Tại Hội nghị lần thứ năm, khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền
hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà
nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức đã
được "luật hóa". Việc xử lý các hành vi tham nhũng căn cứ các quy
định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.
Vì vậy, câu hỏi được nhiều người đặt ra, đó là
làm thế nào để nhận diện "tiêu cực" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên
và đấu tranh với những hiện tượng đó như thế nào? Những vấn đề liên quan đến
"tiêu cực" có thể được thể chế hóa, đưa vào luật hay chỉ dừng lại ở
những quy định về đạo đức công vụ và các quy định những điều đảng viên không
được làm?
Tiêu cực thì dễ thấy nhưng xử lý thì rất khó.
Bởi như đã biết tiêu cực có nhiều mức độ. Ðôi khi chỉ cần một lời nhắc nhở,
cũng đã có thể đẩy lùi tiêu cực nhưng quan trọng là lời nhắc nhở đấy là từ ai
và nhắc nhở ai?
Chính vì thế, để góp phần đẩy mạnh cuộc đấu
tranh có hiệu quả với những hành vi, biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên,
Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là
hoàn toàn cần thiết. khi đó Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội
với vai trò giám sát cần tiếp tục đổi mới hoạt động, chủ động ghi nhận, xử lý
những phản ánh của nhân dân.
Khi đi vào hoạt động, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần có quy chế phù hợp để tiếp nhận và giải
quyết hiệu quả những phản ánh của dư luận thông qua Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị-xã hội cũng như những ý kiến trực tiếp của người dân. Cũng
cần có biện pháp kiểm soát quyền lực; thực thi dân chủ, công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình để bảo vệ người tố cáo, tố giác, phát hiện những biểu
hiện tiêu cực trước hành vi nhũng nhiễu, đe dọa của đối tượng bị tố giác.
Chủ trương chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng
được người dân ủng hộ và thực tế rất nhiều người dân mong muốn được góp sức vào
"cuộc chiến" này. Tin rằng với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của
quần chúng nhân dân cùng với sự phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm đúng
người, đúng việc, việc triển khai mô hình Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong thực tế sẽ được cụ thể hóa bằng những chương trình
hành động, cách làm cụ thể, nghiêm minh với tinh thần mạnh dạn, sáng tạo, lấy
thực tiễn là tiêu chuẩn kiêm nghiệm chân lý; nhằm đạt mục tiêu đúng với kỳ vọng
của Ðảng, của nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét