Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam

 

Thời gian gần đây, một số cá nhân, tổ chức phi chính phủ lấy danh nghĩa “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, đặc biệt là quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo để đưa ra những đánh giá phiến diện, sai lệch, các luận điệu xuyên tạc, vu cáo hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, với mục tiêu nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng cộng sản.

Trong âm mưu và chiến lược diễn biến hòa bình, vấn đề tôn giáo, dân chủ nhân quyền được sử dụng như một vũ khí lợi hại, lợi dụng lòng yêu nước, sự sùng đạo của một số người dân để khoét sâu những bất cập, tồn tại trong đời sống xã hội, nhằm lôi kéo, tập hợp những người dân nhẹ dạ cả tin để gây rối, gây phức tạp về an ninh, trật tự, gây bất ổn xã hội.

Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, xác định đây là nhu cầu tinh thần chính đáng của người dân. Chính sách đó, luôn được Ðảng, Nhà nước ta khẳng định và thực hiện nhất quán, được bảo đảm trên thực tiễn và cụ thể bằng văn bản pháp luật.

Trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” (Khoản 1, Ðiều 24). Ngày 18/ 11/ 2016, Quốc hội đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo... Nhờ có chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm ngày càng tốt hơn, số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng.

Bất chấp thực tế trên, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí vẫn xuyên tạc trắng trợn chính sách, pháp luật và tình hình tôn giáo tại Việt Nam; tổ chức móc nối với những đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn với chế độ và số chức sắc cực đoan để kích động các hoạt động tôn giáo thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước. Chúng đẩy mạnh xuyên tạc Ðảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, Việt Nam “không có tự do tôn giáo”… Những thủ đoạn hoạt động của chúng không chỉ âm mưu tác động vào tâm lý, tư tưởng của một bộ phận quần chúng, tín đồ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân, tác động xấu đến xã hội, gây chia rẽ nội bộ trong các tổ chức tôn giáo, gây mất đoàn kết dân tộc.

Để ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống Việt Nam, chính quyền các cấp cần nắm chắc các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các tôn giáo, gây rối loạn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, xâm phạm an ninh quốc gia.

Chủ động tuyên truyền công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để vạch trần “chân tướng” của các đối tượng cơ hội, các việc làm vi phạm pháp luật, giáo luật của số đối tượng cực đoan lợi dụng tôn giáo; đồng thời, phản bác lại các luận điệu vu cáo của các thế lực thù địch.

Về phía người dân cũng như các chức sắc và tín đồ các tôn giáo cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch. Phải hiểu rằng, tự do tôn giáo phải trong khuôn khổ pháp luật! Quyền tự do tôn giáo phải phù hợp với lịch sử truyền thống văn hóa của Việt Nam.

 

LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA CỦA ĐẢNG

 

Những ngày này, khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022), thì trên các trang mạng xã hội lại xuất hiện những luận điệu trái chiều, xuyên tạc về công lao của các anh hùng, thương binh, liệt sỹ và sự tri ân của của Đảng, Nhà nước, xã hội đối với gia đình chính sách, người có công.

Trên một số trang mạng chống đối tiếp tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc về sự kiện này, nêu ra những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng của một số cán bộ rồi suy diễn, cho rằng, sự hy sinh của hàng triệu anh hùng, liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược là vô nghĩa, không cần thiết...

Có đối tượng còn xuyên tạc về hòa hợp dân tộc bằng cách đánh đồng những người cầm súng cho Mỹ, ngụy với những liệt sĩ hy sinh vì dân, vì nước. Họ đưa ra luận điệu, chiến tranh chống Mỹ là cuộc nội chiến, người trong một nước hy sinh phải được đối xử bình đẳng, không phân biệt “bên này hay bên kia”, “bên thắng cuộc” và bên bại trận.

Thậm chí, những trang mạng còn viện dẫn bằng cách cắt xén phát ngôn của lãnh đạo cao cấp Nhà nước khi nói về hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù bằng cách không tổ chức tuyên truyền, kỷ niệm nhân dịp ngày thương binh, liệt sỹ hằng năm. Có kẻ còn cho rằng, việc xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, tìm kiếm hài cốt, danh tính liệt sỹ… là việc không nên làm, vừa tốn kém, vừa “đào xới nỗi đau”...

Âm mưu, thủ đoạn của chúng là tìm cách khoét sâu vào sự hy sinh cho là không cần thiết chỉ vì những người cộng sản gây ra "nội chiến" để giành quyền lãnh đạo, giành “quyền lợi” giai cấp. Chúng đâu biết rằng, hàng triệu thanh niên trong chiến tranh chống Mỹ đã làm đơn xin được ra chiến trường chiến đấu với mục tiêu là đánh đuổi ngoại xâm, mang hòa bình cho đất nước. Không thể so sánh, đánh đồng những người xông pha chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp với những người cầm súng cho Mỹ chống lại đất nước, bắn giết đồng bào của mình, dù không ít trong số họ bị bắt buộc. Đưa luận điệu đó để cố tạo đồng cảm, vì tình người, nhưng thực chất là cố tình bóp méo về cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc ta, xem đây là cuộc nội chiến “nồi da xáo thịt”, “miền Bắc xâm lược miền Nam”.

Một thực tế là những người hy sinh, những người có công với đất nước đang được Đảng, Nhà nước quan tâm chu đáo, dù điều kiện kinh tế đất nước vẫn còn khó khăn. Đó là chính sách nhất quán và được thực hiện từ trước đến nay của Nhà nước ta. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với Nhân dân. Cho nên, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và phát động toàn xã hội thực hiện hàng loạt các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công”, “Nghĩa tình đồng đội”, “Nhà tình nghĩa”, “Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng”...

Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm xóa nhòa chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động, gây mâu thuẫn giữa người có công với Nhà nước, chế độ, tạo phản ứng, chống đối trong xã hội sẽ không có “đất sống”. Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.

 

"GÓC VIỆT NAM" Ở BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN CẤP 2 SỐ 4

 

Dưới đôi bàn tay khéo léo của các y, bác sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC 2.4) tại Nam Sudan và sự trợ giúp của một họa sĩ từ đơn vị cảnh sát Ghana kết nghĩa, phòng tiếp khách quốc tế của bệnh viện trở thành một “góc Việt Nam” thu nhỏ, nhằm giới thiệu những hình ảnh và nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế…

Theo Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga, Phó giám đốc quân sự BVDC 2.4, anh Emmanuel Anaman thuộc đơn vị cảnh sát Ghana kết nghĩa thân thiết của BVDC 2.4 trước đây là bệnh nhân từng nằm điều trị tại bệnh viện. Trong thời gian ở viện, anh đã gửi gắm tình cảm quý mến các y, bác sĩ Việt Nam qua các bức tranh phong cảnh quê hương mình, với những nét đặc trưng của châu Phi do chính tay anh vẽ tặng những người đã giúp anh hồi phục sức khỏe.

Với sự giúp đỡ của anh Emmanuel Anaman, những bức tranh phong cảnh quê hương Việt Nam dưới dạng bích họa được tái hiện sống động ngay trên vách tường của phòng tiếp khách quốc tế, tạo một không gian sinh động, tươi tắn và đậm chất Việt Nam.

Nổi bật là bức tranh vẽ Hồ Gươm với Tháp Rùa, cầu Thê Húc in bóng trên mặt hồ nước xanh trong. Cùng với đó là những hình trang trí thủ công hoa Sen, hoa Đào, hoa Mai rồi các món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt Nam như bánh chưng xanh… đã tạo ra một không gian trưng bày ấm cúng, đẹp mắt, vừa giúp các thành viên của BVDC 2.4 vơi nỗi nhớ quê nhà, vừa là góc văn hóa giới thiệu cho bạn bè quốc tế về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Những khung cửa sổ khô cứng của phòng tiếp khách được trang trí bằng những bông hoa giấy nhỏ xinh được làm thủ công trở nên rất có hồn.

Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga cho biết, điểm nhấn của phòng tiếp khách chính là các thắng cảnh nổi tiếng, các nét văn hóa đặc trưng và những hình ảnh gần gũi với người dân Việt Nam. Qua không gian ấm cúng này, bệnh viện mong muốn giới thiệu hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hiếu khách, giàu bản sắc văn hóa, yêu chuộng hòa bình.

Để vẽ được những bức tranh sinh động như vậy, anh Anaman đã mày mò xem đi xem lại các bức tranh và video clip về Hồ Gươm ở Thủ đô Hà Nội. Anh Emmanuel Anaman còn thực hiện ý tưởng vẽ thêm bức tranh về phong cảnh đặc trưng ở châu Phi với rừng cây bao báp xanh tốt, xuất hiện hài hòa trong “góc Việt Nam” như một lời nhắn gửi tình cảm của những người dân châu Phi đối với những y, bác sĩ mũ nồi xanh Việt Nam.

Phòng tiếp khách quốc tế của BVDC cấp 2 Việt Nam đã mang một diện mạo mới, trở thành một không gian văn hóa sau khi được tu sửa và trang trí với sự tham gia của các thành viên tổ phụ nữ, tổ thợ mộc cùng các đoàn viên thanh niên bệnh viện, phối hợp với đơn vị cảnh sát Ghana.

 

Không thờ ơ việc hệ trọng của chi bộ

 

Tự nguyện đi theo lý tưởng cách mạng và đứng trong hàng ngũ của Đảng, trong đời đảng viên, người nhiều thì đôi chục lần là thành viên chính thức tham dự đại hội chi bộ; người ít thì cũng dăm bảy nhiệm kỳ vinh dự được cầm thẻ đảng viên tham gia biểu quyết thông qua những vấn đề hệ trọng của chi bộ. Nói thế để thấy, tham dự đại hội chi bộ không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng của người đảng viên chân chính.

Vậy, mỗi đảng viên phải làm gì trong đại hội để xứng đáng với tư cách là người góp phần quyết định đến chiều hướng phát triển của chi bộ trong nhiệm kỳ mới? Câu hỏi tưởng đơn giản, nhưng không dễ tìm ra lời giải đáp thỏa đáng nếu như đảng viên nào đó coi việc đại hội chi bộ là trách nhiệm của cấp ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ, mà không nhận thức thấu đáo rằng, việc hệ trọng này của chi bộ là công việc chung, trách nhiệm chung của tất cả đảng viên trong chi bộ.

Thông thường, trước khi tiến hành đại hội chi bộ, cấp ủy đương nhiệm xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể cho từng đảng viên làm công tác chuẩn bị, từ người làm công tác tổ chức, thư ký, tổ kiểm phiếu đến mỗi đảng viên trên mỗi cương vị, chức trách tham gia phát biểu thảo luận tại đại hội. Thực tiễn cho thấy, cấp ủy chủ động hướng dẫn càng sâu sát bao nhiêu, công tác chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức đại hội chi bộ suôn sẻ bấy nhiêu.

Tuy vậy, cấp ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ khó có thể đảm đương và giải quyết hiệu quả mọi công việc trong cùng một lúc, mà cần có sự quan tâm hỗ trợ, đồng hành, chia sẻ trách nhiệm của mỗi đảng viên trong công tác chuẩn bị đại hội. Hơn lúc nào hết, mỗi lần tổ chức đại hội chi bộ là dịp tốt nhất để mỗi đảng viên thể hiện tình cảm, tấm lòng, tinh thần, trách nhiệm của mình với Đảng, với chi bộ.

Thuộc lòng và hát đúng bài Quốc ca, Quốc tế ca; dành thời gian, tâm sức để nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến đại hội; chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung phát biểu thảo luận; làm đúng việc, “tròn vai” khi được giao nhiệm vụ; tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật phát ngôn; giữ vững tinh thần đoàn kết, thống nhất cao; công tâm lựa chọn những đảng viên đủ phẩm chất, năng lực, uy tín bầu vào cấp ủy nhiệm kỳ mới… là đảng viên thể hiện rõ nhất tính Đảng trong đại hội chi bộ.  

Ngược lại, sự thờ ơ, được chăng hay chớ, không dấn thân, lăn xả vào công việc chung của tập thể chi bộ; thái độ “thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý”; lợi dụng dân chủ trong đại hội để phát biểu ý kiến trái nguyên tắc; thể hiện “cái tôi” nhỏ nhen, lệch lạc hay có biểu hiện bè phái, lợi ích nhóm trong công tác bầu cử… đều là những hiện tượng làm giảm vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, thậm chí là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị cần phải kiên quyết phòng ngừa, khắc phục.

Bác Hồ từng khẳng định: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Người cũng nhấn mạnh: “Đảng là gì? Đảng là mỗi chúng ta. Đảng lớn lên do mỗi chúng ta lớn lên”. Từ lời dạy sâu sắc của Bác, chúng ta càng thấy rõ vai trò rất quan trọng của mỗi đảng viên trong việc chung tay góp sức, hiến kế để góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh nói chung, trong việc tổ chức thành công đại hội chi bộ nói riêng.

 


 

Dọn "rác" trên không gian mạng là việc của các bộ, ngành, địa phương và người dân

 

Trả lời về việc loại bỏ thông tin xấu, độc trên môi trường mạng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thông tin sai sự thật hiện nay chủ yếu trên các nền tảng xuyên biên giới. Nghị định quản lý một số nền tảng xuyên biên giới sắp được sửa đổi và tạo dựng hành lang pháp lý quan trọng trong quản lý các vấn đề này.

Về giám sát không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm an toàn không gian mạng quốc gia để phát hiện sớm các thông tin xấu độc, sai sự thật. Khả năng xử lý của Trung tâm này đã tăng từ 100 triệu tin/ngày lên thành 300 triệu tin/ngày. Từ năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam để tiếp nhận các phản ánh của người dân về tin giả để xử lý.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, việc bóc gỡ các thông tin sai sự thật trên không gian mạng cũng như việc dọn "rác" trên không gian mạng là việc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và mọi người dân. Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc các bộ, ngành, địa phương lên không gian mạng phát hiện, tiếp nhận và xử lý "rác" thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Việc bóc gỡ thông tin xấu, độc không thể chỉ là việc của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an, mà là của tất cả các bộ, ngành, địa phương, người dân để làm sạch không gian mạng. Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ cung cấp công cụ, cơ chế tháo gỡ các tin sai sự thật, thanh tra, kiểm tra và xử lý hành chính vi phạm về đưa tin giả trên không gian mạng.

Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng nhằm xây dựng các chuẩn mực về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tuyên truyền về ý thức trách nhiệm phát ngôn trên mạng xã hội.

Về kết nối cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành và địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông về việc điều phối kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trong 6 tháng vừa qua, số giao dịch kết nối chia sẻ trên trục quốc gia đã tăng gần 30 lần.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành hướng dẫn cho các hệ thống thông tin rà soát, đánh giá lại vấn đề an toàn thông tin hệ thống của mình, để có thể kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong năm nay thì các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước sẽ được kết nối an toàn.

 


 

Nỗ lực phòng, chống mua bán người tại Việt Nam

 

Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xuất hiện những thông tin, những nhận định không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người. Đó là các thông tin, nhận định liên quan tới tình hình lao động cưỡng bức đối với trẻ em, các vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài...

Để có căn cứ pháp lý cụ thể nhằm ngăn chặn, xử lý hành vi mua bán người, Việt Nam đã có Luật Phòng, chống mua bán người. Điều 3 Luật phòng, chống mua bán người quy định “Các hành vi bị nghiêm cấm” bao gồm: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; môi giới để người khác thực hiện mua bán người; cản trở việc tố giác, khai báo và xử lý hành vi mua bán người; kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân...

Điều 4 về nguyên tắc phòng, chống mua bán người của Luật Phòng, chống mua bán người quy định rõ: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi mua bán người...

Trên bình diện quốc tế, Việt Nam là thành viên Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người; tham gia Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng, chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới về phòng, chống mua bán người; tiếp tục nỗ lực triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế.

Triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, thời gian qua, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mua bán người với sự vào cuộc và tập trung cao độ của tất cả các bộ, ngành và địa phương. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), các văn bản chính sách, pháp luật về phòng ngừa mua bán người, lao động cưỡng bức, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được ban hành. Ngày 18-7 vừa qua, các bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cũng đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Lực lượng chức năng của Việt Nam và các nước, nhất là các nước láng giềng thường xuyên phối hợp tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người. Trong 6 tháng đầu năm 2022, khắc phục những khó khăn do đại dịch Covid-19, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát hiện, điều tra, khám phá 33 vụ, với 75 đối tượng phạm tội mua bán người và các tội phạm có liên quan đến mua bán người; đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố 17 vụ; 66 nạn nhân từ các vụ mua bán đã được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ...

Trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có những thông tin, đánh giá không chính xác về việc xuất khẩu lao động của Việt Nam. Có thể thấy rằng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ta đã quan tâm, hỗ trợ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã xóa bỏ các khoản phí môi giới và mở rộng phạm vi bảo vệ đối với người lao động; có chính sách hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tiền ăn trong thời gian thực tế học; chi phí đi lại; hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, visa, khám sức khỏe... Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9-7-2015). Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Còn người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là 100%.

Trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã viết: “Trong năm 2020, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thanh tra 84 doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, xử phạt 32 doanh nghiệp do vi phạm hành chính, rút giấy phép kinh doanh do vi phạm luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Từ những dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rằng không ai có thể phủ nhận nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam và những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống mua bán người tại Việt Nam. Trong những năm qua, quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển vượt bậc, trở thành quan hệ đối tác toàn diện, mang lại những hiệu quả thực chất. Thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên chấm dứt đưa ra những báo cáo về vấn đề nhân quyền không đúng sự thật, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam mà nên làm những việc có ích để tiếp tục phát triển quan hệ với các quốc gia, đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển của nhân loại./.

Đằng sau luận điệu đòi xoá bỏ một số điều luật trong Bộ luật Hình sự

 

Hiện nay một số người, nhất là số cơ hội chính trị có quan hệ với các tổ chức thù địch, đối tượng phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài đang tìm cách đi ngược lại sự văn minh, tiến bộ xã hội. Các đối tượng tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài nhằm kêu gọi xóa bỏ một số điều luật với các mục đích chính trị xấu.

Chẳng hạn, các đối tượng kêu gọi xóa bỏ một số điều luật được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), bao gồm một số điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia như: Điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"; Điều 117 "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Hay như Điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" thuộc Chương XXII về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính...

Vậy, mục đích của các đối tượng kêu gọi xóa bỏ các điều luật này là gì?

Thứ nhất, các đối tượng đang muốn đưa mình thoát khỏi "vùng cấm" của luật pháp, muốn đứng ngoài vòng pháp luật để dễ bề hoạt động chống phá mà không bị chế tài pháp luật xử lý. Các đối tượng đang cố gắng tạo cho mình một vành đai an toàn, nằm trong "nhóm lợi ích" vượt ra ngoài sự quản lý của pháp luật để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước như: Tuyên truyền chống Nhà nước; thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam… mà không bị pháp luật cấm đoán.

Thứ hai, các đối tượng muốn gây sự chú ý từ bên trong lẫn bên ngoài, thông qua các hoạt động tuyên truyền kêu gọi, tẩy chay, đòi xóa bỏ các điều luật nhằm gây sự chú ý cho dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế, nhất là các tổ chức theo dõi nhân quyền, các cơ quan truyền thông thiếu thiện chí, thường xuyên có các bài viết chống phá Việt Nam như đài RFA, RFI... Các hoạt động kêu gọi nhằm đánh lạc hướng dư luận để tạo suy nghĩ rằng môi trường chính trị của Việt Nam đang "rối ren"; tâm lý người dân bất ổn, hoang mang, qua đó hòng tạo áp lực dư luận để đòi hỏi phải thay đổi các quy định hoặc xóa bỏ các điều luật này.

Thứ ba, tất cả các hoạt động kêu gọi xóa bỏ các quy định của điều luật trên không nằm ngoài âm mưu tạo ra môi trường thuận lợi để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, mục đích hướng đến là thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng toàn xã hội, tiến tới xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc kêu gọi xóa bỏ một số điều luật trong Bộ luật Hình sự Việt Nam nhằm xuyên tạc, vu khống, hạ bệ hình ảnh Việt Nam, cho rằng chúng ta vi phạm dân chủ, nhân quyền; vu cáo nhà nước sử dụng các điều luật này để "bóp nghẹt" quyền tự do dân chủ, các quyền căn bản của công dân được Hiến định.

Các đối tượng chống phá muốn xóa bỏ các điều luật nói trên đều nằm trong âm mưu, ý đồ hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và đây không phải là thủ đoạn mới. Các Bộ luật Hình sự trước đây khi ban hành và thực thi thì các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động cũng tìm cách đả phá, đòi huỷ bỏ những điều luật mà họ cho rằng "lạc hậu", "trói cột", "bịt miệng"…

Một nguyên tắc trong xây dựng nhà nước pháp quyền là phải thượng tôn pháp luật, không ai có thể đứng ngoài pháp luật. Dù là ai, vị trí nào, gia thế ra sao thì khi vi phạm đều xử lý bình đẳng và pháp luật hình sự cũng quy định rõ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo đó, những ai chủ mưu, cầm đầu, cố tình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm… thì sẽ bị tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ngược lại, những ai vì nhận thức thấp kém, phạm tội do bị rủ rê, lôi kéo; biết ăn năn, hối lỗi, thành khẩn khai báo… thì được giảm nhẹ hình phạt. Khi xét xử, luận tội, toà án xem xét công và tội rõ ràng, công minh.

Việc điều tra, truy tố, xét xử các bị can, bị cáo tuân thủ theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, quá trình xét xử đảm bảo việc tranh tụng dân chủ trước toà. Các vụ án xét xử bị cáo theo các tội danh mà các đối tượng thường xuyên có hoạt động kêu gọi xóa bỏ như Điều 109, Điều 117, Điều 331 Bộ luật Hình sự cũng đảm bảo theo quy định, nguyên tắc đó. Các hoạt động tố tụng đều thực hiện theo các trình tự, thủ tục được luật pháp quy định, thể hiện sự công khai, minh bạch, trách nhiệm trong các hoạt động công tố và các bản án được xem xét khách quan, người dân ủng hộ, điều này cũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Ổn định chính trị - xã hội là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Bài học từ một số quốc gia vùng Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ… cho thấy, khi xã hội bất ổn, rối ren, hậu quả khủng hoảng đến với người dân là không thể lường, sự bất ổn đó tác động trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, làm đảo lộn đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Và một trong những nguyên do dẫn tới sự bất ổn đó là có bàn tay chống phá của các thế lực xấu, sự bào mòn các giá trị căn bản của luật pháp và xã hội.

Do đó, bảo vệ sự ổn định chính trị - xã hội, tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật là yếu tố căn bản, góp phần tạo nên một xã hội công bằng, bền vững, loại trừ các nguy cơ can thiệp, chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, đó là mục tiêu tối thượng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Việc đòi bỏ điều luật này, điều luật kia dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền chỉ là chiêu trò, thủ đoạn của các thế lực chống phá nhằm gây rối ren, bất ổn xã hội./.

 

Thủ đoạn xuyên tạc, hướng lái vụ án tại Tịnh thất Bồng Lai

 

Về vụ án này, ngày 21/7, HĐXX TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã tuyên án sơ thẩm đối với 6 bị cáo. Theo đó, bị cáo Lê Tùng Vân (90 tuổi) bị tuyên 5 năm tù; các bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (30 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) cùng mức án 4 năm tù; bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc (62 tuổi) 3 năm tù. Trong phần luận tội, đại diện viện kiểm sát cho rằng, hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các bị cáo đã phạm tội có tổ chức nhưng tại phiên tòa không có ý thức khai báo, không có thái độ ăn năn để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Ngay sau khi bản án sơ thẩm được đưa ra, các cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị đã nhanh chóng đăng đàn xuyên tạc bản chất vụ án, đánh võng thông tin, hướng lái tiêu cực. Những cái tên quen thuộc như Việt Tân, Đài Á châu Tự do – RFA, BBC news Tiếng Việt… liên tục tung ra những bài viết với các luận điệu sai trái. Các đối tượng viết bài quy kết rằng, việc kết án các bị cáo trong “Tịnh thất Bồng Lai” là không có căn cứ, quá trình xét xử thiếu công minh; chính quyền đang “đàn áp tự do tôn giáo” bằng một điều luật “mơ hồ”... Từ đó, số này kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế can thiệp, gây sức ép với Việt Nam để trả tự do cho những người bị kết án.

Với phương châm lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ để chống phá chế độ, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị đã nhanh chóng hướng lái “chính trị hoá” vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”. Về vấn đề này, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, qua trao đổi với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho thấy, “Tịnh Thất Bồng Lai” là cơ sở thờ tự không hợp pháp.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, cơ sở trên có một số sai phạm như: các công trình xây dựng đều do cá nhân đứng tên và xây dựng trên đất ở nông thôn; bà Cao Thị Cúc là chủ cơ sở trên đã sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; UBND xã cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc bà Cúc khôi phục tình trạng ban đầu của đất. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, vụ việc này có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi, mặc dù chủ cơ sở khẳng định chỉ thờ tượng Phật tại gia, không phải sinh hoạt tôn giáo.

Qua quá trình tổ tụng, các cơ quan chức năng có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để khẳng định các bị cáo trong vụ án xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” đã có hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo và có hành vi chống đối, vu khống cơ quan chức năng khi thực thi nhiệm vụ. Những sai phạm xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” diễn ra có tổ chức, trong một thời gian dài, đã xúc phạm trực tiếp đến uy tín, danh dự của nhiều cá nhân, tổ chức như: Công an huyện Đức Hòa, ông Trần Ngọc Thảo (Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban Phật giáo quốc tế và trụ trì chùa Giác Ngộ)...

Ngoài ra, qua các video, clip được chính các bị cáo chia sẻ, lan truyền trên kênh Youtube “5 chú Tiểu - Thiền Am bên bờ vũ trụ” và “Nhất Nguyên - Hoàn Nguyên Official” trước khi bị bắt, có thể thấy các đối tượng trong “Tịnh thất Bồng Lai” có hành vi xúc phạm đạo Phật, xuyên tạc giáo lý của Phật giáo, xúi giục mọi người không tôn trọng tôn giáo và pháp luật.

Việc xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình xét xử đảm bảo nguyên tắc tranh tụng công khai, dân chủ. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, các bị cáo hoàn toàn có quyền kháng cáo đến toà án cấp trên trực tiếp. Vì vậy, chẳng có lý do gì để các “nhà dân chủ” vu khống rằng việc xét xử là thiếu công bằng, bản án được đưa ra là “bất công”, “phi lý”!

Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, tự do tôn giáo phải đi liền với tôn trọng pháp luật. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Không ai được phép xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, xúc phạm đến tổ chức, cá nhân. Bản chất của “Tịnh thất Bồng Lai” là lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở này trái quy định của pháp luật, không đúng với quy tắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngay trong phiên toà sơ thẩm, bản thân các bị cáo cũng cho biết hoạt động không theo tôn giáo nào. Thực tế, hoạt động của các bị cáo trong vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” đã ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự của địa phương và gây chia rẽ tôn giáo. Việc xử lý các bị cáo, toà đã cân nhắc kỹ các yếu tố, đảm bảo có lý, có tình. Do đó, những luận điệu cho rằng chính quyền “đàn áp tôn giáo” đang được các đối tượng chống phá đưa ra là không thể chấp nhận.

Đằng sau những luận điệu xuyên tạc bản chất vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” là mục đích làm nhiễu loạn tình hình, gây phân tâm dư luận, kích động sự mâu thuẫn trong xã hội hòng tạo ra sự mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, bằng các luận điệu sai trái, các thế lực bên ngoài đang cố tình bẻ lái, dựng chuyện nhằm bôi nhọ hình ảnh, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và tìm kiếm những tác động từ bên ngoài hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những hoạt động này đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích xã hội./.

Phê bình cũng phải mang tính xây dựng

 

Gần đây, ông Tuyến bỗng trở nên nổi tiếng trên... trang Facebook của thôn Phiến Trung vì có vài truyện ngắn, dăm câu thơ ông đưa lên nhóm được tán thưởng. Thế nhưng dần dà, ông sa đà, mượn văn chương để châm chọc người này, nói xấu người kia. Ông viết cả vè đả kích cán bộ xã với thái độ hằn học chỉ vì thấy "ngứa mắt". Lần này, ông mời bạn văn trong thôn đến nhà thưởng rượu, ngâm thơ đúng dịp Lan-con gái ông-đưa cháu ngoại về quê thăm ông bà. Trong câu chuyện "trà dư tửu hậu", ông lớn tiếng định hướng nhóm nhà văn xóm:

- Ở xã, chúng nó "vẽ" ra việc chỉnh trang đài tưởng niệm liệt sĩ rồi kêu gọi quyên góp làm lễ tưởng niệm để xài "tiền chùa” đấy. Các bác có đề tài thời sự rồi nhé. Bác An viết vè đi, chú Minh làm mẩu truyện ngắn. Còn tôi sẽ chọc chúng nó bằng một tác phẩm để đời cho bọn nhãi ranh phải sợ đến già.

Nghe bố nói, Lan buồn lắm. Buổi tối, chị quyết định trò chuyện với bố:

- Bố ạ, bố đã có tuổi rồi, vui đời sống văn hóa-tinh thần chúng con rất mừng. Nhưng gần đây, con nghe nói bố và một số bác hay mượn thơ văn để công kích chính quyền. Con buồn lắm!

- Con thì biết gì. Giờ ở địa phương, cán bộ xã ăn trên ngồi trốc, không thương dân. Những người được coi là có học như bố phải nói chứ.

- Chiều nay, con đã nghe bố và các bác nói chuyện. Cán bộ xã họ đang làm đúng chức trách, nhiệm vụ. Sắp đến kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, họ chỉnh trang tượng đài, tổ chức lễ tưởng niệm là việc làm ý nghĩa. Con gái của bố cũng ủng hộ chương trình đó qua hội đồng hương quê mình. Vậy mà bố và một số người lại cố tình hiểu sai, coi đó là việc xấu, rồi đem chuyện đó ra công kích là không nên. Nếu thực sự có điều gì đó không hài lòng, bố đến gặp, góp ý thẳng thắn với các anh ấy. Dù gì, cán bộ xã cũng là bạn bè của con và đáng tuổi con, cháu của bố.

- Thôi, con gái ạ. Bố biết con giờ là cô giáo dạy văn, trưởng thành rồi quay về dạy cả ông giáo già này.

Chị Lan thấy bố đã nghe mình liền nói tiếp:

- Dù gì, bố con mình đều là nhà giáo, còn là đảng viên nữa. Con nhớ hồi bé, bố vẫn dạy con, gia đình mình phải lấy việc nêu gương, ủng hộ và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, những quy định, việc làm tốt của địa phương chứ. Nếu bố thực sự thích làm thơ, làm văn, bố hãy ca ngợi cái hay, cái đẹp của quê hương mình. Văn chương cũng phải mang tính xây dựng phải không bố? Được như vậy, chúng con sẽ càng thêm tự hào về bố trước bà con, chòm xóm.

Nghe con gái phân tích thấu tình đạt lý, nhận thấy mình đã sai, ông Tuyến liền rút một tập thơ viết tay đưa cho con, cười xí xóa:

- Được rồi, bố sẽ nghe con. Đây là tập thơ bố viết ca ngợi quê hương, trường lớp từ khi còn công tác. Mai kia lên Hà Nội thì in cho bố ít cuốn bố tặng bạn bè nhé. Bố nghe con, từ giờ bố chỉ viết cái hay, cái đẹp thôi. Phê bình cũng phải mang tính xây dựng! Được chưa cô giáo?

 

Chiêu trò đòi "tự trị dân tộc" - sự mơ mộng hão huyền


    Qua theo dõi có thể thấy, thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã dùng nhiều thủ đoạn, phương thức để tiến hành hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc chống phá nước ta. Trong đó, chúng tập trung vào một số phương thức, thủ đoạn sau:

    Một là, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề về nguồn gốc lịch sử tộc người, đất đai, lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo phức tạp, giải quyết các “điểm nóng” tại địa phương; những tác động của mặt trái kinh tế thị trường... để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, tìm cách bôi đen cán bộ lãnh đạo để kích động tư tưởng ly khai, dân tộc hẹp hòi, tâm lý mặc cảm, kỳ thị dân tộc và cho rằng, chỉ có thành lập “nhà nước mới, quốc gia mới riêng thì mới giàu có, văn minh, phát triển” để lôi kéo, vận động đồng bào DTTS chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; tham gia biểu tình, bạo loạn, phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.  


