Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

Sắc cờ đỏ sao vàng Tổ quốc tung bay ở thành phố mang tên Bác

 Chào mừng 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2024), từng con đường, khu phố, ngõ hẻm ở TPHCM như mang màu sắc mới vì được tô màu đỏ thắm của cờ Tổ quốc.


Tuyến đường Lê Duẩn được trang trí cờ hoa, băng rôn rực rỡ trong dịp Lễ 2/9.




Cờ Tổ quốc được treo tại siêu thị Aeon trên đường 
Tân Thắng, quận Tân Phú.

Những con phố rợp bóng cờ ở Quận 1.

Những lá cờ được treo trong một con hẻm nhỏ.



Một chung cư ở quận 8 treo cờ Tổ quốc.


Cờ đỏ sao vàng tung bay ở cổng chợ Bến Thành, Quận 1.


Cờ tung bay trên sân bay trực thăng tại B
itexco, quận 1.




Rực rỡ cờ hoa tại Bến Nhà Rồng, Quận 4.


Em Trúc Linh, 5 tuổi cùng em Trúc Nhi, 3 tuổi cùng ngụ quận Tân Bình tạo dáng chụp ảnh cùng cờ Tổ quốc ở cổng Dinh Độc Lập, Quận 1.


Tàu nhà hàng nổi Elisa trang hoàng màu cờ sắc thắm.


Cờ tung bay trên Cột cờ Thủ Ngữ nằm ở khu vực bến Bạch Đằng, Quận 1.


Tòa nhà Saigon One Tower, Quận 1 lung linh ánh đèn màu cờ Tổ quốc.

Giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới bằng thế trận lòng dân

 

Trong những năm qua, cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Bình Thạnh, BĐBP Long An luôn tập trung triển khai đồng bộ và toàn diện các biện pháp công tác Biên phòng, gần dân, bám địa bàn, thực hiện phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Qua đó, góp phần củng cố “thế trận lòng dân” nơi biên cương, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Chúng tôi có mặt tại Đồn Biên phòng Bình Thạnh trong một buổi tuần tra, bảo vệ biên giới. Đây là một trong những hoạt động góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được đơn vị duy trì thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã chức được trên 300 tổ với hơn 1.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia tuần tra, bảo vệ biên giới; phối hợp với công an, quân sự xã Bình Thạnh tổ chức 64 tổ với 320 lượt cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát, kiểm tra lưu trú ban đêm trên địa bàn. Qua đó, kịp thời phát hiện, bắt giữ 1 vụ/2 đối tượng có hành vi xuất nhập cảnh trái phép, bắt giữ 1 đối tượng nghi vấn có hành vi trộm cắp tài sản trên địa bàn.

Đồn Biên phòng Bình Thạnh đứng chân trên địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, quản lý đoạn biên giới dài trên 9km đường bộ. Trong những năm qua, đoạn biên giới do đồn quản lý, phụ trách luôn được giữ vững, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng địa phương luôn phát huy tốt vai trò lãnh đạo, điều hành địa phương.

Xác định rõ việc củng cố vững chắc “thế trận lòng dân” trên địa bàn biên giới có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, thời gian qua, cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Bình Thạnh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, tích cực vận động nhân dân chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định về biên giới, lãnh thổ, quy định của địa phương.

Với nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế địa bàn, Đồn Biên phòng Bình Thạnh đã góp phần nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân trên địa bàn đóng quân, từ đó, nhân dân nhận biết và hiểu rõ những vấn đề cơ bản trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, sức mạnh của nhân dân, về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Qua đó, tạo sự tin tưởng vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy tốt sức mạnh tổng hợp, vai trò của quần chúng nhân dân trong tham gia bảo vệ biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc.

Ông Nguyễn Ngọc Minh (ấp Sậy Giăng, xã Bình Thạnh) chia sẻ: "Được cán bộ đồn Biên phòng thường xuyên tuyên truyền về các quy định của Nhà nước và của địa phương, bản thân và gia đình tôi đã biết và hiểu rõ về trách nhiệm của công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ biên giới, từ đó, chúng tôi luôn tích cực, tự giác phối hợp cùng với BĐBP trong tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn".

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Đồn Biên phòng Bình Thạnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam - Campuchia, các văn bản có liên quan đến công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được 63 cuộc/896 người nghe, tuyên truyền nhỏ lẻ được 372 lượt người nghe. Phối hợp với Đài Phát thanh huyện Mộc Hóa và xã Bình Thạnh tuyên truyền thông tin đại chúng được 28 buổi, mỗi buổi 30 phút về các văn bản liên quan đến công tác phân giới cắm mốc, Luật Biên phòng Việt Nam... Đơn vị cũng tham mưu cho UBND huyện Mộc Hóa tổ chức gặp gỡ, đối thoại, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh vướng mắc, khó khăn với các hộ dân trên địa bàn đóng quân.

Bên cạnh đó, đơn vị đã tham mưu cho UBND xã Bình Thạnh thực hiện tốt Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã phối hợp tổ chức tuyên truyền cho 316 lượt người về thực hiện phong trào; phát trên 300 tờ rơi tuyên truyền về Luật Biên phòng Việt Nam, các quy định về quy chế biên giới, lãnh thổ.

Trung tá Phạm Khắc Thụ, Chính trị viên Đồn Biên phòng Bình Thạnh cho biết: "Cấp ủy, Ban Chỉ huy đồn luôn xác định rõ tầm quan trọng trong xây dựng, củng cố và phát huy “thế trận lòng dân” trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Vì vậy, thời gian qua, đơn vị đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp cơ bản, trong đó, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định về biên giới, lãnh thổ, quy định của địa phương. Từ đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao từ quần chúng nhân dân, nhận thức của người dân được nâng lên, là yếu tố quan trọng giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao". 

Thực thi quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nghiêm trị âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

1.   

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên đầu tư toàn diện đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc. 

Đại đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác dân tộc. Bình đẳng để đoàn kết là vấn đề cốt lõi trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam.

Bác Hồ đã khẳng định: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau."

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (hơn 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước). Quy mô dân số của các dân tộc không đồng đều, có 6 dân tộc trên 1 triệu người, 14 dân tộc dưới 10.000 người, 5 dân tộc dưới 1.000 người.

Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số sống tại miền núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa, tập trung ở 463 huyện thuộc 51 tỉnh tại Đông và Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Hiến pháp năm 2013 quy định: "Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc."

Văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII nêu rõ mục tiêu "bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển," đồng thời "chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc."

Đảng và Nhà nước ta thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo hướng:

Về chính trị, việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ người dân tộc thiểu số, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được chú trọng. Quốc hội khóa XV có 17,84% tổng số đại biểu là người dân tộc thiểu số, cao nhất từ trước đến nay. Đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội nước ta có thêm đại diện của hai dân tộc thiểu số rất ít người là Lự và Brâu. Như vậy, trong tổng số 54 dân tộc, hiện chỉ còn hai dân tộc là Ơ Đu và Ngái là chưa có đại diện tham gia Quốc hội.

Về kinh tế, Nhà nước tăng cường ưu tiên các nguồn lực để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo Ủy ban Dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 được đầu tư 626.229 tỷ đồng từ ngân sách.

Về văn hóa-xã hội, Nhà nước có chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025. Trong chương trình có Dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch."

Dự án có mục tiêu khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Về quyền tiếp cận giáo dục, Nhà nước ta ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho biết, nhiều địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện hiệu quả Đề án 522 của Thủ tướng Chính phủ về "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025"; Đề án xây dựng xã hội học tập; quan tâm công tác dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Về việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Nhà nước quan tâm phát triển mạng lưới y tế, hệ thống bệnh viện tỉnh-huyện và trạm y tế xã. Nhờ đó, đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả Chương trình xây dựng nông thôn mới tại vùng đặc biệt khó khăn, cho biết hơn 50% số xã trong vùng có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% đồng bào dân tộc thiểu số có bảo hiểm y tế miễn phí.

Đảng và Nhà nước ta luôn ưu tiên đầu tư toàn diện đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc.

Tuy nhiên, một thực tế khách quan là do các yếu tố lịch sử, địa lý, nhận thức mà trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các dân tộc ở nước ta chưa đồng đều.

Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên phạm vi toàn quốc do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố, cho thấy khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có số hộ nghèo đa chiều cao nhất cả nước, chiếm 21,92% với 701.461 hộ; khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 10,04% với 571.251 hộ; Tây Nguyên là 15,39% với 236.766 hộ; trong khi con số này tại khu vực Đông Nam Bộ là 0,34% với 15.787 hộ; Đồng bằng sông Hồng là 2,45% với 169.566 hộ; Đồng bằng sông Cửu Long là 5,73% với 277.936 hộ.

Để thu hẹp, tiến tới xóa nhòa khoảng cách giàu-nghèo, trình độ phát triển giữa các dân tộc và các vùng miền, Việt Nam cần nhiều thời gian cùng với những chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của bản thân đồng bào dân tộc thiểu số.

Song các thế lực thù địch đã và đang ra sức lợi dụng sự chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng miền, về trình độ sản xuất-kinh doanh giữa các dân tộc để chống phá, gây chia rẽ, hận thù. Chúng phủ nhận toàn bộ những thành tựu giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong nhiều chục năm qua ở nước ta.

Nhà nước ta đã từng thực hiện chính sách vận động di dân có kế hoạch (sau năm 1954 và năm 1975) từ vùng đồng bằng lên khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên để xây dựng vùng kinh tế mới. Tiếp đó là hiện tượng di dân ngoài kế hoạch của đồng bào các dân tộc từ miền núi phía Bắc, Trung Bộ vào các tỉnh Tây Nguyên (trong giai đoạn 1980-1990). Việc di dân này làm thay đổi sự phân bố dân cư, cơ cấu dân số và làm gia tăng mật độ dân số. Kinh tế phát triển, song lại nảy sinh vấn đề đất đai, rừng và các nguồn tài nguyên khác bị chia sẻ, môi trường thiên nhiên bị ảnh hưởng.

Lợi dụng những mặt phát sinh từ việc di dân, các thế lực thù địch cố tình phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc ở Việt Nam, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đòi để một số dân tộc thiểu số lập ra "vương quốc" riêng mà không dựa trên bất cứ cơ sở lịch sử-địa chính trị nào. Chúng đòi xét lại lịch sử, thậm chí là bóp méo lịch sử để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chính vì vậy, cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giúp đồng bào các dân tộc hiểu rõ và cùng thực thi các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, không mơ hồ nghe theo kẻ xấu xúi giục, kích động; đồng thời kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vụ việc xảy ra tại xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vừa qua là một ví dụ đau lòng, các đối tượng đã dùng súng tấn công trụ sở Ủy ban Nhân dân hai xã làm 9 người chết, 2 người bị thương.

Các lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, truy bắt các đối tượng phạm tội, ổn định đời sống nhân dân. Đáng chú ý, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 100 trường hợp đăng tải các thông tin xấu, độc liên quan đến vụ việc.

Các đối tượng vi phạm chủ yếu là với mục đích "câu like" đã chia sẻ lại thông tin chưa được kiểm chứng từ các trang Facebook, TikTok… của các cá nhân. Họ không ý thức được hậu quả của việc lan truyền những thông tin không đúng sự thật trên các trang mạng xã hội. Khi được giải thích, các trường hợp này đều đã nhận ra hành vi sai phạm, tự gỡ bỏ bài đăng và cam kết không tái phạm.

Công an tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo mỗi người dân khi sử dụng mạng xã hội cần kiểm tra nguồn tin, tính chính xác, tránh "sập bẫy" các đối tượng xấu, đặc biệt là trước các luồng thông tin, hình ảnh từ các trang cá nhân hoặc tổ chức chống Nhà nước. Việc đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin bịa đặt, sai sự thật sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đi vào hiện thực cuộc sống, đồng bào các dân tộc chính là chủ thể thực thi và đối tượng thụ hưởng. Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết, lấy chủ nghĩa yêu nước là hạt nhân, chính là động lực để triển khai hiệu quả các chính sách tốt đẹp đó, để cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngày càng đoàn kết, gắn bó, không thể tách rời.


Vì sao thể thao hàng không cần thiết với phi công?

 Thể thao hàng không (TTHK) quan trọng ra sao với học viên bay, phi công hay các thành phần trong tổ bay? Trên thực tế, hoạt động này đã được thực hiện như thế nào để góp phần nâng cao sức khỏe phi công, vì những chuyến bay an toàn, thắng lợi? Phóng viên Báo PK-KQ đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Ngọc Tú - Trưởng Phòng Quân huấn, Bộ Tham mưu Quân chủng PK-KQ về vấn đề này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Vì sao thể thao hàng không cần thiết với phi công?
Đại tá Nguyễn Ngọc Tú - Trưởng Phòng Quân huấn, Bộ Tham mưu Quân chủng PK-KQ.

Phóng viên (PV): Thưa đồng chí Trưởng Phòng, xin đồng chí cho biết vai trò của việc luyện tập TTHK với các phi công quân sự?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tú: Hoạt động bay là một hoạt động đặc thù luôn phải cơ động với nhiều động tác gây quá tải ngang, quá tải dọc được thực hiện trong không gian ba chiều, trong một môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm, dễ xảy ra nhiều bất trắc... Cùng với đó, thực tế khi làm nhiệm vụ trực ban SSCĐ và huấn luyện bay đòi hỏi phi công phải thực hiện một số bài bay phức tạp, cần sự tập trung cao độ trong khi luôn chịu sự căng thẳng kéo dài và tiêu hao nhiều sinh lực. Đặc biệt, với hoạt động bay đêm trong điều kiện thời tiết phức tạp, phi công rất dễ bị rơi vào tình trạng cảm giác sai trong môi trường bóng tối và ánh sáng, mây mù. Máy bay lúc trong mây, lúc ngoài mây rất dễ tạo nên ảo giác cho phi công nếu như thần kinh không vững. Tất cả những yếu tố bất ổn đó đòi hỏi  phi công phải có kỹ năng và bản lĩnh, tâm lí vững vàng, và sức khỏe là yếu tố quan trọng đầu tiên đối với phi công. Cũng như các vận động viên, để có sức khỏe, phi công phải thường xuyên rèn luyện.

Với định lượng ăn của phi công: 4.860 Kcal/người/ngày với phi công lái máy bay siêu âm, 4.630 Kcal/người/ngày đối với phi công lái máy bay dưới siêu âm, cũng có khoảng thời gian phi công không bay nên nếu không tích cực rèn luyện thể thao, sẽ  dễ dẫn đến tình trạng béo phì.

Vì sao thể thao hàng không cần thiết với phi công?
Học viên bay của Trường Sĩ quan Không quân tập
thể thao hàng không trên vòng quay li tâm. 
Ảnh: MAI ĐÔNG

PV: Xin đồng chí cho biết, TTHK bao gồm những môn tập nào và cần cho những đối tượng nào trong Quân chủng?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tú:  Đối tượng của TTHK là phi công và các thành phần bay khác. 

Hoạt động TTHK gồm những môn thể thao có dụng cụ chuyên dùng và môn  thể thao nâng cao độ bền sức khỏe nhằm đáp ứng cho sự chịu đựng quá tải trong môi trường khắc nghiệt. Các dụng cụ của TTHK bao gồm: Đu quay, vòng quay li tâm, thang quay và vòng lăn, xà đơn, xà kép, tạ. Luyện tập trên đu quay giúp học viên bay và phi công tăng cơ bắp và sự tỉnh táo của thần kinh, rèn luyện được sự quá tải trong không gian ba chiều. Luyện tập với vòng quay li tâm và thang quay, phi công được rèn luyện sức chịu đựng, khả năng định vị vị trí của mình. Còn vòng lăn giúp nâng cao sự khéo léo, tăng sức khỏe cơ bắp và tiền đình. Ngoài ra, được tính là một môn TTHK bắt buộc, là môn chạy dài. Mỗi bài tập trên có một tác dụng chuyên sâu song tất cả đều hướng tới rèn luyện sức chịu đựng quá tải, tạo độ bền, giữ ổn định hệ thống tim mạch và hệ thống tiền đình để hoạt động trong không gian ba chiều rất dễ mất phương hướng.

Bên cạnh các môn bắt buộc, còn có những môn thể thao tự do mang tính tập thể cao, nâng cao tinh thần đồng đội, sức mạnh tổng hợp, ý thức hiệp đồng như bóng rổ, bóng chuyền hay một số môn thể thao khác như tennis hay tập gym. Gần đây nhiều đơn vị Không quân cũng đã được trên đầu tư tạo điều kiện về phòng tập, cho dù thời tiết xấu phi công cũng có thể luyện tập được. 

PV: Thực tế hiện nay việc rèn luyện TTHK ở các đơn vị đã được thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tú: Ở mỗi đơn vị có học viên bay và phi công đều được xây dựng bãi tập và được trang bị các dụng cụ TTHK phù hợp, đáp ứng yêu cầu luyện tập. Ở đa số các đơn vị, hoạt động TTHK vẫn được duy trì khá nền nếp, đúng quy định. Song những năm gần đây, ở một số các đơn vị bay, hoạt động TTHK với những môn bắt buộc có phần bị buông lỏng, chưa thường xuyên, chưa tích cực. Mặc dù hầu hết các đơn vị Không quân đều có trợ lí TDTT chuyên trách nhưng sự quan tâm của người chỉ huy chưa đúng mức; bản thân chỉ huy chưa gương mẫu trong luyện tập và duy trì luyện tập TTHK. 

Hệ quả của thực trạng không duy trì nghiêm nền nếp, không tự giác, tích cực luyện tập TTHK, một tỉ lệ không nhỏ phi công đã rơi vào tình trạng thừa cân và máu nhiễm mỡ. Cá biệt, có phi công phải cắt bay vì sức khỏe không bảo đảm. 

Tuy nhiên, sau khi có Nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy Quân chủng về tăng cường thực hiện nghiêm nền nếp, chế độ trong ba giai đoạn bay, trong đó có nền nếp huấn luyện TDTT thì hoạt động TTHK đang dần được thực hiện theo đúng quy định.

- PV: Để hoạt động huấn luyện TTHK được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thì những giải pháp chính là gì, thưa đồng chí?

Đại tá Nguyễn Ngọc Tú: Xác định vấn đề huấn luyện, rèn luyện thể lực là yếu tố quan trọng và bắt buộc phải được thực hiện nhằm duy trì và bảo đảm sức khỏe học viên bay, phi công và các thành phần bay khác, góp phần bảo đảm an toàn bay; từ cấp ủy, chỉ huy các cấp, các đơn vị Không quân phải xác định đây là một nhiệm vụ bắt buộc trong ngày. Nội dung này phải được đưa vào trong nghị quyết lãnh đạo, trong nội dung duy trì ngày, tuần của người chỉ huy. 

TTHK cần được thực hiện liên tục và thường xuyên từ trong Nhà trường cho đến các đơn vị Không quân. Mọi thành phần trong tổ bay đều phải duy trì huấn luyện thể thao thường xuyên và bài bản.   

Để xốc lại hoạt động TTHK, trách nhiệm đó trước hết thuộc về lãnh đạo, chỉ huy mỗi đơn vị; thứ nữa là tính tự giác của học viên và phi công. Thời gian TTHK được quy định mỗi ngày là 1 giờ vào cuối buổi chiều. Mỗi đơn vị ngoài trợ lí TDTT hướng dẫn tập luyện và có biện pháp bảo đảm an toàn thì cũng phải có người chỉ huy đơn vị phụ trách. Điều đáng lưu ý nhất, chỉ huy của đơn vị cần gương mẫu thực hiện và tạo hứng thú, say mê cho anh em.

Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị đồn Biên phòng trong đấu tranh chống âm mưu “Phi chính trị hóa” quân đội

 

1.     

“Phi chính trị hóa” (PCTH) quân đội (QĐ) là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh. Thực chất đây là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với QĐ; làm cho QĐ suy yếu về chính trị, từ bỏ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, phai nhạt bản chất giai cấp công nhân, tiến tới bị vô hiệu hóa, không còn là công cụ bạo lực vũ trang bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN.

Thời gian qua, lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với số chống đối, bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức như Việt Tân, Việt Nam phục quốc, Triều đại Việt... Cùng với đó, một số cán bộ, đảng viên (có những đảng viên đã từng giữ chức vụ trung, cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị của nước ta) suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Lực lượng này len lỏi, phức tạp, không khó để nhận ra nhưng lại rất khó để đấu tranh. Đây là những người phản bội lại quá khứ, phản bội lại lý tưởng và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi lại bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách, ứng xử của những cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác.

Nhằm thực hiện PCTH QĐ, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội... để tuyên truyền những quan điểm sai trái, thù địch, phản khoa học về nguồn gốc, bản chất QĐ. Chúng rêu rao rằng: QĐ là lực lượng “siêu giai cấp”, “trung lập về chính trị”..., hòng tạo sự mơ hồ trong cán bộ, chiến sĩ (CBCS) và nhân dân ta về bản chất giai cấp của QĐ, đánh đồng bản chất QĐ ta với QĐ tư sản.

Với mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với QĐ, chúng phủ nhận Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành của nước ta xác định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; tuyên truyền, bóp méo, thổi phồng những sai lầm, thiếu sót cả về đường lối, sự chỉ đạo thực tiễn trong quá khứ, những vấp váp trong công cuộc đổi mới hiện nay; đòi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.

Chúng xuyên tạc bản chất, truyền thống của QĐ ta, xuyên tạc tính chất chính nghĩa của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta; kích động, chia rẽ nội bộ QĐ và Công an, chia rẽ QĐ với các cơ quan của Đảng, Nhà nước; chia rẽ QĐ với nhân dân, nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với QĐ, làm phai nhạt hình ảnh cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, đấu tranh chống PCTH QĐ phải kết hợp chặt chẽ đấu tranh chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Đó cũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của lực lượng BĐBP, trong đó, đội ngũ cán bộ chính trị (CBCT) đồn Biên phòng là lực lượng quan trọng, trực tiếp tham gia xây dựng đồn Biên phòng vững mạnh về chính trị, đồng thời đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn PCTH QĐ của kẻ thù. Theo đó, cần nhận thức đúng và phát huy tốt vai trò của CBCT đồn Biên phòng trong đấu tranh chống PCTH QĐ của các thế lực thù địch.

Là những người chủ trì về chính trị hoặc đảm nhiệm hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị ở đồn Biên phòng, CBCT giữ vai trò chủ chốt trong việc xây dựng QĐ vững mạnh về chính trị. Trong tình hình mới, đòi hỏi CBCT không những phải kiên định, vững vàng, nhạy bén về chính trị, mà còn phải tích cực tham gia đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn PCTH QĐ, giữ vững trận địa tư tưởng, xây dựng đồn Biên phòng vững mạnh về chính trị, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Vai trò của CBCT trong đấu tranh chống PCTH QĐ là chức năng, tác dụng của họ trong phát hiện, ngăn chặn các hoạt động chống phá QĐ về chính trị nhằm giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với QĐ. Vai trò của CBCT đồn Biên phòng trong đấu tranh chống PCTH QĐ được biểu hiện ở những nội dung sau:

Một là, góp phần giữ vững, tăng cường trận địa tư tưởng, chính trị của đồn Biên phòng, nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị về chính trị. Sự nghiệp xây dựng lực lượng BĐBP hiện nay phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng vững mạnh về chính trị. Giữ vững, tăng cường trận địa tư tưởng, chính trị, nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị về chính trị là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của lực lượng nòng cốt bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Là lực lượng cơ bản trong hệ thống CBCT của lực lượng BĐBP, đội ngũ CBCT đồn Biên phòng có nhiệm vụ trực tiếp tham gia giữ vững, tăng cường trận địa tư tưởng, chính trị ở đơn vị. Do vậy, họ giữ vai trò cốt cán, quan trọng hàng đầu trong xây dựng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực cho CBCS ở đồn Biên phòng, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng. Mặt khác, đội ngũ CBCT cũng trực tiếp tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, đóng góp cho Đảng và QĐ những ý kiến quý báu về hoạch định đường lối, chính sách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Hai là, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Để đấu tranh chống PCTH QĐ, đòi hỏi đội ngũ CBCT phải hiểu rất sâu sắc, toàn diện hệ thống lý luận Mác xít, biết phân tích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn một cách khoa học; nghiên cứu, bổ sung và vận dụng sáng tạo lý luận đó trong thực tiễn; kiên quyết chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá của kẻ thù.

Qua đó, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng liên tục được luận giải, chứng minh, vận dụng vào thực tiễn, được thẩm thấu vào họ và lan tỏa đến mọi CBCS ở các đơn vị. Nhờ đó, đội ngũ CBCT nâng cao hiệu quả đấu tranh chống lại các luận điệu nhằm thực hiện âm mưu PCTH QĐ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong điều kiện mới.

Đối tượng tác động trực tiếp của đội ngũ CBCT là CBCS, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại các đồn Biên phòng. Họ được tiếp thu kiến thức, tác phong công tác, khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn, vận dụng lý luận vào thực tiễn đấu tranh chống PCTH QĐ của đội ngũ CBCT. Vì vậy, hoạt động đấu tranh chống PCTH QĐ của CBCT góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống lại các luận điệu thù địch, để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cho CBCS ở đơn vị; mở rộng ra các đối tượng khác trong và ngoài QĐ, nhất là cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới.

Ba là, góp phần nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựng bản lĩnh vững vàng cho CBCS ở đồn Biên phòng. Bằng năng lực, trách nhiệm của mình, thông qua đấu tranh chống PCTH QĐ, đội ngũ CBCT góp phần nâng cao nhận thức về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của CBCS. Họ góp phần củng cố, làm sâu sắc thêm những kiến thức, kỹ năng mà CBCS đã được trang bị trong quá trình huấn luyện. Đây là cơ sở vững chắc để CBCS nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu đúng đắn.

Với tinh thần trách nhiệm cao trong đấu tranh chống PCTH QĐ, đội ngũ CBCT có cách thức hiệu quả nhất luận giải cho CBCS hiểu rõ tính tất yếu đi theo con đường XHCN; vạch trần âm mưu PCTH QĐ, xây dựng QĐ “trung lập” về chính trị của các thế lực thù địch; vạch trần các âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của kẻ thù trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Đội ngũ CBCT góp phần làm rõ bản chất tốt đẹp của QĐND Việt Nam, của BĐBP, là một lực lượng chính trị tự giác đứng vững trên lập trường của Đảng, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Do đó, đội ngũ này càng phải cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện nâng cao nhận thức, giữ vững mục tiêu, lý tưởng chiến đấu.

Bốn là, góp phần tạo môi trường lành mạnh để bồi dưỡng, giáo dục nhân cách cho CBCS ở đồn Biên phòng. Là chủ thể tích cực, hoạt động của đội ngũ CBCT có vai trò to lớn trong xây dựng môi trường ở các đồn Biên phòng. Trong đó, hoạt động đấu tranh chống PCTH QĐ của họ góp phần to lớn làm “sạch” môi trường chính trị tư tưởng, lý luận; giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, tạo khả năng “miễn dịch” với các tư tưởng sai trái, phản động cho CBCS ở đơn vị cơ sở. Đội ngũ CBCT có cả về tri thức, kỹ năng, phương pháp hoạt động... và cả tình cảm, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng nên có tác dụng rất lớn trong giáo dục, rèn luyện CBCS. Họ có năng lực truyền thụ tri thức, kỹ năng hoạt động..., có hành vi gương mẫu, lời nói đi đôi với việc làm, là tấm gương mẫu mực cho CBCS trong đơn vị noi theo.

Hoạt động đấu tranh chống PCTH QĐ của đội ngũ CBCT có tính chiến đấu cao, có giá trị giáo dục sâu sắc, được thể hiện thường xuyên trong quá trình công tác của họ. Chính vì vậy, hoạt động đó góp phần xây dựng, củng cố tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình trong đơn vị, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục, rèn luyện CBCS. Từ đó, góp phần khắc phục các biểu hiện bàng quan, nể nang, né tránh phê bình những khuyết điểm của đồng đội, phê bình kiểu “đao to búa lớn”, vì mục đích vụ lợi; hoặc chỉ biết “phê” mà không chịu “tự phê”; nhằm đạt mục đích vừa khắc phục sai lầm, vừa tạo sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị. Đây là những điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng, giáo dục nhân cách cho CBCS ở đồn Biên phòng.

Cảnh giác trước những luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch

 Thời gian gần đây, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch tiếp tục diễn biến phức tạp; chúng triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị, một số “điểm nóng” xảy ra trong nước liên quan đến đời sống sinh hoạt, quyền lợi chính trị, kinh tế của các tầng lớp nhân dân; tình hình biên giới, biển đảo, dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền… Đặc biệt, một số đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống phá Quân đội, nhất là chúng lợi dụng ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất tại kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIV) để tăng cường chống phá.

 Đáng chú ý, ngày 12-6-2017, các đối tượng đã tán phát tài liệu “Muốn Quân đội trung với Đảng thì phải có đặc quyền, đặc lợi” có nội dung xuyên tạc cho rằng “Sân golf cạnh Sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích của Quân đội với lợi ích của người dân ngày càng gay gắt và Quân đội muốn trung thành với Đảng thì phải có đặc quyền, đặc lợi riêng”. Ngoài ra, một số “hội đoàn dân sự” gồm: “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”, “Câu lạc bộ Phan Tây Hồ” và 44 cá nhân, trong đó có Nguyễn Trần Hải (tự xưng là cựu sĩ quan Hải quân nhân dân Việt Nam, trú tại Hải Phòng) cùng ký tên vào “Thư ngỏ” gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nội dung gồm: Phản đối thái độ tham lam bất hợp tác của một số “nhóm lợi ích” và một số “thế lực” trong Quân đội; đề nghị Chính phủ tổ chức hội thảo về việc thu hồi sân golf; thu hồi toàn bộ đất sử dụng không đúng mục đích để phục vụ công ích. Đồng thời, kêu gọi người dân “hưởng ứng thư ngỏ” bằng cách ký tên và gửi về địa chỉ thuhoisangolf@gmail.com... Những nội dung chống phá của chúng rất phản động, bóp méo sự thật; tung tin thất thiệt với hình ảnh phản cảm trên các trang mạng xã hội, gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, làm ảnh hưởng xấu đến chính trị nội bộ, bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội và hình ảnh tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.

Để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan, đơn vị các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Quân chủng về công tác bảo đảm an toàn thông tin, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Thông tư số 202/2016/TT-BQP ngày 12-12-2016 của Bộ Quốc phòng quy định về bảo đảm an toàn thông tin trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Chỉ thị số 03/CT-BQP ngày 23-01-2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác bảo đảm thông tin và một số vấn đề tổ chức hoạt động tác chiến không gian mạng; Công văn số 1024 ngày 15-6-2017/CT-TH của Tổng cục Chính trị về chỉ đạo định hướng tư tưởng trong Quân đội xung quanh Dự án sân golf trong Sân bay Tân Sơn Nhất và các văn bản khác có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước và Quân đội.

Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

1.     

Thiếu tá Trịnh Văn Phú, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ngọc Lâm cho biết: "Để thực hiện nhiệm vụ trên tuyến biên giới biển, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị trong huyện tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các hộ dân. Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phối hợp với Hội Nông dân huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), cách phát hiện và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội được 35 buổi sinh hoạt với trên 2.300 lượt hội viên tham gia".

Với phương châm “mỗi cán bộ, chiến sĩ Biên phòng là một tuyên truyền viên pháp luật”, Đồn Biên phòng Ngọc Lâm luôn đan xen, kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng với công tác tuyên truyền, PBGDPL, lấy công tác tuyên truyền miệng là chính và được thực hiện bằng nhiều mô hình khác nhau, nổi bật nhất là mô hình “Tiếng loa Biên phòng”.

Theo đó, đơn vị cùng với chính quyền địa phương 3 xã Nghĩa Hải, Phúc Thắng, Nam Điền và thị trấn Rạng Đông, tổ chức 4 cụm loa tuyên truyền lưu động, vận động người có uy tín trong các khu dân cư, chức sắc tôn giáo phối hợp tích cực tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân tại các khu dân cư, bến, bãi neo đậu tàu, thuyền. Một số cụm loa cố định được đặt ngay trên tuyến đường đi làm về của bà con, ngư dân để đạt được hiệu quả rộng nhất.

Ông Đỗ Ngọc Sang, ngư dân xã Phúc Thắng đã chia sẻ: ”Hiện nay, tôi và bà con trong xã đã quen thuộc với tiếng loa phát các nội dung tuyên truyền về những nội dung thông báo của địa phương, những văn bản pháp luật mới ban hành... Đặc biệt, thời gian dịch Covid-19 hoành hành, mô hình "Tiếng loa Biên phòng" đã trở nên gần gũi và thiết thực với bà con chúng tôi, giúp người dân nắm bắt được những thông tin bổ ích để phòng, chống bệnh dịch, nâng cao sức khỏe và đời sống”.

Đồn Biên phòng Ngọc Lâm còn phối hợp tham gia cùng các xã, thị trấn khu vực biên giới biển thành lập Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”, “Nông dân với pháp luật”, “Phụ nữ vì sự phát triển và bình yên tuyến biển”, “Nông dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự và bình yên tuyến biển”, 2 mô hình “Khu dân cư vùng giáo tiên tiến và an toàn về an ninh trật tự”. Bà Mai Thị My, Chi hội trưởng phụ nữ xóm 2, xã Nghĩa Hải cho biết: “Việc được cán bộ Biên phòng trang bị các kiến thức pháp luật cho người dân là rất quan trọng, để chị em phụ nữ và bà con hiểu và chấp hành nghiêm. Thông qua buổi tuyên truyền, chị em về nhà lại tiếp tục tuyên truyền cho chồng, con và các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Cùng bước chân tuần tra của những người lính mang quân hàm xanh trên địa bàn biên giới biển Nam Định, đi trên những con đường liên xóm, liên xã của Nghĩa Hải hôm nay, chúng tôi cảm nhận được rõ nét sự đổi thay về mọi mặt của một xã biên giới biển. Những thành tích đạt được rất đáng tự hào ấy có sự đóng góp không nhỏ của những người lính Biên phòng đang ngày đêm bám dân, bám địa bàn, xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân”, để xây dựng tuyến biên giới biển ngày càng vững mạnh. 

Phát huy vai trò của Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

1.  

 Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; quản lý, bảo vệ biên giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, trong đó có vấn đề chủ quyền lãnh thổ (CQLT), an ninh biên giới quốc gia (ANBGQG). Do vậy, phát huy vai trò của BĐBP trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng (KGM) về vấn đề CQLT, ANBGQG là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay.

Trong những năm qua, các đơn vị BĐBP đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đồng thời, tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, giải pháp bảo vệ vững chắc CQLT, ANBGQG; làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới; thường xuyên duy trì quan hệ tốt với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển; tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp trong việc xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

Tuy nhiên, hiện nay, các thế lực thù địch, phản động cơ hội chính trị triệt để lợi dụng mạng xã hội, internet để đăng tải những thông tin sai sự thật, hòng bẻ lái dư luận và kích động người dân nhằm mục đích xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và Quân đội. Cụ thể, các đối tượng quy chụp lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta “phản ứng chậm” hoặc “né tránh, không dám đối đầu, đang tâm để CQLT quốc gia bị đe dọa”... Mưu đồ cốt lõi của những luận điệu sai trái này là khiến lòng dân mất yên, dần mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; phủ nhận vai trò, công sức của các lực lượng, trong đó có BĐBP trong bảo vệ, gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

Càng nguy hiểm hơn khi nhiều đối tượng phản động lợi dụng vấn đề CQLT, trong đó có chủ quyền biên giới, biển, đảo để kích động, kêu gọi người dân “xuống đường” biểu tình thể hiện lòng yêu nước, từ đó gây mất an ninh, trật tự xã hội và kiếm cớ để tiếp tục chống phá. Một thực tế khác cần nhìn nhận, đó là trong khi đa số người dân nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ CQLT quốc gia, thì vẫn còn khá nhiều người “sập bẫy”, chủ yếu là những người mới hoặc ít tiếp xúc với internet, mạng xã hội, trong đó có giới trẻ. Sự thiếu nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước khiến họ chưa kịp chắt lọc thông tin đúng - sai, dễ bị cuốn vào “ma trận phản động” trên internet, mạng xã hội của các thế lực thù địch. Đây chính là những mầm mống, phương thức để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn trong nước, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, thời gian tới, các thế lực thù địch, phản động sẽ tiếp tục đẩy mạnh hành vi lợi dụng internet và mạng xã hội để chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, trong đó có vấn đề CQLT, ANBGQG. Đây là cuộc đấu tranh mang tính lâu dài, phức tạp; việc xác định tư tưởng, sự chuẩn bị tâm thế và lực lượng luôn được đề cập tại văn kiện Đại hội Đảng các nhiệm kỳ. Do vậy, phát huy vai trò của BĐBP trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG hiện nay là hết sức cần thiết. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, cần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cấp ủy, chỉ huy các cấp về vị trí, vai trò của biên giới quốc gia; đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG. Đây là giải pháp quan trọng để đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG. Bởi, nhận thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người và tổ chức. Nhận thức đúng là cơ sở để mỗi người xây dựng tư tưởng và ý chí quyết tâm cao, hạn chế được sai lầm, khuyết điểm trong hành động; đối với tổ chức, nhận thức đúng là cơ sở để thống nhất tư tưởng và chỉ đạo hành động.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG hiện nay chỉ có thể đạt chất lượng hiệu quả cao khi chủ thể và các tổ chức, lực lượng có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò cũng như nhận thức sự cần thiết phải đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy của các cơ quan, đơn vị BĐBP cần quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và của cấp ủy, chính quyền các địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG.

Cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp trong BĐBP cần thường xuyên quán triệt và nắm chắc các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và Nhà nước về đấu tranh bảo vệ CQLT, ANBGQG; kịp thời cung cấp thông tin, “chỉ thị mục tiêu” và định hướng để đấu tranh kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm. Chỉ đạo thành lập, kiện toàn nhân sự và đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47; tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các luận điệu xuyên tạc đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề CQLT, ANBGQG trên KGM.

Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 35 và Lực lượng 47 BĐBP tỉnh, nòng cốt, đi đầu trong đấu tranh, phản bác với những quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG.

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 và Lực lượng 47 của BĐBP từng bước được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm. Công tác nắm bắt, đánh giá tình hình tư tưởng, dư luận xã hội được triển khai sâu rộng, công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc trên mạng xã hội được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Qua đó, kịp thời tuyên truyền, định hướng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Quân đội và BĐBP, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, chiến sĩ các đơn vị, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG là trách nhiệm của mọi tổ chức, lực lượng và cá nhân. Trong đó, Ban Chỉ đạo 35 và Lực lượng 47 tại các đơn vị là lực lượng nòng cốt, tiên phong. Do vậy, cần chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ chuyên trách đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các đối tượng phản động, thế lực thù địch; bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng. Những cán bộ, đảng viên được lựa chọn phải là những người có trình độ chuyên sâu về lý luận, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng lập luận, xâu chuỗi các vấn đề, am hiểu về công nghệ thông tin.

Bốn là, phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ BĐBP trong đấu tranh, phản bác với những quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG.

Hiện nay, ứng dụng internet và mạng xã hội đã phổ biến trong công tác, học tập và sinh hoạt của giới trẻ, trong đó có cán bộ, chiến sĩ BĐBP. Bên cạnh thông tin tích cực, các bạn trẻ cũng dễ dàng tiếp xúc với những thông tin trái chiều, có nội dung chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng kiên định hoặc nhận thức đúng bản chất của những thông tin đó, nên không ít thanh niên dễ bị lôi kéo, kích động.

Do đó, tổ chức Đoàn các cấp cần chủ động nắm, dự báo, báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; gắn bồi dưỡng nâng cao năng lực đấu tranh với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Đồng thời, thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận, tâm trạng của cán bộ, đoàn viên, từ đó, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, định hướng, giải quyết hiệu quả, tránh để các thế lực thù địch, phản động có cơ hội lôi kéo, mua chuộc; kịp thời tuyên truyền, giáo dục, uốn nắn những thanh niên có biểu hiện tư tưởng lệch lạc, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Năm là, bảo đảm tốt hơn nữa về cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đấu tranh, phản bác với những quan điểm sai trái, thù địch trên KGM về vấn đề CQLT, ANBGQG.

Thực tiễn cho thấy, để phát huy vai trò của BĐBP trong công tác này, cần phải bảo đảm tốt hơn nữa về cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ quá trình đấu tranh. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần phải tổ chức quán triệt sâu sắc, nắm vững các chế độ, chính sách đã được quy định trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và Quân đội; gặp gỡ, động viên, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên KGM. 

Chung sức xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh

 

1.    

          Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, BĐBP Nam Định luôn sát cánh cùng địa phương thực hiện các chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng, giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới biển nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, góp phần củng cố “thế trận lòng dân”, xây dựng khu vực biên giới biển ngày càng vững mạnh.

Chúng tôi theo chân đội công tác của Đồn Biên phòng Ngọc Lâm xuống địa bàn xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định những ngày đầu tháng 6. Đi trên con đường trải rộng thênh thang, sạch sẽ, thoáng mát dẫn đến xóm 2, xã Nghĩa Hải, chúng tôi được ngắm những chậu hoa giấy đua nhau nở rộ, khoe sắc. Đồng chí cán bộ đi cùng cho biết, đoạn đường được trải bê tông này là một phần của mô hình Tuyến đường nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu do Đồn Biên phòng Ngọc Lâm tham mưu với Đảng ủy, UBND xã Nghĩa Hải lựa chọn làm điểm xây dựng điểm. Sau khi huy động tổng lực sức dân, cùng với sự đóng góp công sức của cán bộ, chiến sĩ BĐBP, con đường liên xóm dài 0,1km bằng bê tông, mặt đường rộng 5m, dày từ 20-25cm đã được đầu tư gần 400 triệu đồng để xây dựng. Ngay sau khi hoàn thiện, con đường còn được nhân dân trong xã đóng góp, lắp đặt thêm 18 cột đèn điện chiếu sáng, trồng hàng chục cây bóng mát xung quanh...

Ông Phạm Văn Điện, Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận xóm 2, xã Nghĩa Hải cho biết: “Sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện Nghĩa Hưng đã chuyển trọng tâm sang xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo các tiêu chí mới. Đứng chân trên địa bàn, phụ trách xã Nghĩa Hải, Đồn Biên phòng Ngọc Lâm đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã lựa chọn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu ở xóm 2 của xã Nghĩa Hải. Trong 3 năm qua, đường ngõ đi lại trong xóm 2 đã được đầu tư xây dựng theo quy chuẩn NTM nâng cao, việc đi lại sinh hoạt của người dân ngày một thuận lợi. Xóm 2 có được bộ mặt đổi mới như hôm nay có sự đóng góp phần công sức không nhỏ của các cán bộ Biên phòng”.

Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng xóm 2, xã Nghĩa Hải chia sẻ: “Việc triển khai mô hình Tuyến đường NTM kiểu mẫu do những người lính Biên phòng khởi xướng trong mấy năm qua đã mang lại giá trị tinh thần vô cùng to lớn cho bà con. Mỗi lần đi làm về, đi trên con đường bê tông rộng rãi, sạch sẽ, được ngắm những chậu hoa sắc màu hai bên đường thì bao muộn phiền, mệt mỏi của chúng tôi dường như tan biến”.

Ngoài tham quan mô hình Tuyến đường NTM kiểu mẫu, chúng tôi còn được Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn, cán bộ Đội Vận động quần chúng của đồn giới thiệu tham quan mô hình trồng bưởi Diễn của một số hộ dân tại xã Nghĩa Hải. Điển hình là gia đình ông Phạm Xuân Ban đang thực hiện mô hình trồng cây bưởi Diễn, mỗi năm cho thu nhập khoảng 20-30 triệu đồng. Nhìn thấy chúng tôi, ông chạy tới tay bắt, mặt mừng, rồi hồ hởi khoe: “Năm vừa qua, nhờ có vườn bưởi thu nhập khá nên gia đình tôi đã đầu tư xây thêm được một gian nhà bếp khang trang. Năm nay, hy vọng sẽ có thu nhập tốt hơn để gia đình tôi cưới vợ cho cậu út”.

Được biết, vườn bưởi Diễn rộng hơn 2 sào, với 50 gốc của gia đình ông Phạm Xuân Ban là một trong 7 mô hình phát triển kinh tế do cán bộ Đồn Biên phòng Ngọc Lâm phối hợp với Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng triển khai từ năm 2016. Theo đó, để hỗ trợ cho bà con trên địa bàn tuyến biên phòng, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Lâm đã đóng góp kinh phí mua cây giống, Hội Nông dân huyện chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho các hộ. Đến nay, các hộ gia đình thực hiện mô hình này đều phát triển tốt, có thu nhập trong tương lai.

Một số giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên

1.     

Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng về nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống âm mưu của các thế lực thù địch vùng DTTS. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đồng bào vùng DTTS nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước. Tiếp tục tuyên truyền, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần ở nước ta. Thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 9/2/2018 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN...

Hai là, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS. Đây là giải pháp có ý nghĩa nền tảng để vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề khó khăn trong đời sống của đồng bào DTTS để chống phá. Các cấp, các ngành cần triển khai hiệu quả các chủ trương, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ; giải quyết tốt tình trạng tranh chấp đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao đất, khoán rừng, tổ chức lại sản xuất cho đồng bào các DTTS, tạo việc làm ổn định, giúp đồng bào an cư lạc nghiệp, trọng tâm là việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội ngày 18/11/2014 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030...

          Ba là, thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Tập trung xây dựng các khu vực phòng thủ “cơ bản, toàn diện, liên hoàn, vững chắc”; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn vững mạnh, thực sự là nòng cốt trong giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng. Chủ động triển khai hiệu quả các biện pháp chống biểu tình, bạo loạn; làm tốt công tác kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các phương án bảo vệ an ninh ở địa phương, cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động phòng, chống các hoạt động tình báo, gián điệp của địch, củng cố trận địa an ninh nhân dân vững mạnh, làm cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.

Bốn là, đổi mới và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người DTTS vững mạnh về mọi mặt. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên là người DTTS tại chỗ; đồng thời tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức cho cơ sở vùng đồng bào DTTS, vùng tôn giáo, nhất là ở những địa bàn trọng điểm...

Năm là, chủ động phát hiện, kịp thời đấu tranh vô hiệu hóa các hoạt động truyền bá, kích động cực đoan gây chia rẽ các dân tộc. Chủ động đấu tranh với các thế lực thù địch chỉ đạo, hậu thuẫn số đối tượng bên trong đòi ly khai, tự trị; đấu tranh với các hoạt động quốc tế hóa vấn đề dân tộc và sự can thiệp từ bên ngoài. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cần bám sát, nắm chắc tư tưởng của quần chúng, vận động họ tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Đồng thời, cần xây dựng nội dung, phương thức phù hợp để chủ động nhận diện và tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng