Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Một số vấn đề cần lưu ý trong thực hiện chính sách dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

 

 

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam phần lớn sống ở vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sản xuất chưa phát triển nên khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như giao thông, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe có nơi còn hạn chế. Các điều kiện về bảo đảm lương thực, nhu cầu ăn, và chỗ ở đảm bảo an toàn vẫn còn là thách thức đối với một số nhóm dân cư do sinh sống ở các khu vực có môi trường tự nhiên không thuận lợi. Bên cạnh đó, nảy sinh những vấn đề mới trong quá trình phát ưiển, như: tình trạng di cư tự phát ở một số khu vực, nhất là Tây Nguyên, đời sống của người dân bị tác động bởi việc tái định cư ở các công trình thủy lợi, thủy điện, còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết thấu đáo.

Chất lượng giáo đục, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, lao động trong độ tuổi qua đào tạo thấp, chỉ đạt từ 5-20% (tùy dân tộc) vẫn còn tình trạng một bộ phận dân cư mù chữ hoặc tái mù chữ cộng với trình độ văn hóa thấp đã hạn chế khả năng tiếp cận và hưởng thụ các thành quả phát triển gắn với tiêu chí về các quyền cơ bản. Cùng với đó, trình độ năng lực hạn chế, dẫn đến khả năng tự bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền công đân của cá nhân được luật pháp thừa nhận cũng hạn chế do những phức tạp nảy sinh của đời sống xã hội.

Bản sắc văn hóa của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị đồng hóa, nhất là các cộng đồng ở vùng nghèo dưới tác động của đời sống kinh tế - xẵ hội hiện đại, xâm thực văn hóa, xâm nhập và biến đổi tôn giáo - tín ngưỡng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhiều tổ chức quản lý làng, bản truyền thống gắn với các cộng đồng không gian văn hóa bị phá vỡ (hoặc phá bỏ do chính sách phát trién gần đây), luật tục bị tháo bỏ hoặc không được công nhận cùng với một số giá trị sở hữu truyền thống. Sức bảo vệ trước dòng chảy văn hóa của một số cộng đồng dân tộc thiểu số trở nên suy yếu và cần có những chính sách trợ lực để bảo vệ bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo vùng dân tộc có nhiều diễn biến phức tạp, nảy sinh những vấn đề mới, đạo lạ và truyền đạo trái phép.

Chất ỉượng và số lượng hoạt động của bộ máy hành chính, các tổ chức cung cấp dịch vụ công, việc thực thi nhiệm vụ, thi hành pháp luật của bộ máy công chức, viên chức nhà nước cũng là vẩn đề cần quan tâm trong việc thực thi chính sách, pháp luật, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, đặc biệt đối với  đồng bào dân tộc thiều số. Sự hiểu biết, trách nhiệm và lòng kiên trì là những phẩm chất cần thiết đối vói những cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc và lĩnh vực dân tộc.

Tác động của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện và phát huy tiềm năng phát triển vùng đồng bào dân tộc, là cơ hội cho đồng bào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất. Kinh tế thị trường thúc đẩy trao đổi quan hệ hàng hóa - tiền tệ vào quan hệ kinh tế tự nhiên của đồng bào, tạo nên những biến đổi phức tạp trước dòng chảy của quy luật của thị trường. Mặc dù, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy tăng cường đầu tư vào khu vực miền núi, nhưng cũng làm gia tăng cạnh tranh không lành mạnh nếu không có sự kiểm soát và định hướng rõ ràng.

Ngoài ra, còn có những vấn đề chịu tác động, ảnh hưởng thế giới, khu vực và trong xu thế hội nhập, phát triển, đó là: sự phát triển thị trường kinh tế toàn khu vực; vấn đề tôn giảo, sắc tộc và xung đột vũ trang chi phối các vấn đề quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao giữa các quốc gia; quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở nhiều quốc gia và thế giới; sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Những vấn đề trên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay, đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần có chính sách kịp thời để vùng dân tộc thiểu số phát triển

Những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam

 


Thành tựu lớn nhất trong thực hiện chính sảch dân tộc của Đảng, Nhà nước đến nay là: Tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giới đều bình đẳng về chính trị, bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sổng và bình đẳng trước pháp luật. Đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường, các dân tộc tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước quan tâm và có chính sách ưu tiên đầu tư đối với các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như: phát triển hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình trường học, trạm y tế. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có sự chuyển biến rõ rệt; đây là những tiền đề, điều kiện quan trọng cho phát triển toàn điện, bền vững ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Sản xuất ở hầu hết các địa bàn vùng dân tộc đều phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng bào đã thay đổi phương thức canh tác truyền thống, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới có chất lượng năng suất cao. Các huyện, xã đều có điển hình sản xuất giỏi; một số vùng đã có sản xuất hàng hóa với các sản phẩm chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su (ở các tỉnh Tây Nguyên), lúa gạo (Điện Biên), chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ), cây ăn quả (Bắc Giang). Việc làm và thu nhập của người dân tăng lên. Tỷ lệ hộ nghèo các vùng giảm rõ rệt, đặc biệt ở những huyện nghèo trong Chương trình 30a (với 3-4%/năm). Đời sống, vật chất, tinh thần, chất lượng cuộc sống của đồng bào từng bước được cải thiện đáng kể.

Công tác giáo dục, đào tạo nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho các dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cơ bản xóa được tình trạng mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi. Năm 2017, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trinh tiểu học đạt 95%. Các loại hình trường nội trú, bán trú phát triển trên phạm vi cả nước với 314 trường dân tộc nội trú và 1.013 trường dân tộc bántrú. Đến nay đã có 50/54 dân tộc có người học từ trình độ cao đẳng, đại học trở lên”1.

Văn hóa các dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Thiết chế văn hóa cơ sở nhiều nơi được củng cố gắn với phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới. Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng lên. Mạng lưới thông tin, phát thanh, truyền hình phủ rộng khẳp, giúp người dân tiếp cận được nhiều hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đời sống chính trị, xã hội của đất nước, tiến bộ khoa học - kỹ thuật góp phần quan trọng mở mang dân trí. Các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy góp phần làm phong phú, sống động hơn văn hóa Việt Nam. Nhiều di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc được Tổ chức Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên) và một số di sản được công nhận là di sản quốc gia (Sử thi Đam San - Tây Nguyên, Hát then - dân tộc Tày, Nùng), v.v…

Công tác y tế có bước cải thiện đáng kể. Mạng lưới y tế ở vùng dân tộc phát triển. Đến nay, nhiều xã đã đạt chuẩn về y tế, có bác sĩ. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được nâng lên, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được thực hiện đều khắp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được kiểm soát và đẩy lùi như bệnh sốt rét, bạch hầu, uốn ván. Đồng bào nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí và hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định. Đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện đã góp phần nâng cao chất lượng dân số và kiểm soát ban đầu tỷ lệ sinh tăng tự nhiên.

Hệ thống chính trị vùng dân tộc không ngừng được xây dựng, củng cố, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu lănh đạo nhân dân thực hiên nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng dân tộc và là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chỉnh trị từng bước được nâng lên, nhất là cấp cơ sở, cả về số lượng và chất lượng.

Lành thổ và chủ quyền quốc gia ở các vùng biên giới được đảm bảo. An ninh chính trị và trật tự xã hội trong vùng dân tộc cơ bản ổn định. Hiện nay, đại đa số đồng bào các đân tộc thiểu số vẫn tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng bào đoàn kết, nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch; đã và đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập với khu vực và thế giới của cả nước.

Những kết quả, thành tựu nêu trên cũng chính là những thuận lợi rất cơ bản đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, bền vững của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG THỦ ĐOẠN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU

 Những ngày qua, trước những diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ kéo dài tại một số tỉnh miền Trung, các “nhà dân chủ” giả hiệu, các thế lực thù địch đã “ký sinh” trên nỗi thương đau của đồng bào để “đục nước béo cò”, ráo riết đưa ra những luận điệu xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, bôi nhọ uy tín của các cấp chính quyền.
Các đối tượng sử dụng các mạng xã hội để đăng tải thông tin một chiều, thổi phồng, xuyên tạc thông tin với mục đích đánh lạc hướng dư luận, làm cho người đọc dần có sự chuyển hóa về mặt tư tưởng theo hướng tiêu cực.
Đặc biệt, với kỹ thuật cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh, kết hợp với lợi dụng lòng thương yêu trắc ẩn trong mỗi con người, qua đó tung lên mạng internet những hình ảnh đã được chỉnh sửa cùng các thông tin xấu độc nhằm tạo tâm lý bức xúc, bất bình trong nhân dân, dẫn dắt họ vào tư tưởng bất mãn, chống Đảng, chống Nhà nước, ủng hộ, cổ súy cho các hành vi sai trái, coi cường kỷ cương, phép nước.
Chẳng hạn như hình ảnh cậu bé bê bết bùn đất được tổ chức Việt Tân đưa lên mạng xã hội với chú thích một em bé Quảng Trị được cứu sống từ trong lòng đất, kèm theo đó là hàng loạt câu chữ xuyên tạc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước. Thực tế đây là hình ảnh cậu bé Thái Lan bị ngã khi chơi đùa ngoài đồng ruộng, đã được báo chí đăng tải từ tháng 6/2020, 5 tháng trước khi lũ lụt xảy ra...
Thâm độc hơn nữa là việc các đối tượng rất biết tận dụng những chủ đề nóng, thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận để dựng chuyện, đặt điều xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của các cơ quan, ban, ngành liên quan đến các hoạt động “thiện nguyện” giúp đỡ đồng bào miền Trung. Chẳng hạn như việc có đối tượng đã lập một kênh facebook giả mạo Ban Tuyên giáo Trung ương để đăng tải các bài viết thể hiện rõ sự miệt thị, xúc phạm đến những cá nhân, hội nhóm đang quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền Trung.
Thậm chí, trang này còn lợi dụng việc một ca sĩ đang tích cực quyên góp hỗ trợ người dân để tung tin sai sự thật, nói xấu các cơ quan Nhà nước. Từ đó, các đối tượng khác sẽ giở trò “đâm bị thóc, chọc bị gạo” để lu loa, vu vạ cho rằng chính quyền “cản trở” lòng tốt của nhân dân, thậm chí còn tung tin đồn thất thiệt cho rằng đây là thủ thuật của Nhà nước để “ăn chặn” tiền cứu trợ của đồng bào lũ lụt...
Đây là những thông tin bịa đặt hết sức nguy hiểm, tấn công trực tiếp đến những chính sách đúng đắn của Nhà nước trong việc quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ để các nguồn cứu trợ nhân đạo đến đúng những người gặp khó khăn và cũng là để phòng ngừa, ngăn chặn hành động vụ lợi của những “con sâu, con mọt”.
Trước tình hình trên, Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định đây hoàn toàn là những thông tin giả mạo, gây ảnh hưởng rất xấu, xúc phạm, ảnh hưởng đến uy tín của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ông Vũ Thanh Mai - Chánh văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Ban Tuyên giáo Trung ương không có tài khoản mạng xã hội nào và sẽ đề nghị cơ quan chức năng điều tra xử lý nghiêm theo pháp luật các đối tượng cố tình lập ra tài khoản giả mạo hoặc chế ảnh mạo danh Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trước những vấn đề như đã phân tích ở trên, mỗi người dân cần tỉnh táo nâng cao cảnh giác và ý thức công dân để trở thành một phần của lá chắn trước những luồng thông tin độc hại; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tố giác, đấu tranh với các tài khoản giả mạo, phản bác thông tin xấu, độc hại. Lên án những suy nghĩ lệch lạc, hành động “ăn cháo đá bát”, táng tận lương tâm, bôi nhọ những người xả thân, quên mình vì cuộc sống và sự bình yên của nhân dân. Đồng thời cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm minh những hành vi phạm pháp, vô đạo đức như vậy.

VĨNH HẰNG TRONG LÒNG DÂN

 Những ngày vừa qua, đông đảo cán bộ và người dân cả nước nhiều lần rơi nước mắt xúc động, cảm phục tấm gương của hơn 30 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dũng cảm, hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu dân, giúp dân trong mưa lũ miền Trung.
Câu chuyện về sự anh dũng hy sinh của các anh ngày càng sáng tỏ, xúc động lòng người. Giữa mưa to, nước lớn, đường sá sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, các anh đều hiểu rõ, thậm chí lường trước được gian khổ, hy sinh đang rình rập trực tiếp đến mình. Đồng thời cũng biết rằng ở phía trước, ở nơi nguy hiểm đang có những người dân gặp nguy nan chờ các anh đến cứu giúp. Cũng cần hiểu thêm rằng, lúc này các anh đều đã mệt sau khi đi giúp dân, cứu dân thời gian trước đó; gia đình của nhiều anh cũng đang trong vùng lũ, người thân của các anh đang cần có các anh ở bên để chia sẻ, giúp đỡ… Nhưng các anh, với tinh thần của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, sẵn sàng đặt lợi ích chung, công việc chung lên trên hết, cùng thống nhất, đồng lòng xác định đến với dân, cứu dân lúc này là nhiệm vụ số 1, là mệnh lệnh từ trái tim, đúng như lời của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man: “Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì nhân dân chúng ta phải làm!”
Thật xúc động, tự hào, khâm phục biết bao cùng với các chiến sĩ trẻ trực tiếp dũng cảm đi cứu dân, là những cán bộ cao cấp của quân đội như Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, những người luôn thường xuyên dũng cảm đi cứu dân, giúp dân, quen thuộc với mọi công việc hiểm nguy giữa thời bình. Không phân biệt tuổi tác, cấp bậc, chức vụ các anh đều chung danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ, đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh.
Sự hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam thật dũng cảm, đáng ngợi khen. Đúng như những lời trong thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22/10/2020: “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước vô cùng tiếc thương trước sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ trong những ngày vừa qua; nhưng cũng rất tự hào về Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng của chúng ta, một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, gắn bó máu thịt với nhân dân; một đội quân tuyệt đối trung thành, tin cậy, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân”. Việc làm và sự dũng cảm hy sinh đó của các anh là nguồn động viên, cổ vũ để người dân Việt Nam học tập, noi theo, đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi thách thức, khó khăn, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Các anh xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ”! Tên tuổi và sự hy sinh anh dũng của các anh sẽ vĩnh hằng trong lòng dân đất Việt!
Thiên tai, dịch bệnh… vẫn còn nhiều tiềm ẩn nguy hại, đe dọa sự bình yên của đất nước, của người dân. Cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam xác định rất rõ điều đó và luôn vững vàng, không chùn bước. Các anh đã, đang và sẽ mãi mãi sẵn sàng xung phong ở tuyến trước để làm nhiệm vụ cứu dân, bảo vệ sự yên bình của đất nước, của Nhân dân, dẫu có phải hy sinh thân mình. Các anh chính là điểm tựa vững vàng của Đảng, của Tổ quốc, của Nhân dân!

Không ngừng nâng cao chất lượng hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam

 


Trên cơ sở nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản luật, nghị định, nghị quyết, quyết định có nội dung liên quan đến chính sách dân tộc.

Qua các nhiệm kỳ Quốc hội từ khóa X đến nay, Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật, trong đó có những nội dung điều, khoản quy định liên quan đến dân tộc thiểu số. Chính phủ cũng đã ban hành hàng trăm văn bản chính sách, bao gồm các nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn cấp bộ. Nội dung được thể hiện trên các nhóm chính sách lớn: nhóm chính sách về hoạt động kinh tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn; nhóm chính sách về quản lý và phát triển nguồn nhân lực; nhóm chính sách về văn hóa, xã hội; các chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Có thể thấy, hầu hết khía cạnh của đời sống đã được hệ thống chính sách đề cập, điều chỉnh nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý mang tính nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như thúc đẩy trợ giúp cho các vùng, các đối tượng ưu tiên trong phát triển, đặc biệt là vùng núi cao, biên giới và vùng dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Nội dung các chính sách được ban hành ngày càng có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn qua từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Các chính sách được ban hành đều gắn với các giải pháp tổ chức thực hiện, đặc biệt các giải pháp huy động sự tham gia của người dân vả các nguồn lực cho đảm bảo tính khả thi của chính sách. Trong đó, nguồn từ ngân sách nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, nhất là với những chính sách đầu tư lớn, có tẩm quan trọng chiến lược phục vụ cho vùng dân tộc thiểu số và cả cộng đổng.

Chính sách đã tạo lập được cơ chế khuyến khích, huy độns sức mạnh, cảc nguồn lực to lớn (ngoải ngân sách) của trons nước, ngoài nước và các tổ chức quốc tế tham gia đẩu tư, Gỗ trợ, giúp đở các dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số ưên tất cả các lĩnh vực.

Quá trình tồ chức xây dựng chính sách ngày cảng được cải tiến, khoa học hơn. Trong tố chức thực hiện các chính sách của các bộ, ngành, địa phương đâ có nhiều đổi mới trong kết hợp. phổi hợp nắm tình hình chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức đánh giá. sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Trong quả trình tổ chửc thực hiện các chính sách dân tộc luôn chú trọng công tác tuyên truvền phổ biến các nội dung cơ bản của chính sách; thực hiện công bằng, dân chủ, công khai, cụ thể hóa các khâu từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Các cẩp ủy đảng giữ vai ưò lãnh đạo, ủy ban nhân dân các cẩp chi đạo tổ chức thực hiện, các tổ chức trong hệ thống chinh trị cùng tham gia, phát huy quyền ỉàm chủ của người dân. thực hiện nguyên tắc dân biếĩ. dân bàn, dân làm, dân kiếm tra trong tồ chức thực hiện các chính sách ngày càng được phát huy.

Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực chính trị

 


Trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cần thề hiện đầy đủ các chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau. Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ thận trọng đối với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi người. Chống thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện cùa tư tưởng dân tộc hẹp hòi. cần có quy định vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp trong Hội đồng nhân dân ở những địa phương có nhiều dân tộc khác nhau để Hội đồng nhân dân thật sự là cơ quan quyền lực của dân, đồng thời đảm bảo đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Công tác cán bộ: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dường, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc thiểu số. Trong những năm trước mắt, cần tăngcường lực lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồn cán bộ bổ

sung cho cơ sở. Nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm và các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi, nhất là những cán bộ công tác lâu năm ở miền núi, vùng cao. Có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các cấp chính quyền, cán bộ quản lý kinh tế. Đề xuất chính sách đặc thù, thống nhất trong cả nước nhằm sử dụng hiệu quả số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số đã đượcđào tạo.

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở: Tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc đối với việc thực hiện chính sách.

 

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc

 


Các phạm trù bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan bệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát trien có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, hòa quyện vào nhau, biện chứng lẫn nhau, thể hiện trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có thể thấy rõ rằng, trong giai đoạn đổi mới, Đảng và Nha nước ta luôn nhất quán chủ trương, nguyên tăc trong đường lôi, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kêt, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn diện vê kinh tế - chính trị - xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Việt Nam thực hiện tốt chính sách dân tộc

 


Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc, Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện các nguyên tắc như:

Bình đăng giữa các dân tộc: Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, đều có tư cách chính trị - xã hội - pháp lý như nhau trong các quan hệ tộc nguời, trong quyền hạn và nghĩa vụ đối với đất nước.

Đoàn kết giữa các dân tộc là sự đoàn kết trong nội bộ cùa từng dân tộc thiểu số; giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số; giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Đoàn kết dân tộc là chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, cần hạn chế những tác động làm tổn hại đến sự đoàn kết như: các biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti mặc cảm dân tộc, cục bộ bản vị, vị kỷ dân tộc, dân tộc cực đoan...

Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc là phương châm nguyên tắc quan trọng trong xử lý mối quan hệ giữa các dân tộc với nhau, mối quan hệ giữa nhà nước với các dân tộc. Đó không đơn thuần là các quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội mà biểu hiện cao nhất là quan hệ về chính trị. Ngoài thực hiện các quyền bình đẳng chung thì giải quyết vấn đề lợi ích trên mọi mặt của đời sống xã hội, giải quyết những vướng mắc trong tâm lý của các cộng đồng dân tộc, các nhóm dân tộc cần được chú trọng. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam có nguồn gốc lịch sử và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, việc giúp đỡ, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, ghi nhận và khẳng định các giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường sự tham gia của đại diện các dân tộc trong hệ thống chính trị phù hợp, thúc đẩy giao lưu, trao đổi, hợp tác giữa các nhóm dân tộc, vùng, miền nhằm tạo nên tâm lý dân tộc đồng thuận có ý nghĩa quan trọng.

Giúp nhau cùng phát triển là tư tưởng, quan điểm mới được Đại hội lần thứ XI của Đảng đưa vào nguyên tắc chính sách dân tộc. Đây là quan điểm phát triển biện chứng của việc gắn chính sách dân tộc với xu thế tiến bộ chung của đất nước tiến lên con đường CNH-HĐH, phù hợp với đường lối đồi mới cùa Đảng và Nhà nước. Theo quan điểm này, cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, các dân tộc anh em cùng chung trách nhiệm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, bằng nhiều hoạt động cụ thề góp phần đẩy nhanh sự phát triền ở từng vùng,trong từng dân tộc trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, môi trường một cách bền vững. Đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, mọi ngành, mọi cấp và cả hệ thống chính trị.

 

GÓP PHẦN LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”

 

Để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, với trách nhiệm đảng viên của mình và cương vị là những cán bộ quân đội công tác trên lĩnh vực giáo dục, bản thân xác định lập trường tư tưởng kiên định theo lý tưởng cộng sản, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu và chấp hành nghiêm chỉnh các nghị quyết của Đảng, xây dựng trận địa chính trị, tư tưởng vững vàng, chống mọi tư tưởng lệch lạc, chủ nghĩa cơ hội; luôn nêu cao truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bản thân luôn có ý thức xây dựng Đảng, mà cụ thể là chi bộ thực sự trong sạch, vững mạnh. Chấp hành nghiêm pháp luật, chống mọi biểu hiện tiêu cực. Giữ vững tính định hướng chính trị các hoạt động tư tưởng - văn hoá, đảm bảo các sinh hoạt tư tưởng - văn hoá và hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng phải hướng vào phục vụ, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá - tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng con người mới Việt Nam, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; chống mọi biểu hiện thương mại hoá, phi chính trị hoá trong các hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật. Tích cực đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, chống các quan điểm sai trái, phản động; giữ vững thông tin chính thống, có định hướng lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung và thống nhất. Sinh hoạt văn hóa trong sáng, lành mạnh, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, lối sống của người  cán bộ giáo viên, người đảng viên gương mẫu, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Việt Nam giải quyết tốt các mối quan hệ dân tộc

 


 

Căn cứ đặc điểm cơ bản của các thành phần dân tộc ở Việt Nam cho thấy một số điểm nổi bật sau: cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú xen kẽ, phân tán, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng nhằm bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả của hệ thống chính sách dân tộc.

Căn cứ vào đặc điểm trên, Đảng, Nhà nước ta luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn: giải phỏng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quôc tế. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc trên nhiều mặt của đời sống, giữa cac dan tộc thiểu số với nhau giữa người đa sô với người thieu sô, giữa miền ngược với miền xuôi.

Bên cạnh đó, luôn phát triển toàn diện chính trị, kinh tê văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, như một bộ phận cấu thành sự nghiệp phát triển của đất nước. Nội dung của chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà nước ta xác định: Phải vừa mang tính toàn diện, vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài.

Với quan điểm trên, hiện nay mức sống đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được cải thiện, ngày càng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số đã được bảo đảm tốt về cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), bảo đảm tốt về an sinh xã hội (100% hộ nghèo, người dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế); chất lượng giáo dục, văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

 


Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam là một bộ phận quan hệ hữu cơ với công tác dân tộc, được quy định bởi quan điểm về vấn đề dân tộc, xử lý vấn đề dân tộc và cách thức thực hiện công tác dân tộc

Dưới góc độ chính trị - xã hội,  chính sách dân tộc là tổng hợp những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đ ra tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc và mang bản chất giai cấp ca Nhà nước trong phạm vi đối nội và đi ngoại.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, chính sách dân tộc là hệ thống nhng quyết sách của Đng. Nhà nước được thực thi thông qua bộ máy hành pháp để quản lý và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với các dân tộc và vùng đồng bào dân tộc nhm thiết lập sự bình đẳng và hòa nhập phát triển, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chính sách dân tộc cũng là chính sách phát triển nhm thiết lập nên những thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc và vùng dân tộc, hướng tới mục tiêu cao nhất là sự bình đẳng về mọi mặt, đặc biệt về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa giữa các vùng và các dân tộc ờ Việt Nam.

Thực hiện chính sách dân tộc là việc đưa pháp luật, chính sách vào cuộc sống, trên cơ s cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Nhà nưc, từ khâu hướng dẫn, thông tin, phân công trách nhiệm, chun bị các điều kiện nguồn lực tài chính, nhân lực cần thiết bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ yêu cầu quy định trong chính sách.

Do đặc điểm tự nhiên và dân cư, tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc, miền núi có nhiều điểm khác biệt với khu vực nông thôn đồng bằng; những yếu tố về thời gian, môi trường sống và phong tục, tập quán cũng không giống nhau nên cách thức thông tin chính sách, nguồn lực cần được chú ý. Các khu vực dân cư khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau, cần được cụ th hóa trong những kế hoạch đầy đủ, phù hợp.

Trong thực hiện chính sách, đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng nhằm xác định hiệu lực, kết quả, hiệu quả của chính sách, so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đặt ra, là cơ sở đề xem xét chính sách có phù hợp hay không, cần điều chỉnh hay bài bỏ. Đánh giá chính sách đòi hỏi phải thực hiện ở tất cả các khâu, giai đoạn, theo sát tiến trình vận động của chính sách. Đây là một quá trình liên tục, tương thích với sự vận động của chu trinh chính sách. Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ là hai hoạt động có tính băt buộc nhằm tăng hiệu quả giám sát hoạt động chính sách cũng như dế chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quốc gia, không thể tách rời với sự phát triển chung của đất nước, bảo đảm lợi ích quốc gia cả về khía cạnh chính trị, kinh tế và hội. Thực hiện chính sách dân tộc còn thể hiện mục tiêu công bằng xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với những đóng góp của đồng bào dân tộc trong sự nghiệp cách mạng giành và giữ nền độc lập dân tộc, xây đựng và bảo vệ Tồ quốc.

Xã hội chú nghĩa, đồng thời phải bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và tính phù hợp. Do vậy, việc xây dựng chính sách dân tộc phải bảo đảm trên cơ sở các định hướng:

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc, từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, vấn đề dân lộc có vị trí chiến lược. Trong từng giai đoạn cách mạng, vấn để dân tộc được nhận thức và giải quyết theo các quan điểm cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc[1].

