Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

HẠ CÁNH BẰNG BỤNG!


Ông Ninh Văn Chủ, nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc CDC miền Bắc vui mừng khi nhận quyết định nghỉ hưu, nghĩ rằng như thế đã là an toàn, ông ta liên tiếp tổ chức nhiều bữa tiệc chia tay nghỉ hưu với quy mô lớn, với hàng trăm người ở những khách sạn và du thuyền 5 sao tại thành phố Hạ Long trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế cả nước gặp nhiều khó khăn như: Nợ lương nhân viên y tế, hay lương thấp, áp lực công việc cao khiến nhân viên y tế bỏ việc nhiều, vật tư y tế còn nhiều thiếu thốn…
Dư luận cả nước và báo chí lên tiếng mạnh mẽ về việc tổ chức bữa tiệc chia tay nghỉ hưu của Ninh đại quan nhân, nó còn hoành tráng hơn cả Lễ nhường ngôi xa xỉ của Hoàng đế Càn Long bên tàu khi ông ta làm Thái Thượng hoàng để cho con là Gia Khánh làm Hoàng đế. Ninh đại quan nhân vung tay quá trán, tự mình vả vào mặt mình. Hậu quả là Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh đã giao Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm. Ngày 7/8, Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy bộ phận Trung tâm CDC Quảng Ninh và ông Ninh Văn Chủ, nguyên Bí thư Đảng ủy Bộ phận Trung tâm CDC Quảng Ninh, nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh.
Kết quả thế nào thì hồi sau sẽ rõ nhưng một khi "cảnh sát Đảng" vào cuộc thì lành ít dữ nhiều! Cán bộ, đảng viên lấy nhân dân làm trung tâm để phục vụ. Chỉ một vị Giám đốc CDC mà đã thế này thì những quan chức khác khi chia tay, về vườn sẽ như thế nào. Cần chấn chỉnh kịp thời, không để thành tiền lệ xấu cho các quan chức khác. Suốt ngày rêu rao "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nhưng ông Ninh Văn Chủ đã làm ngược lại. Cần thanh kiểm tra đối với Đảng ủy bộ phận Trung tâm CDC Quảng Ninh và ông Ninh Văn Chủ, nguyên Bí thư Đảng ủy Bộ phận Trung tâm CDC Quảng Ninh, nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh. Nhân dân ủng hộ cách làm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh./.
ST
Có thể là hình ảnh về đang đứng và văn bản cho biết 'Ảnh: MXH digital QUẢNG NINH: LÀMRÕ VIỆC NGUYÊN GIÁM ĐỐC CDC TỈNH MỞ TIỆC CHIA TAY NGHỈ HƯU 24 https://vtv.vn'
108
48 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

KỶ NIỆM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ LÊ QUANG ĐẠO

 Ngày 8-8-1921: Ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo

Đồng chí Lê Quang Đạo, tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyện, sinh ngày 8-8-1921 tại xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Quang Đạo đã có những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng chí tham gia cách mạng từ năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Năm 1943 đến tháng 5-1945, đồng chí là Bí thư Ban Cán sự Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1945 đến năm 1949 đồng chí giữ các chức vụ Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Hà Nội, Phó bí thư Khu ủy Liên khu 3, Phó ban Tuyên huấn Trung ương. Từ năm 1950 đến năm 1976, đồng chí công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam, làm Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Phó trưởng đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hiệp đình chiến Việt – Pháp, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Chiến dịch Đường 9, Bí thư - Chính ủy Mặt trận giải phóng Quảng Trị. Năm 1958 đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1974 đồng chí được phong quân hàm Trung tướng, Bí thư Trung ương Đảng khóa IV, V, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI. Tháng 6-1987 tại Kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa VIII, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Tháng 8-1994 đến tháng 7-1999 đồng chí là Chủ tịch Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa IV).
Đồng chí Lê Quang Đạo là nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân. Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều lĩnh vực công tác, với những cương vị quan trọng khác nhau, đồng chí luôn phấn đấu không mệt mỏi vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản. Cả cuộc đời đồng chí cống hiến hết mình cho Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với những hoạt động và cống hiến đối với Đảng, cách mạng và dân tộc, đồng chí Lê Quang Đạo đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Đồng chí Lê Quang Đạo đã sống và cống hiến cho đất nước đến hơi thở cuối cùng và để lại cho cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang tấm gương cao đẹp về nhân cách một người cộng sản Việt Nam mẫu mực - một người đồng chí gần gũi, khiêm tốn, chân thành, thủy chung đầy lòng nhân ái, sống giản dị trong sáng - một cán bộ lãnh đạo hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng và nhân dân. Đồng chí Lê Quang Đạo, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là tấm gương tiêu biểu của người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, một nhà yêu nước chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vi dân; tái cá quyèn lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, cỏ sự phản cóng, phối hợp và kiổm soát chặt chõ giữa các cơ quan nhả nưỏc trong việc thực hiộn các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Ba là, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Miến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong viộc điều chỉnh các quan hộ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bổn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dán; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sàn Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. 

Chức năng cơ bản của nhà nước

 


Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chức năng của nhà nước: Từ phạm vi của nhà nước: có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Từ tính chất quyền lực chính trị: có chức năng thống trị chính trị giai cấp và chức năng xã hội.  Từ tính chất và nhiệm vụ của nhà nước: có chức năng trấn áp và tổ chức xây dựng. Từ chức năng cơ bản của bộ máy nhà nước trung ương: có chức năng lập pháp, chức năng hành pháp và chức năng tư pháp. Từ đời sống xã hội: có chức năng kinh tế, chức năng chính trị, chức năng văn hoá tư tưởng, chức năng xâm lược và chống xâm lược. Nhà nước có các chức năng sau:

 Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp (chức năng giai cấp): là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước, phản ánh bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước. Thực hiện chứng năng này ở nhà nước khác nhau cũng khác nhau.

 Chức năng xã hội (chức năng công quyền): thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, thực hiện chứng năng này ở nhà nước khác nhau nó cũng khác nhau, và một giai cấp, ở những giai đoạn khác nhau, chứng năng xã hội của nhà nước cũng khác nhau.

 Chức năng đối nội và đối ngoại . Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị. Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngòai ra, nhà nước còn sử dụng nhiều công cụ, phương tiện khác khác (bộ máy thông tin,tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục, v.v.) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội. Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích quốc gia, - khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.

 

 

Đặc trưng cơ bản của nhà nước

 


 Thứ nhất: Nhà nước quản lý dân cư trên một lãnh thổ nhất định và là chủ thể đại diện duy nhất cho chủ quyền quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Khác tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực đối với mọi thành viên sinh sống trên địa bàn ấy không phân biệt huyết thống. Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.

 Thứ hai: Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Bộ máy quyền lực nhà nước bao gồm: đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù...) và bộ máy quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực hiện trong thực tế.  Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật, chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật và chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi.

 Thứ ba: Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.  (Thuế là nguồn thu chính của nhà nước).  Do thoát ly sản xuất, nên để tồn tại, nhà nước phải dựa vào thuế khoá, quốc trái và các hình thức bóc lột khác có tính chất cưỡng chế để nuôi sống bộ máy cai trị.  Vì vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức.

Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất của Nhà nước

 


C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác”(2). Như vậy, bản chất của nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là nền chuyên chế của giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với toàn xã hội.

 Thứ nhất, nhà nước là nền chuyên chế của giai cấp thống trị, do giai cấp thống trị tổ chức và xây dựng nên.

Giai cấp thống trị là giai cấp có đầy đủ các điều kiện kinh tế, vật chất để tổ chức và thành lập nên nhà nước. Giai cấp thống trị về kinh tế tổ chức ra nhà nước và sử dụng nhà nước để thống trị cả về mặt chính trị. Do đó, nhà nước là nhà nước của giai cấp thống trị, còn giai cấp bị trị, xét về bản chất, không có nhà nước.

Ph. Ăngghen viết: “Vì nhà nước xuất hiện từ yêu cầu phải kiềm chế giai cấp, xuất hiện đồng thời trong các cuộc xung đột giai cấp, cho nên, theo quy luật chung, nó là nhà nước của một giai cấp mạnh nhất giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước, giai cấp này thống  trị cả về chính trị”.    

 Thứ hai, nhà nước chẳng qua chỉ là một công cụ bạo lực của giai cấp thống trị dùng để bóc lột và trấn áp sự phản kháng của các giai cấp, từng lớp khác trong xã hội, nhằm giữ vững một trật tự xã hội hiện hành.

Nhà nước không phải là một tổ chức đứng trên giai cấp, đứng ngoài giai cấp, do thần thánh lập nên, mà là một tổ chức bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử dụng như một công cụ để duy trì sự thống trị và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội. Theo V. I. Lênin, toàn bộ các nhà nước xuất hiện trong lịch sử từ trước đến nay đều là cơ quan thống trị của giai cấp thống trị xã hội: “Chẳng những nhà nước thời cổ và nhà nước phong kiến là cơ quan thống trị của chủ nô và địa chủ để bóc lột nô lệ và nông nô, mà cả nhà nước đại nghị cũng là công cụ để giai cấp tư sản bóc lột GCVS”(1).  

 Thứ ba, nhà nước là một bộ phận quan trọng đặc biệt của kiến trúc thượng tầng xã hội, nó phản ánh cơ sở hạ tầng xã hội. Do đó, nhà nước là công cụ vật chất để giai cấp thống trị thực hiện việc bảo vệ, duy trì và củng cố cơ sở hạ tầng cũng như toàn bộ chế độ kinh tế trong xã hội.   

 Thứ tư, trong những điều kiện lịch sử nhất định của cuộc đấu tranh giai cấp và CMXH, khi chưa có giai cấp nào giành thắng lợi thì nhà nước như là một tổ chức trung lập của các giai cấp, song cuối cùng nó cũng thuộc về một giai cấp nhất định.  

 Từ nguồn gốc, bản chất của nhà nước, có thể định nghĩa về nhà nước như sau:

Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác trong xã hội.

Ph. Ăngghen viết: “Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hoà dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy[1].



(2) C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 22, Nxb CTQG. Hà Nội 1995, tr. 290 - 291 .

(1) V. I. Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1981, tr.   

[1] Toàn tập, tập 22, Nxb CTQG, H. , tr. 291.

 

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh về nguồn gốc của Nhà nước

 


Một là, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, không có nhà nước, dù có tổ chức quyền lực do nhân dân bầu ra. Tổ chức xã hội là thị tộc, bộ lạc, đứng đầu là tộc trưởng, hội đồng tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự do nhân dân bầu ra. Quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức; việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng quy tắc chung. Quyền lực chưa mang tính chính trị, và phục vụ cho mục đích chung, không sử dụng bạo lực. Đó là một thể chế tự quản của nhân dân. Quản lý xã hội chứ không cai trị xã hội. Ph. Ăngghen viết: “Với tất cả tính ngây thơ và giản dị của nó, chế độ thị tộc quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao! Không có quân đội hiến binh, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan toà, không có nhà tù, không có những vụ xử án, thế mà mọi việc đều trôi chảy[1]. Hồ Chí Minh: “Nhà nước là gì? Trải mấy muôn năm, xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có chế độ tư hữu, không có sự bóc lột, không có giai cấp, thì không có nhà nước. Từ khi có chế độ tư hữu, người giàu thành giai cấp bóc lột, người nghèo thành giai cấp bị bóc lột. Giai cấp người giàu xây dựng bộ máy thống trị gồm có chính phủ, quân đội, toà án, cảnh sát... Bộ máy ấy gọi là nhà nước đẻ thống trị giai cấp bị bóc lột”[2].

 Hai là, nhà nước chỉ xuất hiện khi công xã nguyên thuỷ tan rã  và xã hội có sự phân chia thành giai cấp đối kháng: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Bởi vì: Do lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời. Trong cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn, giai cấp thống trị với một lực lượng nhỏ không thể tồn tại trước sức mạnh của quảng đại quần chúng nhân dân, buộc chúng phải tổ chức ra bộ máy quyền lực chính trị, nhằm tập trung sức mạnh kinh tế, quân sự, pháp luật để duy trì trật tự bóc lột và đè bẹp sự phản kháng của quần chúng. Công cụ bạo lực đó là nhà nước.  Nhà nước chủ nô là tổ chức chính quyền nhà nước xuất hiện đầu tiên trong lịch sử. Các nhà nước tiếp theo là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, nhà nước không phải là cái vốn có, cái được áp đặt từ bên ngoài, cũng không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân hay một giai cấp, mà là một hiện tượng lịch sử, có nguồn gốc hiện thực từ tiền đề kinh tế và chính trị - xã hội. Nguyên nhân sâu xa từ kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; nguyên nhân trực tiếp là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà.



[1]  (MĂ, tt, tập 22, tr. 147).

[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. tập 7, tr. 216,

 

Về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa của Việt Nam

Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Hiện nay, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang được triển khai tích cực trong bối cảnh mới của thế giới có nhiều biến động. Từ quá trình nhận thức về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế”… Trước Đại hội IX năm 2001, văn kiện của Đảng chỉ nói đến “quốc tế hóa”, chưa đề cập tới “toàn cầu hóa”. Từ Đại hội IX của Đảng, Việt Nam đề cập đến “toàn cầu hóa kinh tế”. Khi đó, Báo cáo chính trị Đại hội IX nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”(1). Qua hai nhiệm kỳ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, Việt Nam nhấn mạnh tới “toàn cầu hóa kinh tế”. Đến Đại hội XI của Đảng (năm 2011), Việt Nam chuyển từ nhận thức về “toàn cầu hóa kinh tế” sang nhận thức về “toàn cầu hóa”. Báo cáo chính trị Đại hội XI nhận định: “Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức”(2). Đại hội XII của Đảng (năm 2016) tiếp tục khẳng định: “Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh”(3). Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) nhấn mạnh: “Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc...”(4). Cùng với nhận thức về toàn cầu hóa, Việt Nam từng bước tiến hành hội nhập quốc tế. Đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”(5). Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiến thêm một bước trong nhận thức và hành động hội nhập quốc tế; đề ra chủ trương: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”(6). Đến Đại hội XI của Đảng, Việt Nam nhấn mạnh đến hội nhập quốc tế: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”(7). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định 8 phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó phương hướng thứ năm là: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”(8). Cương lĩnh đặt ra yêu cầu: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”(9). Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm vụ tổng quát mà Đại hội XII của Đảng đề ra là: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”(10). Đại hội XII đề ra chủ trương: “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước… Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”(11). Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đưa ra định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn”(12). Như vậy, từ Đại hội IX của Đảng đến nay, quan điểm của Đảng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Từ nhận thức về “quốc tế hóa” đã phát triển thành nhận thức về “toàn cầu hóa kinh tế” và đi đến nhận thức về “toàn cầu hóa”. Trên cơ sở thực tiễn về “toàn cầu hóa”, Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”, “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” và ngày nay là chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế”, “đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”. … đến bối cảnh mới của “toàn cầu hóa” hiện nay Những năm gần đây, ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, có ý kiến cho rằng, “toàn cầu hóa” đang chững lại; thậm chí có ý kiến đề cập đến “phi toàn cầu hóa”. Luồng ý kiến này nhấn mạnh đến xu hướng gia tăng hoạt động bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới, đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và những tranh chấp về thương mại giữa các trung tâm kinh tế lớn của thế giới, đến việc Mỹ đe dọa rút và đã rút khỏi một vài định chế quốc tế... Do vậy, câu hỏi đặt ra hiện nay là phải chăng toàn cầu hóa đang chững lại? Việc trả lời câu hỏi này là một trong những cơ sở căn bản để Đại hội XIII của Đảng hoạch định đường lối phát triển đất nước trong những năm tiếp theo. Xét về bản chất, “toàn cầu hóa” là quá trình hình thành nên “cái toàn cầu”, phân biệt với “cái khu vực” (chỉ liên quan đến những khu vực địa - kinh tế - chính trị nhất định trên thế giới), “cái phe, khối” (chỉ liên quan đến các tập hợp lực lượng trên thế giới), “cái quốc gia - dân tộc” (chỉ liên quan đến từng đất nước). Xã hội loài người ngày nay, với nền kinh tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại, cho thấy toàn cầu hóa đã tiến rất xa và sâu rộng; đồng thời, khẳng định “toàn cầu hóa” thực sự là một xu thế khách quan, không thể đảo ngược. Điều rõ ràng là, dù còn rất nhiều hạn chế, khiếm khuyết hay khuyết tật... trong cả ba hệ thống lớn nói trên, nhưng nhu cầu phát triển nội tại, tự thân của xã hội loài người chính là gốc rễ quy định xu thế toàn cầu hóa. Điều đáng chú ý là tiến trình toàn cầu hóa không diễn ra một cách tuyến tính, mà có những bước nhảy vọt, gắn với các cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất xã hội loài người. Có thể khẳng định rằng, trong thời gian tới, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) bùng nổ, nhất định sẽ có bước nhảy vọt mới trong tiến trình toàn cầu hóa, toàn cầu hóa hoàn toàn không chững lại. Sự gia tăng các hoạt động bảo hộ trong những năm gần đây không đồng nghĩa với việc chia cắt thị trường thế giới thành những thị trường quốc gia hay phe, khối biệt lập, không làm đứt đoạn các dòng đầu tư xuyên quốc gia, không làm mất đi các vấn đề toàn cầu nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế thế giới mà việc giải quyết chúng đòi hỏi phải tăng cường hợp tác và những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Có chăng, chủ nghĩa bảo hộ chỉ đặt ra những “trở ngại” mới về thuế quan và phi thuế quan cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, mà những trở ngại này luôn tồn tại trong tiến trình toàn cầu hóa. Những số liệu thống kê của thế giới về thương mại và đầu tư cho thấy rất rõ rằng, bất chấp sự gia tăng của các hoạt động bảo hộ trong những năm gần đây, thương mại thế giới và đầu tư quốc tế vẫn tăng lên. Việc hình thành “cái toàn cầu” trong quá trình toàn cầu hóa kéo theo việc ra đời các định chế toàn cầu, như Liên hợp quốc và các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)... Các định chế này không phải là “nhất thành, bất biến”, cơ chế hoạt động của chúng phải luôn cần đổi mới, cập nhật cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của “cái toàn cầu”. Đây là sự thích nghi, bảo đảm sức sống, nâng cao tính hiệu quả của các định chế quốc tế, chứ không phải và càng không thể ngăn cản tiến trình toàn cầu hóa. Bước phát triển mới của toàn cầu hóa gắn với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tất yếu kéo theo những đổi mới, cải tổ, cải cách các định chế toàn cầu hiện có và có thể ra đời những định chế quản trị toàn cầu mới. Yêu cầu đặt ra đối với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc chủ trì phiên thảo luận về quan hệ hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tháng 1-2020_Nguồn: UN Có thể hiểu quá trình hội nhập quốc tế của một đất nước (quốc gia) là sự tham gia vào hệ thống thế giới và trở thành một bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới, trước hết là bộ phận cấu thành của “nền kinh tế thế giới”, “nền chính trị thế giới” và “nền văn minh nhân loại”. Sự tham gia ở đây là thông qua các hoạt động tương tác (hợp tác, cạnh tranh và đấu tranh...) với các bộ phận cấu thành khác nhau trong “hệ thống”, bao gồm cả việc gia nhập hay rút khỏi các “phân hệ” khác nhau trong hệ thống. Tất cả các hoạt động này đều là hoạt động có chủ đích, nhằm: 1- Phát triển quốc gia; 2- Khẳng định bản sắc quốc gia; 3- Giành vị thế xứng đáng cho quốc gia trong hệ thống; 4- Tham gia hoàn thiện và phát triển hệ thống... Cần loại bỏ lối suy nghĩ giản đơn nhưng cũng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam, rằng “hội nhập quốc tế” là hình thức phát triển cao của “hợp tác quốc tế”. Vấn đề là ở chỗ “hợp tác quốc tế” và “hội nhập quốc tế” là thuộc các lớp khái niệm khác nhau. Hợp tác quốc tế chỉ là một trong nhiều phương thức tương tác giữa các nước với nhau; bên cạnh hợp tác quốc tế còn có cạnh tranh, đấu tranh, liên minh, liên kết, đối đầu, chiến tranh... Điểm cơ bản là ở chỗ, khác với khái niệm “hội nhập quốc tế”, khái niệm “hợp tác quốc tế” không đề cập tới việc cấu thành hệ thống chỉnh thể thế giới. Để đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của một quốc gia, cần lấy phạm vi, mức độ tham gia và vị thế của quốc gia đó trong các mặt đời sống của cộng đồng quốc tế, trong các hệ thống thế giới làm tiêu chí: Về chiều “rộng - hẹp”, có ba cấp độ hội nhập: Một là, hội nhập hẹp, khi quốc gia hội nhập chỉ tham gia một vài lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế; hai là, hội nhập tương đối rộng, khi quốc gia hội nhập tham gia phần lớn các lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế; ba là, hội nhập rộng, khi quốc gia hội nhập tham gia tất cả các lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế. Về chiều “nông - sâu”, cũng có ba cấp độ hội nhập: Một là, hội nhập nông, khi quốc gia hội nhập hầu như không có vị trí, vai trò trong cộng đồng quốc tế; hai là, hội nhập tương đối sâu, khi quốc gia hội nhập có vị trí, vai trò nhất định trong cộng đồng quốc tế; ba là, hội nhập sâu, khi quốc gia hội nhập có vị trí, vai trò đáng kể trong cộng đồng quốc tế. Nói theo ngôn ngữ của lý thuyết hệ thống, hội nhập sâu là trường hợp quốc gia hội nhập với tư cách là một bộ phận cấu thành hệ thống, có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành và phát triển “tính trồi” (emergent) của cả hệ thống; còn hội nhập nông là trường hợp quốc gia hội nhập hầu như không có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển “tính trồi” của cả hệ thống. Với cách tiếp cận trên, có thể thấy, sau hai thập niên chủ động và tích cực hội nhập quốc tế từ Đại hội IX của Đảng đến nay, Việt Nam từng bước tham gia tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội quốc tế; trở thành thành viên có trách nhiệm, có vị trí, vai trò và ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng quốc tế, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội... Điều đó có nghĩa là Việt Nam tích cực hội nhập vào chỉnh thể thế giới. Do vậy, để phát triển đất nước trong bối cảnh mới của “toàn cầu hóa” và giai đoạn mới của “hội nhập quốc tế”, cần quan tâm một số vấn đề lớn sau: Thứ nhất, nhận thức đúng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” để làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đặc biệt, cần thấy rõ bước phát triển mới của toàn cầu hóa trong những năm tới khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ; từ đó, tính toán sách lược, chiến lược trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thứ hai, Việt Nam hiện tham gia các mặt đời sống chính trị - xã hội quốc tế, tức là đã hội nhập rộng vào chỉnh thể thế giới, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hội nhập tương đối sâu với vị trí, vai trò nhất định trong một số lĩnh vực. Tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đưa Việt Nam trở thành bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới. Tới đây, cần xác định việc giành lấy vị trí, vai trò ngày càng đáng kể trong nền kinh tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại là nội dung chủ yếu của tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam. Về kinh tế, cần phấn đấu giành chỗ đứng trong các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; ưu tiên thúc đẩy phát triển nhanh các ngành kinh tế số và công nghiệp 4.0. Cơ hội đang mở ra cho Việt Nam ở thời hậu dịch bệnh COVID-19, không được bỏ lỡ. Muốn thế, cần ưu tiên phát triển các mạng kết nối Việt Nam với thế giới, cả “kết nối cứng” và “kết nối mềm”. Về chính trị, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn, nhất là các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong ASEAN. Chủ động tham gia xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực. Thể hiện vai trò của Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Về văn hóa - xã hội, cần đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam với thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất, công viên sinh thái, di sản văn hóa thế giới, cả vật thể lẫn phi vật thể; khẳng định các giá trị xã hội và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, bản sắc Việt Nam; tích cực tham gia sáng tạo các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học... có tầm ảnh hưởng quốc tế; tham gia xử lý các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Cần đặc biệt quan tâm việc nhân thêm và phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước, cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường quốc tế. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng có vai trò lớn trong quảng bá văn hóa và cả trong “xâm lăng” văn hóa, lan tỏa các giá trị xã hội và cả làm xói mòn các giá trị xã hội, phát huy “sức mạnh mềm” và cả hạn chế “sức mạnh mềm” của các quốc gia, phát triển ổn định xã hội và cả gây bất ổn xã hội... Phương tiện truyền thông xã hội trở thành một hiện tượng văn hóa, một kênh thông tin, một công cụ quản trị. Bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các phương tiện truyền thông xã hội, một số nước chủ động sử dụng và phát huy vai trò kênh thông tin, công cụ quản trị của các phương tiện truyền thông này. Việt Nam cần có cách tiếp cận mới đối với các phương tiện truyền thông xã hội, không chỉ dừng ở chỗ coi chúng là đối tượng quản lý. Thứ ba, khi triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh những vấn đề cần xử lý về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đơn cử như, trong tiến trình hội nhập quốc tế, cần luôn điều chỉnh, sửa đổi hệ thống pháp luật trong nước, tuy nhiên, phải có lộ trình, bước đi cẩn trọng, để vừa củng cố độc lập, tự chủ, vừa hội nhập quốc tế thành công. Hay là vấn đề đối phó với nguy cơ lệ thuộc vào thị trường bên ngoài, lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị...; hoặc vấn đề phải đối phó với sự xâm lăng văn hóa, xử lý hiện tượng giao thoa văn hóa trong hội nhập quốc tế, những mâu thuẫn trong xây dựng con người Việt Nam dưới tác động của trào lưu hình thành công dân toàn cầu, sự xâm nhập của các giá trị xã hội không phù hợp đối với nước ta... Thứ tư, Việt Nam cần chủ động và tích cực tham gia vào việc đổi mới, cải tổ, cải cách hay thiết lập các định chế toàn cầu và khu vực; đóng góp nhiều hơn vào xây dựng “luật chơi”, coi đây là lợi ích quan trọng của quốc gia. Thứ năm, trong quá trình hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh ngày càng nhiều những tranh chấp. Ngoài những cơ chế quốc tế phổ biến, thế giới còn có những cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế mang tính khu biệt, chuyên ngành mà ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, vấn đề cấp bách trong quá trình hội nhập là nâng cao năng lực phòng, chống, xử lý, giải quyết những tranh chấp quốc tế, gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu về các lĩnh vực này./. (Nguồn: Tạp chí Cộng sản) ------------------------ (1), (5) Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 617, 664 (2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.28 (3), (10), (11) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 18, 79, 155-156 (6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 112 (7), (8), (9) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 235-236, 72, 83-84 (4), (12) Nguyễn Phú Trọng: “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng”, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-

Quan điểm triết học Mác - Lênin về nguồn gốc ra đời của Nhà nước

 


Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và mất đi khi những cơ sở tồn tại nó không còn nữa. Nhà nước ra đời từ 4 nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Sự phát triển của lực lượng sản xuất đưa đến kết quả song trùng: chế độ tư hữu tư nhân và tình trạng người bóc lột người.

Thứ hai: Do sự dư thừa sản phẩm tiêu dùng, xuất hiện khát vọng chiếm đoạt, kẻ có quyền lực vơ vét của dư, dẫn đến sự phân hoá giai cấp.

Thứ ba: Do những cuộc chiến tranh ăn cướp giữa các thị tộc, bộ lạc làm cho quyền lực của các thủ lĩnh được củng cố và tăng cường hình thành tổ chức nhà nước.

Thứ tư: Cơ quan tổ chức thị tộc, bộ lạc dần dần tách khỏi nhân dân trở thành cơ quan quyền lực đối lập nhân dân, nhà nước ra đời. Từ chỗ là công cụ của nhân dân trở thành cơ quan áp bức, đàn áp nhân dân. Ph. Ăngghen viết: “Lúc đầu xã hội, bằng sự phân công đơn giản trong lao động, thiết lập ra những cơ quan đặc thù để bảo vệ những lợi ích  chung của mình. Nhưng với thờ gian, các cơ quan ấy, mà cơ quan chủ chốt là chính quyền nhà nước, do phục vụ lợi ích riêng của mình, đã từ chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân xa xã hội(1).

 Tóm lại, nhà nước xuất hiện khi xã hội xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (tư hữu), và sự xuất hiện giai cấp với những đối kháng, những mâu thuẫn không thể điều hoà được. Trong đó chế độ tư hữu là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân kinh tế quyết định sự ra đời của giai cấp và sau đó là nhà nước. Giai cấp nào có quyền lực về kinh tế thì có quyền thành lập nhà nước để bảo vệ lợi ích của giai cấp đó. Nguyên nhân trực tiếp là sự xuất hiện giai cấp với những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Cuộc đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức, với sức mạnh bạo lực, ra đời để trấn áp những cuộc đấu tranh đó. Nếu không có một tổ chức đặc biệt với sức mạnh bạo lực thì các cuộc đấu tranh sẽ dẫn đến nguy cơ huỷ hoại xã hội. Ph. Ăngghen viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được(13). V. I. Lênin phát triển thêm: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được(1).  

Như vậy, nhà nước không phải là một cơ quan điều hoà mâu thuẫn giai cấp, mà sự xuất hiện nhà nước chứng tỏ những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được.

Nhà nước ra đời không phải để xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, mà chính là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp. Sự tồn tại của nhà nước phản ánh những đối kháng giai cấp trong xã hội. Và sự tồn tại của nhà nước là để kiềm chế các đàn áp cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị chống lại giai cấp thống trị bóc lột trong xã hội. Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan để làm dịu sự xung đột giai cấp, để làm cho sự xung đột ấy diễn ra trong vòng “trật tự”, nhằm duy trì một chế độ trong đó cho phép giai cấp này được quyền bóc lột giai cấp khác.



(1) C.Mác và Ph.ăng ghen toàn tập, tập 22, Nxb CTQG. Hà Nội 1995, tr. 288.

(13) Sđd tr. 9.

(1) V.I. Lênin toàn tập, tập 33, Nxb TB, M. 1976, tr. 9..