Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA: KIÊN QUYẾT BẢO VỆ NỀN VĂN HOÁ DÂN TỘC!

         “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.”
Hồ Chí Minh

(Báo Việt Nam độc lập số 117, ngày 01/02/1942 - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002).
Ngay trong câu nghị luận chứng minh này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chúng ta đã khẳng định rất rõ ràng; Lịch sử của Dân tộc ta dạy cho chúng ta rất nhiều bài học vô cùng quý giá như; Lòng yêu nước, ý thức Dân tộc, niềm tự hào Dân tộc. Nhưng, điểm quan trọng nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn hướng tới trong lời răn dạy này, đó chính là; Tinh thần đoàn kết của toàn Dân tộc “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Đây chính là bài học vô cùng quý giá, là chân lý trong việc bảo vệ nền độc lập-tự do của Tổ quốc. 

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước, luôn tìm đủ mọi thủ đoạn đê tiện, bỉ ổi, xuyên tạc, bóp méo lịch sử Dân tộc ta, nhằm làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng, gây hội chứng hoang mang, chia rẽ sự gắn kết bền chặt giữa nhân dân với chính quyền, làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc. Những chiêu bài này, luôn được các thế lực thù địch sử dụng như một chiêu bài hữu hiệu để đạt được mục đích, thực hiện âm mưu DBHB trên Đất nước ta. 

Lịch sử là hồn cốt của Dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó chứa đựng bản sắc văn hóa cùng truyền thống văn hóa của Dân tộc. Đây chính là sợi mắt xích cực kỳ quan trọng để đoàn kết toàn Dân tộc. Nhà nghiên cứu lịch sử người Ý Pino Tagliazucchi, cố tìm ra "một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển...", để trả lời câu hỏi "vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ?", rồi ông ta đi đến kết luận rằng; đó chính là:
“LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM, VÀ CUỘC ĐẤU TRANH VÌ ĐỘC LẬP LÀ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”

Đúng như vậy, Ông ta đã phát hiện ra “LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM” đó chính là điểm tựa, là nền tảng để hun đúc lòng yêu nước, tinh thần yêu nước, ý thức Dân tộc, tạo nên một sức mạnh vĩ đại bởi sự đoàn kết của toàn Dân tộc vì một mục đích chung đó là “CUỘC ĐẤU TRANH VÌ ĐỘC LẬP LÀ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”. 

Thế nên, ai đó cho rằng; “Việc đưa Sử thành môn học lựa chọn ở bậc THPT không ảnh hưởng đến trách nhiệm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.” Đây rõ ràng là một nhận định vô căn cứ, thiếu biện chứng, không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào để chứng minh. Không có bài học nào sâu sắc và ý nghĩa bằng những bài học được rút ra từ thực tế lịch sử. Nếu Bộ GD&ĐT xem nhẹ môn học lịch sử (Đưa lịch sử thành môn học tự chọn trong cấp THPT) thì chắc chắn sẽ là một mối họa rất lớn cho sự tồn-vong của chế độ ta.

Thưa các bạn:
Trong một STT của em Trần Văn Trọng học sinh lớp 9 THCS, đã góp ý thẳng thắn, trung thực trên trang chủ của Báo điện tử VOV Đài tiếng nói Việt Nam:
 “Theo cái nhìn của cá nhân em, là 1 học sinh lớp 9, từng đi thi học sinh giỏi sử, em cảm thấy lịch sử là môn học khi ta thực sự hiểu và đi sâu vào nó ta mới thấy học lịch sử ko hề chán,tuy nhiên cái nhìn của 1 học sinh như em ko thể là cái nhìn chung của tất cả học sinh Việt Nam. Em hiểu rằng học lịch sử với hầu hết tất cả học sinh đều rất nhàm chán, nhồi nhét kiến thức mà lại chỉ là môn phụ ko đc phụ huynh và học sinh quan tâm, cộng với đó lịch sử ko liên quan đến nhu cầu công việc của các bạn trẻ ngày nay. Chúng ta chạy theo KHKT hay kinh tế v.v mà chúng ko có bất kì liên quan gì đến lịch sử, bởi đó mà môn học này ko đc nhiều người yêu thích. Em cho rằng học sinh có quyền theo đuổi ước mơ, tham vọng về cs giàu sang, có địa vị trong XH, nên họ chán học lịch sử là lẽ điều em nghĩ có thể thông cảm. Nhưng cá nhân em lại thấy việc đưa lịch sử trở thành môn học tự chọn ko phải là 1 quyết định đúng đắn của Bộ giáo dục, bởi lẽ 1 quốc gia nghìn năm văn hiến như dân tộc ta đã phải trả giá biết bao nhiêu xương máu của cha ông để đổi lấy ngày hôm nay hòa bình hạnh phúc, lịch sử nó là cái nguồn gốc của 1 dân tộc, sao chúng ta có thể xem nhẹ nó như 1 thứ "tự chọn". Vốn nêu trên, lịch sử là môn học ko đc yêu thích, thậm chí là bị xem nhẹ, nếu như chúng ta biến nó thành 1 môn tự chọn thì liệu mấy ai còn biết về cái nền móng của Việt Nam. Bác Hồ từng nói: "Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam", việc ko mấy ai học lịch sử sẽ dẫn đến 1 hậu quả đáng tiếc nuối trong tương lai: Con cháu ko biết về cội nguồn của mình, ko hề cảm thấy giá trị của hòa bình đắt đỏ thế nào thì quốc gia đó liệu có vững chắc. Hội nhập quốc tế nhưng muốn phát triển thì cần phải chọn lọc văn hóa để phát triển song song với đó là giữ gìn văn hóa dân tộc, và lịch sử là chìa khóa để ta giữ lấy bản sắc của nước nhà, nếu ko ta ko phải là đang học hỏi quốc tế mà là đang dần hoa tan vào nền văn hóa của các quốc gia khác từ đó ko thể nào phát triển đc. Rõ ràng lịch sử ko thể là môn học tự chọn, vì thế nên em mong bộ giáo dục sẽ đưa ra quyết định sáng suốt hơn vì tương lai của chúng ta. những lời trên đây ko có ý xúc phạm, đồng thời em cũng tập hợp nhiều ý kiến qua MXH khi nghe đến việc này, em xin cảm ơn ạ.”
 
Với trình độ của một học sinh lớp 9 mà nhận thức được như em đã làm cho chúng tôi thật sự ngưỡng mộ và tự hào về em. Tôi không dám chắc Bộ trưởng bộ GD&ĐT có đọc được những ý kiến này của em hay không?, nhưng chúng tôi rất đồng tình và cảm thấy có trách nhiệm với những ý kiến đóng góp vô cùng sâu sắc của em./.
Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét