Có nhiều cách tiếp
cận khác nhau về chức năng của nhà nước: Từ phạm vi của
nhà nước: có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Từ tính chất quyền lực chính trị: có chức năng thống trị chính trị
giai cấp và chức năng xã hội. Từ tính chất và nhiệm vụ của nhà nước:
có chức năng trấn áp và tổ chức xây dựng. Từ
chức năng cơ bản của bộ máy nhà nước trung ương: có chức năng lập pháp, chức
năng hành pháp và chức năng tư pháp. Từ đời
sống xã hội: có chức năng kinh tế, chức năng chính trị, chức năng văn hoá
tư tưởng, chức năng xâm lược và chống xâm lược. Nhà nước có các chức năng sau:
Chức
năng thống trị chính trị của giai cấp
và chức năng xã hội. Chức
năng thống trị chính trị của giai cấp (chức năng giai cấp): là chức năng nhà nước
làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp
đó đối với toàn xã hội. Chức năng thống
trị chính trị của giai cấp bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước,
phản ánh bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước. Thực hiện chứng năng này ở nhà
nước khác nhau cũng khác nhau.
Chức năng xã hội (chức năng công quyền):
thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thoả mãn một
số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Tuy
nhiên, thực hiện chứng năng này ở nhà nước khác nhau nó cũng khác nhau, và một
giai cấp, ở những giai đoạn khác nhau, chứng năng xã hội của nhà nước cũng khác
nhau.
Chức năng đối nội và đối ngoại . Chức năng đối nội của
nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác
hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị. Thông thường điều đó
phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước.
Ngòai ra, nhà nước còn sử dụng nhiều công cụ, phương tiện khác khác (bộ máy
thông tin,tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục, v.v.) để xác lập, củng cố
tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống
trong xã hội. Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới
lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với
các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích quốc gia, - khi lợi
ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét