Một là, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, không
có nhà nước, dù có tổ chức quyền lực do nhân dân bầu ra. Tổ chức xã hội là thị tộc, bộ lạc, đứng đầu
là tộc trưởng, hội đồng tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự do nhân dân bầu ra. Quyền
lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức; việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội được thực hiện bằng quy tắc chung. Quyền lực chưa mang tính
chính trị, và phục vụ
cho mục đích chung, không sử dụng bạo lực. Đó là một thể chế tự quản của nhân
dân. Quản lý xã hội chứ không cai trị xã hội. Ph.
Ăngghen viết: “Với tất cả tính ngây
thơ và giản dị của nó, chế độ thị tộc quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao!
Không có quân đội hiến binh, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan
và quan toà, không có nhà tù, không có những vụ xử án, thế mà mọi việc đều trôi
chảy”[1].
Hồ Chí
Minh: “Nhà nước là gì? Trải mấy muôn năm, xã hội cộng sản nguyên thuỷ
không có chế độ tư hữu, không có sự bóc lột, không có giai cấp, thì không có
nhà nước. Từ khi có chế độ tư hữu, người giàu thành giai cấp bóc lột, người
nghèo thành giai cấp bị bóc lột. Giai cấp người giàu xây dựng bộ máy thống trị
gồm có chính phủ, quân đội, toà án, cảnh sát... Bộ máy ấy gọi là nhà nước đẻ thống
trị giai cấp bị bóc lột”[2].
Hai là, nhà nước chỉ xuất hiện
khi công xã nguyên thuỷ tan rã và xã hội
có sự phân chia thành giai cấp đối kháng: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Bởi
vì: Do lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến
sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xã hội phân chia thành giai cấp
đối kháng, chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời.
Trong cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn, giai cấp thống trị với một lực
lượng nhỏ không thể tồn tại trước sức mạnh của quảng đại quần chúng nhân dân,
buộc chúng phải tổ chức ra bộ máy quyền
lực chính trị, nhằm tập trung sức mạnh kinh tế, quân sự, pháp luật để
duy trì trật tự bóc lột và đè bẹp
sự phản kháng của quần chúng. Công cụ bạo lực đó là nhà nước. Nhà nước chủ nô là tổ chức chính quyền nhà nước
xuất hiện đầu tiên trong lịch sử. Các nhà nước tiếp theo là nhà nước phong kiến,
nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, nhà nước không phải là cái vốn
có, cái được áp đặt từ bên ngoài, cũng không phải do ý muốn chủ quan của một cá
nhân hay một giai cấp, mà là một hiện tượng lịch sử, có nguồn gốc hiện thực từ
tiền đề kinh tế và chính trị - xã hội. Nguyên nhân sâu xa từ kinh tế là chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất; nguyên nhân trực tiếp là mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hoà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét