Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

NGƯỜI CỘNG SẢN LÀM CÁCH MẠNG KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ BỎ TÔN GIÁO

 


 

Cho đến nay, các học giả, giới chính trị và cả người dân trong nước và quốc tế vẫn còn thiếu sự hiểu biết về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Việt Nam. Vẫn tồn tại một định kiến: người cộng sản làm cách mạng để phá bỏ tôn giáo? Điều đó có đúng không?

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

 

 


         

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, chống phá đã tăng cường thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và cách mạng nước ta với tần suất ngày càng nhiều, mức độ ngày càng cao, biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây ra những tác động tiêu cực và hậu quả khó lường, làm tổn hại đến tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó có hoạt động tuyên truyền phủ nhận giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng, quyết định sự tồn vong của Đảng, của chế độ ta.

HRW “CON RỐI” ĐỘI LỐT “THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN”

 


Nhân quyền là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ được sự bợ đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện những động cơ đen tối, trong đó có Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) - đặt trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. Mới đây, trước khi Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam tổ chức Đối thoại Nhân quyền hôm (4-7), tổ chức này đã kêu gọi EU “cân nhắc lại” cuộc đối thoại và áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn để đối phó với tình trạng đàn áp nhân quyền ngày một gia tăng của chính quyền Hà Nội.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KIÊN ĐỊNH, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ H

 

Sinh thời Lênin đã dạy rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(2). Tinh thần đó của ông và những người mác-xít sau này đã gợi mở cho Đảng ta về việc bổ sung, phát triển học thuyết Mác - Lê-nin trong bối cảnh mới hiện nay.

Cảnh giác thủ đoạn cắt ghép hình ảnh cá nhân vào các clip nhạy cảm để tống tiền

 

Qua công tác tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm của người dân, Công an TPHCM phát hiện thủ đoạn mới của các đối tượng sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản của người dân với phương thức cụ thể như sau:

Các đối tượng tìm kiếm thông tin, hình ảnh, số điện thoại của nạn nhân (chủ yếu là nam giới, có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội) từ nhiều nguồn khác nhau (phố biến là hình ảnh, thông tin đăng tải trên các trang mạng xã hội hoặc tài khoản mạng xã hội của nạn nhân) và tiến hành cắt ghép hình ảnh khuôn mặt của nạn nhân vào các hình ảnh được cắt ra từ các clip có nội dung “nhạy cảm” ở các nhà nghỉ, khách sạn….

Sau đó, đối tượng giả danh là thám tử tư gọi điện thoại thông báo nạn nhân về việc đối tượng phát hiện nạn nhân có mối quan hệ bất chính với những người phụ nữ khác, đồng thời, gửi cho nạn nhân các hình ảnh “nhạy cảm” đã được chỉnh sửa, cắt ghép với khuôn mặt của nạn nhân. Yêu cầu nạn nhân phải chuyển một khoản tiền điện tử (USDT) với giá trị 80.000 USDT (tương đương 2,024 tỷ đồng) vào ví điện tử để không bị đăng lên mạng xã hội, gửi tới các nơi làm việc và cho “chuộc lại” các clip và hình ảnh nhạy cảm trên.

Trường hợp nạn nhân bị “sập bẫy”, các đối tượng sẽ hướng dẫn mua tiền điện tử và chuyển đến các tài khoản ví điện tử theo chỉ định, sau đó bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã chỉ đạo lực lượng, khẩn trương điều tra, truy xét, xác minh làm rõ hành vi của các đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trước tình hình trên, Công an TPHCM khuyến cáo người dân khi gặp các trường hợp tương tự phải nâng cao tinh thần cảnh giác với phương châm “Không hoảng sợ - Không làm theo yêu cầu chuyển tiền của đối tượng”; đồng thời, phải liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất (Công an phường, xã, thị trấn, Công an quận, huyện, TP.Thủ Đức) hoặc liên hệ Trực ban Công an TP (qua số điện thoại 069.3187.344), Trực ban Phòng Cảnh sát hình sự (qua số điện thoại 069.3187.200) để cung cấp thông tin, phối hợp Cơ quan Công an nhanh chóng điều tra, xử lý.

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải lao động tốt...”

Đây là thời điểm công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đem lại những thành công bước đầu, góp phần quan trọng cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sinh thời, Bác Hồ luôn đề cao giá trị của lao động đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và vai trò quan trọng của sức khỏe, của việc giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của xã hội, cộng đồng và mỗi con người; đồng thời, còn là lời động viên, khích lệ, nhắc nhở mọi người phải yêu quý lao động, tích cực rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, phòng chống bệnh tật. Thực hiện lời dạy của Bác, nhân dân ta từ miền xuôi cho đến miền núi, thành thị cho đến nông thôn trong khắp cả nước đã tích cực thi đua lao động sản xuất, rèn luyện thể lực, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh tật, đóng góp công sức, tài trí cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Ngày nay, đất nước ta đang đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vấn đề môi trường, lao động và sức khỏe con người đang đặt ra những thách thức mới; do đó, việc học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy có ý nghĩa thực tiễn to lớn, đồng thời là cơ sở để Đảng ta nghiên cứu, vận dụng trong xác định chủ trương, đường lối xây dựng lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa; quan tâm bảo đảm môi trường và điều kiện để phát triển con người Việt nam toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động quân sự là lao động đặc biệt, cần phải có sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu cao trong thực hiện nhiệm vụ. Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác, mỗi quân nhân trong quân đội phải ra sức học tập, huấn luyện, rèn luyện, không ngừng nâng cao thể lực, trình độ, năng lực, đi đôi với cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xây dựng doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp; tích cực xây dựng cơ quan, đơn vị có môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú… hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

 TẦM VÓC VĨ ĐẠI, Ý NGHĨA TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 MÃI TRƯỜNG TỒN 

Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2-9 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Thế nhưng, cứ mỗi dịp kỷ niệm, trên Internet và một số trang mạng xã hội lại xuất hiện những bài viết có nội dung phán xét, xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Đây chính là thủ đoạn chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch vô cùng thâm độc.

Xuyên tạc lịch sử- Sự tráo trở của những kẻ vô ơn

Những ngày thu lịch sử, càng gần đến kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2- 9, mỗi người con đất Việt lại thêm một lần khắc ghi về nguồn cội, về giá trị hòa bình và lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám - nơi kết tinh, hội tụ và tỏa sáng ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu - chính là một trong những biểu tượng lịch sử vĩ đại như vậy của dân tộc. Từ đây, một trang sử vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam đã được mở ra, nhân dân đã thực sự được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của quốc gia, dân tộc mình. Sự kiện đó như một thiên anh hùng ca bất hủ, ngàn năm sáng mãi, sẽ còn lưu danh đến muôn đời, một chiến công chói lọi, đã viết tiếp trang sử vàng của dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến thắng ấy có giá trị, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, không chỉ góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xít mà còn là tấm gương sáng ngời, cổ vũ động viên mạnh mẽ cho các quốc gia, dân tộc đang mất độc lập, tự do noi theo. Từ hào khí thắng lợi to lớn ấy đã tạo nên sức mạnh quật khởi, ý chí và niềm tin bất diệt, cổ vũ toàn thể dân tộc Việt Nam kiên cường, quyết chí bền gan đấu tranh giành độc lập dân tộc, để rồi liên tiếp giành được những thắng lợi mang tính lịch sử, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với tầm vóc và ý nghĩa vĩ đại của thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc” (1).

Ấy vậy mà, đi ngược lại với niềm tự hào của toàn dân tộc, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên tung lên các trang mạng xã hội các bài viết với giọng điệu hết sức lạc lõng, hằn học, phản động, cố tình xuyên tạc sự thật lịch sử. Họ tổ chức các diễn đàn nhằm kêu gọi, kích động, tổ chức các hoạt động phản kháng, chống phá cách mạng nước ta, phủ nhận, bóp méo sự thật về giá trị nhân văn và ý nghĩa thời đại của sự kiện lịch sử trọng đại này hòng hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực thù địch, bất mãn, cơ hội chính trị không từ mọi thủ đoạn để xuyên tạc bản chất, ý nghĩa, tính chính nghĩa của Cách mạng Tháng Tám. Chúng thản nhiên phán xét, phủ nhận lịch sử, công lao, sự hy sinh và máu xương của cha ông ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, xuyên tạc và bôi nhọ tầm vóc, ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của sự kiện trọng đại này. Chúng đưa ra luận điệu công kích hết sức hàm hồ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò to lớn của Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam, xuyên tạc thành quả của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Xét về bản chất, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử chính là một thủ đoạn phá hoại về tư tưởng, đổi trắng thay đen, mục đích tạo sự hoài nghi, gây hoang mang, xáo trộn trong dư luận xã hội, nhất là thế hệ trẻ - rường cột tương lai của đất nước đối với truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Với dã tâm phá hoại, lối tư duy lệch lạc, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thản nhiên quy chụp yếu tố quyết định làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám với việc thành lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền hoàn toàn là do gặp thời, ăn may, do hoàn cảnh khách quan đem lại - phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh chứ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh không có vai trò, công cán gì.

Thể hiện rõ bản chất phản động và thói lộng ngôn, xảo biện, những kẻ “lật sử” còn tiếp tục nhai lại luận điệu cũ rích, cố tình đơm đặt, vu khống nhằm hạ bệ lãnh tụ, chúng cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh du nhập Chủ nghĩa Mác - Lênin với học thuyết đấu tranh giai cấp vào Việt Nam đã gây ra thảm cảnh “nồi da nấu thịt” suốt mấy chục năm, đi lên chủ nghĩa xã hội là lựa chọn hết sức sai lầm. Trắng trợn và lố bịch hơn, chúng còn rêu rao rằng: Cách mạng Tháng Tám đã đưa dân tộc ta vào chỗ chết, là nguyên nhân trực tiếp đưa dân tộc đến thảm họa của hai cuộc chiến tranh (1945 -1954) và (1954 - 1975), làm cho đất nước bị tàn phá, dân tộc bị phân ly, để lại tàn dư nghèo nàn và đói khổ, tham nhũng và bất công xã hội cho đến ngày nay. Nực cười hơn, chúng còn ảo tưởng đến ấu trĩ khi cho rằng, không cần tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, độc lập dân tộc vẫn có thể có được với biện pháp đàm phán hòa bình, chỉ cần “khéo hạ mình xin chính quốc” trao trả độc lập thì tự khắc tránh được cảnh đầu rơi máu chảy cho cả dân tộc. Và, chỉ có lựa chọn con đường phát triển theo định hướng tư bản của các nước phương Tây thì Việt Nam mới có thể nhanh chóng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tệ hại hơn nữa, chúng còn đưa ra những luận điệu hết sức hàm hồ: Đến Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định con đường đi lên CNXH - lôgic tất yếu của Cách mạng Tháng Tám, kiên định với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự lạc nhịp, lỗi thời, là không phù hợp với quy luật và xu thế phát triển chung của lịch sử, là hiện tượng trái với quy luật mà chính Các Mác đã nêu trong lý luận về hình thái kinh tế xã hội; chủ nghĩa xã hội là một quái thai của lịch sử, cần sửa chữa và loại bỏ ngay lập tức...

Xét về bản chất, đây chính là thủ đoạn chiến tranh tâm lý, là cái bẫy “bôi nhọ lịch sử” của các thế lực thù địch, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, cần nhận diện sự thật và kiên quyết phản bác mạnh mẽ. Những kẻ xảo biện, ngông cuồng đó không phải không biết rằng, để có được thắng lợi “trời long, đất lở” của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, biết bao nhiêu máu xương của các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào Việt Nam đã đổ xuống trong suốt hơn 80 năm mà “gan không núng, chí không mòn”.

Ấy vậy mà, với dã tâm thâm độc, mưu đồ bất chính, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn bất chấp mọi thủ đoạn xấu xa, cố tình bóp méo sự thật, làm sai lệch bản chất, phủ nhận tính chính nghĩa, nhân văn, nhân đạo, phủ nhận giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và công lao của biết bao thế hệ các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào.

Với những chiêu bài cũ kỹ, các thế lực phản động, thù địch đã cố tình xuyên tạc lịch sử, âm mưu kích động, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Song, những luận điệu đó đã không thể lừa phỉnh, qua mặt được bất kỳ ai. Và, chính điều vô lý ấy lại càng tôn vinh thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, càng khẳng định rõ hơn tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù 79 năm đã đi qua, nhưng hơn bao giờ hết, mỗi người dân Việt Nam càng thêm hiểu lịch sử dân tộc, thêm yêu và trân quý giá trị của hòa bình và độc lập, càng khắc ghi niềm tự hào dân tộc và biết ơn sâu sắc công lao to lớn của thế hệ cha anh.

Tầm vóc, ý nghĩa Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 mãi trường tồn

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi đã trở thành thiên anh hùng ca bất hủ, khẳng định chân lý và niềm tin bất diệt: Một dân tộc có thể đất không rộng, người không đông, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, vũ khí còn thô sơ, phương tiện quân sự thiếu thốn trăm bề, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức của một Đảng cách mạng chân chính, sự chung sức “trên dưới đồng lòng, nhất hô bá ứng” thì dân tộc ấy vẫn có thể làm nên những sự kiện lịch sử vĩ đại có tầm vóc và đi vào lịch sử của dân tộc và thế giới như một địa chỉ đỏ, một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa điển hình ở khu vực và trên thế giới.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cột mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Chiến thắng Điện Biên Phủ và Chiến thắng mùa Xuân 1975 mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 càng làm sáng ngời chân lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội trong thời đại ngày nay: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”, “Chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công” (2) và quan điểm của Đảng, Bác Hồ kính yêu: “Không một quân đội nào, không có khí giới nào có thể đánh gục ngã được tinh thần hy sinh của cả dân tộc; nhất là ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân ta”.

Thực tiễn quá trình đấu tranh gian khổ chống ách đô hộ của thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đặc biệt là quyết định táo bạo đầy sáng suốt trong thay đổi phương châm tác chiến ở tầm chiến lược: “Lựa tình thế, chớp thời cơ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là minh chứng sinh động nhất về bản chất cách mạng, tiến bộ, chính nghĩa và nhân văn sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đó đã bác bỏ mọi quan điểm sai trái, bôi đen của các thế lực thù địch, phản động về sự kiện lịch sử này, càng khẳng định rõ bản chất cách mạng của Đảng ta: Đảng của dân, do dân, dựa vào dân và vì dân, lãnh đạo nhân dân chiến đấu vì hòa bình, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Qua đó càng làm sáng ngời mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân - Đảng hết lòng vì dân, dân một lòng tin và theo Đảng, càng thấm đẫm tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lý luận và bài học thực tiễn sâu sắc quý báu của thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại ngày nay.

Thắng lợi vang dội của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 đã một lần nữa khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần quyết tử “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của dân tộc Việt Nam anh hùng. Bản lĩnh Việt Nam, tầm vóc và tinh thần Cách mạng Tháng Tám mãi âm vang, trường tồn, bất diệt, mãi là nguồn động lực to lớn khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; truyền cảm hứng, cổ vũ và lan tỏa các giá trị truyền thống cao đẹp cho các thế hệ trên hành trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thiếu tướng, TS NGUYỄN HỮU HÙNG, Phó trưởng ban Cơ yếu Chính phủ

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 7, tr. 25.

(2). V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, NXB Tiến bộ, Matxcova, 1977, tr. 147.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: VĂN HÓA LÀ HỒN CỐT CỦA DÂN TỘC!

     "Văn hóa còn thì dân tộc còn và ngược lại, văn hóa mất thì dân tộc mất” bởi văn hóa chính là hồn cốt tinh thần của dân tộc. Có vai trò “soi đường cho quốc dân đi”, văn hóa đúng nghĩa là những giá trị tinh túy nhất được trưng cất trở thành những giá trị cao đẹp, đặc sắc nhất, nhân văn và tiến bộ nhất của một dân tộc!

Người có văn hóa là người có đời sống tâm hồn phong phú, không phải chỉ có ăn ngon, mặc đẹp mà phải được sống trong tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng... Ngược lại những thói hư, tật xấu, sự bỉ ổi chính là vô văn hóa, sự lớn hèn, vị kỷ, lòng tham, sự vô cảm trước cuộc sống, trước đồng loại chính là sự phi văn hóa, phản văn hóa. 

Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời, một dân tộc văn hiến, trọng hiền tài, nhưng những kẻ làm chương trình để một đứa trẻ phát biểu về văn hóa như kẻ thất học là không thể chấp nhận. Những kẻ tự gặm nhấm tâm tư, đề cao cái tôi, lấy tiểu xảo, lấy sự kỳ quặc thay cho tài năng, sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, họ cho đó là đổi mới, là sáng tạo, là siêu nghệ thuật...coi sáng tạo văn hóa nghệ thuật như một thú vui, giải trí, một cuộc chơi thỏa mãn những cảm nghĩ của cá nhân mình… 

Những con người tư duy ở đáy của xã hội sẽ không nhận thức được văn hóa là giá trị sáng tạo tinh hoa, tinh túy; là hồn cốt, sinh khí; là động lực, là sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc. Văn hóa còn là dân tộc còn. Văn hoá soi đường cho quốc dân đi./.
Yêu nước ST.

VẤN ĐỀ XÃ HỘI QUAN TÂM: BẤT THƯỜNG KẾT QUẢ CHẤM THI VÀO LỚP 10 Ở THÁI BÌNH "ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH THANH TRA ĐỘT XUẤT"!

         Ngày 29/7, thông tin tới báo chí, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình Nguyễn Viết Hiển cho biết như trên trong bối cảnh dư luận tại địa phương đang ồn ào xung quanh kết quả chấm thi tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học học 2024 - 2025 ở tỉnh.
Thời gian qua, dư luận tại tỉnh Thái Bình ồn ào xung quanh kết quả chấm tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại tỉnh, năm học 2024 - 2025, cả ở kết quả lần đầu lẫn kết quả chấm phúc khảo.

Trước đó, vào giữa tháng 6/2024, khi kết quả của kỳ thi được tỉnh Thái Bình công bố, nhiều phụ huynh, giáo viên, học sinh dự thi ở tỉnh thể hiện sự bất ngờ, cho rằng điểm số không phản ánh đúng kết quả làm bài của thí sinh.

Nhiều trường hợp sau đó đã làm đơn xin chấm phúc khảo bài thi.

Đến ngày 16/7, khi kết quả chấm phúc khảo bài thi được công bố dư luận tại tỉnh lại tiếp ồn ào trước việc điểm các môn, nhất là môn toán, môn văn chênh lệch rất cao so với điểm được chấm trước đó.

Có người đã làm đơn tới các cơ quan có trách nhiệm, thể hiện sự không đồng tình với công tác chấm thi trong kỳ thi trên ở tỉnh.

Một số trường hợp có điểm số thay đổi bất thường sau khi được chấm phúc khảo tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024-2025 ở tỉnh Thái Bình, được người dân thống kê, gửi kèm đơn thư tới các cơ quan có trách nhiệm.

Theo phản ánh của người dân kèm đơn thư gửi tới các cơ quan có trách nhiệm, có trường hợp như thí sinh số báo danh 2604xx có điểm thi môn Toán 3,75, sau được khi chấm phúc khảo, điểm số "tăng vọt" lên 9,5.

Thí sinh số báo danh 2604xx có điểm thi môn Văn 4 điểm, sau khi được phúc khảo, điểm số "vọt lên" 7,5 điểm.

Thí sinh số báo danh 2700xx từng đoạt giải Nhì môn Toán kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Thái Bình nhưng trong kỳ thi vừa qua chỉ được 5,5 điểm cho môn này, sau khi được chấm phúc khảo, điểm số lại "tăng vọt" lên 9,5 điểm…

Trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình-một trong những cơ quan người dân gửi đơn thư thể hiện sự không đồng tình về công tác chấm thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở tỉnh vừa qua.

Liên quan sự việc, ngày 29/7, trao đổi với báo chí, ông Phạm Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết lãnh đạo tỉnh đang chỉ đạo xử lý việc trên.

Cùng ngày, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình cho biết liên quan sự việc, theo chỉ đạo của tỉnh, Sở GD-ĐT tỉnh đang trong quá trình phối hợp với Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh rà soát lại, thanh tra đột xuất, khi có kết quả cụ thể sẽ trả lời đơn thư của người dân cũng như thông tin cụ thể sự việc tới báo chí.

Về báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình gửi UBND tỉnh liên quan sự việc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình Nguyễn Viết Hiển cho biết đây là báo cáo mật, không thể cung cấp cho báo chí./.

Yêu nước ST.

 Những tố chất cần có và các căn bệnh phải chữa để trọng dụng nhân tài theo khoa học-nghệ thuật trọng dụng  nhân tài Hồ Chí Minh

Biết mình mới biết người, mới biết phát hiện nhân tài ngang tầm nhiệm vụ. Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: "Biết người, cố nhiên là khó. Tự biết mình, cũng không phải là dễ. Đã không tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu"18; không thể phát hiện và trọng dụng được nhân tài.

Muốn dùng đúng và khéo dùng nhân tài, cán bộ, cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu phải có những phẩm chất tốt. Đó là:

Có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho nhân tài, cán bộ khỏi bị bỏ rơi. Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gụi những người mình không ưa. Phải chống lại bệnh hẹp hòi. Vì căn bệnh này, trong thì ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết. Ngoài, thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài"19.

Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Do vậy, Cấp ủy Đảng các cấp và người đứng đầu "Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta"20. phải chăm sóc nhân tài, cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Tài to ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ. Trong cách mạng thường hao tổn một số cán bộ quý báu. Vì vậy, chúng ta càng phải trọng nhân tài, quý cán bộ, phải bổ sung cán bộ, phải giữ gìn cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới.     

Cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải có tính chịu khó dạy bảo cấp dưới, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ. Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến. Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc.

Cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa nhân tài, cán bộ tốt. Phải tránh các căn bệnh một số người có quyền, có chức thường mắc. Đó là: Ưa người ta nịnh mình. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực, tài giỏi hơn mình. Cho nên dẫn đến: "Thân cận là những kẻ vô tài bất lực, nhưng khéo nịnh hót a dua. Xa cách hoặc dìm hãm những người có tài có đức hay bàn ngay nói thẳng"21.     

Phải tránh bệnh do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. Nếu lãnh đạo có những căn bệnh đó, chẳng những nhân tài bị bỏ rơi, mà như Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: "Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo"22.

Cán bộ lãnh đạo cần có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí, nhân tài, chuyên gia mới vui lòng gần gụi mình. Không nên tự tôn, tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới. Nếu ý kiến các đồng chí cấp dưới đúng, của chuyên gia đúng, ta phải nghe theo, khuyên họ thường đề thêm ý kiến, để nâng tinh thần và sáng kiến của họ. Nếu ý kiến của họ không đúng, ta nên dùng thái độ thân thiết, giải thích cho họ hiểu. Quyết không nên phùng mang trợn mắt, quở trách, giễu cợt họ. Nhất là nên tránh kiểu cách khó gần, xa cách quần chúng, chuyên gia, thậm chí coi thường quần chúng, chuyên gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: Nếu cán bộ, chuyên gia không nói năng, không đề ý kiến, không phản biện, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Người khẳng định: "Không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản. Như thế mà muốn cán bộ công tác cho giỏi thì sao được?"23.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra một căn bệnh nguy hiểm nữa trong  bộ máy Đảng, Nhà nước, khiến cho Đảng mất nhân tài. Đó là bệnh kéo bè, kéo cánh. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. "Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ "24.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng, các cấp ủy Đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu rằng: " Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo"3. Thì nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm song nếu Đảng, Nhà nước khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đó chính là kết quả to lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt được trong lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước mở ra một thời đại mới trong lịch sử Việt Nam - Thời đại Hồ Chí Minh. Bởi Khoa học nghệ thuật thu hút, phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài Hồ Chí Minh.                                                                 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho Đảng, cho Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nhân tài, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ là công việc gốc của Đảng.

Từ khi chuẩn bị thành lập Đảng,  năm 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Phải "bồi dưỡng nhân tài để đem vào đảng cộng sản"15 Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp mở các lớp huấn luyện lý luận cách mạng tại Quảng Châu Trung Quốc trong những năm 1925-1927 để huấn luyện những thanh niên yêu nước Việt Nam ưu tú, đưa họ vào hoạt động thực tiễn, từng bước chuyển họ trở thành những người cộng sản đầu tiên ở nước ta. Năm 1941, Người trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị, quân sự cho cán bộ ở Cao bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên và cán bộ ở miền xuôi lên để phục vụ cuộc vận động giải phóng dân tộc, dẫn đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, ở cương vị Chủ tịch nước, Người ký Sắc lệnh Quyết định mở Trư­ờng huấn luyện cán bộ Việt NamNgười hết sức quan tâm chỉ đạo hoạt động của hệ thống trường Đảng nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán của Đảng từ Trung ương đến cơ sở; quan tâm chỉ đạo hệ thống giáo dục quốc dân từ tiểu học đến đại học nhằm đào tạo những công dân tốt và cung cấp nguồn cán bộ tốt, chuyên gia giỏi, nhân tài cho đất nước.

Không chỉ trực tiếp đào tạo, hoặc chú trọng đào tạo nhân tài, cán bộ ở trong nước. Hồ Chí Minh hết sức chú trọng việc cử người đi học kinh nghiệm cách mạng và khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Ngay từ tháng 7-1926, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một số thanh niên ưu tú Việt Nam sang Liên Xô để học tập và rèn luyện trở thành các cán bộ ưu tú của Đảng. Năm 1951, trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa lớp cán bộ đầu tiên sang Liên Xô đào tạo nhằm chuẩn bị đội ngũ “hiền tài” cho công cuộc kiến thiết đất nước khi chiến tranh kết thúc. Trong kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhiều thế hệ thanh niên ưu tú sang đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế, sau năm 1975, chúng ta có trên 30.000 cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, họ trở thành những nhà khoa học đầu đàn, là đội ngũ cốt cán của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Về Mục đích, nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ hệ thống trường đào tạo cán bộ của Đảng có trách nhiệm  dạy và người học có nhiệm vụ: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể*, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư"16. Thực hiện được triết lý giáo dục, đào tạo đó, Đảng đã và sẽ tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thành công những cán bộ Đảng, Nhà nước, Đoàn thể có đủ tài đủ đức, trong đó đức là gốc và nhiều người trở thành những chính khách tài năng, những nhà chính trị chuyên nghiệp ngang tầm nhiệm vụ của đất nước và thời đại.

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ cần chú trọng quán triệt sâu sắc những quan điểm cốt lõi quý báu Hồ Chí Minh.

Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ  phải nhằm đúng nhu cầu của thực tiễn.

Lý luận liên hệ với thực tế. Học đi đôi với hành. Khắc phục một khuyết điểm trong nền giáo dục của chúng ta là còn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người; còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.

Theo Hồ Chí Minh, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ "Cốt thiết thực chu đáo hơn tham nhiều". "Quý hồ tinh bất quý hồ đa", "Thà ít mà tốt".

Nâng cao và hướng dẫn việc tự học tập suốt đời của cán bộ, đảng viên. Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ cần phải được trao cho những người có tài năng đảm nhiệm. "Các cơ quan cần phải rất chú ý đến việc huấn luyện cán bộ. Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó. Những người lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy. Không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện"17.

Khi đề bạt cán bộ cần phải xem xét tinh thần, thái độ, kết quả học tập như với các mặt công tác khác.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển truyền thống dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa Mác-Lênin về trọng dụng nhân tài. 

Tin tưởng ở sức sống mãnh liệt của nhân dân, của dân tộc Việt Nam, thời nào cũng nhất định có người tài đức, Trong Bình Ngô đại cáo, năm 1428, Nguyễn Trãi khẳng định:

                                      "Như nước Việt ta từ trước,

                                      Vốn xưng văn hiến đã lâu,…

                                      Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,

                                      Song hào kiệt đời nào cũng có"1.

Nói về tầm quan trọng của nhân tài và trọng dụng nhân tài để xây dựng, phát triển đất nước, Hàn lâm viện thừa chỉ, kiêm Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám tế tửu Thân Nhân Trung, năm 1442,  khẳng định: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết"2.

Hơn 230 năm trước, Hoàng đế Quang Trung lại nói: Dựng nước lấy việc học làm đầu; muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc3. 

Chỉ ra phương hướng trọng dụng nhân tài để truyền bá, thực hiện chủ nghĩa Mác nhằm xây dựng xã hội mới trong lịch sử loài người, C. Mác vạch ra rằng:

"Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn"4.

Vạch ra phương hướng đào tạo cán bộ, trọng dụng nhân tài trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I. Lênnin khẳng định:

“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào,... Chúng ta phải đào tạo những người sẵn sàng hiến cho cách mạng, không phải chỉ những buổi tối rỗi việc của họ mà tất cả cuộc đời của họ”5.

Kế thừa, phát triển truyền thống dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa Mác-Lênin về trọng dụng nhân tài để kiến thiết đất nước, xây dựng chế độ xã hội mới, với cương vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam mới, ngày 3-11-1946, sau khi Chính phủ mới được thành lập theo tinh thần đại đoàn kết, không phân biệt đảng phái của Quốc hội nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời tuyên bố trước Quốc hội. Trong đó khẳng định: “Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia”6. Tiếp theo đó, Ngày 20-11-1946, Người đăng lời kêu gọi TÌM NGƯỜI TÀI ĐỨC trên báo Cứu quốc.

Người nêu rõ niềm tin tưởng vào đồng bào Việt Nam và chỉ ra tầm quan trọng phải có nhân tài trong xây dựng đất nước: "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức"7. Hơn ai hết, Người khiêm tốn, hạ mình để cầu hiền tài giúp dân, giúp nước. Người giãi bầy tâm can cùng nhân dân và yêu cầu chính quyền các cấp tiến cử hiền tài cho chính phủ:

"E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.

Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết"8.

Không chỉ ra lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về trọng dụng nhân tài trong xây dựng Chính phủ, xây dựng bộ máy Đảng, Nhà nước ta và trọng dụng các chuyên gia lớn đầy tài năng. Khi dùng nhân tài, Người đánh giá tài đức của cán bộ ở trong công việc. Coi kết quả công việc với tinh thần vì dân, vì nước là căn cứ chính để phát hiện, trọng dụng nhân tài, chứ không hẹp hòi, không câu nệ là người trong Đảng hay ngoài Đảng. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, khi thành lập chính phủ, dù còn nhiều ý kiến khác nhau, Người vẫn sẵn sàng sử dụng các cán bộ, công chức, quan chức trong chính quyền cũ.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một trí thức Hán học, từng là Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ thời thuộc Pháp, một người ngoài Đảng nhưng nổi tiếng tài năng, đức độ và lòng yêu nước, Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách mời cụ ra làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ mặc dù cụ đã 70 tuổi. Khi Người đi Pháp năm 1946, tuy trong Chính phủ có nhiều cán bộ là đảng viên, nhưng Người không giao mà quyết định giao cụ Huỳnh Thúc Kháng làm quyền Chủ tịch nước với lời nhắn nhủ nổi tiếng: "Dĩ bất biến ứng vạn biến".

Cụ Bùi Bằng Đoàn, vốn là quan Thượng thư Bộ Hình dưới triều Nguyễn nhưng Hồ Chí Minh vẫn mời ra làm Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi sau này làm tới chức Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Gíao sư Nguyễn Văn Huyên, dù là người ngoài Đảng nhưng vẫn được Người giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Giáo dục tới 29 năm. Một thời kỳ nền giáo dục nước nhà cung cấp được nhiều nhân tài cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cứu nước và kiến thiết nước nhà thắng lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tài năng xuất chúng, mẫu mực về sử dụng nhân tài ngoài Đảng. Người khẳng định: “Phong trào giải phóng sôi nổi, nảy nở ra rất nhiều nhân tài ngoài Đảng. Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gụi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước. Chúng ta phải tẩy sạch các bệnh kiêu ngạo, bệnh hẹp hòi, bệnh bao biện”9 Trọng dụng nhân tài ngoài Đảng không những góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ đầy tài năng mà còn củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh vĩ đại trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Hàng loạt trí thức tây học còn rất trẻ nhưng có tài năng cũng được Hồ Chí Minh trọng dụng, giao trọng trách trong bộ máy Đảng, Nhà nước từ rất sớm như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Đặng Thai Mai,v,v...Đồng chí Võ Nguyên Giáp khi mới 34 tuổi đã là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, khi 37 tuổi  là đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam.

Có tâm đức trọng dụng nhân tài lại có tài năng và nghệ thuật trong dùng người, dùng cán bộ, nên Hồ Chí Minh đã xây dựng được các Chính phủ đại đoàn kết toàn dân tộc và hội tụ được nhân tài ở tất cả các miền Trung, Nam, Bắc nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài học quý báu về trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.