Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2024

Trách nhiệm tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Thương mại và quyền con người là hai lĩnh vực có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Quyền con người ngày càng trở thành một nội dung quan trọng trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của các chính phủ. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ngày càng ghi nhận doanh nghiệp như là một chủ thể nghĩa vụ quyền con người quan trọng. Do đó, phân tích mối quan hệ giữa thương mại và quyền con người là việc cần thiết nhằm làm rõ trách nhiệm xã hội và bảo đảm quyền con người của doanh nghiệp trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm lụa cao cấp xuất khẩu (ảnh: Nguyễn Văn Thương)_Nguồn: nhiepanhdoisong.vn

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và quyền con người

Quyền con người là các quyền vốn có của mỗi người, được ghi nhận là những giá trị, chuẩn mực phổ quát trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Ngày nay, tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đều đã có cam kết chính trị, pháp lý trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người thông qua việc ký kết các văn kiện, đặc biệt là các công ước quốc tế về quyền con người. Các quyền này cần được quốc gia ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực thi trong mọi bối cảnh, kể cả trong hoạt động thương mại, kinh doanh.

Theo nghĩa chung nhất, hiệp định thương mại tự do (FTA) là thỏa thuận giữa 2 hoặc nhiều quốc gia nhằm đồng ý về một số nghĩa vụ nhất định ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như bảo vệ nhà đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ, cùng các chủ đề khác. Mục tiêu chính của các hiệp định thương mại là giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên. Theo thời gian, tính chất thuần túy thương mại của các FTA đã dần được thay thế bằng các “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Điểm khác biệt cơ bản giữa các FTA truyền thống và FTA thế hệ mới là ở phạm vi và mức độ cam kết toàn điện và sâu rộng hơn, cơ chế thực thi chặt chẽ hơn, cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng hơn và đặc biệt là sự bổ sung thêm nhiều quy định “phi thương mại”, trong đó có quy định về quyền con người.

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình toàn cầu hóa về thương mại, quyền con người là nội dung được thảo luận trong các vòng đàm phán thương mại cũng như được pháp điển hóa trong nhiều FTA song phương và đa phương. Đây được coi là những quy tắc mới của “luật chơi” thương mại toàn cầu và là cách tiếp cận của FTA thế hệ mới. Các quy định cụ thể về quyền con người được xuất hiện trong FTA thế hệ mới, nổi bật là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Các hiệp định này không điều chỉnh tất cả các quyền con người nhưng dựa trên các nguyên tắc cốt lõi của quyền con người và tập trung nhấn mạnh các quyền con người ở một số lĩnh vực liên quan. Cụ thể, bên cạnh các nội dung về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hàng rào kỹ thuật thương mại thì các hiệp định này còn đề cập đến các nội dung về quyền con người.

Mặc dù hoạt động thương mại quốc tế đã có từ lâu nhưng FTA thế hệ mới chỉ được các quốc gia đàm phán và ký kết trong những năm gần đây. Xét về nguồn gốc, cách tiếp cận về quyền trong thương mại có thể tìm thấy ở các văn kiện của Tổ chức thương mại quốc tế và hiệp định thương mại song phương giữa một số quốc gia. Chẳng hạn, quyền con người được ghi nhận ở Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 1994, qua các vòng đàm phán Doha với việc khẳng định phát triển là mục đích của thương mại. Trong lời nói đầu của Hiệp định thành lập WTO ghi nhận “thương mại phải được thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc làm, một khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn, phát triển ổn định; mở rộng sản xuất, thương mại hàng hóa và dịch vụ, trong khi đó vẫn bảo đảm việc sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường…”. 

Đến FTA thế hệ mới, quyền con người được đưa vào như là những điều khoản có tính điều kiện hay là thậm chí điều khoản cốt yếu (esstential clauses) và là mục tiêu cuối cùng của tự do thương mại. Quy định này nhằm khẳng định, hoạt động thương mại nói chung, hiệp định thương mại tự do nói riêng cần không gây trở ngại hay thậm chí không được phép vi phạm các chuẩn mực phổ quát về quyền con người. Cụ thể, đó là các thiết chế, thể chế được các quốc gia thành viên FTA thiết lập nhằm bảo đảm quyền con người trong các hoạt động thương mại.

Lời nói đầu của CPTPP khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động, cũng như tầm quan trọng của việc thúc đẩy các nguyên tắc về minh bạch, quản trị tốt và nhà nước pháp quyền đồng thời xóa bỏ hối lộ và tham nhũng trong các thương mại và đầu tư. Theo đó, mục đích cuối cùng của CPTPP chính là bảo vệ quyền con người bằng cách “đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững”.  

Công nhân lắp ráp sản phẩm tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam tại tỉnh Hòa Bình_Ảnh: TTXVN

Đưa quyền con người vào FTA thế hệ mới với các quốc gia là một chủ trương nhất quán của Liên minh châu Âu (EU) trên cơ sở cách tiếp cận coi các quyền con người cơ bản là nguyên tắc chung của pháp luật. Điều khoản về quyền con người là một phần không thể thiếu trong FTA thế hệ mới của EU trong những năm gần đây. Các FTA thế hệ mới mà EU đã ký với các nước, như Hàn quốc, Singapore, Ukraine, Canada, Nhật Bản, Việt Nam… đều tái khẳng định cam kết của các quốc gia phê chuẩn hiệp định với nguyên tắc và chuẩn mực quyền con người được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948, cũng như quyết tâm tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, trên khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, theo hướng lưu ý ở mức cao về bảo vệ môi trường, lao động và các thỏa thuận, tiêu chuẩn quốc tế có liên quan. Nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, EVTFA đều có các quy định trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến nghĩa vụ bảo đảm quyền con người, trong đó có các quyền trực tiếp liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp, như quyền lao động, quyền sở hữu trí tuệ, quyền về môi trường, phát triển bền vững, minh bạch và chống tham nhũng. Tính từ năm 1994 đến năm 2021, đã có 113 hiệp định thương mại song phương, khu vực, đa phương có quy định về quyền lao động. CPTTP hay EVFTA đều có quy định về các quyền lao động. Chương 19 của CPTPP và chương 13 của EVFTA đều cam kết bảo đảm quyền tự do hội họp và quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp và các vấn đề liên, như việc làm thỏa đáng, mức lương tối thiểu, giờ làm việc, sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp, thực thi pháp luật lao động, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đối thoại lao động... Đây là các quy định trực tiếp liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp. Ngoài ra, với mục tiêu thương mại phải bảo đảm phát triển bền vững, các FTA thế hệ mới cũng đưa ra các quy định nhằm ngăn ngừa vi phạm quyền con người trong một số lĩnh vực sau:

Quyền về môi trường: Các FTA thế hệ mới đều có điều khoản riêng về trách nhiệm bảo vệ môi trường và thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường, cũng như tăng cường năng lực của các bên để giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại. Theo EVFTA, các bên tham gia Hiệp định cần “khuyến khích mức độ bảo hộ cao đối với các lĩnh vực môi trường thông qua nỗ lực cải thiện các quy định luật pháp, chính sách và giải quyết các mối đe dọa cấp bách của biến đổi khí hậu.

Quyền sở hữu trí tuệ: Chương 18 của CPTPP và chương 12 của EVFTA  đưa ra các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quy định rõ ràng về sự cân đối giữa việc bảo hộ thương mại đối với quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ nền y tế công, đặc biệt là quyền tiếp cận thuốc điều trị. Cụ thể, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ theo các hiệp định thương mại cần không được gây trở ngại cho việc thực hiện các biện pháp để bảo vệ nền y tế công cộng của các quốc gia theo Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm sự cân đối giữa việc thúc đẩy sự phát triển các loại thuốc chữa bệnh mới cũng như việc phổ biến các thuốc gốc.

Ngoài ra, FTA của một số quốc gia cũng có các điều khoản về một số vấn đề, như minh bạch và chống tham nhũng, bình đẳng giới, xóa đói, giảm nghèo… Chẳng hạn, các hiệp định thương mại của Canada với một số quốc gia, như Hiệp định thương mại tự do Canada - Chile, Hiệp định thương mại tự do Canada - Israel có chương riêng về thương mại và giới. 

Các khía cạnh khác của quyền con người cũng được thể hiện thông qua yêu cầu thành lập các cơ quan, cơ chế giám sát theo FTA liên quan đến quyền lao động, môi trường, phát triển bền vững. Theo CPTPP, để thực hiện quyền lao động, các quốc gia thành viên cần thành lập đầu mối liên lạc để giải quyết các vấn đề liên quan việc thực hiện chương 19; thành lập hoặc duy trì nhóm tham vấn với cơ quan tư vấn lao động quốc gia hay bảo đảm để có sự tham gia của công chúng. Hiệp định thương mại tự do Canada và Chile yêu cầu các bên cần thành lập ủy ban về giới và thương mại nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả bình đẳng giới trong các hoạt động thương mại.

Quá trình ghi nhận trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp trong các hiệp định thương mại thế hệ mới

Văn kiện quan trọng xác lập khuôn khổ quốc tế về kinh doanh và quyền con người là các Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và quyền con người năm 2011 (UNGP) khẳng định sự cần thiết phải ghi nhận trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Theo UNGP, “nhà nước cần duy trì không gian chính sách trong nước phù hợp để đáp ứng các nghĩa vụ về quyền con người trong khi theo đuổi các mục tiêu chính sách về thương mại và kinh doanh với các quốc gia khác hoặc với doanh nghiệp, ví dụ thông qua các hiệp định hoặc hợp đồng đầu tư”. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng, việc ký kết FTA hay hiệp định đầu tư cần không được gây nên hạn chế, trở ngại trong việc thực hiện nghĩa vụ về quyền con người của các quốc gia. Bên cạnh các quy định về bảo hộ thương mại, đầu tư, thì nhà nước cần bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở nguyên tắc đó, nhiều quốc gia đã tiến hành các biện pháp khác nhau nhằm ghi nhận và thực hiện trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Một trong những biện pháp được thực hiện là thông qua các kế hoạch hành động quốc gia (NAP). Tính đến tháng 8-2023, 32 quốc gia đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia của mình, trong đó nhiều quốc gia đã đưa ra các hoạt động nhằm bảo đảm trách nhiệm xã hội, quyền con người của doanh nghiệp trong thương mại, đầu tư. Kế hoạch hành động của một số quốc gia còn đưa ra yêu cầu và đề xuất các chương trình hành động để thúc đẩy trách nhiệm của doanh nghiệp trong các hiệp định thương mại.

Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu sang thị trường EU tại nhà máy của Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú_Ảnh: TTXVN

Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Tính đến tháng 8-2023, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 FTA, trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKFTA. Các hiệp định mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh, xuất - nhập khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi CPTPP được thực thi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Canada, Mexico và Peru đã tăng lên mức 25-30%/năm. Tại Việt Nam, có 54% các doanh nghiệp cho biết, các FTA đã mang đến tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.

Rà soát nội dung của các FTA của Việt Nam với các quốc gia, khu vực khác cho thấy, các quy định về kinh doanh có trách nhiệm quyền con người chủ yếu được đề cập trong hai văn kiện chính là CPTPP và EVFTA. Mặc dù không có điều khoản trực tiếp về trách nhiệm quyền con người trong kinh doanh và sự viện dẫn trực tiếp UNGP, nhưng cả 2 hiệp định thương mại tự do này đều có điều khoản riêng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các quy định về quyền con người trong các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, như lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, đầu tư. CPTPP có quy định cụ thể về trách nhiệm xã hội tại Điều 19.7 là “Mỗi bên sẽ nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện thông qua các sáng kiến trách nhiệm xã hội về các vấn đề lao động đã được Bên đó xác nhận hoặc hỗ trợ”. Điều 19.10 của Hiệp định này tiếp tục kêu gọi các quốc gia thành viên cần “hợp tác để thúc đẩy doanh nghiệp bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; hợp tác về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. 

EVFTA cũng yêu cầu các bên cam kết bảo đảm “thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, với điều kiện các biện pháp liên quan không được gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý giữa các bên hoặc tạo thành một phương thức hạn chế thương mại trá hình”. Hiệp định này cũng yêu cầu các thành viên cần có “các biện pháp thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các trao đổi về thông tin và thực hành tốt, các hoạt động giáo dục và đào tạo và tư vấn kỹ thuật”; trên cơ sở tuân thủ các văn kiện quốc tế có liên quan đến trách nhiệm quyền con người trong kinh doanh: Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp đa quốc gia, Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc và Tuyên bố ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế về các Nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp đa quốc gia và chính sách xã hội.

Như vậy, nội dung của CPTPP và EVFTA đề cập đến trách nhiệm quyền con người trong kinh doanh thông qua việc ghi nhận nghĩa vụ của cả hai chủ thể là doanh nghiệp và nhà nước. Đây là cam kết mà Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ để thực hiện, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, bảo đảm an ninh kinh tế và lợi ích quốc gia - dân tộc. Khảo sát năm 2022 của VCCI cho thấy, 46,4% số doanh nghiệp Việt Nam tự nhận thức được lực cản, hạn chế lớn nhất của mình chính là những hạn chế về năng lực cạnh tranh bản thân. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều diễn biến mới, việc thực hiện trách nhiệm xã hội và quyền con người được coi là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là cần có nhận thức và cách tiếp cận toàn diện hơn về trách nhiệm quyền con người, coi đây không chỉ là hoạt động từ thiện, mà là một cam kết, nghĩa vụ pháp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, cả CPTPP và EVFTA đều đưa ra quy định về cam kết thực hiện quyền về môi trường, quyền tiếp cận thuốc, các tiêu chuẩn lao động quốc tế cho người lao động, việc làm thỏa đáng cho mọi người, bảo trợ xã hội các nhóm yếu. Việc thực hiện các cam kết này đòi hỏi nỗ lực quan trọng từ Nhà nước để đưa ra quy định pháp luật, chính sách, kế hoạch để thực hiện cam kết trách nhiệm quyền con người trong các FTA. Bên cạnh các biện pháp về lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước, thì doanh nghiệp cũng là chủ thể có nghĩa vụ quan trọng. Bởi lẽ, trong bối cảnh thương mại và đầu tư hiện nay, khi các quyền con người bị xâm hại, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp về uy tín, thương hiệu và phát triển.

Có thể khẳng định, FTA thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư cho các bên tham gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các hiệp định này nhờ việc tiếp cận với cơ hội đầu tư, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng đưa ra các điều khoản phi thương mại về trách nhiệm quyền con người, đặc biệt là quyền của người lao động đối với nhà nước và doanh nghiệp. Việc điều chỉnh khuôn khổ chính sách và hành vi kinh doanh theo hướng tôn trọng quyền con người là trách nhiệm mà doanh nghiệp Việt Nam cần cam kết thực hiện, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết, trong đó có các quy định “phi thương mại” tiến bộ của các FTA thế hệ mới, trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm an ninh chính trị, an ninh kinh tế và lợi ích quốc gia - dân tộc./.

ST.

ĐỪNG XUYÊN TẠC, HẠ THẤP QUAN HỆ THỦY CHUNG, CHIẾN LƯỢC VIỆT - NGA!

         Sự kiện Tổng thống Liên Bang Nga (LB Nga) Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngay sau khi đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ 5 (2024-2030) và cũng là chuyến thăm thứ 5 Tổng thống Putin tới thăm Việt Nam là minh chứng thể hiện sự coi trọng, tin cậy chính trị dành cho quan hệ hai nước. Tuy nhiên đây cũng thời cơ và cũng là cái “cớ” để các trang mạng phản động, những kẻ luôn mặc cảm, đố kỵ, thâm thù với chế độ vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta!

Chằng hạn, ngày 21/6/2024, trên Thoibao.de giật tít hỗn hào rằng “Tổng Bí thư lẫn, Đảng lòa, đất nước khốn đốn!”, xuyên tạc rằng “Tổng thống Putin của Nga bị xem là tội phạm chiến tranh, ông ta đã xua quân xâm lược Ucraina, gây ra những cái chết vô tội, vô cùng nghiêm trọng tại nước này. Vậy lý do gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại mời một tên tội phạm như Putin sang thăm Việt nam, trong khi việc này không mang lợi ích gì cho Việt Nam, mà ngược lại gây các cảm cho các quốc gia văm minh, thậm chí có thể họ xa lánh”!? đòi Việt Nam “nếu đứng trên quyền lợi quốc gia thì Đảng cần quay lưng lại với tên độc tài sắc máu Putin, phương Tây và Mỹ mới là những người bạn thực sự, mới là nơi mà nền kinh tế Việt Nam có thể dựa vào mà phát triển. Mỹ có thể cung cấp vũ khí cho Việt Nam, thứ mà Trung Quốc không hề có, còn Nga chỉ toàn bán những thứ đồng nát, lạc hậu chất lượng thấp mà Trung Quốc cũng có và có rất nhiều. Thử hỏi Việt Nam có lợi gì”!?

BBC ngày 17/6/2024, trả lời Reuters, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết: “Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình… Nếu ông ta có thể đi lại tự do, điều này có thể bình thường hóa những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.

Trên VOA Tiếng Việt đăng quan điểm của ông Giáo sư Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh K. Inouye châu Á – Thái Bình Dương ở bang Hawaii, Mỹ cho rằng: “Đón tiếp ông Putin trong một chuyến đi kết hợp, bao gồm việc ông ấy thăm Triều Tiên, là hình ảnh xấu cho Hà Nội và sẽ mang lại một số rủi ro. Điều này có thể làm cho Việt Nam bị xem là kém tin cậy trong con mắt của phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng mặt khác Hà Nội sẽ tăng mức độ đáng tin cậy trong con mắt của Nga”.

Việt Tân giật tít “CSVN đón tiếp Putin thể hiện lòng trung thành với Tập Cận Bình”!? …

Có thể thấy, tất cả những lời lẽ, cùng các phát ngôn, nhận định trên là không có cơ sở, phiến diện, bịa đặt, với dụng ý nói xấu nhằm bôi nhọ, phá hoại mối quan hệ hữu nghị Việt - Nga.

Trước hết, Nga là đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, việc nguyên thủ thăm nhau, củng cố quan hệ, giống như với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Úc …là vì lợi ích dân tộc, là thể hiện đúng đường lối đối ngoại theo tinh thần độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, và đóng góp vào hòa bình, ổn định trên thế giới…

Thứ hai, nhìn lại lịch sử, trải qua nhiều thế hệ, người dân Việt Nam với người dân Liên Xô trước đây cũng như LB Nga hiện nay, luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt, hiếm có. Việt Nam luôn khẳng định lập trường thủy chung, xây dựng niềm tin chiến lược trong củng cố quan hệ giữa các đối tác. Cuba là minh chứng rõ nét. Trong khi đó, những tình cảm trốt đẹp, thủy chung Tổng thống Nga Putin dành cho Việt Nam, không có lý do gì, không vì bất cứ hoàn cảnh nào có thể cản trở, tác động, ảnh hưởng đến quan hệ giàu tính lịch sử, thắm tình đồng chí, thực sự như Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, đây là cuộc gặp gỡ nồng ấm, tin cậy của những người bạn gần gũi, những tình cảm và đối thoại chân thành “từ trái tim đến trái tim”. Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn sâu sắc và ghi nhớ tình cảm gắn bó, thủy chung của những người bạn Nga. Việt Nam và Nga sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, tiếp tục kề vai sát cánh giúp nhau vượt qua khó khăn, thử thách, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Cùng bày tỏ chứng kiến, phản bác lại các luận điệu bịa đặt, xuyên tạc của các phần tử chống đối Việt Nam, chính ông Ian Storey, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu đông nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, khẳng định với Reuters, một cách thẳng thắn, công bằng, không thiên vị, mạch lạc, rằng “Trên quan điểm của Hà Nội, chuyến thăm của ông Putin nhằm ‘chứng tỏ rằng Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại cân bằng, không đi theo bất kỳ cường quốc nào’”. Trên thực tế, Việt Nam không chọn phe, không chọn bên. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 chỉ rõ chính sách quốc phòng “4 không”, đó là: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Điều này cũng từng được minh chứng, khi Mỹ và Triều Tiên đều chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 (tháng 2/2019). Lý giải, vì sao cả hai nước trên đều chọn Việt Nam? Việt Nam là biểu tượng của một tiến trình bước qua chiến tranh, khép lại quá khứ, mở cửa hội nhập và phát triển tiến lên. Việt Nam chọn lựa biến khát vọng về những điểm nóng xung đột trên thế giới trở thành điểm đến của hòa bình và phát triển. Việt Nam là đất nước điểm đến của hòa bình, sự an toàn, tin cậy trong con mắt của các cường quốc và bạn bè trên thế giới, luôn thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đất nước, con người có tin thần và lòng nhân đạo, có tinh thần hòa hiếu dân tộc, đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại.

Từ Pháp, Mỹ là hai kẻ thù trực tiếp của dân tộc Việt Nam, nhưng với tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai Việt Nam, đến nay, với Pháp hiện đã trở thành nước quan hệ Đối tác chiến lược và Mỹ đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Chỉ trong vòng 9 tháng, (từ 9/2023 - 6/2024) Việt Nam đã tiếp đón những lãnh đạo đứng đầu thế giới, gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Liên Bang Nga Putin, trong các chuyến thăm cấp nhà nước để nâng cấp và củng cố quan hệ ngoại giao lên tầm cao mới./.

 Yêu nước ST.

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN NGƯỜI KHAI SÁNG NỀN KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NHÀ


 

    Cứ đến tiết lập thu là câu ca “tháng Tám giỗ Cha”  lại vang lên trong tâm thức mỗi người con đất Việt, như một lời nhắc nhở tìm về cội nguồn,  để hòa mình vào những nghi lễ trang nghiêm.Tưởng nhớ công lao đức Thánh Trần triều Hưng đạo Đại vương và các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.

    Hướng tới kỷ niệm 722 năm ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương (ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý - ngày 20 tháng 8 năm Nhâm Dần). Chúng ta cùng ôn lại những chiến công và sự nghiệp hiển hách của ông.

Tượng đài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương tại Quảng trường 3-2 TP. Nam Định

    Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn ông là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan ba cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên thế kỷ XIII.

    Ông sinh ra tại hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường( nay thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định) vốn xuất thân từ nghề chài lưới, mang trong mình dòng máu thượng võ của cha ông, rất giỏi nghề sông nước và thạo thủy chiến. Từ thuở nhỏ ông đã có tướng mạo phi thường, thông minh hơn người, được rèn đúc kỹ càng, ai cũng khen là bậc kỳ tài, ngày sau ắt kinh bang tế thế. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn, càng thông minh xuất chúng, đọc rộng biết nhiều, văn võ song toàn.

    Trong sự nghiệp hiển hách của nhà Trần, Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông là người có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng, luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, tinh thần biết dựa vào sức mạnh của dân trong cả nước, biết gạt bỏ hiềm khích riêng tư, luôn lấy đại nghĩa làm trọng để đoàn kết tôn thất, triều đình và tướng lĩnh, nêu cao tinh thần "quyết chiến" không sợ kẻ thù hung bạo.

    Trong thời kỳ trước thì mọi tướng lĩnh của các triều đại nước Việt ta đều theo các bộ binh thư của Trung Hoa. Những bộ binh pháp như Tôn - Ngô hay Lục Thao Tam Lược đều chứa đựng nhiều cao kiến xuất sắc, nhưng chưa phù hợp với địa hình, khí hậu, và dân tộc Việt trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.

    Tác phẩm "Binh Thư Yếu Lược" của ông khai sinh ra một nền khoa học quân sự thuần Việt, đậm nét nghệ thuật và khoa học cầm quân mang bản sắc dân tộc sâu sắc.

    Khi đề ra hình mẫu của người làm Tướng, Trần Quốc Tuấn phát xuất từ tư tưởng nhân nghĩa. Lòng trắc ẩn, tình yêu thương theo ông mới đúng là mục đích cao cả nhất của đời binh nghiệp, dù là binh sĩ hay đại tướng đều phải thấu suốt cái chính nghĩa này. Binh pháp của Hưng Đạo Vương chép rằng:

"Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến sự quân chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người. Tướng thắng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh đó là tướng chỉ huy được nghìn người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người.

    Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không ai địch nổi".

    Trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. Ông  đã chọn đúng người đúng việc tin tưởng và chuyển tải niềm tự tin đó đến với mọi người, dù đó là binh sĩ, dù đó là tướng lĩnh, thậm chí đến thái thượng hoàng hay hoàng đế cũng được ông chuyển tải niềm tự tin ấy mới có thể vững vàng trước thử thách của non sông.Ông đã huấn luyện quân đội ngày càng tinh nhuệ, và chủ trương của Trần Hưng Đạo là một chủ trương rất tiến bộ mà giá trị câu nói của ông lúc sinh thời vẫn còn bất diệt với non sông, đó là “binh quý hồ tinh bất quý hồ đa”, nghĩa là “binh quý ở chỗ tinh nhuệ chứ không phải ở số đông”. Chủ trương đó thật sự đúng đắn, đã phát huy được tác dụng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập thế kỷ XIII

    Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với quân các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù.

    Trần Hưng Đạo đã khai thác hết mọi tài năng của con người, kể cả những người ở tầng lớp gia nô. Chính ông đã có lời nói về hành động của Yết Kiêu và Dã Tượng khi mà những người này bộc lộ lòng trung thành lớn lao và đức hy sinh cao cả. Ông nói: “Chim hồng chim hộc sở dĩ bay cao bay xa là nhờ vào 6 trụ xương cánh. Nếu không có 6 trụ xương cánh thì chim hồng chim hộc cũng chỉ là chim thường thôi”.

    Sau khi đã biên soạn binh pháp, thì trong huấn luyện quân đội, Trần Hưng Đạo đã tìm đủ mọi cách để kích lệ tinh thần của quân sĩ, và tác phẩm nổi bật nhất của ông trong lĩnh vực này chính là bài “Hịch Tướng Sĩ Văn”.

    Năm 1300, Hưng Đạo Vương trước lúc lâm chung vẫn còn dâng vua Trần Anh Tông kế sách giữ nước, rằng: "Quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì ta phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh sĩ, như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Phải khoan thư sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".

    Do công lao to lớn của mình Trần Hưng Đạo được vua Trần phong là Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ. Vua Trần Anh Tông phong ông là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương. Tên tuổi của Hưng Đạo Vương vang lừng không chỉ trong nước mà còn lan ra toàn thế giới.

    Với tài năng chính trị và quân sự kiệt xuất, với tấm lòng tận trung với nước, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với quân dân và triều đình nhà Trầnđã bảo vệ vững chắc độc lập, đưa nước Đại Việt đạt đến đỉnh cao của nền thịnh trị thời phong kiến và có uy tín lớn trong vùng. Công lao to lớn này đã đưa Trần Quốc Tuấn lên hàng một thiên tài kiệt xuất, một anh hùng dân tộc vĩ đại.

    Tháng 2 năm 1984 tại Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh ông được bầu chọn trong danh sách 10 vị tướng vĩ đại nhất của thế giới.

      Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam  đã ghi tên ông trong danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam

3 trận thủy chiến làm nên những trang sử hào hùng trên Bạch Đằng Giang

Là một không gian không quá rộng lớn nhưng vùng cửa sông Bạch Đằng chảy qua địa phận Hải Phòng lại là một địa danh đặc biệt, bởi nó gắn liền với 3 trận thủy chiến, 3 bậc kỳ nhân ở 3 giai đoạn lịch sử khác nhau.

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938

Trận đầu vang danh chiến thắng Bạch Đằng là khi Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán năm 938, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Sách Đại Việt Sử ký toàn thư cho biết kế sách đánh giặc của Ngô Quyền: “Nếu sai người đem cọc nhọn, đầu bịt sắt cắm ngầm trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào thoát”. Chính Ngô Quyền đã khẳng định điều đó với tướng lĩnh của mình “không kế gì hơn kế ấy cả”.

Đức vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng Giêng năm Mậu Ngọ (tức ngày 6 tháng 2 năm 898), tại làng Mông Phụ, Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội ngày nay. Sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực, cha là Ngô Mân làm chức châu mục Đường Lâm, ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người có trí dũng song toàn, được dạy bắn cung nỏ, sử dụng giáo gươm, bí mật binh pháp. Ngô Quyền lớn lên trong lúc đất nước mới dành được quyền tự chủ, ông nối chí cha tập hợp lực lượng và trở thành một hào trưởng hùng mạnh trong vùng. Ông được Dương Đình Nghệ, (vốn là một bộ tướng của Khúc Thừa Mỹ, sau tự xưng là Tiết độ sứ) tin yêu, mời về làm Nha Tướng và gả con gái cho. Sau lại được Dương Đình Nghệ giao cho trấn giữ Châu Ái - vùng đất phên dậu của quê hương họ Dương. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ, gây nên sự căm phẫn trong các vị hào trưởng và nhân dân. Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Quá hoảng sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vã cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Cung nhân cơ hội đó đã phong con trai là Lưu Hoàng Tháo thống lĩnh thủy quân vượt biển sang xâm lược nước ta.

Đất nước lâm nguy, Ngô Quyền một mặt tiêu diệt Kiều Công Tiễn trừ mối hoạ, mặt khác huy động nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến. Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động hàng ngàn binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc để đón đánh quân xâm lược. Hơn ba nghìn cây gỗ được vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông trên một quãng dài 3 dặm, khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến. Vào một ngày cuối đông năm 938, đoàn binh thuyền do Hoàng Tháo chỉ huy rầm rộ vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Đúng lúc nước triều đang dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc lọt vào trận địa mai phục của ta. Khi đoàn thuyền của Hoàng Tháo vượt qua vùng cửa biển, nước triều rút mạnh, quân ta  quay lại phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoàng Tháo bỏ mạng cùng quá nửa quân sĩ. Vua Nam Hán cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Lưu Cung kinh hoàng, đành thu nhặt số quân còn lại mà rút lui. Từ đó, nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược nước ta. Sau chiến thắng lẫy lừng, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (tức Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Đại thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một chiến công chói lọi, chấm dứt nền thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 đã trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua”, xứng đáng là "vị tổ trung hưng" của dân tộc.

Lê Đại Hành và chiến thắng Bạch Đằng năm 981

Trận kỳ chiến gắn với bậc kỳ nhân thứ hai tại Bạch Đằng giang diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống - Việt năm 981, và nhà cầm quân tài ba được vinh danh chiến thắng là vua Lê Đại Hành. Sau cuộc chiến lớn này, Đại Tống chấp nhận xuống nước và chính thức thừa nhận Lê Đại Hành cai trị Đại Cồ Việt.

Hoàng đế Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn) sinh năm 941 tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lại mang tướng mạo khác thường nên viên quan án sát họ Lê đã nhận ông về nuôi dưỡng. Lớn lên, ông theo giúp Đinh Liễn - con trai trưởng của Đinh Tiên Hoàng. Vốn là người trí dũng, Lê Hoàn được Đinh Tiên Hoàng giao cho cai quản hàng ngàn quân sĩ. Năm 971, ông được thăng lên chức võ quan cao nhất là Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều Đinh.

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát, con thứ Đinh Toàn mới 5 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta.

Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua (tức vua Lê Đại Hành), lập nhà Tiền Lê năm 980. Ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, ổn định tình hình nội bộ, rồi chia quân phòng giữ các nơi hiểm yếu.

Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Mùa xuân năm 981, 4 vạn quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ bộ đánh chiếm nước ta. Lê Đại Hành thân chinh làm tướng cầm quân, cho xây thành Bình Lỗ, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng.

Sau hơn hai tháng tiến đánh, không chiếm được Đại La và kinh đô Hoa Lư, quân địch lúng túng vì chịu nhiều tổn thất nặng nề, Lê Đại Hành quyết phản công. Ngày 28/4/981, trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra, Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân địch, Hầu Nhân Bảo trúng kế đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục.

Lúc này, các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết. Nghe tin thuỷ quân thua trận, các cánh quân khác vội vã tháo chạy, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa, quân Tống bị quét sạch khỏi bờ cõi nước ta. Đại thắng Bạch Đằng năm 981 khiến nhà Tống phải kính nể tài năng và bản lĩnh của Lê Đại Hành, xuống nước công nhận ông là vua của Đại Cồ Việt.

Bạch Đằng năm 1288 - Trận thuỷ chiến chấn động thế giới

Dòng Bạch Đằng giang lần thứ ba lần đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là vào năm 1288, với chiến công của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trước quân Nguyên Mông.

Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228, thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Suốt cuộc đời, ông hết lòng phụng sự cả 4 đời vua Trần thịnh trị. Ông là bậc tướng cột đá chống trời, hội tụ cả tài lẫn đức và trong cả ba lần đánh quân Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn, được sử sách ngợi ca.

Trong trận chiến Bạch Đằng năm 1288, đích thân ông đã đặt chân đến vùng đất Tràng Kênh và các làng xã lân cận để bày trận đón đánh sự rút chạy của đội quân xâm lược Nguyên Mông, làm nên chiến thắng vĩ đại Bạch Đằng lần thứ 3 năm 1288.

Tháng 3/1288, biết được ý đồ rút quân bằng đường thuỷ qua sông Bạch Đằng của quân địch, Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông. Các loại gỗ lim, táu… đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng các cửa sông dẫn ra biển làm thành những bãi chông lớn.

Các cánh quân thuỷ bộ bí mật mai phục sau dãy núi đá Tràng Kênh dọc bờ sông Bạch Đằng. Sáng ngày 9/4/1288, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Trúng kế, thuyền giặc di chuyển vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tiến vào bãi cọc.

Quân ta đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Thủy quân Đại Việt từ các hướng nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính tạo thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông.

Quân Nguyên Mông bị mắc kẹt, tổn thất nặng nề, nhiều chiến thuyền bị cháy rụi và đâm phải cọc nhọn. Một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông để tìm đường trốn chạy nhưng đều rơi vào ổ phục kích của quân nhà Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Chỉ trong vòng 1 ngày, hơn 600 chiến thuyền và khoảng 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân dân nhà Trần đại thắng.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là đỉnh cao chói lọi của sức mạnh và nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ thứ 13, thể hiện tài thao lược của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc ta. Ông không chỉ được nhân dân Việt Nam tôn thờ như một bậc thánh nhân mà còn được thế giới công nhận là một trong mười vị tướng giỏi nhất mọi thời đại.

Khu di tích Bạch Đằng Giang, công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với các tiền nhân và các vị anh hùng dân tộc. Ảnh: Hồng Phong

*** Ngày nay, trên sông Bạch Đằng lịch sử, ngay tại cửa sông Thải chảy ra sông Bạch Đằng có một vùng đất non nước hữu tình, nơi tọa lạc của Khu di tích Bạch Đằng Giang, một tượng đài lưu niệm, tưởng niệm về ba lần chiến thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, đồng thời cũng là công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với các tiền nhân và các vị anh hùng dân tộc: Đức vua Ngô Quyền, Hoàng đế Lê Đại Hành, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có công lao to lớn với đất nước, với nhân dân.

Khu di tích Bạch Đằng Giang, vùng đất địa linh, điểm kết nối giữa quá khứ hào hùng của dân tộc với hiện tại thành phố Hải Phòng đang trên đà phát triển vươn ra biển lớn, khích lệ, cổ vũ chúng ta vững bước xây dựng Hải Phòng phát triển ngày càng văn minh, hiện đại.

Từ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến khát vọng xây dựng nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc hiện nay

Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng ta kế thừa, vận dụng xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Trong bối cảnh mới hiện nay, nhiệm vụ tiếp tục quán triệt giá trị chân lý trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đổi mới đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Giá trị thời đại của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, Người luôn một lòng phục vụ Tổ quốc và nhân dân, để lại cho đất nước Việt Nam một sự nghiệp cao cả cùng hệ thống di sản tri thức, tinh thần vô giá. Một trong những quan điểm quan trọng, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, đó là chân lý, kết quả của sự kế thừa và phát triển những giá trị tư tưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, kế thừa và tiếp thu tinh hoa nhân loại; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Lễ Thượng cờ thiêng liêng trên Quảng trường Ba Đình lịch sử_Nguồn: qdnd.vn

Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng nhất của mỗi quốc gia - dân tộc. Mỗi khi nền độc lập, tự do của nước nhà bị xâm phạm thì khối đại đoàn kết toàn dân càng trở nên mạnh mẽ, gắn kết, sẵn sàng đồng lòng một ý chí, kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập mà chúng ta có quyền được hưởng. Độc lập, tự do không phải tự nhiên mà có mà phải tự thân vận động “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, nắm lấy quyền tự quyết định vận mệnh của chính bản thân mình. Do đó, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là mệnh đề hành động, là tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thúc giục toàn dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cũng là mệnh đề đấu tranh, đấu tranh cho chân lý, cho vận mệnh Tổ quốc. Mệnh đề đấu tranh này của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và được Đảng ta kế thừa, từ đó, áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, định hướng nhân dân tiến hành cách mạng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Thực tế cách mạng Việt Nam cho thấy, từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng và giành được nhiều thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan ách đô hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến ở nước ta, đưa nhân dân ta vào vị thế người dân của một nước độc lập, tự do, là người làm chủ vận mệnh nước nhà. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở thời khắc quan trọng mang tính bước ngoặt của lịch sử dân tộc, Người đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Khẳng định trên của Người là một chân lý thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam,... có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và thời đại sâu sắc.

Thực dân Pháp, với tất cả âm mưu và thủ đoạn, đã quyết tâm cướp nước ta thêm một lần nữa. Dân tộc Việt Nam, với tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm được đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã làm nên một Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung đã tạo cơ sở để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong vòng gần một thế kỷ; đồng thời, đó là đòn giáng mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn chưa thể dành toàn tâm, toàn trí thực hiện công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ đế quốc Mỹ đã dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam hòng phá vỡ Hiệp định Giơ-ne-vơ, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lại, rõ hơn rằng: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Tính đúng đắn trong các luận điểm này của Người đã được thể hiện rõ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Giá trị của độc lập, tự do được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Lời kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, ngày 17-7-1966, Người nhấn mạnh: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó là lời hịch kêu gọi toàn dân tộc Việt Nam chung một tấm lòng, sẵn sàng cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức; là một cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, củng cố niềm tin, siết chặt đội ngũ để đi vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ, không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà của cả nhân loại tiến bộ trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Ngày 30-4-1975, chúng ta đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối, biến khát vọng về độc lập, tự do, hòa bình của cả dân tộc trở thành hiện thực.

Thực tiễn đã chứng minh, trong hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chính là lẽ sống, khát vọng và là sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Trong suốt quá trình sáng lập, xây dựng, lãnh đạo Đảng và cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên định và giữ vững lập trường “độc lập, tự do” của dân tộc và quyền được hưởng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân là giá trị thiêng liêng - tư tưởng sáng suốt này góp phần kiến tạo động lực, sức mạnh để làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh cho độc lập, vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Bởi lẽ, có độc lập, tự do thì sẽ có tất cả. Đất nước không thể phồn vinh, dân tộc không thể phát triển, nhân dân không thể có cơm ăn, áo mặc và cuộc sống hạnh phúc nếu không có độc lập, tự do. Nhiệm vụ của Đảng là lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, làm sao để Đảng ngày càng vững mạnh, có đủ bản lĩnh, sức chiến đấu và tài lãnh đạo đất nước trong thời chiến cũng như khi đất nước độc lập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong mọi thời kỳ.

Trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cách mạng hai miền (tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai); phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chăm lo tốt cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, trước hết phải xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính phủ phải là công bộc của dân. Do đó, giành được độc lập rồi, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh” và “mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”. Sự phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội sẽ bảo đảm vững chắc nhất cho nền độc lập của dân tộc. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, xây dựng và phát triển đất nước sau kết thúc chiến tranh luôn là một nhiệm vụ to lớn, nặng nề và phức tạp mà cũng rất vẻ vang. Đó là một cuộc “chiến đấu” đầy khó khăn để chống những gì đã cũ kỹ, hư hỏng; để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc “chiến đấu” ấy, Đảng và Chính phủ không chỉ cần tiến hành “khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế”; “phát triển công tác vệ sinh, y tế”; “sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân”; “củng cố quốc phòng”..., mà còn phải động viên toàn dân, tổ chức, giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân và tạo điều kiện cho nhân dân tự xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc của mình.

Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là lẽ sống, lý tưởng để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc

Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, trở thành giá trị nền tảng xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh và được thể hiện sâu sắc không chỉ trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, mà còn trong quá trình xây dựng xã hội mới. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn phong phú của tiến trình cách mạng, Đảng ta xác định một trong năm bài học lớn là: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn vận dụng khôn khéo và nhất quán chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do” trước các vấn đề chính trị - xã hội, kinh tế và ngoại giao. Khi đất nước đã có độc lập, tự do thì điều quan trọng là phải làm cho giá trị của độc lập, tự do trở nên có ý nghĩa hơn. Đó chính là ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, giá trị thời đại sâu sắc và lâu dài của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhìn lại gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng khá cao (giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân khoảng 6,0%/năm), thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và thế giới; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực nền kinh tế được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quy luật khách quan. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD. Tổng sản phẩm quốc nội xét trên phương diện quan hệ sở hữu, gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Bà Rịa - Vũng Tàu - điểm đến của những siêu du thuyền quốc tế (tác giả: Đỗ Tuấn Hùng))_Nguồn: nhiepanhdoisong.vn

Có thể khẳng định, Đảng ta, đất nước ta luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực, tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, quá say sưa với những kết quả, thành tích đã đạt được và cũng không quá bi quan, dao động trước những khó khăn, thách thức; mà trái lại, cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, phát huy thật tốt những kết quả, bài học kinh nghiệm đã có, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nhất là từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Từ thực tiễn khách quan của công cuộc đổi mới đất nước gần 40 năm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đánh giá sâu sắc: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”; đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng và chứa đựng niềm tin son sắt để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước. Những thành tựu của công cuộc đổi mới kể trên là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để đổi mới và hội nhập quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra chủ trương, quan điểm chỉ đạo về tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước, trong đó nêu rõ bốn kiên định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, Đảng ta đã khẳng định, bài học độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự phản ánh sinh động xu thế cách mạng của thời đại cũng như của nước ta, không chỉ là nguyên nhân khởi nguồn những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước đây, mà còn chỉ ra những yếu tố bảo đảm tính đúng đắn của đường lối và sự thắng lợi của cách mạng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Từ khát vọng hòa bình cùng ý chí và tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường bảo vệ thành công nền độc lập, tự do của đất nước, từ tinh thần lao động, sáng tạo không ngừng, làm nên những thành tựu vĩ đại trong công cuộc đổi mới vừa qua của dân tộc đã tạo nền tảng, tiền đề vững chắc cho Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XIII của Đảng không chỉ đặt ra mục tiêu cho nhiệm kỳ 2021 - 2025, mà còn xác định tầm nhìn đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ mục tiêu tổng quát đó, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu cụ thể, đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Tình hình thế giới sẽ tiếp tục còn nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng chắc chắn giá trị chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” luôn bất biến; như một mệnh lệnh đến từ trái tim, kết nối muôn trái tim người dân đất Việt đoàn kết cùng nhau, chung sức, vượt qua muôn vàn gian khó để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Để hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc hiện nay cần: Trước tiên, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đây là hai nhiệm vụ chiến lược cần bảo đảm. Trước sau như một, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Không ngừng nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng. Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Chăm lo đời sống nhân dân, để nhân dân được thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ quyền lợi trong một xã hội tiến bộ và công bằng, với hành lang pháp lý đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, để nhân dân thực sự là người chủ trong xã hội mới và ngày càng được thụ hưởng đầy đủ về vật chất và tinh thần. Thứ ba, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, không có nghĩa là khép kín, không giao lưu với nước ngoài, nhất là trong tiến trình Việt Nam đẩy mạnh toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Mở rộng hợp tác để phát triển, đồng thời vẫn “kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, vì mục tiêu chung là phải thực sự làm cho nhân được hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra biện pháp cơ bản để toàn Đảng đoàn kết, nhất trí là: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chính là tư tưởng, lẽ sống, là lý tưởng phấn đấu của cả dân tộc Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi đó là một chân lý, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc. Đó cũng là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vĩ đại vì độc lập, tự do, vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Đồng thời, tư tưởng đó cũng là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với nhân loại tiến bộ, đặc biệt là đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, tự do, hạnh phúc.

Giá trị của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” không chỉ thể hiện trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, mà còn thể hiện rất sâu sắc trong quá trình xây dựng xã hội mới hiện nay. Đảng, Nhà nước luôn ứng xử khôn khéo và nhất quán chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” trước các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia - lãnh thổ. Khi đất nước đã có độc lập, tự do thì điều quan trọng là phải làm cho giá trị của độc lập, tự do trở nên có ý nghĩa hơn, mỗi người dân phải có cơm ăn, áo mặc, học hành, việc làm, quyền làm chủ, quyền con người, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày một hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc,... Đó chính là ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, giá trị thời đại sâu sắc và lâu dài của tư tưởng Hồ Chí Minh./.

ST.