Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cho Tổng khởi nghĩa thành công

Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã huy động lực lượng vũ trang (LLVT), kết hợp với lực lượng quần chúng tiến hành khởi nghĩa, từ khởi nghĩa từng phần ở các địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc.

Việc xây dựng, phát triển và phát huy vai trò của LLVT, gồm các đơn vị Việt Nam Giải phóng quân cùng các đội du kích, tự vệ chiến đấu đã trở thành một trong những lực lượng quân sự quan trọng, cùng toàn dân tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi trong cả nước.
Căn cứ vào điều kiện đất nước ta bị thực dân Pháp áp bức bóc lột nặng nề, Đảng ta mới ra đời đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh chính trị là phải “tổ chức đội tự vệ của công nông”. Theo chủ trương đó, trong cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh, nhiều đội tự vệ công nông (Tự vệ đỏ) lần lượt ra đời ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3-1935) đã ra nghị quyết về Đội tự vệ, xác định những nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đội tự vệ, cơ sở đầu tiên để xây dựng LLVT cách mạng của Đảng.
Vào những năm trực tiếp chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền, một số đội du kích, tự vệ chiến đấu lần lượt hình thành ở những nơi có phong trào cách mạng, kể cả miền núi, trung du và đồng bằng. Trên cơ sở quân du kích hình thành trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), Đảng quyết định thành lập Đội du kích Bắc Sơn (2-1941). Tại các tỉnh Nam Kỳ, quân du kích ra đời, phát triển trong quá trình chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940). Đó là những đội du kích tập trung làm nòng cốt cho nhân dân xây dựng và chiến đấu bảo vệ các khu căn cứ, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích tại các huyện, xã.
Đội du kích Bắc Sơn đã qua rèn luyện, thử thách trong cuộc đấu tranh cách mạng, Đảng tăng cường cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, chấn chỉnh tổ chức và đổi tên thành Trung đội Cứu quốc quân 1 (sau Hội nghị Trung ương, sau đó lần lượt tổ chức Trung đội Cứu quốc quân 2 (9-1941) và Trung đội Cứu quốc quân 3 (2-1944). Phương châm xây dựng, hoạt động của Cứu quốc quân là vừa chiến đấu để bảo vệ, vừa mở rộng, phát triển và củng cố khu căn cứ.
Trên cơ sở Cứu quốc quân và các đội du kích, tự vệ chiến đấu phát triển ở các chiến khu Cao-Bắc-Lạng, Thái-Hà-Tuyên, để có một lực lượng chủ lực làm nòng cốt thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ hơn, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, theo chỉ thị của đồng chí Hồ Chí Minh. Với việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh dấu bước phát triển về tổ chức của LLVT cách mạng, gồm ba thứ quân bước đầu hình thành: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân chủ lực; đội du kích tập trung của các tỉnh, huyện và lực lượng tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu ở khắp các làng xã.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), cùng với sự phát triển của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân, hàng loạt đội du kích, tự vệ chiến đấu tiếp tục hình thành ở các chiến khu, các căn cứ cách mạng trong cả nước. Điển hình là Đội du kích Ba Tơ hình thành trong cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (3-1945), Trung đội giải phóng quân ra đời ở chiến khu Quang Trung và Du kích cách mạng quân hình thành ở chiến khu Trần Hưng Đạo. Các đội vũ trang này ngày càng phát triển trong cao trào chống Nhật, cứu nước.
Để chuẩn bị một LLVT quy mô tổ chức lớn đón thời cơ chuyển lên Tổng khởi nghĩa, Đảng gấp rút phát triển đội quân chủ lực, thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân và các đơn vị vũ trang cách mạng thành Việt Nam Giải phóng quân (15-5-1945). Sự ra đời của Việt Nam Giải phóng quân đánh dấu bước phát triển về quy mô tổ chức của LLVT cách mạng của Đảng, gồm ba thứ quân cơ bản được hình thành, trong đó các đơn vị Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp thành bộ đội chủ lực giải phóng quân; các đơn vị du kích tập trung của các tỉnh, huyện chuyển thành giải phóng quân địa phương và các đội du kích, tự vệ tổ chức ở các căn cứ vũ trang, từ miền Bắc vào miền Trung đến tận miền Nam.
Thực hiện mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh và đồng chí Hồ Chí Minh, Việt Nam Giải phóng quân cùng các đội du kích, tự vệ chiến đấu trở thành lực lượng quân sự quan trọng, cùng toàn dân tiến hành khởi nghĩa. Từ ngày 14 đến 18-8-1945, LLVT hỗ trợ nhân dân nhiều địa phương tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở các xã, huyện, tiến lên giải phóng thị xã. Từ ngày 16 đến 20-8, các đơn vị Việt Nam Giải phóng quân tiến đánh giải phóng các thị xã (nay là thành phố) Thái Nguyên, Tuyên Quang. Đặc biệt, thắng lợi của khởi nghĩa ở các thành phố lớn Hà Nội (19-8), Huế (23-8), Sài Gòn (25-8) đã đập tan sức kháng cự của quân Nhật và bọn tay sai, góp phần tác động mạnh tới các địa phương cả nước khởi nghĩa giành chính quyền. Đến ngày 28-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước cơ bản hoàn thành.
Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 khẳng định, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra đường lối đúng đắn và chỉ đạo xây dựng, phát triển LLVT với quy mô tổ chức, mở đầu từ các đội tự vệ công nông, đội du kích, tự vệ chiến đấu, Cứu quốc quân đến đội quân chủ lực, tiến tới hình thành LLVT ba thứ quân. Đồng thời, tổ chức, sử dụng hợp lý và phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt của LLVT, cùng toàn dân chuyển từ khởi nghĩa từng phần giành chính quyền ở các địa phương, phát triển thành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc.

Cách mạng Tháng Tám và ý nghĩa của độc lập, tự do

 Đầu tiên cần phải khẳng định, thắng lợi của CMT8 năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của dân tộc ta, đất nước ta. Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở ra kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có trên bản đồ thế giới, với tư cách và vị thế của một quốc gia-dân tộc độc lập, có chủ quyền. Về ý nghĩa vĩ đại của CMT8, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Lịch sử dân tộc ta có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày CMT8, dân tộc ta đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Thiên hạ gọi chúng ta là vong quốc nô... CMT8 thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lừng lẫy khắp năm châu, bốn biển”. CMT8 cũng trở thành nguồn động viên to lớn để nhiều dân tộc thuộc địa đứng lên giành độc lập.


Hướng tới một "Việt Nam số"

 Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ khai trương Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, sự kiện khai trương có ý nghĩa lớn khi được tổ chức đúng vào dịp Văn phòng Chính phủ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống, Đại hội thi đua yêu nước; cả nước thi đua lập thành tích chào mừng 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Qua ý kiến của các đại biểu, của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ công, Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực của Văn phòng Chính phủ, trong đó có vai trò quan trọng của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan đã tích cực phối hợp triển khai, đưa vào khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành.

Thủ tướng nêu rõ, xây dựng và phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu, nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động xã hội và là con đường đúng đắn để phát triển một đất nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng. “Do đó, chúng ta cần tiếp tục khẳng định một cách mạnh mẽ rằng năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động tiến trình hướng tới một "Việt Nam số"", Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục đổi mới trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, gắn cải cách quản trị công với chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Thông tin dữ liệu phải thống nhất, theo tiêu chuẩn, hoạt động thông suốt, đem lại hiệu quả cao nhất. Thúc đẩy mạnh mẽ cán bộ, công chức làm việc trên môi trường mạng; đào tạo, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng số cần thiết để có những thay đổi nhanh chóng; ngày càng thích ứng với môi trường làm việc trên mạng. “Trong thời gian tới, công chức, viên chức Nhà nước phải là những người tinh thông nghiệp vụ và giỏi về công nghệ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho rằng, trong tương lai không xa, chúng ta phải hướng tới, xây dựng hệ thống thông tin chia sẻ liên Chính phủ trên một số lĩnh vực với các nước trên thế giới; đặc biệt đối với các nước Cộng đồng ASEAN. Phát triển Chính phủ điện tử có kết nối, liên thông, tương tác quốc tế, được xem là công cụ quan trọng giúp tăng cường ngoại giao và thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh số hóa liên thông, minh bạch thông tin, dữ liệu

Về Cổng DVCQG, hoàn thành việc tích hợp các dịch vụ công thiết yếu như xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng, khoáng sản, thuế, xử lý vi phạm hành chính, viện phí, học phí… Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các tính năng của Cổng để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Mục tiêu là phải hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020.

Thủ tướng đề nghị các công ty công nghệ thông tin, đặc biệt là các Tập đoàn VNPT, Viettel cần phải tiếp tục cố gắng vươn lên, đồng hành, góp phần giúp các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước các cấp trong xây dựng Chính phủ số, cung cấp những giải pháp kỹ thuật tối ưu, an toàn, an ninh nhất, những hệ thống thông tin của người Việt, phục vụ người Việt và bảo đảm tính tự chủ của các hệ thống.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương không được cát cứ thông tin, không được làm đẹp số liệu để lấy thành tích. Thông tin dữ liệu cần chính xác, tin cậy, minh bạch, thống nhất và cần đẩy mạnh số hóa liên thông, hướng tới xây dựng Chính phủ số liêm chính, minh bạch, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải chuẩn hóa, điện tử hóa hơn 200 chế độ báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội để tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hoàn thành chuẩn hóa, số hóa kiểu mẫu kết nối tích hợp các chỉ tiêu kinh tế - xã hội lên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, các ngành, các địa phương lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu phục vụ chỉ đạo điều hành hằng ngày của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cung cấp trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin chỉ đạo điều hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, không để xảy ra lộ lọt thông tin, dữ liệu...

