C. Mác và
Ph. Ăngghen khẳng định: “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp
này dùng để trấn áp một giai cấp khác”(2). Như vậy, bản chất của nhà nước là một cơ quan thống
trị giai cấp, là nền chuyên chế của giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với
toàn xã hội.
Thứ nhất, nhà nước là nền chuyên chế của giai
cấp thống trị, do giai cấp thống trị tổ chức và xây dựng nên.
Giai cấp thống trị là giai cấp có đầy đủ các điều
kiện kinh tế, vật chất để tổ chức và thành lập nên nhà nước. Giai cấp thống trị
về kinh tế tổ chức ra nhà nước và sử dụng nhà nước để thống trị cả về mặt chính
trị. Do đó, nhà nước là nhà nước của giai cấp thống trị, còn giai cấp bị trị,
xét về bản chất, không có nhà nước.
Ph. Ăngghen
viết: “Vì nhà nước xuất hiện từ yêu cầu phải kiềm chế giai cấp, xuất hiện đồng
thời trong các cuộc xung đột giai cấp, cho nên, theo quy luật chung, nó là nhà
nước của một giai cấp mạnh nhất giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế và nhờ có
nhà nước, giai cấp này thống trị cả về
chính trị”.
Thứ hai, nhà nước chẳng qua chỉ là một
công cụ bạo lực của giai cấp thống trị dùng để bóc lột và trấn áp sự phản kháng
của các giai cấp, từng lớp khác trong xã hội, nhằm giữ vững một trật tự xã hội
hiện hành.
Nhà nước không phải là một tổ chức đứng trên giai cấp, đứng ngoài giai cấp,
do thần thánh lập nên, mà là một tổ chức bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức
ra và sử dụng như một công cụ để duy trì sự thống trị và bảo vệ quyền lợi của
giai cấp thống trị trong xã hội. Theo V. I. Lênin, toàn bộ các nhà nước xuất hiện
trong lịch sử từ trước đến nay đều là cơ quan thống trị của giai cấp thống trị
xã hội: “Chẳng những nhà nước thời cổ và nhà nước phong kiến là cơ quan thống
trị của chủ nô và địa chủ để bóc lột nô lệ và nông nô, mà cả nhà nước đại nghị
cũng là công cụ để giai cấp tư sản bóc lột GCVS”(1).
Thứ ba, nhà nước là một bộ phận quan trọng đặc biệt
của kiến trúc thượng tầng xã hội, nó phản ánh cơ sở hạ tầng xã hội. Do đó,
nhà nước là công cụ vật chất để giai cấp thống trị thực hiện việc bảo vệ, duy
trì và củng cố cơ sở hạ tầng cũng như toàn bộ chế độ kinh tế trong xã hội.
Thứ tư, trong những điều kiện lịch sử nhất định của cuộc
đấu tranh giai cấp và CMXH, khi chưa có giai cấp nào giành thắng lợi thì nhà nước
như là một tổ chức trung lập của các giai cấp, song cuối cùng nó cũng thuộc về
một giai cấp nhất định.
Từ nguồn
gốc, bản chất của nhà nước, có thể định nghĩa về nhà nước như sau:
Nhà nước là tổ chức
chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp
sự phản kháng của các giai cấp khác trong xã hội.
Ph. Ăngghen viết: “Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy trấn áp của
một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hoà dân
chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy”[1].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét