Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024


 “CHẲNG CẦN GÌ, CHỈ CẦN ĐƯỜNG” – MỘT SỰ XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN 

Trong khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tích cực khắc phục hậu quả của thiên tai, lũ lụt, thì mới đây, trên trang blog của Đài Á Châu Tự do (RFA) đăng tải bài viết “Chẳng cần gì, chỉ cần đường” mô tả vấn đề về giao thông tại miền núi Việt Nam với góc nhìn thiển cận, thiếu toàn diện, sai trái. Từ các tiêu đề, luận cứ và cách lập luận của người viết đều thể hiện nhận thức phiến diện, nông cạn, thiếu trung thực về tầm nhìn, chủ trương và hành động của Đảng, Nhà nước với phát triển giao thông cho đồng bào dân tộc miền núi; sự ấu trĩ trong đánh giá các vấn đề phát triển toàn diện vùng dân tộc niềm núi ở nước ta.

Trước tiên, bài viết đã cố tình phủ nhận những thành tựu trong phát triển hạ tầng giao thông miền núi. Cần khẳng định rằng phát triển hệ thống giao thông cho vùng sâu, vùng xa là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ với nhiều chương trình, hành động. Chẳng hạn, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Chính phủ đã xác định: “Nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa tối thiểu 3.250 km đường nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân;…” và “100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% nông thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa,..” . Qua nhiều năm, Nhà nước đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án nâng cấp đường sá, cầu cống ở miền núi. Điển hình là chương trình “Nông thôn mới”, trong đó nhiều tuyến đường nông thôn đã được cải thiện, giúp tăng cường kết nối giữa các vùng miền, thúc đẩy giao thương và cải thiện cuộc sống của đồng bào. Tuy nhiên, người viết bài đã cố tình bỏ qua những thành tựu này, thay vào đó, chỉ tập trung phóng đại những khó khăn, thiếu sót trong quá trình thực hiện. Thực tế, phát triển cơ sở hạ tầng ở miền núi có địa hình hiểm trở không thể trong một thời gian ngắn hay với số ít nguồn lực và mặc dù có nhiều thách thức về tài chính và kỹ thuật, nhưng Nhà nước không ngừng cải tiến và đầu tư bền vững cho hạ tầng giao thông miền núi.

Tiếp đó, tác giả bài viết đã có những luận điệu xuyên tạc về tham nhũng và hiệu quả đầu tư vào hạ tầng giao thông cho miền núi. Tác giả đã triệt để nhấn mạnh vấn đề tham nhũng và chất lượng đường sá kém tại miền núi, cho rằng các dự án này bị “rút ruột” và không hiệu quả. Cần thấy rằng, mặc dù tham nhũng là một vấn đề cần giải quyết trong mọi lĩnh vực, tuy nhiên việc quy kết tất cả các dự án giao thông miền núi đều kém chất lượng là không công bằng. Thực tế, Chính phủ đã và đang có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ quy trình xây dựng và quản lý dự án, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Nhiều công trình giao thông quan trọng tại các tỉnh miền núi đã hoàn thành, mang lại hiệu quả thiết thực. Đơn cử, tuyến đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, các tuyến cao tốc và nhiều cầu cống vượt sông, suối đã giúp kết nối các bản làng xa xôi với trung tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, góp phần quan trong tạo nên diện mạo của các khu vực niềm núi.

Cuối cùng, nội dung tổng thể của bài viết thể hiện sự thiếu tầm nhìn toàn diện về chính sách phát triển miền núi. Ngoài việc chỉ trích về giao thông, bài viết còn bỏ qua chủ trương, chính sách phát triển miền núi của Đảng, Nhà nước. Chính phủ không chỉ tập trung vào hạ tầng giao thông mà còn thúc đẩy các chương trình giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa dân tộc,... Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một ví dụ tiêu biểu, nhằm đảm bảo rằng người dân miền núi có cơ hội tiếp cận giáo dục, y tế, và cơ hội phát triển kinh tế. Theo đó, bên cạnh đó, các chương trình đầu tư cho giáo dục, y tế, và nông nghiệp cùng được triển khai đồng bộ, tạo điều kiện cho đồng bào miền núi không chỉ thoát nghèo mà còn phát triển bền vững. Theo báo cáo của Bộ LĐTB-XH, từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đã có: “20-30% số thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn”  Các chính sách này đã và đang góp phần phát triển toàn diện, không chỉ về cơ sở hạ tầng mà còn đảm bảo người dân được tham gia vào đời sống xã hội và kinh tế quốc gia. Nhìn nhận một cách toàn diện, các chính sách này đã và đang mang lại những kết quả tích cực, dù vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. 

Từ các luận cứ thực tiễn trên, có thể khẳng định nội dung “chẳng cần gì, chỉ cần đường” là một sự xuyên tạc trắng trợn; một âm mưu của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giao thông cho đồng bào dân tộc miền núi. Bài viết đó xuất phát từ nhận thức phiến diện, phóng đại những khó khăn, xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đồng thời bỏ qua những nỗ lực và thành tựu mà Đảng và Nhà nước đã đạt được. Thực tế, việc phát triển miền núi không thể chỉ gói gọn trong việc xây dựng đường sá, mà cần một chính sách toàn diện hơn, bao gồm giáo dục, y tế, và nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân. Đảng, Chính phủ và toàn dân đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện những mục tiêu này và điều đó cần được nhìn nhận một cách công bằng./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét