Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

 

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng trong quân đội đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội hiện nay

Đại tá, PGS. TS. Trần Ngọc Hồi 
Trung tá Tống Minh Lương
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
(Quanlynhanuoc.vn) – Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các lực lượng trong xã hội. Trong đó sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng có vai trò rất quan trọng. Bài viết phản ánh biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với hoạt động quan trọng này.

Từ khóa: Cấp ủy; tổ chức cơ sở đảng; đấu tranh; môi trường mạng xã hội; quan điểm sai trái, thù địch.

Ảnh minh họa (baoquankhu1.vn)
Thực trạng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội trong Quân đội hiện nay

Kỷ nguyên số, mạng xã hội ngày càng trở thành mặt trận chính trong cuộc đấu tranh ý thức hệ. Với những ưu thế nổi trội so với các phương tiện truyền thông truyền thống, nhất là tính siêu kết nối, tính mở, tự do, đa dạng, khó kiểm soát, tính nặc danh, nhiều khi xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo, giữa vật lý và hiện thực. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và sự chống phá quyết liệt, tinh vi của các thế lực thù địch, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay.

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) xác định: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân…”1. Xác định, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng là tất yếu khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định đến chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc trên địa tư tưởng của Đảng.

Những năm qua, các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng xã hội; có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, lực lượng bám sát thực tiễn hoạt động chống phá, thường xuyên theo dõi, cập nhật, nhận diện, đánh giá các quan điểm sai trái thù địch trên môi trường mạng xã hội của các thế lực thù địch; kịp thời tuyên truyền, giáo dục, thông tin, định hướng tư tưởng, dư luận cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. Lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47, xây dựng quy chế, quy định, chương trình hành động cụ thể; phát huy tốt vai trò của Ban chỉ đạo 35, lực lượng 47 làm nòng cốt, dẫn dắt phong trào đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội; nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội đã trực diện hơn, sắc bén hơn, có cơ sở, căn cứ khoa học, pháp lý hơn, mang tính chiến đấu cao hơn, chặt chẽ, kín kẽ và có sức thuyết phục hơn. Hình thức, biện pháp đấu tranh đa dạng, phong phú, hiệu quả, phù hợp từng đối tượng đấu tranh, từng quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan báo chí, truyền thông các cấp trong quân đội đã tích cực, chủ động mở chuyên trang, chuyên mục, bố trí thời gian, thời lượng, chương trình, nội dung phù hợp, lý luận sắc bén để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. 

Ban Chỉ đạo 35 của Quân ủy Trung ương đánh giá “các cơ quan báo chí quân đội tiếp tục duy trì, mở rộng các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “Bản tin Online 35, “Sự thật – Luận bàn”, “Nhận diện sự thật”; các báo, tạp chí, tờ tin của các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả chuyên mục, tin, bài về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc…, đăng tải hàng nghìn tin, bài đấu tranh chuyên sâu bảo đảm tính chiến đấu và giáo dục cao”2.

Báo cáo tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Tổng cục Chính trị đánh giá, cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo “Ban Chỉ đạo 35 các cấp, nhóm chuyên gia, Lực lượng 47 trong toàn quân tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; số lượng lớn tin, bài được chia sẻ, lan tỏa “tạo dòng chủ lưu” thông tin tích cực về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên internet, mạng xã hội; Quân đội tiếp tục giữ vững vai trò nòng cốt, đi đầu trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”3.

Trong năm 2022, Quân ủy Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, lực lượng phối hợp biên soạn 51 chuyên đề làm tài liệu thông báo, giáo dục cảnh giác trong toàn quân, thực hiện hơn 30 cuộc trao đổi, cung cấp thông tin, xác minh hơn 130 vụ việc; xây dựng 6.972 video clip ngắn, 40.886 bài viết; chỉ đạo lan tỏa, chia sẻ hơn 60.000 video clip, 19.074.667 bình luận, 51.009.781 tin, bài viết trên các trang Fanpage, Facebook, kênh Youtube, pha loãng hơn 09 triệu lượt, bình luận, đấu tranh hơn 01 triệu lượt trên môi trường mạng xã hội các thông tin xuyên tạc, quan điểm sai trái thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội4.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ chưa kịp thời. Chưa chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác “phối hợp, hiệp đồng, liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Lực lượng 47 với các lực lượng trong và ngoài quân đội để tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trong tổ chức đấu tranh. Một số cán bộ, đảng viên chấp hành chưa nghiêm các quy định của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về tham gia mạng xã hội, còn có những sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá”5.

Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội

Hiện nay, các thế lực thù địch đang tiếp tục triệt để lợi dụng môi trường mạng xã hội để tập trung chống phá quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quá trình điều chỉnh tổ chức, lực lượng trong quân đội, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Phương thức, thủ đoạn chống phá ngày càng tinh vi, nham hiểm và khó nhận biết hơn. Chúng triệt để lợi dụng những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, để khéo léo lồng chép, đưa thông tin, hình ảnh, cùng với những bình luận nhằm hướng lái dư luận, cộng đồng mạng xã hội nhận thức sai lệch về bản chất sự việc, qua đó, gây nghi ngờ, mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Để giữ vững sự ổn định về chính trị, tư tưởng và góp phần định hướng dư luận xã hội, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội, tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận thức đầy đủ, đúng đắn nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, lâu dài, khó khăn, cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, chế độ và quân đội. Nhận thức sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; về giá trị cách mạng, khoa học, sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội của các tổ chức, lực lượng trong quân đội; khắc phục sự thờ ơ, đứng ngoài cuộc, cho đây là nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn. Nhận thức, nhận diện rõ đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đặc biệt là nhận diện đúng các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Cùng với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cần phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, lực lượng trong các cơ quan, đơn vị về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Từ đó, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, xác định đúng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đấu tranh của cấp ủy, tổ chức đảng; đề cao trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp và trách nhiệm tham gia của lực lượng chuyên trách, nòng cốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng. Đưa cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đi vào chiều sâu, thực chất, trở thành công việc tự giác, thường xuyên, liên tục của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội.

Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Trước hết, các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội cần tập trung lãnh đạo xây dựng lực lượng chuyên trách, nòng cốt theo hướng tinh gọn, đủ mạnh, chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi, gồm: ban chỉ đạo, tổ thư ký giúp việc, nhóm chuyên gia từ cấp Quân ủy trung ương và cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương (gọi tắt là Ban chỉ đạo 35 các cấp, cơ quan thường trực, tổ giúp việc, nhóm chuyên gia Ban chỉ đạo 35); đội ngũ cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị, các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên, quần chúng nòng cốt. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học lý luận vững mạnh, đội ngũ chuyên gia tinh thông hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chú trọng kiện toàn, lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn giỏi, tư duy lý luận sắc bén, có kỹ năng đấu tranh, tính tích cực, chủ động, nhạy bén trong phát hiện vấn đề để bổ sung vào lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong tiến hành đấu tranh; vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa có cơ chế động viên, khuyến khích, bảo vệ các tổ chức, cá nhân trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ nhận diện, khả năng phát hiện, theo dõi, phân tích quan điểm sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung sai tráicho lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Đồng thời bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho lực lượng này về quy định, nguyên tắc giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia; kỹ năng, phương pháp đấu tranh, kiến thức, kỹ năng sử dụng, khai thác internet, cách thiết lập, sử dụng mạng xã hội cho lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi, rút  kinh nghiệm giữa các cơ quan chức năng, lực lượng nòng cốt, chuyên sâu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong quân đội cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả. 

Chú trọng phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong tham mưu, xác định đúng chủ trương biện pháp lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng; tham mưu xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa, tiến hành các nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. Đổi mới công tác quản lý, điều hành đấu tranh của cán bộ chủ trì, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị trong định hướng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực, lực lượng chuyên trách, nòng cốt trongquán triệt nghiêm túc, đầy đủ các văn bản, hướng dẫn của trên; chủ động nghiên cứu, khái quát, nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội cụ thể hơn, rõ hơn, kịp thời, chính xác hơn; xây dựng luận cứ, cung cấp, đăng tải trên các trang, nhóm, blog đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, định hướng dư luận cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. Lực lượng chuyên trách tích cực, chủ động, tiên phong, gương mẫu đi đầu, làm nòng cốt, dẫn dắt, đưa việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng thành phong trào hành động, công việc thường xuyên, đi vào chiều sâu,thực chất, hiệu quả.

Ba là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tư duy, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47, nhóm chuyên gia, cán bộ, đảng viên, quần chúng đổi mới tư duy, cách nghĩ, phương pháp tiếp cận mạng xã hội, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. Trên cơ sở giữ vững quan điểm, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước, quy định sử dụng internet, mạng xã hội; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp; sắc bén, khoa học, hiệu quả trong từng nội dung đấu tranh, phản bác. 

Tăng cường các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để phát hiện sớm, ngăn chặn tận “gốc” nguồn phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch. Cần xem môi trường mạng xã hội vừa là công cụ, phương tiện quan trọng để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; vừa là một kênh thông tin để nắm bắt kịp thời về tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội và nhân dân trong tình hình mới. Xác định lấy chính các phương tiện truyền thông mới và môi trường mạng xã hội là phương tiện và nền tảng chủ đạo để khắc chế thủ đoạn dùng mạng xã hội chống phá ta của các thế lực thù địch, theo phương châm “lấy độc trị độc”, tận dụng chính những ưu thế của môi trường mạng xã hội để phản tuyên truyền lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, thay vì phiến diện chỉ thấy các yếu tố tiêu cực, mặt trái của nó.

Quá trình đấu tranh cần quán triệt, thực hiện tốt quan điểm lấy “xây” để “chống”, lấy thông tin tích cực, làm loãng thông tin xấu, độc, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” bằng cách xây dựng tuyến, luồng bài viết có thông tin tích cực hoặc trực diện phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch để liên tục phủ lên và tiến tới chiếm thế thượng phong trên môi trường mạng xã hội. Kết hợp hài hòa giữa lan tỏa phổ rộng thông tin với ngày càng coi trọng chiều sâu thông tin, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng hệ bài chuyên luận chuyên sâu bẻ gãy từ gốc những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch bằng lý luận, có hệ thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, tính thuyết phục cao, giúp độc giả hiểu sâu, thấy rõ bản chất vấn đề, từ đó có niềm tin khoa học vững chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bốn là, tăng cường lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội là việc khó, phức tạp, phải được triển khai sâu rộng, cần huy động rộng rãi trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đội ngũ trí thức, tổ chức, cá nhân có uy tín, ảnh hưởng tham gia, tạo thành sức mạnh tổng hợp góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thể lực thù địch. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội cần tập trung lãnh đạo phát huy tốt vai trò của các học viện, nhà trường, các viện nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trong nghiên cứu, cung cấp luận cứ, luận chứng khoa học phục vụ đấu tranh. 

Phát huy vai trò của cơ quan chính trị trong chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Làm tốt công tác định hướng tư tưởng bộ đội trước những sự kiện, những vấn đề phức tạp nảy sinh, qua đó định hướng đấu tranh với với những tiêu cực, quan điểm sai trái, thù địch. Phát huy vai trò, sức mạnh của các cơ quan báo chí trong đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định hướng dư luận xã hội. Cần duy trì tốt và thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức các chuyên trang, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các báo chí, truyền thông ở các cơ quan, đơn vị.

Lãnh đạo phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội trong việc chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, quân đội và của cơ quan, đơn vị mình công tác. Khi tham gia mạng xã hội phải đề cao ý thức, trách nhiệm, thiết thực, lành mạnh; bình tĩnh chọn lọc và kiểm chứng thông tin trước khi bình luận, tán đồng, chia sẻ. Không lưu trữ, cung cấp, đăng tải, tán đồng, chia sẻ những thông tin xấu, độc, giả mạo, xuyên tạc, vu khống… trên môi trường mạng xã hội. Tích cực, chủ động, tự giác tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội phù hợp, hiệu quả.

Lãnh đạo phát huy tốt vai trò của các lực lượng tác chiến trên không gian mạng, an ninh mạng để phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin xấu độc đe dọa đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời chủ động đẩy mạnh xây dựng mới các trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh bám sát thực tiễn, tuyên truyền sâu rộng với lập luận sắc bén, “chắc tay”, thuyết phục về các thành tựu phát triển của đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các định hướng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Tăng cườnghoạt động quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả. Chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xâm nhập, chiếm quyền quản trị, điều hành các trang web, blog, diễn đàn mạng xã hội, sau đó xóa dữ liệu, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung “độc hại” trong một thời gian nhất định.

Kết luận

Trước sự thành công của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch ngày càng điên cuồng chống phá quyết liệt sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay; chúng sử dụng môi trường mạng xã hội là một trong những mặt trận chính để chống phá nền tảng tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội hiện nay là tất yếu khách quan, giải pháp quan trọng nhằm giữ vững và phát huy tốt vai trò nòng cốt, đi đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Chú thích:
1, 4, 5. Báo cáo số 09-BC/BCĐ ngày 04/01/2023 của Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023
2. Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
3. Báo cáo số 2276/BC-CT ngày 27/12/2022, của Tổng cục Chính trị về Tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

 Bình luận - Phê phán

 Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng

QPTD -Thứ Tư, 07/04/2021, 15:32 (GMT+7)
Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng ở Học viện Chính trị

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, không gian mạng trở thành môi trường quan trọng, làm thay đổi sâu sắc đời sống của con người trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, v.v. Lợi dụng môi trường này, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ra sức tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội. Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự của Quân đội và quốc gia, Học viện Chính trị xác định nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị nói chung và trên không gian mạng nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm không chỉ bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Học viện.

Theo đó, Học viện đã nghiên cứu, tổ chức lực lượng, phân công nhiệm vụ và triển khai các hình thức đấu tranh đa dạng, như: thiết lập các tài khoản đấu tranh trên Blog, Facebook, Youtube; mở chuyên mục đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên Website của Học viện và Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự; tham gia các chương trình nhận diện sự thật trên truyền hình Quốc phòng Việt Nam; viết bài đăng trên các báo, tạp chí trong và ngoài Quân đội. Hiện nay, Học viện duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả 06 loại hình đấu tranh, gồm: các blogspot và Website; các trang Fanpage; trên Youtube; trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình);  chuyên sâu trên các báo, tạp chí; các đề tài khoa học và hoạt động giáo dục, đào tạo ở Học viện. Qua đánh giá, xếp loại của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, trong tổng số 10 blog đấu tranh hiệu quả nhất toàn quân, Học viện thường xuyên có từ 05 đến 06 blog. Nhờ đó, góp phần cùng toàn quân đấu tranh phản bác có hiệu quả quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội.

Từ thực tiễn và kết quả đạt được, Học viện Chính trị rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Quán triệt Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; Đề án “Quân đội phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong tình hình mới”; Chỉ thị số 47/CT-CT, ngày 08/01/2016 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về tổ chức lực lượng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng trong Quân đội; đồng thời, bám sát thực tiễn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện và cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tập trung giáo dục, nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trước sự kiện quan trọng, vụ việc phức tạp, nhạy cảm,… kịp thời thông tin, định hướng tư tưởng cho cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ. Qua đó, để cán bộ, chiến sĩ nắm chắc về đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nêu cao tinh thần cảnh giác và ý thức tổ chức kỷ luật, “tự miễn dịch” trước hoạt động chống phá tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Học viện thực hiện tốt việc tham mưu, xây dựng, ban hành đồng bộ hệ thống quy chế, quy định, chương trình hành động cụ thể; chủ động xây dựng, tổ chức lực lượng để hoạt động đấu tranh trên không gian mạng có nền nếp, bảo đảm bí mật, rộng khắp, thống nhất, chặt chẽ và hiệu quả. Thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc tình hình, cung cấp thông tin, “chỉ thị mục tiêu” và định hướng để đấu tranh kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm. Nghị quyết, kết luận lãnh đạo thường kỳ của các cấp ủy, tổ chức đảng đều có nội dung, biện pháp lãnh đạo đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng, gắn với thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, bảo đảm tính nhạy bén, sáng tạo, nhưng phải chấp hành nghiêm quy định bảo vệ chính trị nội bộ, không để lọt, lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, ngăn chặn kịp thời các tài liệu phản động, văn hóa phẩm xấu độc thâm nhập vào nội bộ. Thường xuyên quản lý chặt chẽ cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ khi sử dụng internet và tham gia mạng xã hội; kịp thời chấn chỉnh các trường hợp chưa chuẩn mực trên mạng xã hội, bảo đảm hoạt động đấu tranh luôn đúng định hướng.

Hai là, tổ chức lực lượng đấu tranh chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, hình thức, phương pháp đấu tranh. Học viện đã tổ chức lực lượng đấu tranh rộng rãi, có chiều sâu, khai thác tối đa khả năng, nguồn lực hiện có; trong đó, xác định những giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ lý luận, có kinh nghiệm là lực lượng nòng cốt để nhận diện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và tham gia viết các chuyên đề, bài viết đấu tranh chuyên sâu với lập luận sắc bén, có tính thuyết phục, tính đấu tranh cao. Các cơ quan, đơn vị phân công lực lượng phù hợp, tổ chức chặt chẽ, tạo ra lực lượng đấu tranh đông đảo, hoạt động liên tục, hiệu quả; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng năng lực, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ đấu tranh và rút kinh nghiệm hoạt động. Ngoài ra, Học viện còn động viên, khuyến khích cán bộ, các nhà nghiên cứu của Học viện và toàn quân viết, đăng tải các bài chuyên sâu để phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng.

Thực hiện phương châm: kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chủ đạo, Học viện chú trọng tuyên truyền thành tựu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Quân đội và thông tin tích cực để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Thiết lập nhóm đấu tranh trên ứng dụng Mocha 35 để chỉ đạo, điều hành, bảo đảm khẩn trương, thống nhất; hình thức đấu tranh trên Facebook, trang Fanpage, kênh Youtube từng bước được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cùng với ngôn ngữ tiếng Việt, Học viện còn sử dụng: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc; xây dựng các video clip đấu tranh bằng phần mềm I-studio; tham gia xây dựng Ngân hàng dữ liệu số, phục vụ hoạt động của lực lượng nòng cốt trong toàn quân. Nhờ đó, những bài viết đăng tải trên các tài khoản Facebook của Học viện thường xuyên được tiếp cận, tương tác, chia sẻ, lan tỏa với hàng trăm nghìn lượt người theo dõi, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh trên mặt trận quan trọng này.

Ba là, gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng với hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đây là giải pháp hết sức quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ trang bị, bồi dưỡng cho các đối tượng học viên có nền tảng tri thức, lý luận chính trị vững chắc, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng, cảnh giác cách mạng, nhạy bén, nhận diện đúng, kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; có khả năng nghiên cứu, vận dụng lý luận vào thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học, hình thành kỹ năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện đấu tranh trên cương vị, chức trách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Do vậy, Học viện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên lựa chọn nội dung, bổ sung nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch vào trong giảng dạy. Trong  biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học cho các đối tượng và các chuyên đề đều được cập nhật, bổ sung những nội dung đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch có liên quan trực tiếp đến bài giảng; nhiều bài giảng chuyên sâu đã gắn sát với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cung cấp các thông tin, luận cứ khoa học cụ thể cho học viên.

 Cùng với đó, Học viện đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát hiện những vấn đề mới trong thực tiễn đấu tranh, cập nhật bổ sung kịp thời vào quá trình giáo dục, đào tạo, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Hằng năm, Học viện xây dựng, ban hành định mức cụ thể số lượng bài viết cho từng cơ quan, đơn vị, nhất là những cơ quan, khoa giáo viên có thế mạnh, có lực lượng nhà khoa học đông đảo (định lượng là 15h/người/năm học). Đồng thời, duy trì nghiêm nền nếp hoạt động thông tin khoa học quân sự, tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm, trao đổi và triển khai nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan trực tiếp tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; thực hiện tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cơ quan, đơn vị và cá nhân tích cực tham gia đấu tranh. Từng bước tiếp nhận, tích cực khai thác, phát huy tính năng, tác dụng của hệ thống trang bị kỹ thuật và các giải pháp kỹ thuật, các phần mền chuyên dụng,... để đấu tranh đạt hiệu quả thiết thực. Qua đó, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí bảo đảm an toàn, góp phần quản lý tư tưởng, dư luận và hoạt động trên internet, mạng xã hội của cán bộ, giảng viên, nhân viên, chiến sĩ. 

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tăng cường hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “phi chính trị hóa” Quân đội với âm mưu, thủ đoạn ngày càng công khai, trực diện hơn. Phát huy kết quả thời gian qua, Học viện Chính trị tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội, xứng đáng vị thế trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự hàng đầu của Quân đội và quốc gia.

 

ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH, BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 ( (Lãnh đạo huyện trao thưởng cho cá nhân đồng chí: Phạm Thị Hồng Thắng)

          Tóm tắt: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra giải pháp phù hợp.

          Từ khóa: Bảo vệ nền tảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái; xây dựng chỉnh đốn Đảng…

Những năm qua, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững, bổ sung và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, không ngừng củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018, của Bộ Chính trị, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, công tác này được triển khai ngày càng bài bản, thống nhất, đồng bộ, toàn diện, quyết liệt, đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ ý đồ chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta, luôn toan tính tạo ra “khoảng trống” về tư tưởng, lý luận trong đời sống chính trị  - xã hội của nước ta, với âm mưu cơ bản, lâu dài và rất thâm độc là xoay chuyển quỹ đạo phát triển của đất nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

          Có thể nói, nắm bắt những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị là nhiệm vụ đầu tiên để nhận diện rõ các đối tượng này, nhất là khi chúng là những kẻ thù giấu mặt, cơ hội chính trị, lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao. 

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa Mác  - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Thủ đoạn mới của chúng là chuyển từ bôi nhọ bằng luận điệu “du nhập ngoại lai”, “nhập khẩu lý luận” sang đánh tráo, thay thế các khái niệm, thổi phồng cái gọi là “chủ thuyết phát triển mới”, đối lập chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Lê-nin, kêu gọi dùng “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế chủ nghĩa Mác  - Lê-nin mà cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên, rõ ràng rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Chúng trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đan cài gài bẫy bằng những quan điểm giả danh mác-xít, làm cho người đọc mất phương hướng, lẫn lộn, không phân biệt được đúng - sai. Chúng rêu rao rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam, giới lý luận và các nhà khoa học của ta đã dịch sai, hiểu sai quan điểm của C.  Mác, Ph.  Ăng-ghen; đồng thời, chúng diễn giải lại theo cách hiểu xuyên tạc, méo mó, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với việc công kích trực tiếp vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng còn đẩy mạnh tuyên truyền, cổ xúy du nhập các trào lưu tư tưởng cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài, kết hợp với kích động chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hưởng lạc từ bên trong, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị và xã hội. 

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chúng còn cho rằng chế độ hiện nay mắc “lỗi hệ thống”, đòi cải cách thể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, thực hiện “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, với âm mưu không gì khác ngoài việc chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

Thứ ba, các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc tình hình đất nước, rêu rao cái gọi là “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, khoét sâu các vấn đề xã hội, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đất đai,... nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thủ đoạn thường được chúng sử dụng là: kích động đòi đất, đòi nơi thờ tự vô lối, đòi thực hành tôn giáo trái pháp luật; kích động giáo dân, đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập biểu tình. Chúng kích động, “hà hơi tiếp sức” cho những kẻ nhân danh “lòng yêu nước” để biểu tình gây rối trật tự, trị an. Đặc biệt, trong thời gian qua, các đối tượng chống đối triệt để lợi dụng các vụ án phức tạp, nhạy cảm để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, đả kích các cơ quan tư pháp, kích động “bất tuân dân sự” trong xã hội. 

Thứ tư, lợi dụng thông tin về những mặt hạn chế, bất cập của đất nước, các thế lực thù địch, phản động khoét sâu vào những điểm yếu kém trong thực thi công vụ của một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý, hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, âm mưu cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, hướng lái tạo ra những tư tưởng, tâm lý nghi kỵ, hẹp hòi, hành động sai trái, chống đối, bạo lực và bạo động trong cộng đồng và xã hội. Chúng ngụy tạo, tô vẽ, thổi phồng, quy kết những biểu hiện cá biệt, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cá nhân đảng viên thành bản chất của Đảng cầm quyền, từ đó kích động đối lập Đảng với nhân dân, tạo sự xa cách, oán thán, thù ghét, tẩy trừ cán bộ, đảng viên. 

Thứ năm, các thế lực thù địch, phản động tiến hành móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức, hòng dựng lên “ngọn cờ” tập hợp lực lượng. Chúng không ngừng tìm kiếm những phần tử thoái hóa, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tán phát tư tưởng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước. Để tăng thêm sức lan tỏa, độ tin cậy của thông tin, chúng chú ý tập hợp, dẫn dụ những ý kiến, phát biểu gây “sốc” trái với đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước từ những đối tượng “dân túy”, tạo dựng ra cái gọi là chân dung “nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “những cán bộ của nhân dân”,... nhằm trực tiếp tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng thù địch, sai trái. 

Thứ sáu, các thế lực thù địch, phản động phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng ta với các chiêu bài, như “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước kia, cổ xúy chủ nghĩa ly khai. Đáng chú ý, các đối tượng này triệt để lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để tung tin thất thiệt, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta. Chúng tổ chức tán phát các “thư ngỏ”, “tuyên bố”, “kiến nghị” để lôi kéo, kích động đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép đối với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Trong thời gian tới, để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tiếp tục đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chúng ta cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về công tác bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

          Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, đặc biệt là trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước hết, cần nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; nhiệm vụ, nội dung của công tác bảo vệ an ninh tư tưởng, nhận diện chính xác những nhóm đối tượng đang ra sức chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Trọng tâm của công tác bảo vệ an ninh tư tưởng hiện nay là phải đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước; làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong tình hình mới. Hệ thống hóa, phổ biến những thành tựu lý luận mà Đảng ta đã đạt được trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. Khẳng định bản chất và mô hình của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng chủ động, có tính thuyết phục cao. Chủ động tăng cường thông tin tích cực đi đôi với ngăn chặn có hiệu quả, xử lý, xóa bỏ thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội. Kiên quyết bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy giao lưu và hợp tác trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao đời sống của nhân dân lao động.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc làm chủ thông tin có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến việc định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, đúng với bản chất sự việc, tránh bị lợi dụng, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch xuyên tạc; không để rơi vào thế “bị động”, “chống đỡ” mà phải chủ động, tiến công. Do đó, các cơ quan thông tấn, báo chí phải bảo đảm việc cung cấp thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước thường xuyên, kịp thời, chính xác đến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân. Đặc biệt, cần quán triệt phương châm cơ bản trong bảo vệ an ninh tư tưởng là phải coi trọng công tác chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính. Mặt khác, phải tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, các hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn của các thế lực thù địch; bước đầu đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kiềm chế được tốc độ gia tăng tội phạm một cách quyết liệt.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, vai trò tham mưu của cơ quan các cấp đối với công tác đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch. 

Các cấp ủy cần tập trung xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xác định mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh tư tưởng đúng đắn, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII số 04-NQ/TW, ngày 30-10-2016, “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016, của Bộ Chính trị khóa XII, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp, các quy chế quản lý thông tin, báo chí, xuất bản, cơ chế cung cấp thông tin, phát ngôn phân rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp. Đồng thời, có chính sách động viên, khích lệ phù hợp, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổ chức, cán bộ; phòng, chống nội gián, bảo vệ an ninh quốc gia. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc phát tán những đơn, thư có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong phát hiện, xử lý những phần tử “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cơ hội chính trị; giải quyết triệt để các vấn đề nảy sinh; phòng ngừa, ngăn chặn sự can thiệp, móc nối của các thế lực thù địch. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng internet, mạng xã hội theo Luật An ninh mạng, trong đó, chú trọng xây dựng, hoàn thiện pháp luật và các giải pháp kỹ thuật phù hợp với sự phát triển nhanh của internet, mạng xã hội; rà soát, sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong các hoạt động sử dụng internet và mạng xã hội; tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các quy định của Nhà nước về sử dụng internet và mạng xã hội, nhất là Luật An ninh mạng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, tăng cường “sức đề kháng” cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.

Cần chú trọng đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp Trung ương; nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo; đổi mới chương trình, nội dung giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Tăng cường giáo dục những nguyên lý cơ bản, giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo, phát triển của Đảng. Tuyên truyền sâu rộng những giá trị văn hóa truyền thống, bài học kinh nghiệm lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; xây dựng văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; có lập trường, tư tưởng vững vàng, có tri thức, giàu tình cảm, đạo đức cách mạng trong sáng và lối sống lành mạnh; nhận diện rõ ràng âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của các thế lực thù địch tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật, giáo dục - đào tạo.  

Nhận thức rõ đối tượng, đối tác trong điều kiện nước ta hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Chủ động cung cấp thông tin cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo về hưu, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên…, từ đó định hướng dư luận, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch.

Tiếp tục nghiên cứu, khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; làm rõ các vấn đề cần bổ sung, phát triển; nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và sự bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, cần nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ; đồng thời, chủ động nghiên cứu, phê phán bản chất phản khoa học, phản cách mạng của các quan điểm sai trái, thù địch bằng các luận cứ khoa học và minh chứng bằng thực tiễn một cách thuyết phục. Quan tâm nghiên cứu để dự báo sớm tình hình thế giới, khu vực và trong nước, những điều chỉnh chiến lược của các nước lớn; dự báo âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, những biểu hiện mới của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… , để xây dựng kế hoạch, nội dung, phương thức đấu tranh cho phù hợp, hiệu quả.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng, đa dạng hóa các hình thức đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.

Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, quy chế phối hợp giữa các ban, bộ, ngành của Trung ương, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương để phát hiện kịp thời, đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Duy trì, thực hiện tốt chế độ giao ban phản ánh tình hình, trao đổi thông tin, thống nhất biện pháp phối hợp đấu tranh; không để các thế lực thù địch lợi dụng những yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước để tạo cớ xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các hình thức đấu tranh, kết hợp tuyên truyền, giáo dục với các biện pháp tổ chức, cán bộ, kiểm tra, giám sát; vừa “xây”, vừa “chống”, trong đó lấy “xây” làm chính. Xây dựng các tổ chức cơ sở đảng vững mạnh; giải quyết hiệu quả các đơn, thư khiếu nại, tố cáo; kiện toàn tổ chức tuyên giáo, xây dựng đội ngũ cán bộ sẵn sàng “phản ứng nhanh” với những thông tin sai trái, thù địch trên không gian mạng. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc chủ động, kịp thời thông tin làm rõ sự thật, định hướng tư tưởng, dư luận cho nhân dân, nhất là trước những sự kiện nhạy cảm, phức tạp, tạo sự thống nhất cao đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tăng cường công tác lãnh đạo các hoạt động báo chí, xuất bản, nhất là trong việc định hướng chính trị - tư tưởng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Chú trọng làm tốt công tác nhân sự tại các cơ quan văn hóa, báo chí ở Trung ương và địa phương để củng cố nội bộ thật trong sạch, vững mạnh. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng đăng tải các tin, bài có chất lượng, có chiều sâu đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các ấn phẩm, phương tiện truyền thông./.

 Phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục...; nhiều khái niệm mới dần đã quen thuộc với mọi người như "không gian mạng quốc gia", "biên giới không gian mạng", "an ninh mạng", "mạng xã hội", "an toàn thông tin mạng", "chính quyền số", "Chính phủ điện tử"...; nhiều tiện ích, phần mềm, ứng dụng, nền tảng mạng xã hội phát triển nhanh, đã tác động sâu sắc, làm thay đổi toàn diện đến đời sống xã hội, như zalo, facebook, messenger, instagram, twitter, tiktok, youtube, zoom, telegram, viber... 

Bên cạnh những mặt tích cực, không thể phủ nhận của mạng xã hội trong đời sống hiện nay, đó là khả năng kết nối mọi người, không phân biệt quốc gia, dân tộc, không phân biệt giới tính, độ tuổi, có thể kết nối mọi lúc, mọi nơi, mạng xã hội như một thế giới thu nhỏ, nơi bạn có thể giao tiếp, chia sẻ thông tin, tài liệu, học tập, giải trí..., nó đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của cộng đồng. Thì mạng xã hội vẫn còn nhiều mặt tiêu cực mà cán bộ, đảng viên chúng ta cần phải nhận diện cho đúng, đó là công cụ, phương tiện để các thế lực thù địch, phản động, số cơ hội chính trị, chống đối triệt để lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, thúc đẩy nhanh quá trình "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của cán bộ, đảng viên khi thi hành công vụ, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, lợi dụng "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, phản biện xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, chia rẽ, từ đó làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Thực tế thời gian qua cho thấy các thế lực thù địch, phản động, chống đối triệt để lợi dụng không gian mạng, mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phỉ báng lãnh tụ, xuyên tạc chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động chống đối, bài trừ Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận thành quả sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước ta… Thông tin xấu - độc, thù địch ngày càng gia tăng, nhất là thời điểm diễn ra các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ, Tết của dân tộc, khi Đảng, Nhà nước tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng hoặc có khi chỉ là một vụ việc khiếu nại, khiếu kiện của công dân, hoạt động cưỡng chế, xét xử của cơ quan nhà nước… Trên địa bàn Hậu Giang gần đây lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và xử lý hình sự 03 đối tượng (Đinh Thị Thu Thủy, năm 2020, Đặng Hoàng Minh, năm 2021, Nguyễn Phúc Hưởng, năm 2022) và nhiều trường hợp bị xử lý hành chính liên quan đến mạng xã hội.

Để quản lý nhà nước về không gian mạng nói chung, quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên không gian mạng nói riêng, Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, kịp thời hướng dẫn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, như Luật An ninh quốc gia năm 2004, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật an toàn thông tin mạng năm 2015, Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội v.v… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để cán bộ, đảng viên chúng ta quán triệt nắm vững, đồng thời cũng phải thường xuyên cập nhật kiến thức về không gian mạng, mạng xã hội, nhận diện đúng, đủ các thông tin xấu - độc, thù địch, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong phòng, chống và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Anh-tin-bai

Hậu Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Thời gian tới các thế lực thù địch, phản động, số cơ hội chính trị, chống đối sẽ không từ bỏ âm mưu, tiếp tục lợi dụng không gian mạng, mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Bên cạnh nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng công an và các ngành chức năng, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta cần phải luôn đề cao trách nhiệm và gương mẫu đi đầu trong đấu tranh, phản bác các tin xấu - độc, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng khi tham gia mạng xã hội, thể hiện ở một số nội dung cơ bản cần phải thực hiện như sau:

Một là, bên cạnh việc chấp hành nghiêm những điều cán bộ, đảng viên không được làm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị mình, thì phải quán triệt chấp hành nghiêm các quy định tại Điều 4, Điều 5, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông; chấp hành nghiêm các nội dung trong Quy định số 85-QĐ/TW ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Ban  Bí thư về việc cán bộ, đảng viên thiết lập, sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên internet, mạng xã hội.

Hai là, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn để gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp tham gia mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm, góp phần xây dựng, củng cố và phát triển vững mạnh “thế trận lòng dân” trên không gian mạng.

Ba là, mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là một "tuyên truyền viên", một "chiến sỹ xung kích" trên không gian mạng, tích cực lan tỏa, "phủ xanh" những thông tin tốt đẹp, giá trị tích cực, chia sẻ nhiều hơn nữa gương người tốt việc tốt, những "mô hình", cách làm hay cần nhân rộng, thường xuyên tuyên truyền phổ biến những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội mà mình tham gia.

Bốn là, khi tham gia mạng xã hội cán bộ, đảng viên phải trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để tự xây dựng ý thức “đề kháng”, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, khi phát hiện thông tin xấu - độc, thù địch, phản động trên không gian mạng phải quyết liệt đấu tranh phản bác, bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, đồng thời báo cáo cho các cơ quan chức năng và ngành công an xử lý theo quy định.

Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta phải xác định vai trò, trách nhiệm, sự gương mẫu đi đầu khi tham gia mạng xã hội, từ đó góp phần vào công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, từng bước làm thất bại âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động trên mặt trận tư tưởng.

 "Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông:
Điều 4. Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Điều 5. Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung quy định tới Điều 4 của Bộ Quy tắc này.
2. Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.
3. Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động".