Thứ nhất: Nhà nước quản lý dân cư trên một lãnh thổ nhất định và là chủ thể đại diện duy nhất cho
chủ quyền quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Khác tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được
hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, nhà nước được hình thành trên
cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ
mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực đối với mọi thành viên sinh sống
trên địa bàn ấy không phân biệt huyết thống. Đặc trưng này làm xuất hiện mối
quan hệ giữa từng người trong cộng đồng nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng
một biên giới quốc gia nhất định.
Thứ hai: Nhà nước có một bộ máy
quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Bộ máy quyền lực nhà nước bao gồm:
đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù...) và bộ máy quản lý hành
chính từ trung ương đến địa phương. Nhà nước thực hiện quyền lực của
mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của
pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực
hiện trong thực tế. Nhà nước ban
hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật, chỉ có nhà nước mới có quyền
ban hành pháp luật và chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi.
Thứ ba: Nhà nước hình thành hệ thống thuế
khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. (Thuế là nguồn thu chính của
nhà nước). Do thoát ly sản xuất, nên để tồn
tại, nhà nước phải dựa vào thuế khoá, quốc trái và các hình thức bóc lột khác
có tính chất cưỡng chế để nuôi sống bộ máy cai trị. Vì vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những
là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp
bị áp bức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét