Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

TỔNG THỐNG PUTIN: "TÔI VẪN THÍCH Ý TƯỞNG CỘNG SẢN VÀ CHƯA HỀ BỎ THẺ ĐẢNG VIÊN"!

         Theo TTXVN trong một lần phát biểu tại diễn đàn liên khu vực do Mặt trận Nhân dân toàn Nga tổ chức, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin bày tỏ:
“Như các bạn biết, như hàng triệu công dân Liên Xô khác, cùng với hơn 20 triệu người, tôi cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô. Không chỉ là đảng viên, tôi còn có quãng thời gian 20 năm làm việc cho KGB… được xem là đội vũ trang của đảng”.

“Không như nhiều người khác, tôi đã chỉ là một thành viên bình thường trong đảng, và cũng không như nhiều người khác, TÔI KHÔNG VỨT BỎ THẺ ĐẢNG CỦA MÌNH, KHÔNG ĐỐT NÓ ĐI. BÂY GIỜ TÔI KHÔNG MUỐN PHÁN XÉT BẤT CỨ AI…” – Tổng thống Nga nhấn mạnh.

“Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ, nhưng thẻ đảng của tôi hiện tại tôi vẫn đang giữ bên người. Tôi đã và vẫn còn yêu thích những tư tưởng XHCN. Nếu chúng ta nhìn vào Bộ luật của người xây dựng XHCN vốn từng được vận hành rộng khắp dưới thời Liên bang Xô Viết, thì nó gần giống như KINH THÁNH. Đây không phải là lời nói bông đùa, thực sự là có sự gần gũi với Kinh thánh” – nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, đồng thời cho biết thêm, Bộ luật kia nêu lên những ý tưởng hết sức tốt đẹp, đó là bình đẳng, tương ái và hạnh phúc.

Tạp chí Hội Dầu khí Việt Nam dẫn bài Hãng tin Nga – Sputink, còn khẳng định thêm:

Đây không phải là lần đầu Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết yêu thích tư tưởng Cộng sản. Trong thông điệp liên bang năm 2000, ông nói:

“Nền dân chủ Tư sản cũng không phải là nền dân chủ tốt nhất. Trong khi chưa có nền dân chủ nào tốt hơn, thì phải đoàn kết toàn Nga”.

Và trả lời phóng viên, vì sao rời bỏ đảng Cộng sản, ông khẳng định: “Không, tôi không rời bỏ Đảng Cộng sản, chỉ có đảng tự giải thể, bằng chứng là thẻ đảng của tôi còn trong ngăn kéo”.

Sau khi người tiền nhiệm Boris Yeltsin bỏ bài quốc ca Liên Xô và thay vào đó bằng một bản nhạc của nhà soạn nhạc thế kỷ 19 Mikhail Glinka, khi lên nắm quyền, Putin ra sắc lệnh lấy ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga 7/11/1917 làm ngày Đoàn kết Dân tộc hàng năm, đồng thời ra sắc lệnh (sau đó được Quốc hội thông qua) lấy bản nhạc Quốc ca Liên xô với lời ca mới làm Quốc ca CHLB Nga.

Vladimir Putin mô tả quyết định đặt nhạc quốc ca Liên Xô bên cạnh các biểu tượng khác như là cách bày tỏ sự kính trọng đối với các vinh quang quân sự, văn hóa, khoa học các giai đoạn khác nhau trong lịch sử Nga. – bài báo đưa tin.

Và cuối cùng, bài báo kết luận: “Có thể nói trong sâu thẳm, Putin vẫn là người Cộng sản"./.
Yêu nước ST.

NHỮNG LUẬN ĐIỆU TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC VỀ CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VIỆT NAM

 Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch xác định lĩnh vực chính sách quốc phòng và lực lượng vũ trang là một trong những mục tiêu trọng yếu phải tập trung phá hoại, làm suy yếu. Tham vọng ngông cuồng và ảo tưởng của họ là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lĩnh vực chính sách quốc phòng và lực lượng vũ trang. “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang xa rời mục tiêu, lý tưởng, mất phương hướng chính trị, không thực hiện đúng chức năng,... luôn là mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch. Vì thế, chúng tập trung phá hoại bằng nhiều thủ đoạn hết sức đa dạng, tinh vi và thâm độc, trong đó, thông tin xuyên tạc về lĩnh vực chính sách quốc phòng, mà trọng điểm là quân đội và công an đang được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để thực hiện mưu đồ trên.

Những thông tin và luận điệu xuyên tạc liên quan đến lĩnh vực chính sách quốc phòng mà các thế lục thù địch tung ra hoàn toàn là những thông tin vu khống, bịa đặt, không đúng sự thật về tình hình chính sách quốc phòng của đất nước. Đó là những thông tin không có căn cứ khoa học, thực tiễn, hoặc là những thông tin, luận điệu dựa trên những sự kiện chính sách quốc phòng có thật, đã và đang diễn ra nhưng được lập luận theo lối xảo trá, “đánh lận con đen”, thêu dệt, thổi phồng một cách vụng về, nhằm xuyên tạc bản chất, hướng người nghe, người đọc đến những suy diễn tiêu cực, kích động người tiếp nhận thông tin tiến hành các hoạt động biểu tình, chống phá gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội.

Nội dung thông tin và luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực chính sách quốc phòng hiện nay hết sức đa dạng, với nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng không khó nhận diện. Chủ yếu vẫn là: đòi “phi chính trị hóa” Quân đội và Công an, phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang và sự nghiệp quốc phòng, an ninh; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng về công tác quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nhất là “thế trận lòng dân”; xuyên tạc mục đích của các hợp đồng mua bán vũ khí, trang bị cho Quân đội và Công an, quy kết rằng: Việt Nam tăng cường tiềm lực chính sách quốc phòng để chống lại một nước thứ ba, khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực; xuyên tạc mục đích các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta tới các nước và nguyên thủ các nước tới thăm Việt Nam, nhất là chuyến thăm tới các nước lớn; xuyên tạc, bóp méo tình hình khiếu kiện, mất ổn định và cách giải quyết của lãnh đạo, chính quyền ở một số địa phương; xuyên tạc lịch sử và thực trạng tình hình biên giới, hiện trạng trên biển. Thậm chí, chúng còn dàn dựng những tình huống va chạm với cảnh sát giao thông để quay phim, chụp ảnh rồi tuyên truyền xuyên tạc bản chất sự việc. Chúng đặc biệt chú ý đến trạng thái tâm lý của quân và dân ta, của dư luận xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội và Công an; đặt lợi ích kinh tế đối lập với lợi ích chính sách quốc phòng; đối lập giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm phủ định vai trò của quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, v.v. Không khó để nhận thấy lực lượng tiến hành các hoạt động thông tin và đưa ra những luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực chính sách quốc phòng gồm cả những đối tượng phản động trong nước và ngoài nước, những kẻ cơ hội chính trị, thành phần bất mãn với chế độ, những kẻ ham lợi ích vật chất, bị thế lực thù địch móc nối, mua chuộc, dụ dỗ. Bên cạnh đó, cũng có một số người do kém hiểu biết, bị thiếu thông tin chính thống hoặc người có hiểu biết nhưng bàng quan và thiếu ý thức chính trị đã có những hành động, phát ngôn không đúng, vô tình tiếp tay tuyên truyền cho các thế lực thù địch, phản động.

Để thực hiện các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền thống, hiện nay chúng triệt để lợi dụng in-tơ-nét với các trang mạng của một số đài nước ngoài phát tiếng Việt, đặc biệt là Facebook và Blog (với khả năng siêu kết nối, Facebook đang là lựa chọn số một cho hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc của chúng). Đối tượng chúng hướng đến để tuyên truyền những thông tin, luận điệu xuyên tạc là các tầng lớp nhân dân, nhưng trọng tâm, trọng điểm là giới trẻ (thanh niên, học sinh, sinh viên) nhằm tạo lập lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Các hoạt động thông tin và luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực chính sách quốc phòng được tiến hành ở mọi thời điểm, nhưng cường độ cao và quyết liệt nhất vẫn là vào các ngày lễ lớn của dân tộc, khi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại chính sách quốc phòng, hoặc khi tình hình an ninh, chính trị - xã hội, tình hình biên giới, biển, đảo có những diễn biến phức tạp, nhạy cảm.

Mục đích của những thông tin và luận điệu xuyên tạc đó là làm xấu hình ảnh của Quân đội và Công an trước nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm tạo ra sự nghi ngờ, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo, cách thức giải quyết sự việc liên quan đến chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, truyền bá tư tưởng, đạo đức, lối sống phương Tây vào Quân đội, Công an, làm cho cán bộ, chiến sĩ mơ hồ, lơi lỏng nhiệm vụ, rơi vào lối sống thực dụng, từng bước tác động nhằm làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồˮ. Cùng với các hoạt động khác, mục tiêu cuối cùng của chúng là phủ định sự lãnh đạo của Đảng ta đối với Quân đội và Công an, vô hiệu hóa Quân đội, Công an khi đất nước có biến động. Đó là những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch cần đấu tranh, loại bỏ.

THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUÂN ĐỘI VÀ HÌNH ẢNH “BỘ ĐỘI CỤ HỒˮ CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG

 Trong sốt thời gian qua, các thế lực phản động đã phát tán nhiều tin bài suy diễn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của Lực lượng 47, việc lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng; coi đó là “phương thức để xiết chặt những tiếng nói chỉ trích trên mạng, đàn áp những ý kiến bất đồng”; là “chiến trường” để các “chiến sĩ” của “đảng ta” tuyên chiến, xung trận đối đầu với đại khối nhân dân”; “đảng bán nước đã thực sự dốc toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến giữa dối trá và sự thật, giữa chính nghĩa và gian tà, giữa độc tài và tự do, giữa lòng ái quốc và nô lệ ngoại bang”. Chúng hạ nhục, thách đấu Lực lượng 47: “Thử coi: Ai thắng ai?”.

Chúng chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất nội bộ Đảng, Nhà nước, Quân đội; kích động Quân đội: “Trong hình ảnh vô cùng hỗn độn, nhơ nhớp rất ghê tởm của đảng cộng sản hiện nay không lẽ trong hơn 4 triệu 5 trăm ngàn đảng viên không ai còn có tinh thần dân tộc? Nhân vật cao cấp nào trong đảng hiện nay, nhóm nào trong guồng máy cầm quyền quân đội hiện hành có can đảm làm một cuộc cách mạng để nắm quyền lãnh đạo lâm thời?”. Chúng chia rẽ Quân đội với Công an: “Quân đội là lực lượng duy nhất có trách nhiệm bảo vệ đất nước đang bị lép vế dần trước những uy quyền, đặc cách của công an”; vu cáo “Các sĩ quan cao cấp trong quân đội chỉ chăm chăm lo chuyện làm giàu”; “bảo vệ đất nước ư??? Đừng mong gì đến chuyện đó”,…

Nhân 30 năm sự kiện Gạc Ma (14/3), chúng kích động cán bộ, chiến sĩ quân đội: “các anh đã thấy rõ bản chất phản bội, dối trá lừa đảo của bọn lãnh đạo CS, có xứng đáng để các anh thề sống - thề chết trung thành hay không?”; và kêu gọi: “Các anh lính của QĐND hãy chọn đi, chỉ có một trong hai đường: Một là: Chọn lựa vẫn tiếp tục sống hèn rồi chết nhục: Hai là: Chọn lựa sống là dân Việt và chết vì dân Việt”; “các anh phải nhắm thẳng quân thù “bán nước hại dân” mà bắn, và đó chính là ĐCS. Phải dẹp tan CS để mở con đường sống cho cả dân tộc”. 

Lợi dụng Quốc hội bàn về Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế, chúng chế, phát tán ảnh người chiến sĩ mang quân hàm Trung sĩ khẩu hiệu “Cho thuê đất 99 năm là mất nước! Tôi phản đối!”; Chúng còn giả danh quân nhân, học viên các trường quân đội hay mang quân hàm sĩ quan tham gia vào các cuộc biểu tình. Chúng phán tán Thư ngỏ: “Quân Đội Nhân Dân hãy đứng ra cứu nước”; có nội dung kích động quaan đội: “không cam tâm chấp nhận Quân đội là một bộ phận của ngoại bang (Trung Quốc)”. Và “Yêu cầu Quân đội, Công an bảo vệ người dân biểu tình”; “quay nòng súng sẽ cứu tất cả: cứu chính bạn, cứu người thân của bạn, cứu dân tộc, cứu đất nước”.

Chúng phát tán “Thỉnh nguyện thư xin ứng cử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Thề quyết tử với giặc Tàu giữ yên bờ cõi Việt Nam”; chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, kích động tư tưởng chống Trung Quốc và xuyên tạc khả năng bảo đảm quốc phòng của Quân đội; nói xấu các tướng lĩnh; đồng thời tuyên bố “bản thân có khả năng làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam”.

Lợi dụng việc máy bay Su-22U rơi, vụ án “Út Trọc” - Đinh Ngọc Hệ và các sĩ quan Quân chủng PK-KQ, chúng xuyên tạc, vu khống Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng “áp dụng triệt để “tam không” (không nghe, không thấy, không nói)”; dùng “bí mật quốc phòng” để khoác lên tất cả các thương vụ mua sắm phương tiện quân sự”. Chúng bịa đặt “có sự bao che của các lãnh đạo quân đội và chính quyền tỉnh Bình Dương”; xuyên tạc truyền thống tốt đẹp, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, gây tâm lý lo ngại, làm giảm sút niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với Quân đội

Nhận diện những thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt đó của các thế lực thù địch, mỗi cán bộ chiến sĩ cần cảnh giác hơn nữa, tích cực hơn nữa trong công tác đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu của chúng ta.

 

 

NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, ĐẤU TRANH VỚI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI

 Trong bối cảnh hiện nay, khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại tìm cách đưa ra những luận điệu sai trái, ngụy tạo để xuyên tạc, kích động chống phá. Số tổ chức, đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã tự gán cái mác “học giả”, “nhà phản biện” hay nhân danh “những người Việt Nam yêu nước”, “bảo vệ chủ quyền biển, đảo” để đả phá, cho rằng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về biển, đảo hiện nay đã lỗi thời, không còn phù hợp, từ đó đả kích rằng Việt Nam nếu tiếp tục giữ lập trường như hiện nay “sẽ không giữ được chủ quyền biển, đảo”! Các thủ đoạn lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để chống phá đó là:

Những năm qua, tại Biển Đông xảy ra một số vụ việc phức tạp, có lúc diễn biến căng thẳng, trong đó có các hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo như: Vụ việc tàu Viking 02 và tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp năm 2011 và 2012; vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông năm 2014; sự kiện tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam Biển Đông của Việt Nam (từ ngày 4/7/2019 đến ngày 24/10/2019); các hoạt động tập trận trên Biển Đông tại một số thời điểm… Những sự việc này được các tổ chức, đối tượng phản động triệt để khai thác, nhào nặn, biến tấu thành những luận điệu xảo trá, vu cáo như “Việt Nam nhu nhược, hèn nhát”, “chính quyền Việt Nam làm ngơ về Biển Đông”… Không những thế, các thế lực xấu còn vẽ ra “thuyết âm mưu” khi cho rằng Việt Nam cần phải liên minh quân sự với những nước lớn có thực lực kinh tế, quốc phòng - an ninh mạnh thì mới đủ sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Đặc biệt, thông qua chiến lược xoay trục, đổi chiều sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, việc Mỹ tăng cường hợp tác với các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng tầm ảnh hưởng đối với khu vực Biển Đông cũng như duy trì thế cân bằng quyền lực của Mỹ tại vùng biển này… cũng trở thành chủ đề mà các thế lực thù địch vin vào để đả phá, công kích. Nhiều bài viết phê phán rằng, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” là “tự trói mình” vì tiềm lực kinh tế, quốc phòng - an ninh Việt Nam hiện nay là quá yếu, không thể ba không, bốn không mà xoay xở được; từ đó họ vẽ ra một viễn cảnh cần phải liên minh với Mỹ thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo và bảo vệ được lợi ích quốc gia - dân tộc…

Các tổ chức, đối tượng phản động lợi dụng những diễn biến phức tạp tại Biển Đông cũng như đường lối đối ngoại, hướng giải quyết các vụ việc của Việt Nam để tìm cách chế nhạo, tái diễn nhiều chiêu trò, luận điệu xuyên tạc, suy diễn, xem đó là “ngòi nổ” để phá hoại sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Đồng thời đưa ra các bài viết lấy danh nghĩa “phân tích khoa học” để nhằm kích động việc “chọn phe” trong các quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cổ súy tư tưởng bài trừ nước này, theo nước kia; cho rằng lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần phải vì phe này, phe kia để chủ quyền biển, đảo không bị xâm lấn… Một số bài viết lợi dụng vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo để quy kết rằng, khi đất nước chỉ có một đảng thì không đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ đó hướng lái tư tưởng đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Mặt khác, qua thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng, Nhà nước, trong đó có việc hỗ trợ ngư dân bám biển, nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng bằng lối tư duy thù địch, chống phá, số đối tượng phản động lại đưa ra những lời lẽ hết sức vô lý, cho rằng “chỉ có ngư dân bảo vệ biển, không thấy chính quyền đâu”; vu cáo chính quyền “chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, không lo bảo vệ biển, đảo, không lo cho dân”. Họ vin vào tình hình ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản ở vùng biển của quốc gia khác, bị lực lượng bảo vệ pháp luật của các nước bắt giữ, xử lý để gieo rắc luận điệu “ngư dân bị bỏ rơi”! Một số bài viết lợi dụng tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển diễn biến phức tạp; việc các tàu công vụ của nước ngoài tiếp tục có hành vi xua đuổi, khống chế, thu giữ hải sản và ngư cụ của các tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường ở ngoài khơi Biển Đông để đưa ra đánh giá phiến diện “lực lượng chuyên tránh thực thi pháp luật trên biển làm ngơ, không hoàn thành nhiệm vụ”.

Các đối tượng còn tiến hành phỏng vấn số chống đối, bất mãn gắn với cái mác là các “chuyên gia”, “nhà hoạch định” để đưa ra những so sánh khập khiễng, đánh giá sai lệch về năng lực, khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, kích động việc “sử dụng vũ lực” của lực lượng vũ trang trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo; họ cho rằng trước những hành động gây hấn, xâm chiếm biển, đảo Tổ quốc, nếu không nổ súng là “nhu nhược, hèn nhát”! Nguy hiểm hơn, các thế lực bên ngoài chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí hoạt động; các đối tượng trong nước tích cực tập hợp lực lượng, thu thập tin tức để cung cấp cho bên ngoài tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc về tình hình Biển Đông và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo, các đối tượng chống phá thông qua các tài khoản mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc chống phá từ bên ngoài, tạo dựng lực lượng chống đối từ bên trong theo kiểu “nội công, ngoại kích” hòng gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta.

Từ những thủ đoạn lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để chống phá chúng ta cần nhận thức rõ về đường lối, chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, đó là: Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành chủ quyền quốc gia, cửa ngõ giao lưu quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ biển, đảo chính là bảo vệ một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững chủ quyền biển, đảo sẽ góp phần giữ vững chủ quyền của đất nước. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là điều kiện, nội dung giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của Tổ quốc. Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, do đó cần kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thực tế cho thấy, mỗi khi chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông bị xâm phạm, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng các biện pháp hòa bình, đó là thông qua các diễn đàn, các cuộc gặp gỡ trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao... Điều này đã được nêu rõ trong các nghị quyết của Đảng và được chứng minh qua việc giải quyết vấn đề Biển Đông của Việt Nam, với tinh thần thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982); kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động, tích cực giải quyết từng bước những tồn tại về biên giới lãnh thổ trên biển và đất liền với các nước liên quan nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác, góp phần củng cố hoà bình, an ninh khu vực, đồng thời tăng cường thế và lực của đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam đã ký nhiều văn bản với các nước liên quan đến biển, đảo. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, phục vụ nhiệm vụ tập trung phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, nâng tầm vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chính sách quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược. Chúng ta không đi với nước này để chống lại nước kia; không thụ động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước lớn nào, nhất là tránh việc trở thành con bài trong tay các nước lớn. Chúng ta thực hiện đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển.

Do đó, cần nhận diện, đấu tranh với những chiêu trò suy diễn, phê phán đường lối đối ngoại, đường lối bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, đòi hỏi phải “chọn phe” để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Chúng ta quán triệt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong giải quyết vấn đề biển, đảo, trong đó chủ quyền biển, đảo là bất biến, sách lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo thì mềm dẻo, linh hoạt; chủ động ứng phó với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sự biến động phức tạp của tình hình…

Những quan điểm trên chính là căn cứ chính trị, pháp lý quan trọng để chúng ta cần kiên trì, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Mục đích của việc đấu tranh này là làm cho nhân dân Việt Nam hiểu rõ về lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền biển, đảo; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay; góp phần làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG ĐỀ NGHỊ TIẾP NHẬN VỐN NƯỚC NGOÀI ĐỂ LỪA ĐẢO

 Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; khó khăn về vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp trong nước…, một số đối tượng tiếp tục sử dụng chiêu trò tiếp nhận vốn từ nước ngoài để lừa đảo cá nhân, doanh nghiệp trong nước. Một trong số đó, phải kể đến trường hợp của Nguyễn Quốc Long, Lê Nguyên Thành, sáng lập viên, đại diện pháp luật Công ty cổ phần (CP) Di sản quốc tế Hồ Tràm; tổ chức tự xưng “Hội đoàn xử lý di sản tài chính quốc tế”... Thời gian trước đây, Nguyễn Quốc Long, Lê Nguyên Thành thành lập và liên tục sử dụng pháp nhân Công ty CP quốc tế Hồ Tràm lập nhiều bộ “hồ sơ”, “tờ trình” đề nghị được tiếp nhận nguồn vốn của “Hội đoàn xử lý di sản tài chính quốc tế”. Sau khi bị các Cơ quan chức năng đề nghị giải thể pháp nhân Công ty CP Quốc tế Hồ Tràm do không đáp ứng đúng các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động, các cá nhân này tiếp tục thành lập Công ty CP Di sản quốc tế Hồ Tràm và có các hoạt động tương tự. Vừa qua, khi các cơ quan chức năng yêu cầu giải thể Công ty CP Di sản quốc tế Hồ Tràm theo quy định của pháp luật, đã xuất hiện đơn của một doanh nghiệp đề nghị không cho giải thể do bị các đối tượng này lừa đảo. Đáng chú ý, Lê Nguyên Thành còn sử dụng trang Facebook Đặc khu kinh tế - biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa đăng tải các thông tin không có thật là các “tờ trình”, “đơn đề nghị” liên quan đến “Hội đoàn xử lý di sản tài chính quốc tế” có thể gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam.

Trường hợp thứ hai là Đỗ Phú Phong và các doanh nghiệp liên quan. Đỗ Phú Phong (SN 1974, HKTT tại số 80/3 Lê Văn Thọ, phường 8, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) tham gia thành lập, đại diện pháp luật của Công ty TNHH Đầu tư tài chính Asian Tradebank và Công ty TNHH Xây dựng thương mại dịch vụ Hồng Ngọc đều có trụ sở tại phường 8, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Đỗ Phú Phong còn có tên trong danh sách sáng lập viên, giữ chức vụ Phó Giám đốc một doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre và một số doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp này cũng có “đơn”, “tờ trình” đề nghị tiếp nhận vốn từ nước ngoài… Đáng chú ý, có tài liệu cho thấy Đỗ Phú Phong, với tư cách đại diện pháp luật Công ty TNHH Xây dựng thương mại dịch vụ Hồng Ngọc đã ký kết hợp đồng chuyển giao nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho Nguyễn Quốc Long, nhóm Công ty CP Quốc tế Hồ Tràm, Công ty CP Di sản quốc tế Hồ Tràm. Đỗ Phú Phong đã bị Cơ quan CSĐT - Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố với vai trò đồng phạm giúp sức trong vụ án Nguyễn Minh Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư tài chính Rolex, Chủ tịch HĐTV Công ty Đầu tư tài chính HCT; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu TFF, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 2 doanh nghiệp qua hình thức tiếp nhận vốn nước ngoài và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát đề nghị truy tố tháng 9/2021. Quá trình điều tra cho thấy, mặc dù không hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng Nguyễn Minh Hiệp vẫn thành lập nhiều công ty, với mục đích sử dụng pháp nhân để tạo vỏ bọc khi tiếp xúc, đàm phán hợp tác với đối tác. Biết ông T.S.H. và ông P.H.N. đang cần nguồn vốn lớn để kinh doanh, Hiệp tự nhận được sở hữu tài sản, di sản thừa kế “khủng” tại các tổ chức tài chính quốc tế.

Để che đậy lời nói dối, Hiệp đưa ra các giấy tờ giả gồm: hối phiếu (Bankdraft), giấy chứng nhận sở hữu tài sản, di sản thừa kế có giá trị từ hàng triệu đến hàng tỷ USD, các hình ảnh số lượng lớn tiền USD; đồng thời thông tin gian dối rằng có mối quan hệ với các cán bộ cấp cao trong cơ quan Nhà nước. Tin tưởng Hiệp có khả năng tài chính lớn, có thể đầu tư vào dự án mà doanh nghiệp của mình đang thực hiện, ông H., ông N. ký kết các hợp đồng hợp tác đầu tư, thỏa thuận kinh doanh với Hiệp, chuyển giao khoản chi phí mở cổng thanh toán quốc tế để chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam tổng cộng hơn 10,8 tỷ đồng. Quá thời hạn nhưng Hiệp không chuyển tiền để hợp tác kinh doanh, không mở chứng thư bảo lãnh tại ngân hàng như đã cam kết, ông H và ông N biết bị Hiệp lừa đảo nên làm đơn tố cáo gửi cơ quan Công an. Lúc này, Hiệp mới trả lại 1,5 tỷ đồng cho ông H. và gần 3,4 tỷ đồng cho ông N. Hiện, Hiệp vẫn còn chiếm đoạt gần 5,9 tỷ đồng của ông H. Theo nhận định của cơ quan điều tra, hành vi phạm tội của Hiệp đã hoàn thành, việc Hiệp khắc phục hậu quả, trả tiền cho người bị hại chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ. Vì vậy, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh truy tố Nguyễn Minh Hiệp về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị can Võ Văn Cận Em, Đỗ Phú Phong tham gia trong vụ án với vai trò đồng phạm giúp sức. Theo chỉ đạo của Hiệp, Võ Văn Cận Em nhiều lần sử dụng tài khoản cá nhân của mình nhận từ ông H. tổng cộng hơn 6,5 tỷ đồng, rồi chuyển cho Hiệp sử dụng vào mục đích cá nhân chứ không để giải quyết công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết. Đỗ Phú Phong cung cấp cho Nguyễn Minh Hiệp bộ hồ sơ “chứng nhận sở hữu di sản” giả mạo, nội dung ghi nhận Hiệp sở hữu 5.000 tấn vàng, trị giá 10 tỷ USD, tại một ngân hàng ở Mỹ. Phong cũng giúp Hiệp làm giả bản hối phiếu của một ngân hàng, ghi nhận doanh nghiệp phía ông H. đã được cấp vốn với số tiền 100 triệu USD.

Một trường hợp khác có nhiều hoạt động nghi vấn phải kể đến là Nguyễn Văn Tân (SN 12/5/1971, HKTT tại số 10/2 đường Lý Quốc Bảo, phường Nhị Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Nguyễn Văn Tân đã có tiền án, tiền sự và không có nơi cư trú ổn định. Nguyễn Văn Tân tham gia thành lập, đại diện pháp luật của Công ty CP Tài chính quốc tế nhân đạo An Sinh toàn cầu An Phát - HT, Công ty CP Thương mại quốc tế An Sinh toàn cầu An Phát - TP, Công ty CP Tài chính quốc tế nhân đạo An Sinh toàn cầu địa mẫu Hồ Chí Minh (Hải Dương) và Công ty TNHH Thương mại tài chính quốc tế Hoàng Gia vạn quốc bảo thông Bank toàn cầu (Hà Nội). Qua xác minh, từ năm 2018 đến nay, Nguyễn Văn Tân đã nhiều lần sử dụng các pháp nhân nêu trên để gửi đơn, “tờ trình” đề nghị được tiếp nhận vốn nước ngoài, di sản tài chính… đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành để đề nghị được tiếp nhận các nguồn vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên, qua phối hợp với các cơ quan chức năng, Cục An ninh Kinh tế đã làm rõ một số nội dung: các hồ sơ đề nghị tiếp nhận vốn từ nước ngoài đều không đúng quy định của pháp luật, các dự án không có thật, không có giấy tờ pháp lý của đối tác nước ngoài cũng như nguồn vốn từ nước ngoài, tài khoản của các doanh nghiệp không có tiền từ nước ngoài chuyển về như thông tin trên các chứng từ ngân hàng do Tân gửi kèm theo hồ sơ… Thậm chí, tên, số tài khoản của đối tác nước ngoài cũng không tồn tại trên hệ thống của một ngân hàng ở Đức và được ghi nhận xuất hiện nhiều lần trên các bộ chứng từ được thông báo là giả mạo…

Từ những thủ đoạn lừa đảo nêu trên, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước cần cảnh giác với thủ đoạn hoạt động nghi vấn liên quan đến lừa đảo qua hình thức tiếp nhận vốn nước ngoài của các đối tượng, không để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, hoặc chính bản thân sẽ bị vướng vào vòng lao lý. Trong trường hợp bị các đối tượng lừa đảo, cần thông báo đến cơ quan Công an để được hướng dẫn.

KHÔNG THỂ BẺ CONG LỊCH SỬ

 Đã gần 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tới nay vẫn còn có những ý kiến sai lệch, xuyên tạc lịch sử. Họ cố tình khoét sâu những vết thương chiến tranh, chia rẽ dân tộc, đưa ra các luận điệu bẻ cong lịch sử bởi những động cơ, ý đồ xấu, những mưu đồ lợi ích của bản thân và các nhóm chống đối. Hành động này không chỉ là việc xét lại lịch sử mà còn là sự phá hoại tương lai. Mỗi dịp tháng tư về, một số cá nhân, nhóm người Việt Nam ở nước ngoài lại đưa ra những cụm từ cũ rích, cố tình tô vẽ lại những quan điểm sai lầm như “tháng tư là tháng “vo gạo bằng nước mắt”, “mùa quốc hận - tháng tư đen”, hoặc đòi vinh danh chế độ tay sai “Việt Nam Cộng hòa”, thậm chí là đòi chia đôi lại đất nước giống như trước 1975. Một số đối tượng đưa lên mạng xã hội những quan điểm sai trái, coi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta “thực chất chỉ là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên không có gì đáng tự hào”. Đáng nói, một số người dù đã được nhân dân nuôi dưỡng, trải qua những năm tháng chiến tranh, giờ đây khi đã nghỉ hưu thì tự cho mình là người có quan điểm “cấp tiến”, tùy tiện phán xét quá khứ, cho rằng kỷ niệm ngày chiến thắng không phải là một việc “tử tế”. Tất cả những việc làm đó hướng đến mục đích làm sai lệch lịch sử, đối tượng hướng đến là giới trẻ, những người sinh ra sau ngày 30/4/1975 vốn không phải trải qua những năm tháng chiến tranh đau thương, mất mát để thấu hiểu ý nghĩa của độc lập, thống nhất và hòa bình.

 Ý đồ những luận điệu sai trái này nhằm mang đến cách nhìn lệch lạc, cho rằng chiến thắng 30/4/1975 và sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta ròng rã mấy thập kỷ là cái giá phải trả quá đắt, là một sai lầm, làm cho dân tộc đau thương, chậm phát triển đất nước. Từ đó, các đối tượng hướng lái vấn đề, quy trách nhiệm cho Đảng ta, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn. Đây là một nhận thức phi lịch sử, muốn phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta, đồng thời phủ nhận cả lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và kiên trì xây dựng. Cách nhìn của các đối tượng xấu muốn đánh đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa mục đích, tính chất, bản chất sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn với hình thức chính thể “Việt Nam cộng hòa” trong cơn bão táp cách mạng giải phóng miền Nam 30/4/1975 là bằng chứng rõ ràng về sự phá sản, thất bại của chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa đế quốc. Đó là sự phá sản, thất bại của các thế lực xâm lược bên ngoài hòng áp đặt ách thống trị, nô dịch, áp bức, bóc lột nhân dân ta ở miền Nam, được ngụy trang và biện minh bằng những lời lẽ tốt đẹp, những “học thuyết” và “chính sách” tô vẽ cho dân chủ, tự do, cho tiến bộ và phát triển đầy giả dối theo hệ giá trị của Mỹ.

Đã có rất nhiều tiếng nói từ những người ở phía bên kia chiến tuyến sau này thừa nhận sai lầm của họ và ghi nhận chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam cũng như chiến công của những người cộng sản. Tướng Nguyễn Hữu Có, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam cộng hòa, sau này trả lời phỏng vấn báo chí đã nói: “Chiến thắng 30/4 rất vĩ đại, là chiến thắng của sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam... Không còn chiến tranh, không còn bom rơi đạn nổ trên quê hương mình là điều lớn nhất mà việc kết thúc chiến tranh mang lại”. Ngay cựu Thủ tướng Việt Nam cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ khi nhận xét về việc một số người gọi ngày 30/4 là “quốc hận” và đòi “phục quốc”, ông đã nói rằng: “Thống nhất xứ sở là nhiệm vụ lịch sử của mỗi một người con Việt Nam nhưng chúng tôi đã không làm được. Những người anh em phía bên kia đã làm được, phải chấp nhận đó là lịch sử và đất nước đã được thống nhất rồi. Vậy mà còn quay ra nói phục quốc? Nước Việt Nam có mất cho Tây đâu mà phục quốc?”.

Chiến thắng 30/4/1975 là sự khẳng định với toàn thể thế giới về ý chí, nghị lực, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vì độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất non sông. Khát vọng thống nhất non sông, bảo vệ chủ quyền đất nước là một sức mạnh vô song có thể giúp một dân tộc nhỏ, với tính chính nghĩa làm nên những chiến công hiển hách, vĩ đại. Quá khứ phải lùi lại, lịch sử sang trang mới. Tuy nhiên, có những sự kiện lịch sử thời gian càng lùi xa càng tỏa sáng, càng nghiền ngẫm càng nhận ra những giá trị mới mẻ, vĩ đại, càng có sức lôi cuốn, là động lực tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong các chặng đường cách mạng tiếp theo. Ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một trong những sự kiện huy hoàng như vậy. Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, thời gian càng lùi xa, chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc Việt Nam càng nổi bật tầm vóc và ý nghĩa lịch sử. Các thế hệ người Việt Nam càng cảm nhận đầy đủ, sâu sắc hơn giá trị và bài học của chiến công chói lọi này.

Nhân dân Việt Nam luôn thiết tha, yêu chuộng hòa bình, khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc, không bao giờ mong muốn chiến tranh. Nhưng vì sinh mệnh và sự tồn vong của dân tộc, cũng như nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng đối với quốc tế mà nhân dân ta, cả hai miền Nam - Bắc, tiền tuyến và hậu phương buộc phải cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Bao thế hệ ông cha đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do, để hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình, tự do, mưu cầu hạnh phúc, bạn bè quốc tế đến làm ăn, sinh sống, thăm thú trong thanh bình, cùng chung tay xây dựng một đất nước ngày càng thể hiện cơ đồ, vị thế trên trường quốc tế. Ai đó, vì bất cứ lý do gì, có tư tưởng lệch lạc, có hành vi gây mất ổn định, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là có tội với đất nước, với anh linh của hàng triệu đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

RSF LẠI GIỞ TRÒ HỀ “BẢNG XẾP HẠNG TỰ DO BÁO CHÍ”

 Xuyên tạc, suy diễn về tình hình tự do báo chí ở nước ta là một chiêu trò luôn được một số tổ chức, đối tượng cực đoan, thiếu thiện chí với Việt Nam sử dụng. Một trong số đó là tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF). Ngày 3/5/2022, tổ chức RSF công bố cái gọi là “Bảng xếp hạng thường niên về tự do báo chí” xếp hạng tự do báo chí toàn cầu. Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022 do RSF công bố xếp Việt Nam ở vị trí 174 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chỉ số cụ thể của Việt Nam được nêu ra gồm chỉ số chính trị ở hạng 173, chỉ số kinh tế xếp hạng 176, chỉ số lập pháp 172, chỉ số xã hội 170 và chỉ số an ninh 170. Trong bảng xếp hạng này, RSF đã vu cáo rằng: “các phóng viên và blogger độc lập thường bị bỏ tù”. Tổ chức này còn tỏ vẻ bênh vực, cổ xúy cho một số hội nhóm, cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Việt Nam như “nhóm Báo sạch”, “Hiệp hội Nhà báo Độc lập Việt Nam”, ca ngợi những đối tượng như Phạm Thị Đoan Trang. Ngay sau khi công bố của RSF được đưa ra, một số tổ chức phản động, đối tượng cơ hội chính trị, những hãng truyền thông hải ngoại vốn định kiến với Việt Nam được dịp trích dẫn, bình luận kiểu “tát nước theo mưa”.

Đây không phải lần đầu tiên RSF đưa ra báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và có dụng ý xấu. Những luận điệu xuyên tạc của RSF thực chất là trò “bổn cũ soạn lại”, mục đính nhằm bôi đen hiện thực, vẽ ra bức tranh tối màu về tình hình tự do báo chí để đả phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, lấy Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hiệp quốc làm cơ sở để hành động. Tôn chỉ hoạt động của tổ chức này đưa ra để bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực, giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Hằng năm, vào ngày Nhân quyền thế giới, tổ chức này thường đưa ra bảng xếp hạng về tự do báo chí của các quốc gia, vùng lãnh thổ bằng cách tổng hợp các câu trả lời vào một bảng câu hỏi của RSF. Nhìn vào tôn chỉ hoạt động, cứ ngỡ RSF là một tổ chức chân chính, hoạt động vì sự tiến bộ, thúc đẩy tự do và văn minh của thế giới. Nhưng trái ngược với chủ trương của Liên hiệp quốc, nhiều năm nay, tổ chức này thường xuyên có những luận điệu sai trái, xuyên tạc tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của một số nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới cáo buộc RSF đứng đằng sau những vụ việc phức tạp, gây rối, bất ổn, kích động bạo lực. RSF tồn tại và hoạt động dựa vào một phần nguồn hỗ trợ kinh phí của một số chính giới phương Tây. Chính vì vậy, trong các bảng xếp hạng tự do báo chí hằng năm, RSF thường tuân theo sự sắp đặt một cách có chủ ý của các chính phủ quốc gia tài trợ cho tổ chức này hoạt động. Những yếu tố được tổ chức này sử dụng để đánh giá tự do của một nền báo chí thiếu tính bao trùm, không cân nhắc đến các yếu tố văn hóa, xã hội, nhận thức của từng quốc gia riêng biệt. Phần lớn những thông tin được đưa ra là không khách quan, không có hoạt động khảo sát, kiểm chứng thực chất mà đó là những đánh giá thiếu căn cứ hoặc được suy diễn, phóng đại.

Việc RSF xếp loại tự do báo chí ở Việt Nam thường dựa vào những thông tin do số tổ chức, cá nhân phản động, thù địch, cơ hội chính trị, có các hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam cung cấp. Chính vì vậy, tổ chức này tìm cách bênh vực cho những đối tượng khoác áo, mượn danh nhà báo như “nhóm Báo sạch”, “Hiệp hội Nhà báo Độc lập Việt Nam”... Họ cố ý khoác áo nhà báo, ca ngợi, tán dương cho những kẻ hoạt động chống phá Việt Nam. Những thông tin mà “Bảng xếp hạng thường niên về tự do báo chí” năm 2022 của RSF là không khách quan, sai thực tế về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chúng ta tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”.

Chúng ta thấy rõ, quyền con người, quyền công dân trên lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được Nhà nước ta bảo đảm, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và thông lệ quốc tế. Quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin là những quyền cơ bản của quyền con người, của mọi công dân. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền hưởng thụ thông tin của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoàn toàn tương thích về mặt luật định đối với các văn kiện quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Điều 11, Luật Báo chí năm 2016 chỉ rõ quyền của công dân: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận báo chí của công dân bao gồm: Quyền sáng tác tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp ý, phê phán, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức cá nhân khác. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí cũng được Luật Báo chí 2016 quy định: Không được đăng phát thông tin xuyên tạc, phủ nhận chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân... Như vậy, quyền và nghĩa vụ của công dân luôn song hành, không tách rời nhau; mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận báo chí, đồng thời đều phải có nghĩa vụ thực hiện quyền ấy trong khuôn khổ pháp luật. Tự do báo chí không thể vượt quá hạn định, không phải là tự do quá trớn, càng không phải muốn nói gì thì nói, viết gì thì viết, làm gì thì làm theo ý muốn chủ quan của chủ thể. Cũng như bất kỳ các quốc gia trên thế giới, một mặt, Nhà nước ta tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Mặt khác, không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Ở Việt Nam, không ai bị xét xử, bắt giữ chỉ vì bày tỏ chính kiến hay bảo vệ nhân quyền. Chỉ có những đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật như tung tin giả, tin xấu độc, xuyên tạc, vu cáo hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận... thì bị xử lý theo pháp luật. Rõ ràng, nội dung đánh giá của RSF vẫn tiếp tục phớt lờ thực tế về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Càng ngày, RSF càng lộ rõ bản chất định kiến với Việt Nam, cố tình phủ nhận những nỗ lực, thành tựu đạt được của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm và tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TÀ ĐẠO HIỆN NAY

 Thời gian qua, hoạt động của các tà đạo đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn hóa và tình hình an ninh, trật tự ở một số địa phương. Một số tà đạo bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động hoạt động chống chính quyền nhân dân; thuyết giảng “kinh sách” có nội dung phê phán, đi ngược lại với văn hóa truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam có hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước; có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Nhà nước ta còn quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo;... thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc...”. Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24). Đồng thời, “nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, thời gian qua, lợi dụng chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam, một số người đã đứng ra thành lập và tuyên truyền một số hình thức của tà đạo như “Long Hoa Di Lặc”, “Chân không”, “Thanh Hải Vô thượng sư”, “Hà Mòn”, “Dương Văn Mình”, “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”… Thời gian qua, hoạt động của các tà đạo đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong đó, đáng chú ý hoạt động của tà đạo “Thanh Hải Vô thượng sư”, “Pháp môn diệu âm”, “Dương Văn Mình”, “tà đạo Hà Mòn”, tà đạo “Hoàng Thiên Long”… trái với phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc; tuyên truyền mê tín dị đoan; xâm hại đến tính mạng, sức khỏe; khống chế, lừa gạt người dân để trục lợi; gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân tộc, giữa các tôn giáo, gia đình ly tán (khi bị gia đình, người thân can ngăn, đối tượng đã bỏ người thân theo tà đạo). Các tà đạo này ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội (kích động trốn vào rừng, trốn đi nước ngoài); một số tà đạo bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động hoạt động chống chính quyền nhân dân (“tà đạo Hà Mòn”)… Phần lớn các tà đạo ở nước ta có những cách hành đạo trái với văn hóa truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, nhằm mục đích gây thanh thế cá nhân, thu lợi bất chính về kinh tế. Mặt khác, gây bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của đất nước.

Chẳng hạn, để lôi kéo người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, nhằm trục lợi và thanh thế cá nhân, Dương Văn Mình, quê quán huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (đã mất 12/2021), tự xưng là “chúa giáng thế”, tuyên bố rằng: “theo y cầu nguyện, không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người già sẽ lột xác, ốm đau sẽ tự khỏi”, nơi hành lễ là “nhà đòn”, dựng ở đâu tùy thích, thờ phụng con ve sầu, chim én, cóc gỗ thay vì thờ cúng tổ tiên như trước đây”. Còn Y Gyin (sinh năm 1942, ở Sa Thầy - tỉnh Kon Tum), hành nghề cúng bái thì dựng chuyện “Đức mẹ hiển linh” trao cho sứ mệnh truyền giáo, lập ra cái gọi là “đạo Hà Mòn” lôi kéo, lừa bịp nhiều người dân thiếu hiểu biết:“Ai theo Đức mẹ thì mọi nợ nần về vật chất và tinh thần đều được xóa, kể cả nợ ngân hàng; ốm đau không cần chữa cũng khỏi bệnh; người đã theo thì không được bỏ, nếu bỏ đạo gia đình sẽ ly tán”, “Hà Mòn” mới là “tôn giáo riêng” của người DTTS ở Tây Nguyên”. Hay như các đối tượng cầm đầu tà đạo “Giê Sùa” (Hờ Chá Sùng), tà đạo “Bà Cô Dợ” (Vừ Thị Dợ) đã tuyên truyền cho một bộ phận đồng bào dân tộc Mông ở các tỉnh Tây Bắc rằng: “theo đạo “Giê sùa”, đạo “Bà Cô Dợ” khi có chiến tranh, thiên tai thì sẽ được đưa đến đất nước của Chúa sinh sống; kêu gọi người Mông phải đoàn kết để chung tay xây dựng đất nước riêng của người Mông...”. Thực chất, “Hà Mòn”, “Dương Văn Mình”, “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đều mang màu sắc của tà đạo, trái hoàn toàn với đạo lý truyền thống văn hóa dân tộc, đã bị các thế lực thù địch lợi dụng gây xáo trộn cuộc sống của người dân, gây mất an ninh, trật tự ở một số địa phương.

Từ thực tiễn hoạt động của các tà đạo trong thời gian vừa qua, có thể nhận diện các hoạt động tà đạo cũng như hoạt động bình thường khác của xã hội, mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều phải trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; nghiêm cấm bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật. Dù ở quốc gia nào, hoạt động tôn giáo đều cần phải có sự quản lý để bảo đảm hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và tuân thủ luật pháp. Không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc.

NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI LỆCH, CHỐNG PHÁ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5

 Vừa qua, lợi dụng việc Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, các đối tượng xấu đã tung ra nhiều thông tin, luận điệu sai trái, tiêu cực nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, gây phân tâm trong dư luận. Sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 10/5. Hội nghị đã tập trung nghiên cứu, đánh giá, thảo luận và quyết nghị các vấn đề quan trọng. Thứ nhất, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Thứ hai, tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thứ ba, tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thứ tư, cho ý kiến về Đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Thứ năm, thảo luận và thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC). Thứ sáu, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 và một số vấn đề quan trọng khác.

Trở thành thói quen, khi Đảng, Nhà nước Việt Nam tiến hành bất kỳ sự kiện chính trị quan trọng nào, các đối tượng chống đối lại tạo cớ xuyên tạc, chống phá. Liên quan đến Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII, các thế lực thù địch, phản động, chống đối cũng nhanh chóng “bắt sóng” để chèo lái dư luận. Một số kênh truyền thông có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam như BBC News Tiếng Việt, Đài Á châu tự do - RFA, Đài VOA… cùng các trang mạng của tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chân trời mới media đã đăng tải nhiều bài viết, thông tin, đánh giá mang tính chất xuyên tạc, hướng lái tiêu cực trong dư luận. Không chỉ dừng lại ở việc xuyên tạc nội dung hội nghị, các đối tượng này cũng tung ra những thông tin mang tính suy diễn, quy chụp liên quan đến công tác cán bộ của Đảng để gây hoang mang dư luận. Trong đó, mũi nhọn công kích được các đối tượng xấu hướng vào một số vấn đề chính là:

Thứ nhất, các đối tượng tiếp tục lợi dụng vấn đề PCTN, TC để xuyên tạc, tạo cớ chống phá. Về vấn đề này, sau khi nghiên cứu, đánh giá, thảo luận, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, 63/63 tỉnh, thành uỷ đã nhất trí chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC. Đây là tiền đề để cả nước phát huy mạnh mẽ hơn nữa những kết quả đã đạt được, đưa công tác PCTN, TC vừa lan toả về chiều rộng, vừa đi vào chiều sâu. Tại Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao về chủ trương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC, coi đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, thông qua cách đánh giá, nhìn nhận với động cơ xấu của mình, các đối tượng xấu lại rêu rao cho rằng “tham nhũng tại Việt Nam như một con virus ăn sâu vào tế bào của Đảng Cộng sản, từ trên xuống dưới”; “Việt Nam chống tham nhũng loay hoay như con kiến cành đa”?! Rõ ràng, những luận điệu này là hết sức phi lý, suy diễn vô căn cứ nhằm bôi nhọ Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cần khẳng định rõ, tham nhũng không phải là “sản phẩm riêng” của Việt Nam mà nó diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, là một vấn nạn mang tính chất toàn cầu. Điều này đã được nhìn nhận rõ trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng năm 2003: “Không còn là một vấn đề, tham nhũng là hiện tượng hiện đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế, nên hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát tham nhũng là yêu cầu cấp thiết”. Thời gian qua, công tác PCTN, TC ở Việt Nam đã được thực hiện một cách quyết liệt, đúng hướng, mang lại hiệu quả tích cực. Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC đã theo dõi, chỉ đạo khởi tố mới 4 vụ án với 23 bị can, khởi tố mới 7 bị can trong 3 vụ án, khởi tố bổ sung tội danh 4 bị can trong 2 vụ án; kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 5 vụ án/134 bị can; truy tố 3 vụ án/34 bị can; xét xử sơ thẩm 2 vụ án/14 bị cáo, xét xử phúc thẩm 1 vụ án/4 bị cáo. Trong đó, có 8 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Việc Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo PCTN, TC cấp tỉnh là thể hiện quyết tâm không khoan nhượng, bao che với tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm công tác PCTN, TC được thực hiện thông suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, giúp cho “trên dưới đồng lòng, dọc ngang sáng suốt”, đẩy lùi tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Thứ hai, lợi dụng những vi phạm, bất cập, hạn chế liên quan đến lĩnh vực đất đai để hạ bệ, bôi lem, vấy bẩn vai trò lãnh đạo của Đảng; đưa ra những quan điểm sai trái, hướng lái công tác lập pháp trong lĩnh vực đất đai. Các thế lực thù địch, chống đối, cơ hội đã bóp méo sự thật, phủ nhận những kết quả đã đạt được, thổi phồng những sai phạm trong lĩnh vực đất đai để kích động sự mâu thuẫn trong xã hội. Đài RFA rêu rao thông tin: “sáu tổ chức xã hội dân sự trong nước đồng ký tên phổ biến một kiến nghị có tên “Tuyên bố chống tham nhũng và sửa đổi Luật Đất đai””, “việc tổng kết chính sách đất đai có thể gây chú ý nhưng không tạo hiệu quả thay đổi vì cơ bản vẫn đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý”... Từ đây, họ đưa ra ý kiến rằng Việt Nam phải sửa đổi ngay Luật Đất đai và phải thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai hoặc thừa nhận chế độ đa sở hữu giống như nhiều nước khác. Thực tiễn, khi tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, quan điểm của Đảng là thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong công tác quản lý đất đai cũng như những vấn đề vướng mắc, gây bức xúc trong xã hội để đề xuất các chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai. Việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai sẽ được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành một cách kỹ lưỡng, phù hợp với định hướng phát triển đất nước. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu, làm rõ để nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện, đúng đắn về sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu; quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu, thực hiện chức năng, nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai và khi là chủ thể sử dụng đất. Thực chất, những “kiến nghị”, “đề xuất” mà các đối tượng đang tung ra như nêu trên không phải vì mục đích hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đai mà chỉ là chiêu trò để thu hẹp, tiến tới loại trừ vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai, từ đó tiến đến việc làm thay đổi bản chất xã hội, đánh chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng.

Thứ ba, các đối tượng tung ra những tin đồn thất thiệt liên quan đến công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước. Ngay từ khi Đại hội XIII được chuẩn bị và tiến hành, câu chuyện nhân sự đã được các thế lực thù địch tập trung bàn tán và lồng ghép những ý kiến, nhận định cá nhân một cách thiếu khách quan. Đến nay, khi Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII diễn ra, những thông tin đồn đoán, gán ghép về công tác nhân sự vẫn tiếp tục được các đối tượng xấu tung ra. Trên trang mạng xã hội Việt Tân, các đối tượng tiến hành cái gọi là “Khảo sát ý kiến của độc giả về tương lai chính trị của Tổng Bí thư”. Cùng với đó, một số đối tượng cơ hội chính trị cũng sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để lan truyền những thông tin, bài viết có nội dung suy diễn chủ quan liên quan đến công tác cán bộ. Về vấn đề này, cần phải hiểu rõ mọi quyết định của Đảng liên quan đến công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đều được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, thực hiện khách quan, thận trọng, theo đúng quy trình, quy định trên cơ sở bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Những thông tin đang được các đối tượng xấu rêu rao liên quan đến công tác cán bộ chỉ mang tính chất phán đoán cá nhân nhằm gây nhiễu loạn dư luận, tạo ra tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân. Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là đội ngũ cán bộ đảng viên cần có nhận thức đúng đắn, nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái, phản động nhằm phá hoại Đảng, Nhà nước ta.

KÍCH ĐỘNG KỲ THỊ DÂN TỘC - ÂM MƯU PHÁ HOẠI KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 Kỳ thị thường gắn liền với phân biệt đối xử. Kỳ thị, phân biệt đối xử là một khái niệm giao thoa giữa chính trị - văn hóa và xã hội. Kỳ thị dân tộc, chủng tộc là sự nhìn nhận, đánh giá làm giảm giá trị đối với một một dân tộc, một chủng tộc từ một quan niệm chính trị, văn hóa hoặc xã hội nào đó. Ở Việt Nam, kể từ khi bắt đầu xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị và chia cắt nước ta thành ba miền (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với những chính sách khác nhau trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và kinh tế nhằm tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa ba miền với âm mưu chia cắt vĩnh viễn. Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai cũng từng thực hiện chiến lược chia cắt lâu dài hai miền Nam, Bắc hòng tiến đến xóa bỏ chế độ xã hội XHCN và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Khi chủ nghĩa thực dân cũ và mới bị đánh đổ tại Việt Nam, tàn dư của tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử dân tộc, chủng tộc đã không còn hiện hữu nữa. Nhưng nhen nhóm sự kỳ thị dân tộc vẫn được các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động hướng đến tư tưởng dân tộc cực đoan trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hòng làm rạn nứt, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và bạo loạn, lật đổ, đưa dân tộc ta sang con đường lệ thuộc nước ngoài. Bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cho thấy, các thế lực thù địch triệt để sử dụng con bài kỳ thị chủng tộc đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan để đòi quyền dân tộc tự quyết. Các thế lực thù địch không chỉ áp dụng thủ đoạn này đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc trong vấn đề Tây Tạng, Nam Tư trong vấn đề Kosovo...

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với những đặc điểm riêng mà nhiều quốc gia khác không có. Với 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc rất khác nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như Pu Péo, Rơ-măm, Brâu... Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư. Các dân tộc Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Khác với nhiều quốc gia đa dân tộc, các dân tộc thiểu số Việt Nam không có khu vực lãnh thổ riêng mà sống xen kẽ với nhau. Trọng tâm hoạt động kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc của các thế lực thù địch hướng đến các địa bàn Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, vùng có đông đồng bào theo đạo. Để kích động, chia rẽ người Kinh với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch đã sử dụng tổ chức FULRO tuyên truyền, xuyên tạc rằng “Tây Nguyên là của người Thượng”, “đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên phải liên kết lại đuổi người Kinh về xuôi”... Ở Tây Bắc, chúng dựng lên cái gọi là “Vương quốc Mông” để làm cái cớ chia rẽ đồng bào các dân tộc anh em. Chúng vận động đồng bào người Mông về “một miền đất hứa” mọi người sẽ được “ban sức khỏe, hạnh phúc, không làm cũng có ăn, sự giàu sang và phú quý”; “những người Mông đến đây sẽ được chúa trời giáng trần cứu thế”… Từ đó, chúng lôi kéo người dân tụ tập, kích động phá rối gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Ở Tây Nam Bộ, chúng tập trung tuyên truyền tư tưởng “ly khai tự trị”, đòi thành lập “Nhà nước Khơme Campuchia Krôm độc lập”. Lợi dụng tranh chấp, khiếu kiện, những vấn đề do lịch sử để lại, vấn đề dân sinh, dân chủ để kích động, tập hợp lực lượng, móc nối lôi kéo, tạo dựng ngọn cờ, thực hiện ý đồ biểu tình, bạo loạn lật đổ; lừa bịp, xúi giục người vượt biên, gây sức ép xin tổ chức UNHCR lập trại tỵ nạn; vu cáo, xuyên tạc Việt Nam có kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, vi phạm dân chủ, nhân quyền. Âm mưu trước mắt và lâu dài của chúng nhằm gây mất ổn định chính trị để “quốc tế hóa” vấn đề “Khơme Krôm”, thành lập “Nhà nước Khơme Campuchia Krôm tự trị”...

Ngày nay, việc cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, sắc tộc đã được quy định trong nhiều điều ước quốc tế và tạo thành yếu tố quan trọng trong pháp luật của nhiều quốc gia. Trong đó, quan trọng nhất là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, có hiệu lực từ năm 1969 và đến nay đã được 170 nước trên thế giới phê chuẩn. Tại Việt Nam, với chính sách và pháp luật thể hiện tinh thần tiến bộ, bình đẳng, công bằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở cả trên bình diện quốc tế và quốc gia. Ngày 9/6/1981, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD), với bốn lần đệ trình báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc đảm nhận là cơ quan đầu mối phụ trách Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và chuẩn bị Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Công ước CERD, đặc biệt là việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số như: Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… Trong đó, nhấn mạnh đến những thành tựu trong việc đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số như: Hệ thống pháp luật, các quy định đảm bảo quyền con người, các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội...

Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch với chiêu bài kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc là rất tinh vi, thâm độc, hành động quyết liệt, trắng trợn; đối tượng đa dạng, phức tạp, mục đích không thay đổi, hậu quả khó lường. Dù những âm mưu và hành động trên đã bị phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời nhưng các thế lực thù địch không từ bỏ, vẫn luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vì vậy, các tổ chức và công dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phát huy trách nhiệm của bản thântrong phòng tránh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của chúng. Các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, góp phần xóa bỏ đi tư tưởng kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc. Đây sẽ là “bức tường” vững chắc để ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VỀ CHỦ TRƯƠNG THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC CẤP TỈNH

 Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã tán thành Tờ trình của Bộ Chính trị về chủ trương thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC). Lợi dụng sự kiện trên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc để chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thời gian qua, trên nhiều trang mạng xã hội của các tổ chức phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, các hãng truyền thông hải ngoại chống phá Việt Nam như RFA, VOA, RFI… phát tán nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), trong đó tập trung đả phá Đề án thành lập BCĐ cấp tỉnh về PCTN,TC. Các thế lực thù địch quy kết công tác PCTN “chỉ là mị dân”, ngụy biện “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam”, quy kết “tham nhũng do chế độ độc đảng cầm quyền”! Các thế lực thù địch, phản động cho rằng, chủ trương thành lập BCĐ PCTN,TC cấp tỉnh là “không cần thiết, chỉ tốn tiền của dân”, cho rằng việc làm này là “giả tạo”, vẽ ra câu chuyện “ta đánh ta”, “cộng sản thì ai cũng tham nhũng”… Mục đích các bài viết nhằm quy kết tham nhũng là “bản chất của chế độ”, từ đó kêu gọi muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi chế độ, phải đa nguyên, đa đảng, phải “xã hội dân sự”… Đây thực chất là trò chống phá kiểu “bình mới rượu cũ” của số đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Số này cố gắng vẽ ra bức tranh tối màu về công tác PCTN của Việt Nam, phớt lờ thực tế hiệu quả công tác PCTN, phủ nhận mọi cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong việc đẩy lùi vấn nạn tham nhũng; tìm cách gieo rắc tâm lý bất an, gây ra sự hoài nghi về các chủ trương, quyết sách của Đảng về PCTN, TC, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, lấy cớ kích động gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự đối lập, bất ổn từ bên trong.

Trên cơ sở Đảng ta xác định: “Tham nhũng là vấn nạn của nhiều quốc gia” và đánh giá đúng những kết quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong gần hai mươi năm qua. Từ đó, khẳng định: việc thành lập BCĐ cấp tỉnh về PCTN,TC là cần thiết, quan trọng.

Năm 2006, BCĐ Trung ương về PCTN được thành lập và được xác định là cơ quan trực thuộc Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, có chức năng chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN trong phạm vi cả nước. Năm 2007, các BCĐ PCTN cấp tỉnh được thành lập theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN (năm 2007) và Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12, ngày 27/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, hoạt động của BCĐ Trung ương về PCTN trong giai đoạn này còn một số hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Do vậy, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (năm 2012), đã quyết định tổ chức lại BCĐ về PCTN, chuyển đổi mô hình BCĐ trực thuộc Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu sang mô hình BCĐ trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu. Hội nghị cũng quyết định không tổ chức BCĐ tỉnh, thành phố về PCTN. Tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác PCTN và có trách nhiệm phối hợp với BCĐ Trung ương về PCTN khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Mục đích của sự thay đổi này nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác đấu tranh PCTN, tăng cường tính độc lập tương đối của BCĐ với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong công tác đấu tranh PCTN. Mô hình BCĐ Trung ương trực tiếp do Tổng Bí thư làm Trưởng ban đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong công tác PCTN. Điều đó thể hiện rất rõ ở nhiệm kỳ khóa XII, XIII khi số lượng vụ, việc tham nhũng, kinh tế được phát hiện, xử lý tăng lên rất nhiều. Thực tiễn hoạt động của BCĐ Trung ương là bài học kinh nghiệm quý giá để công tác PCTN,TC ở các cấp, ngành, địa phương học hỏi, làm theo. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác trong chỉ đạo PCTN được cọ xát qua thực tiễn. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo đi vào nền nếp, bài bản, khoa học. Các thành viên, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Sau khi BCĐ Trung ương về PCTN hoạt động thể hiện được tính hiệu quả, ưu việt thì có đủ lộ trình, thời gian và sự chuẩn bị nguồn lực phù hợp để thành lập BCĐ cấp tỉnh đủ mạnh, có thực quyền, trở thành “cánh tay nối dài” của BCĐ Trung ương, phục vụ đắc lực cho hoạt động PCTN, tiêu cực ở địa phương.

Tham nhũng hiện vẫn diễn biến rất phức tạp, được xem là một trong các nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Mặc dù kết quả PCTN,TC thời gian qua đạt được là rất quan trọng song công tác PCTN,TC ở nhiều ngành, địa phương chưa có sự chuyển biến rõ nét; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả; vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong đấu tranh PCTN,TC. Một số cấp ủy, tổ chức đảng quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN,TC tại địa phương đã bộc lộ bất cập, nhất là trong chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, do đó nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã đề xuất, kiến nghị thành lập BCĐ cấp tỉnh về PCTN,TC. Những tồn tại, hạn chế này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ tổ chức bộ máy các cơ quan chức năng PCTN,TC chưa thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; cơ chế chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan chức năng PCTN,TC ở địa phương chưa được tập trung, thống nhất.

Như vậy, xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, việc thành lập BCĐ cấp tỉnh về PCTN, tiêu cực là chủ trương quan trọng, cần thiết, thể hiện rõ tinh thần triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt!”. Đây là những cơ sở để phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch xung quanh vấn đề này.

 

CHIÊU THỨC CHỐNG PHÁ MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA

 SuỐT thời gian qua, bằng nhiều thủ đoạn, vừa công khai, trắng trợn, vừa ngấm ngầm hòng phá hoại, bôi nhọ, công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, nền văn hóa mới của dân tộc nhưng không mang lại kết quả, các thế lực thù địch đang có sự điều chỉnh thủ đoạn chống phá hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Chúng cho rằng, vấn đề trước tiên, cốt yếu nhất là phải xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Đồng thời, xây dựng hệ thống lý luận khác, có khả năng triệt tiêu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng một xã hội mới, theo mong ước của chúng. Như vậy, mục tiêu tiến công trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch không hề thay đổi. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, chúng đã và đang sử dụng những chiêu thức mới, tiếp cận theo hướng quan hệ “mềm dẻo”, thân thiện hơn, hợp tác toàn diện, thâm nhập sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó tác động, phá hoại nền tảng tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Trước hết, cần nhận rõ chiêu thức mới của các thế lực thù địch là, chủ động thâm nhập, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua con đường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, đối ngoại, giáo dục và đào tạo. Đây là những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, mở rộng trong quá trình hội nhập quốc tế. 

Trên lĩnh vực kinh tế, chúng âm mưu thông qua hoạt động hợp tác, đầu tư để làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng XHCN, thiết lập hệ thống và cơ cấu kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại Việt Nam; từ đó, tạo ra nền tảng vật chất, xã hội thuận lợi, hình thành nền “chính trị dân chủ” và “xã hội dân sự” kiểu phương Tây. Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị đối lập xuất hiện, công khai chống Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những tồn tại, vướng mắc trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để xuyên tạc, phủ nhận đường lối lãnh đạo, thành tựu phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, kích động tâm lý hoài nghi trong xã hội; cổ súy, tung hô việc phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, làm mất phương hướng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN, gây bất ổn về tư tưởng, xuất hiện tình thế mới về chính trị. Lợi dụng tình thế đó, chúng sẽ kích động đòi “dân chủ kinh tế”, yêu cầu Đảng, Nhà nước phát triển kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây. Đồng thời, kêu gọi “dân chủ hóa chính quyền”, từng bước cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, tạo áp lực về chính trị - xã hội, thậm chí gây bạo loạn, lật đổ, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Chúng thực hiện chính sách “thân thiện giả hiệu”, thâm nhập sâu vào hoạt động của nền kinh tế, tạo điều kiện, cơ hội tiếp cận rộng rãi với các đối tượng, tầng lớp nhân dân để xây dựng lực lượng, kích động, phá hoại nền tảng tư tưởng, thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

Cùng với âm mưu, thủ đoạn thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế, các thế lực thù địch đẩy mạnh “tiến công” trên lĩnh vực đối ngoại. Chúng chủ trương, một mặt, thông qua hoạt động ngoại giao chính thức, “ngoại giao thân thiện”, tăng cường giao lưu, trao đổi, đối thoại với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị tư bản chủ nghĩa; chủ động tiếp cận móc nối, hỗ trợ, mua chuộc, lôi kéo các đối tượng, nhất là những phần tử có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, thoái hóa, biến chất, hữu khuynh, cực đoan, thân phương Tây, tạo lực lượng nòng cốt cho “chuyển hóa” và “tự chuyển hóa” tư tưởng ngay từ bên trên, bên trong. 

Mặt khác, chúng đa dạng các kênh quan hệ để tìm kiếm cơ hội, tiếp cận sâu hơn, dùng vật chất, tiền bạc mua chuộc, làm suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên.  Trong đó, vấn đề hợp tác, giao lưu về giáo dục và đào tạo, nhất là việc đi học tập, đào tạo tại các nước tư bản của thế hệ trẻ được chúng hết sức quan tâm, bởi đây là “con đường” ngắn nhất, thuận lợi nhất để xâm nhập, tác động, chuyển hóa tư tưởng ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc học tập ở nước ngoài, chúng truyền bá các quan điểm, giá trị dân chủ tư sản, làm cho thế hệ trẻ có tư tưởng sùng ngoại, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, chỉ coi trọng giá trị vật chất, bàng quan về chính trị,... tạo mầm mống thúc đẩy dân chủ, nhân quyền tư sản, tiến tới xóa bỏ nền dân chủ và chế độ XHCN ở nước ta.

Một trong những chiêu thức vô cùng nguy hiểm mà các thế lực thù địch sử dụng hòng làm chuyển hóa, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là, thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự” theo mô thức phương Tây. Chúng núp dưới chiêu bài “dân chủ hóa”, hình thành “kênh phản biện” để cho ra đời các tổ chức đối trọng với các cơ quan, tổ chức trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, đòi giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, lợi dụng các diễn đàn tư tưởng, thông qua hoạt động hợp tác, nghiên cứu khoa học,... để tuyên truyền về “xã hội dân sự”, đề cao dân chủ tư sản, nhằm chuyển hóa lập trường, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trên cơ sở đề cao “xã hội dân sự”, các thế lực thù địch âm mưu phủ nhận học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng XHCN, về đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới; làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, xây dựng xã hội “dân chủ”, “tự do” theo kiểu phương Tây.

Để thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền tác động hướng lái truyền thông. Đây là những vấn đề rất “nhạy cảm”, luôn được chúng triệt để lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo, chống phá ta. Một số nước phương Tây còn áp đặt “dân chủ và bảo vệ nhân quyền” là yếu tố không thể thiếu trong chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế. Những năm qua, các thế lực thù địch đã dùng nhiều hình thức, biện pháp, huy động tối đa các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo trắng trợn tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và vấn đề dân tộc ở Việt Nam. Chúng đưa ra yêu sách đòi mở rộng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do lập hội để tập hợp lực lượng, kích động gây bạo loạn, dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, chúng luôn tìm mọi cách hướng lái truyền thông nhằm tác động vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật, nhất là thời điểm sửa đổi các văn bản pháp luật về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo hoặc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng,… để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước; kích động, lôi kéo, chia rẽ nội bộ, nhằm gây áp lực với Đảng, Nhà nước ta… 

Ngoài ra, các thế lực thù địch còn tăng cường hoạt động xâm nhập, móc nối, xây dựng nhân tố bên trong để tác động tư tưởng, phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện xâm lăng văn hóa để thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta.

Đây là những con đường mà các thế lực thù địch đang tìm mọi cách, bằng nhiều biện pháp tiến hành thường xuyên hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần không ngừng nâng cao cảnh giác để giữ vững môi trường hòa bình phát triển đất nước, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.

MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN TẠI HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM, KHÓA XIII

 Tại Hội nghị lần thứ năm, khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức đã được "luật hóa". Việc xử lý các hành vi tham nhũng căn cứ các quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.

Vì vậy, câu hỏi được nhiều người đặt ra, đó là làm thế nào để nhận diện "tiêu cực" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và đấu tranh với những hiện tượng đó như thế nào? Những vấn đề liên quan đến "tiêu cực" có thể được thể chế hóa, đưa vào luật hay chỉ dừng lại ở những quy định về đạo đức công vụ và các quy định những điều đảng viên không được làm?

Tiêu cực thì dễ thấy nhưng xử lý thì rất khó. Bởi như đã biết tiêu cực có nhiều mức độ. Ðôi khi chỉ cần một lời nhắc nhở, cũng đã có thể đẩy lùi tiêu cực nhưng quan trọng là lời nhắc nhở đấy là từ ai và nhắc nhở ai?

Chính vì thế, để góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh có hiệu quả với những hành vi, biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên, Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là hoàn toàn cần thiết. khi đó Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội với vai trò giám sát cần tiếp tục đổi mới hoạt động, chủ động ghi nhận, xử lý những phản ánh của nhân dân.

Khi đi vào hoạt động, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần có quy chế phù hợp để tiếp nhận và giải quyết hiệu quả những phản ánh của dư luận thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội cũng như những ý kiến trực tiếp của người dân. Cũng cần có biện pháp kiểm soát quyền lực; thực thi dân chủ, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình để bảo vệ người tố cáo, tố giác, phát hiện những biểu hiện tiêu cực trước hành vi nhũng nhiễu, đe dọa của đối tượng bị tố giác.

Chủ trương chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được người dân ủng hộ và thực tế rất nhiều người dân mong muốn được góp sức vào "cuộc chiến" này. Tin rằng với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân cùng với sự phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm đúng người, đúng việc, việc triển khai mô hình Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực tế sẽ được cụ thể hóa bằng những chương trình hành động, cách làm cụ thể, nghiêm minh với tinh thần mạnh dạn, sáng tạo, lấy thực tiễn là tiêu chuẩn kiêm nghiệm chân lý; nhằm đạt mục tiêu đúng với kỳ vọng của Ðảng, của nhân dân.