Qua các kỳ đại hội, Đảng luôn nhất quán chủ trương, nguvên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn điện về kinh tế - chính trị - xã hội, đảm bảo các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đàng khẳng định: Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chỉnh sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan bệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xẫ hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên Tây Nam bộ, Tây duyên hải miền Trung1.

Với chủ trương, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, hiện nay khối các dân tộc ở Việt Nam luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước. Trong chống dịch COVID- 19 vừa qua, đại đoàn kết các dân tộc đã được phát huy cao độ trong nhận thức và hành động, trong tương trợ giúp đỡ lẫn nhau bằng các hoạt động như hỗ trợ, quyên góp, ủng hộ, chia sẻ, đã tạo nên một sức mạnh vô song để Việt Nam vững bước tiến lên.



 

Thủ tướng: 'Không được đẩy giá tôn, ngói, xi măng ở vùng mưa lũ'

Thủ tướng giao ngành công thương chuẩn bị sẵn sàng vật tư, vật liệu nhằm đảm bảo giá cả ổn định ở các địa phương vừa hứng chịu mưa bão.

Sáng 30/10, tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ chiến sĩ hy sinh, người dân thiệt mạng bởi thiên tai, bão lũ.

Chủ trì phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến những tổn thất, mất mát lớn lao của đồng bào miền Trung do thiên tai, bão lũ gây ra.

“Nước sôi lửa bỏng” vì miền Trung chìm trong mưa lũ





Thủ tướng cho biết tháng 10 là tháng xảy ra bão lũ liên tục, “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, gây thiệt hại rất lớn đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

Đến nay, đã có 230 người chết, mất tích do mưa lũ, trong đó có nhiều cán bộ, sĩ quan quân đội, công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ; nhiều đồng bào gặp nạn ở biển khơi, bị đất đá sạt lở, vùi lấp ở miền núi chưa tìm thấy.

“Chính phủ chia sẻ khó khăn, mất mát của đồng bào ở miền Trung, các cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an đã hy sinh”, Thủ tướng chia sẻ.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng càng khó khăn, càng thấy rõ tình thương yêu, đùm bọc của đồng bào. Cả nước đã hướng về miền Trung, thấy sự đoàn kết, chung sức chung lòng của cả dân tộc trong khó khăn.

Thủ tướng giao ngành Công Thương chuẩn bị sẵn sàng vật tư, vật liệu đảm bảo giá cả ở các địa phương vừa hứng chịu mưa bão phải được ổn định. “Từ giá tôn, ngói, xi măng, không được đẩy giá lên ở các vùng khó khăn này”, Thủ tướng yêu cầu.

Ông cho biết Chính phủ đã thảo luận và thống nhất hỗ trợ cho các gia đình có nhà bị sập, đổ, hư hỏng nặng một khoản tiền cần thiết. Thủ tướng đồng thời đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận về mức hỗ trợ cho gần 150.000 nhà bị tốc mái ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số địa phương khác.

Nhắc đến việc Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 5 tỉnh, mỗi tỉnh 100 tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài Chính sớm thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các địa phương sớm tiếp nhận các khoản hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai.

Thủ tướng chỉ đạo ngành ngân hàng hoãn, giảm, giãn nợ theo quy định của pháp luật đối với những vùng bị thiên tai.

Theo người đứng đầu Chính phủ, cả nước cần chung tay góp sức để hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Ông mong muốn người dân 2 miền Nam - Bắc đẩy mạnh hỗ trợ, sẻ chia với người dân miền Trung trong lúc khó khăn.

“Chúng ta phải tăng gia sản xuất, phải làm gấp đôi, gấp ba để bù đắp cho sự tổn thất, mất mát của người dân miền Trung”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng lưu ý bộ, ngành chú trọng các nhiệm vụ ưu tiên như giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh dự án vốn ODA, tăng cường sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu.

“Phải thúc đẩy kinh tế - xã hội 2 tháng còn lại với mục tiêu tăng trưởng vẫn ở mức 2-3%, dù cho có thiên tai rất lớn. Phải giải quyết nhiều việc làm, thu hút đầu tư phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở vùng bị thiên tai”, Thủ tướng giao nhiệm vụ.

Ông nhấn mạnh tình hình đang “nước sôi lửa bỏng” vì các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi… chìm trong nước lũ, nhà cửa hư hỏng nặng nề, nhiều học sinh nghỉ học, đi lại vô cùng khó khăn.

Nguồn: Báo điện tử Zing.news.


Bộ Quốc phòng tăng cường hỗ trợ nhân dân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 9

 

 Đại tướng Ngô Xuân Lịch yêu cầu: Với trách nhiệm cao nhất của Quân đội, các lực lượng phải khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn người dân. Công tác bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân được đặt lên hàng đầu.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai, bão lũ, sáng 29/10, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Thường vụ Quân uỷ Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng bàn và triển khai lực lượng, phương tiện giúp các địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 9.

Báo cáo nhanh về công tác ứng phó cơn bão số 9, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết đến gần 1h sáng hôm nay (29/10), tàu của lực lượng Kiểm ngư đã tiếp cận và cứu được 14 ngư dân tàu cá BĐ 98658TS của tỉnh Bình Định gặp nạn. Ngày hôm nay, máy bay của Lữ đoàn 954, Quân chủng Hải quân tiếp tục tìm kiếm 26 ngư dân tỉnh Bình Định mất tích trên tàu BĐ96388TS và BĐ97469TS gặp nạn. Đồng thời, huy động các lực lượng đóng quân trên đảo và các tàu sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của ngư dân.

Tại tỉnh Quảng Nam, Sở chỉ huy tiền phương báo cáo trao đổi trực tiếp với tỉnh Quảng Nam và Quân khu 5. Lực lượng công binh với các trang bị phương tiện được điều động để tìm kiếm những người dân đang bị vùi lấp tại thôn 1 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Ghi nhận và biểu dương công tác chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị, các lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, Đại tướng Ngô Xuân Lịch yêu cầu: với trách nhiệm cao nhất của Quân đội, các lực lượng phải khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn người dân. Công tác bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân được đặt lên hàng đầu. Trong đó, tăng cường hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển và tại Nam Trà My, Quảng Nam.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch yêu cầu: lực lượng Quân khu 5 rà soát lại kế hoạch huy động phương tiện cũng như phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn hiệu quả, an toàn. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng bám sát tình hình, nâng cao tính dự báo theo dõi sát diễn biến thời tiết, mưa lũ; chủ động các phương án về phòng chống thiên tai, tuyệt đối bảo đảm an toàn cho nhân dân và bộ đội. Các cơ quan đơn vị trong khu vực bị ảnh hưởng mưa bão nhanh chóng rà soát thiệt hại, bổ sung vật chất phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch chỉ đạo Tổng cục Hậu cần, những ngày tới tổ chức các đoàn bác sĩ quân y đến khám bệnh và phòng dịch cho nhân dân các vùng bị thiệt hại do thiên tai bão lũ trên địa bàn Quân khu 4 và Quân khu 5. Ghi nhận và biểu dương công tác cứu hộ cứu nạn của các lực lượng trong thời gian qua, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh: những hành động dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ trong mưa lũ càng khẳng định vai trò đi đầu của lực lượng quân đội trong giúp đỡ nhân dân, càng trong khó khăn gian khổ, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” càng ngời sáng, xứng đáng với niềm tin yêu của toàn Đảng và toàn dân./.

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Mẹ liệt sĩ Đoàn 337: "Con hứa về lấy vợ sao chỉ thấy di ảnh con ơi!"

 Anh hứa tháng 9 về sửa lại căn nhà dột nát cho bố mẹ, rồi lấy vợ, đưa bố mẹ đi chữa bệnh…. Những lời hứa của anh mãi dang dở khi anh cùng đồng đội Đoàn 337 ra đi sau trận sạt lở kinh hoàng vừa qua.

Chiều cuối tháng mười, bầu trời xám xịt, những cơn mưa phùn lất phất mang theo cái lạnh đầu đông càng khiến cho căn nhà Đại uý Lê Đức Thiện (xã Định Tăng, huyện Yên Định, Thanh Hoá) buồn và ảm đạm hơn bao giờ hết.

Trong căn nhà cũ kỹ, tiếng tụng kinh từ chiếc radio đặt trên ban thờ và tiếng khóc thương con của người mẹ già càng khiến trái tim tôi như vụn vỡ.

Bà Trần Thị Tươi, mẹ của liệt sĩ Thiện không còn nói được thành tiếng vì nhiều ngày qua khóc con. Nhớ về con, bà kể trong nước mắt với nỗi xót thương vô tận. “Nhà nghèo quá, 40 tuổi con còn chưa lấy được vợ là vì phải nuôi các em ăn học, lo cho bố mẹ, cái gì cũng đến tay nó. Mấy đồng lương ít ỏi có bao giờ để cho bản thân đâu, được bao nhiêu gửi hết về cho mẹ. Bố mẹ ở nhà thì ốm đau, bệnh tật quanh năm.

Mẹ làm mấy sào ruộng nhưng nào có đủ ăn, hết sâu bệnh rồi mất mùa, tiền đóng thuế, thành thử vẫn phải dựa vào đồng lương bộ đội của con.

Lần nào giục con lấy vợ, con cũng bảo mẹ ơi nhà mình nghèo lắm, bố mẹ thì hay ốm đau, con lấy vợ về rồi lại không giúp gì được cho bố mẹ nữa. Rồi nếu có lấy con cũng phải sửa lại căn nhà, nhà mình dột nát hết cả, lấy vợ về thì ở đâu.

Năm nay, con báo tháng 9 sẽ về sửa nhà, lấy vợ, nó hứa mua cho mẹ cái điều hoà, cái ti vi, mang bố nó đi khám tai, đưa tôi đi chữa mắt….Vậy mà con về thế này đây”, nói đến đó, người mẹ gục mặt xuống hai bàn tay gầy gò, tội nghiệp.

“Thấy bố mẹ ốm đau, Thiện bảo bố mẹ đừng làm ruộng nữa, nhưng bố mẹ cứ cố, được tí nào thì con đỡ vất vả đi ít đó”, bà Tươi buồn bã tâm sự.

Rồi bà bảo: “Như có báo trước, trước ngày con gặp nạn, con gọi điện về bảo mẹ ơi, tháng 9 này con về, con sẽ sửa lại cái nhà, chuyển cái chuồng trâu bên cạnh ra phía sau cho đỡ ô nhiễm, con đưa bố mẹ đi khám bệnh rồi con lấy vợ… Mẹ cứ chờ mãi, chờ mãi, ngày nào mẹ cũng xé từng tờ lịch mong từng ngày cho đến tháng 9 âm lịch, vậy mà sao giờ chỉ thấy di ảnh con ơi…".

Lúc nào mẹ cũng nhìn thấy những công việc dở dang con chưa làm được mà trái tim mẹ tan nát… Số phận của con, thiên tai không tránh khỏi, mẹ chấp nhận thôi nhưng sao ông trời không thương cho con hoàn thành lời hứa với mẹ trước khi ra đi. Giá như chậm một tí nữa thôi, con cưới vợ về cho mẹ…. Vậy mà… Những năm tháng cuối đời, bố mẹ sẽ phải sống sao đây, dựa vào ai đây. Sao ông trời ông để mẹ đi thay con…”.

Nhìn đôi mắt thâm quầng, khuôn mặt gầy gò khắc khổ, lời nói cũng đã khản đi, tôi hiểu nỗi đau quá lớn bóp nghẹt trái tim người mẹ già nua này, dẫu bằng biết bao nước mắt cũng không làm trái tim bà thôi xót xa.

Từ ngày anh Thiện ra đi, ông bà Tươi không ăn không ngủ, bà gần như kiệt sức khi liên tục phải tựa vào ông. Còn người cha già của Đại uý Thiện chỉ biết ngậm ngùi, thi thoảng ông quay đi lấy vạt áo lau nước mắt. Tai điếc nên những lời sẻ chia của anh em, hàng xóm, đồng đội của con, ông cũng chẳng thể nghe thấy để mà nguôi ngoai.

Bà Lê Thị Khoa, Bí thư chi bộ thôn Thạch Đài, xã Định Tăng xót xa: “Gia đình Đại uý Thiện thật sự rất hoàn cảnh. Bố mẹ thì già yếu, quanh năm bệnh tật, các con thì đi làm ăn tận vùng kinh tế mới ở Đắc Nông. Ở gần, có mỗi người con gái thì cũng khó khăn không giúp được gì nhiều. Ông bà lâu nay đều phải nhờ vào mấy đồng lương của chú Thiện. Bây giờ chú ấy mất rồi, không biết ông bà sẽ phải sống ra sao đây”.

Trước đó, vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 18/10 tại khu vực đóng quân của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 Quân khu 4 (ở thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), đè sập nhiều dãy nhà và vùi lấp 22 cán bộ chiến sĩ của đơn vị trong đó có Đại úy Lê Đức Thiện – Nhân viên quản lý bếp ăn, Đoàn KT-QP 3373.

Nguồn: Dân trí.

CÁN BỘ CẤP CHIẾN DỊCH, CHIẾN LƯỢC VỚI VIỆC HỌC TẬP PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ chính trị đương đại được quốc tế tôn vinh là danh nhân văn hóa, bởi những đóng góp xuất sắc của Người đối với sự nghiệp giải phóng con người và những giá trị cao đẹp của nhân loại nói chung, của dân tộc và nhân dân Việt Nam nói riêng. Phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách...của Người là hiện thân của những giá trị nhân văn nhất của dân tộc và thế giới.

Vì vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, lối sống và phong cách...Hồ Chí Minh đã trở thành nhu cầu tự giác của đại đa số người Việt Nam; một sinh hoạt chính trị, xã hội thường xuyên, có ý nghĩa giáo dục thiết thực đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong nhiều năm qua, mà trong đó có đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược của quân đội ta.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: cán bộ là gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử. Nhưng mặt khác, những cán bộ lãnh đạo, quản lý lại là đầu tầu, có tác dụng hướng dẫn, học tập, vận động nhân dân để hành động đạt mục tiêu của cách mạng. Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh túy nhất của xã hội, có vai trò cực kỳ quan trọng  của hệ thống chính trị nước ta.

          Cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận, một thành phần quan trọng trong hệ thống tổ chức, cán bộ của Quân đôi nhân dân Việt Nam, giữ vai trò lực lượng nòng cốt trong việc làm tham mưu trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc hoạch định những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội về quốc phòng, quân sự, bảo vệ Tổ quốc cũng như các lĩnh vực khác. Họ chính là những người lãnh đạo, chỉ huy các quân khu, quân binh chủng và các cấp tương đương, những người phụ trách các cơ quan chiến lược hoặc các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường, các mặt trận, các hướng chiến lược, các chiến dịch; cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở phạm vi toàn quân.

          Cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược là nguồn lực quan trọng của đất nước, của Đảng và của Quân đội ta. Thực tế chứng minh rất rõ: trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược trước đây, đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổ quốc, Đảng và nhân dân giao phó. Bằng năng lực trí tuệ sắc sảo với phong cách tư duy khoa học, phương pháp làm việc tận tụy và phong cách công tác mẫn cán, đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược đã có những cống hiến to lớn trong việc hoạch định Đường lối chính trị, quân sự của Đảng và là người trực tiếp tổ chức, chiến đấu trên mọi chiến trường. Chiến công của quân đội ta và của đội ngũ cán bộ tài năng ấy đã chiếm trọn niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân, được bạn bè quốc tế kính trọng và kẻ thù nể phục.

          Để việc học tập phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong điều kiện mới đạt kết quả, xứng đáng và ngang tầm nhiệm vụ, vấn đề đầu tiên là cán bộ chiến dịch, chiến lược không ngừng phấn đấu, tích cực học tập “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”, phải thường xuyên rèn luyện liên tục, từ đó tạo sự đổi mới phong cách tư duy, phong cách làm việc và phong cách công tác... của bản thân mình lên một bước mới theo hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và nhiệm vụ quân đội trong thời kỳ mới./.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Bão số 9 tàn phá các địa phương miền Trung

 

"Bão số 9 là cơn bão đặc biệt. Nhiệm vụ trọng yếu là bảo vệ an toàn cho dân" - ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - nhấn mạnh