Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019


Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin cho nhân dân
Báo cáo ngày 5/11/2019 của Tổ chức Freedom House đã đánh giá rằng Việt Nam thiếu tự do internet. Theo thống kê, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tới hơn 64 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 60% dân số), đứng thứ 16 trên thế giới về số người sử dụng internet; có khoảng 55 triệu người sử dụng các mạng xã hội và Việt Nam nằm trong số các nước có số lượng người dùng mạng xã hội lớn trên thế giới. Năm 2019 tăng đến 28% so với năm 2017. Người dùng điện thoại thông minh ở Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet, 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và cóp 6% số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần.
Các con số trên đây cho thấy, đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt Nam và đã được quy định trong Hiến pháp. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chủ trương thúc đẩy sự phát triển của internet nhằm phục vụ công cuộc xây dựng phát triển đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, học tập và làm việc của người dân.
Nhà nước Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực mạng là nhằm phòng ngừa, xử lý hành vi tội phạm mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, sự cố an ninh mạng, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Bảo vệ an ninh mạng được thực hiện trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng và tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng của Việt Nam là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.




Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

HÌNH THỨC CHỐNG PHÁ CƯƠNG LĨNH, NGHỊ QUYẾT, QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG HIỆN NAY CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH



Về hình thức tuyên truyền những biểu hiện mới, cụ thể của các quan điểm sai trái, thù địch với cương lĩnh, nghị quyết, quan điểm, đường lối của Đảng để đánh lừa dư luận, tạo vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực thù địch thường khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước; thiết kế, cấu trúc nội dung theo kiểu đánh lừa tâm lý của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.

PHƯƠNG THỨC CHỐNG PHÁ CƯƠNG LĨNH, NGHỊ QUYẾT, QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG HIỆN NAY CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Về phương thức, thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc cương lĩnh chính trị, nghị quyết, quan điểm, đường lối của Đảng của các thế lực thù địch ngày càng thâm độc, tinh vi, xảo quyệt cả dưới phương thức truyền thống và phương thức phi truyền thống.

CHUẨN BỊ XÉT XỬ TÊN TỘI PHẠM KHỦNG BỐ CHÂU VĂN KHẢM
Tên tội phạm khủng bố Châu Văn Khảm cùng đồng phạm Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền chuẩn bị đưa ra xét xử hình sự sơ thẩm với tội danh 'Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân' theo khoản 2 điều 113, Bộ luật hình sự năm 2015.
Bị cáo Châu Văn Khảm, có bí danh Hoàng Liêm (70 tuổi, quê gốc ở Thừa Thiên - Huế), lưu trú tại số 12, KingsLand Rd, Berala, NSW 02141, Úc, là một trong những thành viên cộm cán của tổ chức khủng bố Việt tân đã bị bắt giam tại Việt Nam khi hắn quay về Việt nam thực hiện hành vi khủng bố theo sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt tân.
Bản thân bị cáo Châu Văn Khảm trước năm 1970, Châu Văn Khảm nhập ngũ và tham gia lính Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1971, Khảm được đào tạo, huấn luyện khóa 22 - Đệ Nhị Nam Dương tại Trường Sỹ quan Hải quân Nha Trang, Khánh Hòa; được phong quân hàm trung úy Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 9-1971, khóa huấn luyện tốt nghiệp được chỉ định về Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, Châu Văn Khảm vượt biên sang trại tỵ nạn tại Malaysia. Năm 1983, định cư tại Úc. Năm 2010, Khảm xin tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân. Tại Úc, Khảm có một số hoạt động chống Nhà nước. Vào tháng 10-2017, Khảm cùng với số đối tượng cốt cán Việt Tân tại Úc tổ chức buổi hội luận với chủ đề “Công cuộc đấu tranh của người Việt - thử thách và cơ hội” do Trần Diệu Trân (vợ Lý Thái Hùng, Tổng Bí thư “Việt Tân”) trình bày.
Quá trình bị bắt giữ
Đầu tháng 1 năm 2019, theo chỉ đạo của tổ chức Việt Tân, Châu Văn Khảm nhập cảnh trái phép vào Việt Nam nhằm thực hiện mục đích: kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho các đối tượng trong nội địa, tiến hành các hoạt động chống phá. Ngày 10-1-2019, Châu Văn Khảm nhập cảnh về Campuchia rồi gửi lại toàn bộ giấy tờ tùy thân, điện thoại, thẻ tín dụng cho đối tượng trong tổ chức khủng bố Việt Tân tại Campuchia.
Sau đó, Châu Văn Khảm được nhận một chứng minh nhân dân Việt Nam mang tên Chung Chính Phi để sử dụng xâm nhập qua cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang về Việt Nam.
Hồi 23h ngày 12-1-2019, đối tượng Châu Văn Khảm có mặt tại khách sạn Vàng Anh, ở quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, để huấn luyện cho đối tượng Nguyễn Văn Viễn (48 tuổi), một trong những thành viên của tổ chức khủng bố “Dân chủ Việt”, trước đó là thành viên “Hội anh em dân chủ” kiến thức về Việt Tân; đồng thời cấp cho đối tượng này 300 USD và kết nạp Viễn vào Việt Tân.
Như vậy, đối tượng Châu Văn Khảm đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, vi phạm Điều 5 - Luật số 47/2014/QH13, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể tại Điểm 4: “Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam” và Điểm 5: “Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Không những thế, đối tượng Châu Văn Khảm đã vi phạm Điểm 1, Điều 109 - Luật số: 100/2015/QH13- Bộ luật Hình sự BLHS/2015: “Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Bị truy tố và đưa ra xét xử tội danh 'khủng bố'
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đưa ra ngày 9/10/2019 thì bị cáo Châu Văn Khảm bị đề nghị truy tố theo khoản 2 điều 113 'Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân', Bộ luật hình sự 2015.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn có một số ý kiến dư luận cho rằng việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can ở một tội danh khi điều tra và kết thúc điều tra lại truy tố ở một tội danh khác. Song, theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng như kết luận điều tra nêu rõ: bị cáo Châu Văn Khảm là thành viên của tổ chức khủng bố Việt tân, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố này theo đó việc truy tố theo tội danh khủng bố là hoàn toàn chính xác theo mô tả khách quan về hành vi, mục đích, động cơ,.. thuộc cấu thành tội danh của điều 113.

SUY NGHĨ VỀ "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ"

Những ngày gần đây vụ việc "Đường lưỡi bò"vi phạm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam đã được thẩm thấu qua cửa khẩu, và nhập lậu như phương tiện ô tô Trung Quốc có hệ thống định vị, sách giáo khoa, đồ chơi trẻ em vv..Như vậy chúng ta thấy rằng ý đồ rất rõ ràng do vậy mọi người phải nâng cao ý thức cảnh giác và đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ bằng biện pháp kiểm soát, ngăn chặn, tịch thu sung công quỹ theo quy định của pháp luật có vậy âm mưu "đường lưỡi bò" sẽ bị thất bại chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc sẽ được giữ vững.

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC SAI SỰ THẬT
                                                      
Trong những ngày gần đây, số cơ hội chính trị viết, tán phát lên các trang mạng xã hội nhiều tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta yếu kém trong công tác quản lý, điều hành đất nước. Đặc biệt trên trang xã hội Việt Tân cho đăng tải bài viết “Cán bộ là người hiểu rõ chế độ nhất” để nói xấu, bôi nhọ chế độ Nhà nước ta.
Trong bài viết chúng cho rằng nguyên nhân 39 người dân Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Anh chết trong container là do “chế độ cộng sản độc tài toàn trị, người dân phải chịu thảm họa môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra, nên họ phải ra đi bất chấp cả cái chết; kêu gọi người dân thắp nến cầu nguyện cho 39 người tử nạn và các “tù nhân lương tâm”.
Như chúng ta đã biết, xuất khẩu lao động là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường các nước trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó.Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, chúng ta đã xây dựng được nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mối quan hệ kinh tế này là việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hay còn gọi là xuất khẩu lao động.
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt.
Bên cạnh đó, một trong các nhóm giải pháp giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định thì giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động mang lại hiệu quả rõ rệt. Từ hướng đi này, nhiều lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sau khi được tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước đã có cuộc sống no ấm, đầy đủ. Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta.
Do đó, người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngoài việc được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục..., thì còn được Nhà nước cho vay vốn. Cụ thể, Khoản 1, Điều 11, Nghị Định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật”.
Người lao động ở huyện nghèo đã được tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động sẽ thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 với mức vay theo nhu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường.
Từ những minh chứng trên có thể khẳng định rằng Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân dân, tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và xuất khẩu lao động là con đường ngắn nhất để người dân có thể thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, Nhà nước ta không bao giờ khuyến khích người dân đi xuất khẩu lao động bằng con đường tiểu ngạch, bất hợp pháp. Do vậy, luận điệu mà các đối tượng cơ hội chính trị viết, tán phát lên trang mạng xã hội Việt Tân cũng như các trang mạng xã hội khác về sự việc 39 người dân Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Anh chết trong container là hoàn toàn sai trái, phản động, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước ta, gây hoang mang, giao động tư tưởng trong nhân dân. Chính vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác, không nên có những hành động cổ súy cho các luận điệu sai trái phản động trên của các thế lực thù địch ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước./.
Hải Hà


Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Cảnh giác với hoạt động chống phá công tác nhân sự đại hội Đảng


Cảnh giác với hoạt động chống phá công tác nhân sự đại hội Đảng
Phải hơn một năm nữa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 (Đại hội XIII) của Đảng mới diễn ra, nhưng từ nhiều tháng qua, tận dụng không gian mạng, các thế lực chống đối, các phần tử thoái hóa biến chất, cơ hội chính trị liên tục tung ra các thông tin bịa đặt, bôi nhọ, suy diễn, đồn đoán, nhận định vô căn cứ về công tác cán bộ, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, chia rẽ nội bộ và phá hoại sự thành công của đại hội Đảng các cấp.
Mới hôm 25/10 vừa rồi, Đài châu Á tự do (RFA) dựng lên chuyện rằng trước Đại hội Đảng luôn có những “đấu đá” của các phe cánh nhằm triệt hạ lẫn nhau và trước Đại hội XIII này cũng không ngoại lệ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công tác nhân sự. Cùng luận điệu với RFA, các thế lực chống đối cũng tán phát nhiều tài liệu, đưa ra các luận điệu xuyên tạc cho rằng: Đại hội XIII là nơi để đấu đá giữa “nhóm cải cách” và “nhóm bảo thủ” trong Đảng”.
Làm như mình là người trong cuộc, chúng tự “dựng lên” danh sách lãnh đạo cấp cao, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng…để thỏa sức phán xét rằng, việc quy hoạch cán bộ của Đảng không phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc mà vì lợi ích nhóm, rằng đây là bước chuẩn bị để những cán bộ đương chức được hạ cánh an toàn, là tiền đề để con em vây cánh tiến thân…
Chúng cho rằng công tác cán bộ của Đảng ta là không dân chủ, thiếu minh bạch, làm theo kiểu “áo gấm đi đêm”; việc quy hoạch, sắp xếp cán bộ là nhằm “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ”. Họ ngụy tạo rằng, đại biểu dự Đại hội XIII  của Đảng sẽ chỉ còn việc “giơ tay biểu quyết” đồng ý mà không thể có ý kiến gì khác vì mọi chuyện đã an bài. Đặc biệt, chúng trắng trợn dựng chuyện, xuyên tạc rằng vấn đề nhân sự Đại hội Đảng XIII bị một số thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ đạo.
Trước việc Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm minh, không có “vùng cấm” mọi sai phạm của cán bộ, đảng viên, thì họ lợi dụng xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ đội ngũ cán bộ chủ chốt, kích động, gây chia rẽ đoàn kết trong Đảng. Chẳng hạn, chúng vu khống, khẳng định đó là cuộc “thanh toán phe phái”, “trả thù cá nhân” giữa người này với người kia, nhóm này với nhóm khác vì “lợi ích nhóm”... nhằm gieo rắc những hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân...
Một phương thức mà các thế lực chống đối thường áp dụng là xuyên tạc, thêu dệt bí mật đời tư; bình phẩm, phán xét về trình độ, năng lực; xuyên tạc nhân phẩm, đạo đức lối sống; nói sai sự thật về tình hình sức khỏe các đồng chí cán bộ cấp cao. Chẳng hề chứng kiến sự kiện, vậy mà chúng bịa đặt, dựng lên những câu chuyện gắn với hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khiến dư luận hoài nghi về năng lực trình độ, khả năng ứng xử của cán bộ ta, hiểu sai về đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Không phải là thầy thuốc, chỉ dựa vào những thông tin cóp nhặt trên mạng, thế mà chúng dựng lên đủ mọi chuyện về sức khỏe cán bộ.
Một số đối tượng bất mãn thì tung đơn thư nặc danh, mạo danh trên các trang mạng xã hội, lan truyền những thông tin sai trái, bóp méo, xuyên tạc, kích động chia rẽ nội bộ; bôi nhọ danh dự, nhân phẩm những cán bộ liên quan đến công tác nhân sự đại hội và những người trong nguồn quy hoạch, khiến dư luận hoài nghi, thắc mắc, không hiểu đúng sai thế nào…