    Hai là, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chiêu bài “tôn giáo hóa dân tộc”, thông qua tôn giáo thâm nhập, gây ảnh hưởng, tập hợp lực lượng là người DTTS, tiến tới hình thành tổ chức phản động trên địa bàn. Chúng lợi dụng các tôn giáo ở vùng DTTS hoặc lập ra một số hình thức "tôn giáo riêng" cho người DTTS như: "Tin lành Đề ga" ở Tây Nguyên để hình thành “Nhà nước Đề ga độc lập”; lợi dụng "Tin lành của người Mông" để thành lập “Nhà nước Mông” ở Tây Bắc; lợi dụng "Phật giáo Nam Tông Khmer" để thành lập “Vương quốc Chăm Pa” ở vùng DTTS Nam Trung Bộ, “Nhà nước Khmer Kampuchea Krom” ở Tây Nam Bộ... Chúng tập trung móc nối, lôi kéo người có uy tín trong đồng bào DTTS, học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS, đối tượng cầm đầu, cốt cán các “tà đạo, đạo lạ”, “hiện tượng tôn giáo mới” trong vùng DTTS...

    Thế lực thù địch đặc biệt triệt để lợi dụng chiêu bài “đấu tranh đòi quyền lợi cho người DTTS, đòi ly khai, tự trị” để thu hút, lôi kéo người tham gia tổ chức phản động. Ở bên ngoài, các thế lực thù địch xây dựng, phát triển lực lượng chống đối; nuôi dưỡng, hậu thuẫn, tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động và chỉ đạo số này móc nối, tác động, xâm nhập về nước hoạt động xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

    Ba là, núp dưới chiêu bài hoạt động “nhân đạo”, “từ thiện” của các tổ chức phi chính phủ để lôi kéo, kích động người DTTS, người dân ở vùng sâu, vùng xa chống phá Nhà nước ta. Đây là một thủ đoạn mới hết sức tinh vi mà các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng để tác động, mua chuộc đồng bào DTTS; dùng thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế người DTTS, chi phối các địa bàn; qua đó hòng kích động, lôi kéo người DTTS tham gia hoạt động đòi ly khai, tự trị, thành lập “nhà nước riêng”; gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đặc biệt, thông qua hoạt động “nhân đạo”, “từ thiện”, kẻ địch còn tìm cách thâm nhập vào các địa bàn chiến lược, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa để thu thập tình hình, cung cấp cho các tổ chức phản động lưu vong bên ngoài báo cáo xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 

    Bốn là, chúng tìm cách đánh tráo và đồng nhất khái niệm “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của quốc gia-dân tộc với quyền của các DTTS để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho một số đồng bào các dân tộc ngộ nhận rằng, “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của riêng các DTTS, từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi thành lập nhà nước riêng, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc như: “Nhà nước Tin lành Đề ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Chăm Pa” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc... Lợi dụng “quyền dân tộc tự quyết” làm điều kiện trong quan hệ ngoại giao với nước ta; gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với việc đòi Nhà nước Việt Nam trao “quyền tự quyết, tự quản” cho các DTTS ở trong nước, qua đó hòng tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.

    Năm là, tìm mọi cách để tác động quốc hội các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo... hoặc tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở các vùng DTTS trong nước. Thông qua đó, họ tìm cách vận động các nước, các chính khách, người Việt ở nước ngoài tài trợ vật chất, tiền, phương tiện để tiến hành các hoạt động đòi ly khai, tự trị dân tộc đối với nước ta. Họ còn tăng cường “quốc tế hóa” vấn đề “quyền dân tộc tự quyết” để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống đối Nhà nước ta từ bên trong. Bên ngoài, các tổ chức phản động lưu vong như: "Hội người Mông thế giới", "Hội những người miền núi", "Nhà nước Đề ga độc lập"... tăng cường tổ chức biểu tình ủng hộ các đối tượng trong nước hoạt động tích cực, quyết liệt hơn. 

    Thời gian qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào DTTS để tổ chức truyền đạo trái pháp luật, đội lốt tôn giáo hoạt động chính trị, móc nối xây dựng cơ sở. Đi liền với việc truyền bá các tà đạo, phát triển cái gọi là “hiện tượng tôn giáo mới”; chúng khuyến khích đồng bào các DTTS duy trì tập tục lạc hậu, thiếu khoa học, cổ vũ cho lối sống thực dụng trong thanh niên, thiếu niên, từng bước làm băng hoại đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc. Họ cũng tận dụng thế mạnh các phương tiện thông tin đại chúng trong đó tập trung sử dụng internet, đài phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc; in ấn tài liệu, văn hóa phẩm, đặc biệt là sử dụng phương pháp tuyên truyền miệng, rỉ tai để kích động hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc đối với đồng bào các DTTS ở trong nước.  

    Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở nước ta không ngừng được cải thiện, nâng lên, các quyền cơ bản của đồng bào DTTS ngày càng được bảo đảm. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề dân tộc trong thời gian qua còn có những hạn chế nhất định. Đó là đời sống văn hóa-xã hội của đồng bào DTTS tuy đã có những tiến bộ đáng kể, song mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân còn thấp, vẫn còn một bộ phận đồng bào DTTS có cuộc sống khó khăn. Hệ thống chính trị cơ sở ở một số vùng DTTS còn yếu; công tác quản lý xã hội còn có sơ hở, chưa sát dân, chưa nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của đồng bào, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Công tác nắm tình hình có lúc, có nơi còn yếu, chưa phát hiện kịp thời các vụ việc phức tạp xảy ra, dẫn đến việc giải quyết còn lúng túng, thụ động; chính quyền ở một số địa phương còn sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách về dân tộc, tôn giáo để các đối tượng và các thế lực bên ngoài lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá ta.

    Từ thực tế trên, trong thời gian tới, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc hòng “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Do vậy, công tác phòng ngừa, đấu tranh cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp trên nhiều lĩnh vực xã hội, trong đó, cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau đây: 

    Một là, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc của các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước ta; nâng cao ý thức tự giác của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; tích cực tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động này. Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng trong công tác đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề này để chống phá nước ta.  

    Hai là, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; không ngừng nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, xã hội cho đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào các DTTS, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở pháp luật. Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở; quan tâm xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân thực sự vững chắc, trong đó, tập trung xây dựng các khu vực phòng thủ “cơ bản, toàn diện, liên hoàn, vững chắc”; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn vững mạnh, thực sự là nòng cốt trong giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.   

    Ba là, không ngừng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng khối liên minh công-nông-trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân; là “cầu nối” giữa Đảng với nhân dân, làm cho mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các DTTS ngày càng gắn bó khăng khít. Tiếp tục phát huy và thực hiện đồng bộ, triệt để, hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Đề cao tinh thần dân tộc và tôn trọng những điểm khác biệt của các DTTS không trái với lợi ích chung của đất nước; kiên quyết chống tư tưởng kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dân tộc hẹp hòi, cực đoan hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo.

    Bốn là, chủ động nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa; ngay từ trung tâm của các tổ chức phản động lưu vong; tập trung đánh giá, dự báo sát tình hình biến động của cục diện thế giới, khu vực; sự điều chỉnh chiến lược, chính sách các nước lớn... để kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động đòi ly khai, tự trị dân tộc của các thế lực thù địch chống phá nước ta. Giải quyết triệt để, kịp thời các “điểm nóng”, các mâu thuẫn, khiếu kiện trong đồng bào DTTS ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt cấp. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn gắn với chế độ đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác dân tộc, tôn giáo ở địa phương.  

    Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, trong đó có các quyền của đồng bào DTTS. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, bảo đảm quyền của đồng bào DTTS ở nước ta. Qua đó, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, các chính khách quốc tế và cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với nước ta.


Không thể phủ nhận nỗ lực phòng, chống mua bán người tại Việt Nam

     Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (viết tắt là Báo cáo) đã xuất hiện những thông tin, những nhận định không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người. Đó là các thông tin, nhận định liên quan tới tình hình lao động cưỡng bức đối với trẻ em, các vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài...

    Trước hết xin được khẳng định rằng: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, mua bán người, bắt người làm nô lệ. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ: Từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 đến 2013 đều có các quy định về quyền công dân và quyền con người được Nhà nước bảo hộ. Hiến pháp năm 2013 đã giành cả Chương II để quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong đó có quy định rõ việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền công dân như: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20). Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (Điều 35). Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (Điều 37).                                                                                                            

    Để có căn cứ pháp lý cụ thể nhằm ngăn chặn, xử lý hành vi mua bán người, Việt Nam đã có Luật Phòng, chống mua bán người. Điều 3 Luật phòng, chống mua bán người quy định “Các hành vi bị nghiêm cấm” bao gồm: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; môi giới để người khác thực hiện mua bán người; cản trở việc tố giác, khai báo và xử lý hành vi mua bán người; kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân...

    Điều 4 về nguyên tắc phòng, chống mua bán người của Luật Phòng, chống mua bán người quy định rõ: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi mua bán người...

    Nhà nước ta đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách phòng, chống mua bán người. Công tác phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế-xã hội. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. Nhà nước khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.

    Trên bình diện quốc tế, Việt Nam là thành viên Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người; tham gia Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng, chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới về phòng, chống mua bán người; tiếp tục nỗ lực triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế.

    Triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, thời gian qua, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mua bán người với sự vào cuộc và tập trung cao độ của tất cả các bộ, ngành và địa phương. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), các văn bản chính sách, pháp luật về phòng ngừa mua bán người, lao động cưỡng bức, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được ban hành. Ngày 18-7 vừa qua, các bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cũng đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

    Lực lượng chức năng của Việt Nam và các nước, nhất là các nước láng giềng thường xuyên phối hợp tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người. Trong 6 tháng đầu năm 2022, khắc phục những khó khăn do đại dịch Covid-19, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát hiện, điều tra, khám phá 33 vụ, với 75 đối tượng phạm tội mua bán người và các tội phạm có liên quan đến mua bán người; đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố 17 vụ; 66 nạn nhân từ các vụ mua bán đã được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ...

    Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ về phòng, chống mua bán người, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng trăm cán bộ của Việt Nam đã được bố trí tham gia các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn chuyên đề, chuyên sâu về pháp luật và nghiệp vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán...

    Không phủ nhận rằng, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu việc làm. Xuất phát từ nhu cầu nôn nóng muốn đi tìm việc ở nước ngoài mà có những người dân đã mắc lừa các tổ chức, cá nhân làm ăn phi pháp. Thời gian qua, Nhà nước ta đã xử lý rất nghiêm các hành vi vi phạm luật liên quan đến việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, ngay trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã viết: “Trong năm 2020, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thanh tra 84 doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, xử phạt 32 doanh nghiệp do vi phạm hành chính, rút giấy phép kinh doanh do vi phạm luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

    Từ những dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rằng không ai có thể phủ nhận nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam và những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống mua bán người tại Việt Nam. Trong những năm qua, quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển vượt bậc, trở thành quan hệ đối tác toàn diện, mang lại những hiệu quả thực chất. Thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên chấm dứt đưa ra những báo cáo về vấn đề nhân quyền không đúng sự thật, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam mà nên làm những việc có ích để tiếp tục phát triển quan hệ với các quốc gia, đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển của nhân loại.

 

Tác động của toàn cầu hóa đến lối sống của người Việt Nam hiện nay

Có thể nói, toàn cầu hoá là một hiện tượng đột phá, mang tính cách mạng, làm thay đổi tư duy, nhận thức của nhân loại trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Sự xoá mờ ranh giới giữa các quốc gia, sự co hẹp khoảng cách địa lý đã đẩy nhanh tốc độ biến đổi về cấu trúc kinh tế - chính trị trong quan hệ liên quốc gia, đa quốc gia, kéo theo những chuyển đổi mạnh mẽ về đời sống văn hoá – xã hội của nhân dân khắp thế giới. Một mặt, toàn cầu hoá phá vỡ những cấu trúc theo khuôn khổ bị ràng buộc bởi cái gọi là biên giới quốc gia. Một mặt khác, toàn cầu hoá thiết lập mục tiêu về một thế giới phẳng, một thế giới không ngừng giao lưu, học hỏi và kết nối. Về lối sống của người Việt Nam, là những nét điển hình được lặp đi, lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống, cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay cả nền văn hóa. Lối sống của con người Việt Nam là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người; là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập”. Người Việt Nam luôn tự hào về: Lối sống trọng tình, trọng nghĩa. Dường như, triết lý duy tình thấm đậm trong dòng máu, tư duy người Việt, chi phối hành vi, thái độ, cách ứng xử của người Việt xưa đến mức dù có khúc mắc, có “Đưa nhau đến trước cửa quan” thì vẫn “Bên ngoài là lý, bên trong là tình”. Và họ vẫn nhắc nhau “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”;... Lối sống thương người như thể thương thân, “tình làng, nghĩa xóm”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Thấy nhau sa cơ, lỡ vận, hoạn nạn, sẵn sàng “sớt cơm, chia áo” đùm bọc nhau, “Thấy ai đói rách thì thương. Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”. Rồi họ nhắc nhở nhau “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Lối sống cần cù, tiết kiệm “đến mức anh hùng tột bậc”. Có lẽ vậy, ông cha ta luôn căn dặn lớp cháu con rằng: phải “năng nhặt chặt bị”, phải “tích cốc phòng cơ”, phải “ăn dè hà tiện”, không nên“vung tay quá trán”, “ném tiền qua cửa sổ”. Lối sống gắn bó với thiên nhiên, hài hoà, yêu thiên nhiên đã làm phong phú tâm hồn người Việt “Trên trời mây trắng như bông/ Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây”. Môi trường thiên nhiên hiện hữu trong mọi góc cạnh của đời sống sinh hoạt của người Việt. Từ lao động sản xuất đến nảy nở tình yêu, cuộc sống lứa đôi, nề nếp gia đình… “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông/ Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Và cũng chính thiên nhiên đã tạo cho người Việt đức tính ôn nhu, nhã nhặn, khiêm nhường. Lối sống nhường nhịn, thuận hoà với triết lý “trên thuận dưới hoà”, “Lọt sàng xuống nia”, “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”… Lối sống nhân nghĩa, bao dung và tinh thần hoà hiếu. “Có câu tích đức tu nhân/ Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri”; “Đường mòn nhân nghĩa không mòn”… Vì vậy, dân tộc Việt Nam luôn tự hào ngân vang tinh thần bất diệt “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo…”. Triết lý nhân sinh và lối sống nhân nghĩa còn được hiện thực hoá qua cách ứng xử nhân văn với những kẻ thù bại trận: “Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”. Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, lối sống của người Việt Nam hiện nay đang có nhiều thay đổi. Sự du nhập văn hoá phương Tây với những quan niệm về giá trị sống, phong cách sống, lối sống mới, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Mặt khác, làm phương hại đến giá trị sống truyền thống và văn hoá truyền thống của người Việt. Cụ thể như: - Tác động của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam theo hướng tích cực. Có thể nói, để thích ứng với môi trường toàn cầu hoá, con người phải sáng tạo, năng động và có khả năng thích ứng nhanh với sự biến động của xã hội, thời cuộc, sự phát triển của khoa học công nghệ. Đây là thời cơ, cũng là thách thức lớn, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện bản thân, tích cực, sáng tạo, chủ động tiếp cận và biến đổi hoàn cảnh. Nhận thức rõ điều đó, người Việt Nam đã chủ động học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức cần thiết của thời đại công nghiệp, hiện đại. Rèn luyện phong cách làm việc công nghiệp, lối sống trách nhiệm, chủ động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, ý thức kỷ luật, tự giác, nỗ lực vươn lên. Lối sống, do đó, có sự chuyển mình tích cực. Lối sống của người Việt hiện nay không còn bó hẹp trong sinh hoạt, giao tiếp gia đình. Các quan hệ giao lưu xưa thường diễn ra trong môi trường quen thuộc như: cây đa, bến nước, sân đình. Đã được mở rộng theo nhu cầu văn hoá với các địa điểm mới, rộng mở hơn, vượt qua ranh giới làng, xóm, huyện, tỉnh, đến liên tỉnh, quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Tầm nhìn, tư duy cũng được khai phá nhiều chiều. Đây có lẽ là một trong những tác động tích cực nhất của toàn cầu hóa đến lối sống người Việt. "Việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân" cho phép người Việt củng cố giá trị sống nhân văn, hướng tới cái Chân – Thiện – Mỹ. - tác động của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam theo hướng tiêu cực. Đây là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Nhiều bài viết, hội thảo, tọa đàm, trao đổi về vấn đề sự xuống cấp đạo đức, sự lệch lạc trong lối sống của một bộ phận người dân. Toàn cầu hóa, với những tác động nhiều chiều khiến quan niệm sống, đặc biệt của giới trẻ có phần “bung mở”, rộng rãi, phóng túng, thậm chí cuồng loạn, coi thường giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, xem nhẹ tình thân, ruột thịt. Hiện tượng con đánh cha mẹ, tước đoạt mạng sống cha mẹ; anh em giết hại lẫn nhau, gây cảnh “nồi da xáo thịt”; vợ chồng âm mưu ám hại, nhau; cha mẹ sẵn sàng quăng bỏ con cái vì sự vướng bận, cản trở; hàng xóm láng giềng toan tính, lừa đảo lẫn nhau; đồng nghiệp tìm cách hạ bệ nhau, làm giảm uy tín, danh dự lẫn nhau… không còn là những biểu hiện mang tính cá biệt, mà đang hiện hữu trên mọi góc, mọi vùng, miền của dải đất hình chữ S hàng ngàn năm lịch sử. Lối sống trọng tình, trọng nghĩa; thương người như thể thương thân; gắn bó với thiên nhiên; cần cù, chịu khó; thuận hoà; nhân nghĩa vẫn được gìn giữ song không tránh khỏi sự thật bị tổn hại, xâm phạm. Toàn cầu hoá như một dòng chảy lạ tràn qua biên giới quốc gia, phủ ngập, cuốn trôi bao giá trị truyền thống, làm xáo trộn, đảo lộn sự thanh bình trong lối sống thôn quê. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ấy, con người bỗng trở nên lạnh lùng hơn, vô cảm hơn, đời sống tinh thần, tình cảm của họ bỗng trở nên máy móc và “kỹ thuật” hơn. Dường như, dòng chảy toàn cầu hoá đẩy con người tiệm cận nhanh hơn với những lợi ích cá nhân, với chủ nghĩa kim tiền, lối sống thoáng, sống gấp, sống hưởng thụ. Thêm vào đó, phương tiện vật chất phục vụ cuộc sống con người, làm cho cuộc sống con người tiện nghi hơn, dễ dàng khiến họ quên đi bài học ứng xử mang giá trị nhân văn đích thực giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, môi trường sống. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay không phải là chống lại toàn cầu hoá mà thuận theo, hoà nhập trong dòng chảy toàn cầu hoá nhưng không thể hoà tan. Gìn giữ, đề cao, phát huy những giá trị văn hoá người Việt, những giá trị làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam và đất nước Việt Nam