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Những ngày Cách mạng tháng 8 sục sôi

 

Trước sức tấn công mạnh mẽ của lực lượng đồng minh, dẫn đầu là Hồng quân Liên Xô trên mặt trận Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc và quân đội Mỹ trên mặt trận Thái Bình Dương, ngày 14-8-1945, Nhật hoàng đã phải tuyên bố đ.ầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh.

CTTG lần thứ 2 kết thúc – ch.iến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới trước chủ nghĩa ph.át x.ít đã mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức và tạo điều kiện cho hàng loạt nước XHCN ra đời. Từ đó dẫn đến hệ thống th.uộc đ.ịa của chủ nghĩa đ.ế q.uốc bị lung l.ay, từng bước sụp đổ.

Sau khi Đại hội Quốc dân vừa bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngay lập tức gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên kh.ởi nghĩa giành chính quyền: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.

Sáng ngày 19/8/1945, theo lời kêu gọi và thực hiện Chỉ thị của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng với hàng nghìn nông dân, công nhân, dân nghèo, bằng những vũ khí thô sơ, cùng với hàng vạn quần chúng nhân dân ở khu vực ngoại thành kéo vào, xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm Phủ Khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.

Tại Huế, ngày 17/8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh ra mắt quốc dân nhưng cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành của quần chúng nhân dân ủng hộ Việt Minh.

Ngày 22/8/1945, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, vì chính quyền đã giành về tay nhân dân, Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25/8, hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn để chứng kiến lễ thoái vị của Bảo Đại và bàn giao ấn kiếm cho Việt Minh.

Tại miền Nam, ngày 25/8/1945, Việt Minh mà Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật).

Chỉ trong vòng 12 ngày, từ ngày 14 đến ngày 25/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngọn cờ của Việt Minh, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuộc Tổng kh.ởi nghĩa cách m.ạng tháng Tám giành chính quyền. Thắng lợi của cuộc Tổng kh.ởi nghĩa Tháng 8/1945 đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng ph.ong kiến tồn tại hơn 1000 năm trên đất nước ta, và mở ra một trang sử mới trong lịch sử dân tộc. Đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc./.

Bg200801


 

NÂNG CAO NHẬN THỨC, KHẢ NĂNG “ĐỀ KHÁNG” TRƯỚC DỊCH BỆNH COVID-19

 


Nâng cao nhận thức, khả năng “tự miễn dịch” cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân là nội dung quan trọng trong đấu tranh phòng chống thông tin giả, tin đồn thất thiệt về tình hình dịch bệnh Covid-19. Để làm tốt điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân. Trước hết, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân phải thể hiện trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng, bình tĩnh, cảnh giác khi tiếp nhận thông tin, tránh vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội lan truyền những tin giả, thông tin bịa đặt trên không gian mạng. Tăng cường chia sẻ, lan tỏa những thông tin tích cực về gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, nhất là những việc làm, hành động đẹp trong phòng chống dịch bệnh, tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội.

Thứ hai, đa dạng hóa nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Chủ động, kịp thời cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin chính thống về diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng chống và kết quả đạt được để cán bộ, đảng viên và mọi người dân có cơ sở phân biệt và nhận diện rõ những thông tin giả mạo, tin đồn thất thiệt ngăn chặn tác động tiêu cực của nó trong cộng đồng. Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông, nhất là hệ thống truyền thanh cơ sở; tận dụng tốt những tiện ích của internet, mạng xã hội để kết nối thông tin đến mọi người dân, đảm bảo thông tin chính thống giữ vững vai trò chủ đạo, định hướng dư luận.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thông tin, truyền thông; tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng. Thực hiện các biện pháp cụ thể để quản lý, giám sát, xử lý triệt để thông tin giả, tin đồn thất thiệt. Phối hợp tốt với các nhà cung cấp thông tin, dịch vụ nước ngoài để ngăn chặn, xử lý các hành vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ tư, chủ động, kịp thời đấu tranh, phản bác những bài viết có nội dung vu khống, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật, nhất là trên không gian mạng. Xử lý nghiêm đối với những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân đăng tải, phát tán những thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị lợi dụng tình hình dịch bệnh đưa ra thông tin giả, tin đồn thất thiệt gây hoang mạng dư luận, ảnh hướng tới sự nghiệp chung của đất nước.

Nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin giả mạo, bịa đặt là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong nhân dân để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, đưa nước ta vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, thử thách này.

 

 

"Như cây một cội, như con một nhà"

 

Hôm nay (19-8), kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (CAND) Việt Nam. 75 năm qua, lực lượng CAND không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, xứng đáng là "thanh bảo kiếm" bảo vệ Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân.

Cùng với Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, CAND là LLVT cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là lực lượng trọng yếu, nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cũng bởi lẽ đó, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, phối hợp công tác giữa hai lực lượng là yêu cầu tất yếu khách quan.

QĐND Việt Nam "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”; “Công an của ta là công an của nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc...”. Đó là những quan điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với hai lực lượng trọng yếu, đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Người cũng nhiều lần căn dặn hai lực lượng quân đội và công an về sự đoàn kết, phối hợp công tác: “Công an và quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau...”. QĐND, CAND “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ”. Đó là nguồn cội, cũng là sợi chỉ hồng sâu kết, gắn bó giữa hai lực lượng.

Thực hiện lời dạy của Người, từ khi thành lập đến nay, trải qua các giai đoạn cách mạng, trong bất luận hoàn cảnh nào, dù khó khăn, gian khổ đến đâu, QĐND và CAND luôn kề vai, sát cánh, đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong thời chiến cũng như thời bình, tuy mỗi lực lượng có nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều chung một mục đích thiêng liêng là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tình đoàn kết, gắn bó ấy đã trở thành truyền thống, "như cây một cội, như con một nhà", cũng là cội nguồn sức mạnh đi đến mọi thắng lợi. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cơ chế phối hợp giữa hai lực lượng ngày càng toàn diện, đi vào chiều sâu và được cụ thể hóa trong Luật CAND, Luật Quốc phòng và các nghị định của Chính phủ. Mới nhất là Nghị định số 03/2019/NĐ-CP về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng.

Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó QĐND và CAND là lực lượng nòng cốt. Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam với những thủ đoạn, phương thức phi vũ trang, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong... càng đòi hỏi QĐND và CAND phải kề vai sát cánh, đồng tâm hiệp lực hơn nữa. Sự phối hợp giữa hai lực lượng phải được nâng lên tầm cao mới, tạo ra được sức mạnh tổng hợp đánh bại mọi kẻ thù xâm lược; ngăn chặn, hóa giải các mối đe dọa an ninh quốc gia từ bên trong cũng như bên ngoài. Nâng cao hiệu quả phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và phát huy vai trò, thế mạnh, sở trường của từng lực lượng.

Trong đó, hai lực lượng cần đặc biệt chú trọng phối hợp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn kết chặt chẽ với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng QĐND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc phối hợp giữa hai lực lượng trong các mặt công tác là đòi hỏi tất yếu khách quan, hoàn toàn phù hợp và không gì có thể tách rời, chia rẽ. Bởi vì, cả hai lực lượng cùng chung cội nguồn “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ”./.

 

Cách mạng Tháng Tám - bản hùng ca đi cùng năm tháng


Cách mạng Tháng Tám - bản hùng ca đi cùng năm tháng

 

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một trang sử vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ thế giới.

75 năm nhìn lại, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị của độc lập, tự do, hòa bình và cũng để thấy rõ hơn trách nhiệm gìn giữ, phát huy tinh thần hào hùng ấy vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, Báo Quân đội nhân dân ghi lại cảm xúc của một số nhân chứng lịch sử và thế hệ hôm nay về sự kiện lịch sử trọng đại này.
Vinh quang ấy có biết bao trí tuệ, công lao, xương máu
Mỗi dịp mùa thu tháng Tám về, lòng tôi lại bồi hồi xúc động. Tôi sinh ra khi đất nước đang trong xiềng xích lô nệ của thực dân, phong kiến; phải chứng kiến bao nhiêu sự đàn áp của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của đồng bào mình. Thế hệ chúng tôi lúc đó đều mong muốn tham gia cách mạng, góp sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Thời gian trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tôi đã được tham gia rải truyền đơn chống Nhật, Pháp, tuyên truyền nhân dân đứng dậy làm cách mạng. Ngày 18-8-1945, tôi được đứng trong hàng ngũ lực lượng đấu tranh giành chính quyền tại địa phương (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 23-9-1945, quân đội viễn chinh Pháp núp bóng quân đồng minh gây chiến ở Nam Bộ hòng cướp nước ta một lần nữa... Bối cảnh lúc bấy giờ như càng thôi thúc thế hệ chúng tôi tham gia cách mạng. Ngày 15-4-1946, tôi nộp đơn vào học khóa đầu tiên của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1). Những ngày học tập, rèn luyện tại trường, tôi thấy rất vinh dự, tự hào khi được chứng kiến Bác Hồ nhiều lần về thăm, được nhìn thấy Bác, được nghe Bác căn dặn. Sau ngày bế giảng, 300 học viên đầu tiên được đào tạo chính quy tỏa đi khắp chiến trường, đóng góp xương máu và trí tuệ cùng toàn dân đưa kháng chiến đến thắng lợi. Thời trẻ, tôi tham gia hàng chục trận đánh ở nhiều chiến trường và có được may mắn trở về, nhưng còn gần 100 người bạn tôi đã mãi mãi nằm xuống vì Tổ quốc. 
Đất nước hòa bình, công cuộc xây dựng và đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn, cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân khởi sắc... Vinh quang và thành quả ấy có được là nhờ biết bao trí tuệ, công lao, xương máu của thế hệ cha anh./.  

