trong nước tham gia chống
đối.
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 02/12
SỰ VÔ LÝ CỦA MỘT BẢN BÁO CÁO
Báo cáo
“Tự do Internet 2022” của cái gọi là Freedom House (tổ chức phi chính phủ được
Hoa Kỳ tài trợ) công bố mới đây đã xếp hạng Việt Nam là một trong số các quốc
gia kém tự do Internet nhất trên thế giới. Cần phải nói ngay rằng đây là sự
đánh giá thiếu khách quan, không đúng sự thật về tự do Internet tại Việt Nam.
Freedom House xuyên tạc rằng Chính phủ Việt Nam đã ra lệnh cho các công ty
truyền thông xã hội quốc tế gỡ bỏ hàng nghìn nội dung, đặc biệt là những nội
dung nhắm vào những lời chỉ trích quan chức nhà nước; chính quyền áp dụng các
bản án tù đối với những người bảo vệ nhân quyền và những người sử dụng Internet
vì các hoạt động trực tuyến của họ. Đánh giá của tổ chức này là kiểu “thấy cây
mà không thấy rừng” dựa vào những tiểu tiết, tình huống, hiện tượng vặt vãnh để
đánh giá bản chất chứ không phải là cái nhìn toàn diện. Theo số liệu mới nhất
từ Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 10/2022, Việt Nam có gần 82 triệu
người đăng ký mạng băng thông rộng di động, tương đương 83% tổng số người dùng.
Số đăng ký mạng băng thông rộng máy tính là gần 21%. Trung bình mỗi ngày, một
người trên lãnh thổ Việt Nam lướt web hơn 6 tiếng rưỡi; số lướt web hơn 9 tiếng
mỗi ngày chiếm 22%. Tốc độ đường truyền tại Việt Nam được đánh giá tương đối
tốt. Là một trong số các tổ chức có địa chỉ ở Hoa Kỳ và được chính phủ nước này
tài trợ nên chúng ta chẳng lạ gì chiêu bài của Freedom House. Hằng năm cũng như
các tổ chức khác Freedom House đều đưa ra các bản báo cáo, chấm điểm, xếp hạng
theo cách của riêng họ. Các tiêu chí để “chấm điểm” cũng như “xếp hạng” đều do
Freedom House “tự nghĩ” ra, dựa trên chiêu bài dân chủ, nhân quyền và tự do
ngôn luận; như các trang web, các tài khoản ủng hộ chính phủ, chính sách kiểm
soát an ninh mạng, xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật được mà các thế lực
thù địch, phản động gọi là “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà bất
đồng chính kiến”… Rồi từ các báo cáo thường niên, họ tập hợp thành kho dữ liệu
giả, chứng cứ giả, đợi khi có cơ hội thì lấy ra làm cái cớ để can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước không cùng quỹ đạo, trong đó có Việt Nam. Do hoạt
động dưới sự tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ nên thực chất Freedom House chỉ là
công cụ của chính phủ nước này nhằm chống phá các nước không cùng quỹ đạo, trong
đó có Việt Nam. Vì thiếu khách quan, không chính xác nên báo cáo xếp hạng hằng
năm của Freedom House luôn bị nhiều nước phản đối. Riêng đối với Việt Nam, tất
cả các thủ đoạn trên đều nhằm một mục đích là nhằm hạ thấp, làm mất hình ảnh
của một quốc gia có vị thế trong khu vực và trên thế giới. Thế nhưng thực tế ở
đây có một nghịch lý là trong khi từ nhiều năm qua tổ chức Freedom House cứ rêu
rao rằng Việt Nam không có tự do, thiếu dân chủ, hạ thấp điểm cho việc thực
hiện các quyền con người ở Việt Nam, trong đó có tự do Internet thì ngược lại
các đánh giá của Liên Hợp Quốc – tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện
sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu
chung lại luôn coi Việt Nam như một điểm sáng về thúc đẩy và phát triển quyền
con người, trong đó có quyền tự do Internet. Rõ ràng nghịch lý này đã chứng tỏ
lối nhìn nhận, đánh giá vô căn cứ, thiếu khách quan, nhằm dụng ý xấu của Freedom
House. Những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong bảo đảm quyền tự do
Internet thời gian qua là minh chứng rõ nét, hùng hồn nhất bác bỏ mọi luận điệu
xuyên tạc, sai sự thật của tổ chức Freedom House. Sự thật về tự do Internet ở
Việt Nam như thế nào thì chỉ những người dân Việt Nam mới biết được. Freedom
House ở cách xa nửa vòng trái đất không khảo sát thực tiễn mà chỉ dựa vào những
thông tin cóp nhặt, vụn vặt theo kiểu “nghe hơi nồi chõ” để đánh giá, xếp hạng
tự do Internet ở Việt Nam là không thể chấp nhận được. Việt Nam kịch liệt phản
bác lối chấm điểm, đánh giá, xếp hạng vô căn cứ của Freedom House./.
TỔ CHỨC KHÔNG BIÊN GIỚI LẠI GIỞ TRÒ
Tổ chức phóng viên không
biên giới vừa công bố chỉ số “Tự do Báo chí thế giới năm 2022”, trong đó xếp
Việt Nam ở vị trí 175/180 quốc gia trên thế giới. Kèm theo đó tổ chức này còn
cho rằng Việt Nam là “một trong 10 quốc gia có tự do báo chí kém nhất thế
giới”. Cần khẳng định mạnh mẽ ngay rằng đây là một sự xuyên tạc, vu cáo trắng
trợn trong tự do báo chí.
Quyền
tự do báo chí ở Việt Nam được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và được thực
thi trong thực tiễn. Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để quyền tự do báo chí của mọi công
dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội Việt
Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng;
Luật Xuất bản… và Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp
luật, tạo hành lang pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển, quyền tự do báo
chí của công dân được bảo đảm. Điều 13 Luật Báo chí hiện hành quy định rõ trách
nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí của công dân: “1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện
quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy
đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in,
truyền dẫn và phát sóng.” Cùng với tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện
quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy
đúng vai trò của mình, Luật Báo chí cũng quy định rõ, trách nhiệm, chính sách
của Nhà nước về phát triển báo chí, trong đó khẳng định Nhà nước “Có chiến lược
quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí” đồng thời “xây dựng, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí”. Cùng
với tôn trọng và bảo đảm quyền tự do báo chí, cũng như mọi quốc gia trên thế
giới Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng quyền tự do
báo chí để vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của nhân dân. Như vậy, có thể nói ở Việt Nam quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí đã được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng
và công khai, minh bạch. Trên thế giới không phải nước nào cũng làm được như
Việt Nam. Trong mấy năm gần đây, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ,
toàn diện. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 868 cơ quan báo chí,
72 đài phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Báo chí Việt Nam một mặt
thông tin đầy đủ, chính xác mọi mặt hoạt động của xã hội, một mặt báo chí là
diễn đàn của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Báo chí Việt Nam là nơi để công
dân Việt Nam và cả bạn bè quốc tế bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với Đảng Cộng sản
Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Báo chí Việt Nam còn
là kênh phản biện quan trọng về những chủ trương chính sách kinh tế – xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Thực tế, thời gian qua nhiều vấn
đề quan trọng của đất nước, qua sự phản biện của báo chí đã giúp cho các cơ
quan của Nhà nước thay đổi, điều chỉnh chính sách, thận trọng trước khi đưa ra
những chủ trương, giải pháp, quyết sách lớn. Điểm qua vài nét như vậy đã đủ
thấy bức tranh sinh động về tự do báo chí ở Việt. Chúng ta chẳng lạ gì động cơ,
mục đích của Tổ chức phóng viên không biên giới. Chiêu trò của tổ chức này từ
nhiều năm nay vẫn thế. Nhưng sự thật tự do báo chí ở Việt Nam đã bác bỏ mọi
luận điệu bóp méo, xuyên tạc, vu cáo của tổ chức này. Họ cho rằng Việt Nam là
“một trong 10 quốc gia có tự do báo chí kém nhất thế giới” nhưng có lẽ họ chưa
hề đến Việt Nam và chưa hiểu những đóng góp to lớn của báo chí Việt Nam đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ chưa biết rằng Việt Nam đã trở thành
quốc gia hàng đầu trong khu vực. Tất cả những thông tin của họ chỉ là vơ bèo
vặt tép, cóp nhặt vô căn cứ. Những thành tựu về nhân quyền nói chung và tự do
báo chí nói riêng của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và đáng giá cao. Chính
những từ thành tựu ấy và những đóng góp vào thúc đẩy, phát triển nhân quyền nói
chung, tự do báo chí nói riêng mà Việt Nam đã được bầu trúng cử vào Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là minh chúng rõ ràng bác bỏ
mọi luận điệu bóp méo, xuyên tạc theo kiểu “nghe hơi nồi chõ” của Tổ chức phóng
viên không biên giới./.
Giá đắt phải trả cho những kẻ ảo tưởng "sức mạnh” trên không gian mạng
“Ảo tưởng sức mạnh” trên không gian mạng, nhiều đối tượng đã lợi dụng quyền dân chủ và tự do ngôn luận có các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng; phát ngôn xâm phạm đến quyền lợi của các cá nhân, tổ chức… Thực chất, hoạt động của các đối tượng chỉ với mục đích “đánh bóng tên tuổi” và kiếm tiền.
LỜI BÁC DẠY NGÀY 04 THÁNG 12
“Khi phải đương đầu với kẻ địch hung ác, một dân tộc dù
bé nhỏ, nếu luôn luôn cảnh giác, đoàn kết nhất trí, kiên quyết và bền bỉ đấu
tranh, thì cuối cùng nhất định thắng lợi”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh được trích trong bài viết “Ủng hộ Cuba chống đế quốc Mỹ”, bút danh
“T.L”, đăng trên Báo Nhân dân, số 3175, ra ngày 04 tháng 12 năm 1962. Đây
là thời điểm nhân dân Cuba vừa giành được nền độc lập và tuyên bố xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đồng thời chịu sự bao vây, chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế
quốc, đứng đầu là Mỹ hòng ngăn chặn, xóa bỏ tiền đồn chủ nghĩa xã hội ở Tây bán
cầu. Lời của Bác như một chân lý, một lời hiệu triệu, cổ vũ động viên phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới,
trong đó có nhân dân Cuba hãy tin tưởng vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của
mình, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chủ
nghĩa xã hội và dù là một dân tộc nhỏ bé, nhưng nếu luôn cảnh giác, đoàn kết
nhất trí, kiên quyết và bền bỉ đấu tranh, thì cuối cùng nhất định thắng lợi.
Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, với thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã chứng minh một chân lý của
thời đại: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nhưng luôn có đường lối chính
trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, được nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới
đồng tình ủng hộ thì nhất định sẽ đánh bại bất kỳ kẻ thù xâm lược nào... Tiếp đó,
thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta lại
một lần nữa tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ hơn chân lý trên.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang
có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Gần 60 năm đã trôi qua, lời của
Bác đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, góp phần cổ vũ động viên các dân tộc dũng
cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chống
mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân
tộc; lạc quan, tin tưởng thực hiện thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội và giải phóng con người. Thực hiện lời dạy của Bác, Quân đội ta
phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; chiến đấu vì mục
tiêu lý tưởng cao cả của Đảng, của giai cấp, của dân tộc, là vì độc lập, tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; kiên trì xây dựng,
phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với quân đội và nhân dân các nước,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mỗi cán bộ,
chiến sĩ quân đội cần nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận thức sâu sắc đối
tượng, đối tác của cách mạng, đối tượng tác chiến của quân đội trong thời kỳ
mới; ra sức thi đua huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao,
quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.
VHT.