Trưởng Công an xã hi sinh khi giúp dân chống lũ


Trưởng Công an xã hi sinh khi giúp dân chống lũ


19h30 tối 3-8, đồng chí Thao Văn Súa, SN 1986, trú ở bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn, Mường Lát -  Trưởng Công an xã Nhi Sơn đi kiểm tra các hộ gia đình có nguy cơ bị sạt lở. Do trời mưa rất to, lũ lớn từ thượng nguồn đổ về nên khi đồng chí đi qua khu vực gần trường tiểu học Nhi Sơn đã bị đất đá sạt lở, vùi lấp.
Trời mưa to, đường xá bị chia cắt, đường vào bản Pá Hộc phải mất 7km đi bộ vượt rừng, nguy cơ sạt lở ở bản Pá Hộc rất cao, xã Nhi Sơn bị cô lập hoàn toàn nên đến 6h sáng 4-8, lực lượng chức năng mới tìm được thi thể của đồng chí Thao Văn Súa.
Được biết, đến ngày 4-8, tại huyện Mường Lát có 38 điểm sạt lở gây ùn tắc giao thông, 1 trường học bị tốc mái, 7 nhà sân sập hoàn toàn, 29 nhà dân bị tốc mái. 3 xã  Nhi Sơn, Trung Lý, Mường Lý bị cô lập hoàn toàn với huyện Mường Lát. Huyện Mường Lát bị cô lập hoàn toàn với các địa phương lân cận.
Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo phòng chống lũ tại huyện Mường Lát và Quan Sơn cho biết, từ ngày 2-8, 100% CBCS Công an huyện Mường Lát xuống các địa bàn giúp nhân dân chống lũ. Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với Công an huyện thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả do mưa lũ và đảm bảo ANTT cho nhân dân.
Được biết, đồng chí Thảo Văn Sứa, Sn 1986, công tác trong ngành Công an khoảng 10 năm, vợ là chị Thào Thị Dợ, Sn 1987 và đã có 3 cô con gái, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Ngay trong sáng 4-8, đại diện chính quyền xã Nhi Sơn và một số đơn vị, đoàn thể của huyện Mường Lát đã tới thăm hỏi, chia buồn với gia đình đồng chí Súa./.

Không thể bóp méo giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng 8-1945

 

Cứ đến dịp cả nước tự hào đón chào kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9, thì trên một số trang mạng xã hội lại xuất hiện thông tin xuyên tạc, bóp méo giá trị lịch sử để lừa bịp giới trẻ.

Chúng vẽ ra ảo tưởng, đó là không cần phải làm Cách mạng Tháng Tám, vì với xu thế chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp rất muốn và sẽ tự trao trả độc lập cho Việt Nam. Hay, dân tộc Việt Nam cũng không cần độc lập mà cứ là một thuộc địa của Pháp thì sẽ phát triển hơn. Thậm chí chúng cho rằng “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một sự ăn may”... Thực chất, chúng dọn đường dư luận, gây chia rẽ nội bộ và ra sức tranh thủ sự ủng hộ của các thế lực phản động quốc tế để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của quần chúng và phủ nhận sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta.

Lịch sử cho thấy các nước thực dân, đế quốc luôn muốn đặt ách thống trị tại Việt Nam, không bao giờ muốn nước ta được độc lập, nhân dân ta được tự do, trong đó có thực dân Pháp. Cũng chính từ thực tế lịch sử đất nước ta, tất cả những người trông mong vào sự trợ giúp của ngoại bang để giành chính quyền, giành độc lập, tự do cho dân tộc đều bị thất bại. Hiểu rõ điều đó, trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” đã trở thành chân lý mang lại thành công cho các cuộc cách mạng của Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam giành chính quyền từ tay phát xít Nhật chứ không phải từ thực dân Pháp. Bởi lẽ, thực dân Pháp “đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Đó là mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Ngày 9.3.1945, phát xít Nhật đã đảo chính, hất cẳng thực dân Pháp không chỉ ở Việt Nam mà toàn cõi Đông Dương. Sau đó, phát xít Nhật đã dựng lên một chính phủ bù nhìn do Trần Trọng Kim đứng đầu. Chính phủ này chỉ tồn tại trên giấy. Mọi quyền hành đều trong tay phát xít Nhật. Như vậy, kẻ xấu cho rằng thực dân Pháp trả độc lập, tự do cho Việt Nam là điều hoàn toàn sai trái cả về pháp lý, đạo lý và thực tế lịch sử.

Hoàn cảnh lịch sử thời điểm tháng 8/1945 đã tạo ra thời cơ vàng để dân tộc Việt Nam “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Cách mạng Tháng Tám thành công, ít phải đổ máu là do các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã luôn trên thế chủ động chiến lược, mà không phải là “sự ăn may” như kẻ xấu xuyên tạc. Nó trở thành một biểu tượng, một bài học kinh nghiệm quý giá, một sự khích lệ to lớn cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.

Hiện nay, dân tộc ta không thể phó mặc, không thể trông chờ vào bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào để bảo vệ chủ quyền đất nước, để được độc lập, tự do; cũng không thể trông chờ vào bất cứ dân tộc, quốc gia nào để được hạnh phúc, phồn vinh, phát triển. Chúng ta trước hết phải dựa vào chính sức mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó là tinh thần đoàn kết, trí tuệ, ý chí, sức lực, lòng dũng cảm để tiếp tục nâng cao hình ảnh đất nước, con người và tầm vóc, vị thế Việt Nam với khát vọng hòa bình mãnh liệt trên trường quốc tế. Đi tới bất cứ nơi đâu trên thế giới, người Việt Nam luôn được ngưỡng mộ vì là người dân của một đất nước anh hùng.

Những luận điệu xuyên tạc về Cách mạng Tháng Tám là hoàn toàn sai trái, chà đạp lên khát vọng của dân tộc, chà đạp lên xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc. Những luận điệu đó không có chỗ đứng trong lòng những người Việt Nam chân chính và nhân loại có lương tri./.

HA200824

 

Chủ trương đúng, hợp ý Đảng lòng dân


Chủ trương đúng, hợp ý Đảng lòng dân


Là địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) được thành lập năm 2013 và là một trong 62 huyện nghèo nhất nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ.
Sau thành công của chủ trương hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo huyện Mường Nhé, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên tiếp tục thực hiện chủ trương hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo tại huyện Nậm Pồ. Cùng với các lực lượng Quân đội, Công an tỉnh Điện Biên đã và đang là lực lượng nòng cốt đi đầu trong triển khai thực hiện một chủ trương lớn hợp ý Đảng, lòng dân.
Di cư từ huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai về bản Huổi Đáp, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ từ năm 1993. Gia đình anh Sùng A Sếnh phải sống trong ngồi nhà tranh, vách nứa dột nát suốt 27 năm qua. Xoay sở mãi, vá chỗ nọ lại thủng chỗ kia, gia đình anh cứ thế chìm trong những nghèo nàn, khắc khổ. Thế rồi, gia đình anh có trong danh sách được xây lại nhà của Bộ Công an.
Đây có lẽ là niềm vui lớn nhất đối với gia đình anh trong nhiều năm qua, bởi anh cũng như mọi người chung một tâm niệm “an cư mới lạc nghiệp”, anh Sùng A Sếnh xúc động nói: “Gia đình rất cảm ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, nhất là lực lượng Công an đã làm cho tôi một ngôi nhà vững chãi, từ bây giờ gia đình không lo mưa, nắng bị giột xuống. Tôi rất vui mừng, cảm ơn mọi người đã giúp đỡ gia đình tôi, cảm ơn, cảm ơn…”.
Từ khi rà soát danh sách hộ nghèo, rồi vận chuyển nguyên vật liệu hơn 150km về đến bản Huổi Đáp đến khi hoàn thành là cả một quá trình nỗ lực của mỗi CBCS Công an và các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy chính quyền nơi đây. Mỗi cán bộ được tham gia, dù trải qua nắng, mưa vất vả. Tuy nhiên, khi được góp sức dựng nhà cho anh Sếnh cũng như các hộ nghèo khác ở đây, ai nấy đều phấn khởi, vì đã được góp tay, góp sức được làm những việc ý nghĩa cho bà con nhân dân.
Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có diện tích tự nhiên gần 150 nghìn ha, gồm 15 xã, trong đó có 8 xã biên giới, hơn 50 nghìn nhân khẩu với 8 dân tộc cùng sinh sống; đây là địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh, tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong huyện còn hết sức khó khăn. Toàn huyện có 5.809 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 56% (năm 2019), số hộ nghèo chưa có nhà ở, nhà ở tạm, dột nát còn hơn 1 nghìn hộ.
Là đơn vị đi đầu trong thực hiện chủ trương hỗ trợ làm nhà tại huyện Nậm Pồ; Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh đã huy động hàng trăm lượt CBCS xuống địa bàn các xã, bản của huyện để triển khai thực hiện kế hoạch. Việc xây dựng nhà ở đảm bảo tiêu chí “3 cứng” nền cứng, khung cứng, mái cứng và phải bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu theo đúng chủ trương đã đề ra.
Thượng tá Lù Văn Thành, Phó trưởng Công an huyện Nậm Pồ cho biết: “Công an huyên đã tham mưu với Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh; UBND huyện rà soát danh sách hỗ trợ làm nhà, sau đó thực hiện các Kế hoạch. Chỉ đạo các tổ công tác phối hợp chặt chẽ với các lực lượng được phân công làm nhà cho hộ nghèo.
Và lãnh đạo Công an huyện cũng trực tiếp tham gia làm nhà cho hộ nghèo. Tuy vào mùa mưa, nhiều trận mưa lớn làm sạt lở đường, làm cuốn trôi nhà ở và các công trình công cộng v.v…, nhưng các lực lượng tham gia làm nhà đã khắc phục khó khăn, phấn đấu làm xong các ngôi nhà ở cho người nghèo theo đúng tiến độ”. 
Theo Kế hoạch, các lực lượng được phân công hỗ trợ làm 615 nhà cho các hộ nghèo, trong đó làm mới 587 nhà, sửa chữa 29 nhà; lực lượng Công an được giao làm mới 144 nhà, sửa chữa 6 nhà. Mặc dù triển khai trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ hỗ trợ làm nhà cho các hộ nghèo huyện Nậm Pồ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh và các đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Các lực lượng đã trực tiếp xuống từng bản để tuyên truyền, giáo dục, vận động để người dân nắm, hiểu rõ được chủ trương, để từ đó cùng phối hợp với lực lượng chức năng tham gia vào quá trình thi công nhà theo đúng tiến độ đề ra.
Các đơn vị được giao hỗ trợ nhiệm vụ thống nhất nhận thức chủ trương: Hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo theo phương châm, quan điểm “Nhà nước hỗ trợ - Nhân dân góp sức làm nhà”; nguyên tắc “Cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình làm nhà”; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ và phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện.
Với đặc thù địa bàn rộng, đường sá đi lại khó khăn, địa hình chia cắt, nhiều núi, đồi, sông, suối; giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Đó là những yếu tố cản trở công việc tập kết vật liệu, máy móc, thiết bị, vật tư dựng nhà.
Bên cạnh đó, các bản nằm cách xa nhau, xa trung tâm xã và do tập quán sinh sống của người dân nên có những địa điểm làm nhà nằm ở vị trí trên đồi hoặc qua núi, suối; việc đảm bảo nguồn điện vận hành máy hàn, máy cắt sắt dựng khung nhà cũng gặp nhiều trở ngại.
Lực lượng Công an cùng với các đơn vị khác đã từng bước khắc phục khó khăn, triển khai các biện pháp để thực hiện việc làm nhà hoàn thành theo tiến độ, để chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND (19-8-1945 - 19-8-2020) và Quốc khánh 2-9.
Với tinh thần vào cuộc đầy quyết tâm và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của mỗi người dân, những ngôi nhà mới đang dần hiện hữu. Đến thời điểm hiện tại, đã có 385 ngôi nhà hoàn thành, đạt 63% tiến độ đề ra. Đối với những hộ nghèo vùng cao, biên giới thì niềm vui như được nhân lên gấp bội khi họ được ở trong những ngôi nhà mới khang trang, vững chãi.
Việc hỗ trợ người nghèo có nhà ở kiên cố, ổn định cuộc sống theo chủ trương của Bộ Công an không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương mà còn có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, góp phần ổn định an ninh trật tự khu vực biên giới, từ đó giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Những ngôi nhà nhân ái được dựng lên ở một trong những địa bàn khó khăn bậc nhất của cả nước, đó cũng chính là niềm vinh dự, trách nhiệm của những cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Điện Biên. Nhưng hơn hết, việc làm này đã và đang góp phần giải quyết vấn đề xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn bám đất, bám bản, yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chủ trương hỗ trợ xây dựng làm nhà cho các hộ nghèo tại huyện Nậm Pồ của Bộ Công an, Công an tỉnh Điện Biên đã và đang tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, và nhân rộng trên toàn quốc, tất cả cùng chung tay "Vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau"./.

Đấu tranh ngăn chặn với tin đồn thất thiệt trong đại dịch Covid-19


Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Trong khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp để đẩy lùi dịch bệnh thì trên internet, mạng xã hội vẫn xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt, giả mạo gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng chống dịch bệnh.
Tin giả, tin đồn thất thiệt là những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, không có thật; chưa được lý giải, kiểm chứng về một sự kiện, hiện tượng, tình huống, hay vấn đề mà dư luận quan tâm. Xét về bản chất, những thông tin giả, tin đồn thất thiệt mang ý nghĩa tiêu cực, thường được sử dụng nhằm mục đích xấu, gây rối, chống phá, đi ngược lại quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và lợi ích của Nhân dân.
Sử dụng các thông tin giả, xuyên tạc, bịa đặt để chống phá Đảng, Nhà nước là một chiêu thức không mới của các thế lực thù địch. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các đối tượng đã thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, tác động vào tư tưởng, tình cảm của người tiếp nhận, gây tâm lý hoang mang, dao động, hoài nghi của Nhân dân đối với Đảng, gây bất ổn xã hội.
Hoạt động chống phá của các đối tượng diễn ra thường xuyên, liên tục, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là những thời điểm nhạy cảm, khó khăn của đất nước như cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay, mỗi người dân cần nâng cao khả năng “tự miễn dịch” với tin giả, nâng cao nhận thức, khả năng “đề kháng”.
Để làm tốt điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân. Trước hết, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung: Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân phải thể hiện trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng, bình tĩnh, cảnh giác khi tiếp nhận thông tin, tránh vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội lan truyền những tin giả, thông tin bịa đặt trên không gian mạng. Đa dạng hóa nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Chủ động, kịp thời cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin chính thống về diễn biến dịch bệnh. Chủ động, kịp thời đấu tranh, phản bác những bài viết có nội dung vu khống, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật, nhất là trên không gian mạng. Xử lý nghiêm đối với những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân đăng tải, phát tán những thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị lợi dụng tình hình dịch bệnh đưa ra thông tin giả, tin đồn thất thiệt gây hoang mạng dư luận, ảnh hướng tới sự nghiệp chung của đất nước.
Nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin giả mạo, bịa đặt là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong nhân dân để toàn Đảng, toàn Quân, toàn dân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước vượt qua giai đoạn đầy khó khăn này./.

Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, cổ động chống dịch COVID-19


Thời gian qua, công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 đã được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, giúp người dân chủ động phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm, không gây tâm lý hoang mang, qua đó tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng cùng chung sức, chung lòng chiến thắng dịch COVID-19.
Ngay từ lúc có dịch COVID-19 và đặc biệt từ khi làn sóng dịch lần thứ hai quay lại, các địa phương đã có nhiều biện pháp, hình thức tuyên truyền phòng chống dịch. Hằng ngày, các các tổ, nhóm đến các địa bàn để vừa tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách tự phòng, chống dịch COVID-19, vừa hỗ trợ khai báo y tế. Những thông tin về diễn biến, tình hình dịch bệnh luôn được cập nhật thường xuyên trên các phương tiện thông tin. Từ đó giúp người dân nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh và thực hiện đúng theo những chỉ thị của Chính phủ, của ngành Y tế.
Trong mùa dịch này, những sản phẩm âm nhạc mới được ra đời mang theo nhiều thông điệp tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cũng đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội như một lời cổ vũ, động viên với những thông điệp ý nghĩa gửi đến người nghe nhạc. Những khẩu hiệu như: “Hạn chế ra nơi công cộng, hãy ở nhà khi Tổ quốc cần”, “Đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng - Biện pháp phòng dịch hiệu quả”, “Phòng chống dịch COVID-19 cần sự đồng lòng của toàn dân”... Đó là những thông điệp muốn gửi đến người dân trong mùa dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thông qua những bức tranh cổ động, những khẩu hiệu, những bản tin tuyên truyền sẽ góp phần không nhỏ nhằm đẩy lùi đại dịch./.

Vững vàng từ “phòng tuyến tư tưởng”

 

Để xây dựng được tâm thế “vì dân, vì nước” trên chiến tuyến chống “giặc Covid-19”, cấp ủy các cấp trong Quân đội đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, gắn liền với giáo dục truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích quốc gia-dân tộc và quyền lợi, hạnh phúc của nhân dân.

Bằng phương châm “cán bộ đi trước, bộ đội theo sau”, quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, các cơ quan, đơn vị phát động nhiều phong trào thi đua đột kích, nhằm nêu cao trách nhiệm của cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp. Tại các khu cách ly, dẫu còn nhiều khó khăn và cũng phải cách ly với gia đình, người thân, nhưng đội ngũ cán bộ, chỉ huy luôn gương mẫu, chấp hành kỷ luật, không quản ngày đêm, mưa nắng, chăm lo tận tình, chu đáo từng bữa ăn, giấc ngủ, chia sẻ vui buồn với người dân, để lại tình cảm sâu đậm và ấn tượng đẹp trong xã hội.

Trên các tuyến biên giới, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ dù gặp phải điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt đột xuất, như: Người thân trong gia đình từ trần hoặc ốm đau; vợ sinh con; quân nhân đến ngày kết hôn, hoặc con ruột lập gia đình… nhưng cán bộ không hề nao núng, tình nguyện gác việc riêng, ở lại sát cánh với đồng đội trên tuyến đầu PCD.

Hay tại các tuyến quân y, hàng nghìn y sĩ, bác sĩ quân y ngày đêm không ngủ chiến đấu với tử thần, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe để đưa bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 trở lại với cuộc sống bình yên vốn có.

“Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” là bản chất, quy luật phát triển của Quân đội ta, nay tiếp tục được tỏa sáng trong trận chiến với “giặc Covid-19”, đúng như đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ từng viết thư, khen ngợi: “… là lực lượng nòng cốt, tuyến đầu, các đồng chí không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm để hoàn thành sứ mệnh cao cả, thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, vì nhân dân phục vụ… xứng đáng là điểm tựa tinh thần của quần chúng nhân dân, là chỗ dựa vững chắc của đồng bào, đồng chí cả nước trong công cuộc phòng, chống và quyết tâm đẩy lùi, chiến thắng đại dịch Covid-19”./.