Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

“CÁI TÂM” VÀ “CÁI TẦM” CỦA NGƯỜI HỌA SĨ ĐÂU RỒI?

 Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Để sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm hội hoạ nói riêng thì đòi hỏi người nghệ sĩ phải có “cái tài” và “cái tâm”. Khi nói về “cái tài”, đặc biệt là cái tài của người làm nghệ thuật hội hoạ thì cái tài ấy phải là yếu tố trước hết của nghệ thuật, là điều không thể thiếu trong những tác phẩm nghệ thuật.

Trong sáng tác nghệ thuật, quả thực chữ “tài” chiếm một vai trò rất to lớn, đó là điều không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, dù cái tài có cao đến đâu, nó cũng phải đi cùng với cái tâm của người nghệ sĩ. Nghệ thuật phải đặt song hành tài năng và tâm huyết, đạo đức của người sáng tạo. Cũng bàn về “cái tài” và “cái tâm” của người làm nghệ thuật, trong thời gian qua dư luận cả nước đang quan tâm và phản ánh tính nghệ thuật trong những bức tranh của họa sĩ Mai Duy Hưng. Đó là hai bức tranh sơn dầu khổ lớn có chủ đề về cuộc chiến đấu và chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và bức tranh sơn dầu vẽ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước hết nói về họa sĩ Mai Duy Hưng, đây là một họa sĩ tài năng và tâm huyết khi cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật trong đó có hai bức tranh sơn dầu nêu trên. Được biết, bức tranh sơn dầu có tên “Điện Biên Phủ” này là kết quả của 10 năm làm việc không mệt mỏi và hoàn thành vào cuối năm 2021. Bức tranh sơn dầu vẽ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được hoàn thành trong 4 năm từ năm 2017 đến năm 2021. Quả thực để hoàn thành hai tác phẩm với khoảng thời gian như trên thông qua những nét vẽ sơn dầu thì đúng là rất tài năng và tâm huyết.

Nhưng để hai tác phẩm trên đến với công chúng và được công chúng đón nhận nó dưới góc nhìn của nghệ thuật thì cái tài vẫn chưa đủ, ngoài cái tài thì đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái tâm, cái đạo đức. “Cái tâm”, “cái đức” của người họa sĩ khi cho ra đời một tác phẩm không phải nói đến thời gian làm một tác phẩm nghệ thuật là thời gian bao lâu, mà phài nói đến sự đón nhận của công chúng với góc nhìn nghệ thuật như thế nào. Là một người của công chúng, qua xem hai bức tranh của họa sĩ Mai Duy Hưng, đặc biệt là bức tranh có tên “Điện Biên Phủ”, thực sự tôi rất buồn và nghĩ anh Mai Duy Hưng này có thực sự là họa sĩ hay cũng chỉ là “quạ sĩ”? Tại sao với một chiến thắng chấn động cả năm châu, lừng lẫy cả địa cầu như thế, một anh vệ quốc quân Tạ Quốc Luật với khuôn mặt nhìn như muốn đốn tim, đang phất cao lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm tên bại tướng Đờ Cát – Xtơ – ri mà được Mai Duy Hưng khắc hoạ với hình tượng người chiến sĩ nhìn không giống ai cầm trên tay lá cờ đỏ sao vàng rách te tua thì liệu rằng bức tranh đó có xứng đáng là một tác phẩm hội hoạ để đưa ra triển lãm cho công chúng xem hay không? Là biểu tượng của chiến thắng, đây là chủ đề không phải là mới, với chủ đề chiến thắng này tại sao có rất nhiều giới họa sĩ cho ra đời những hình ảnh mang tính để đời như vậy? Tại vì hình ảnh đó là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là những chiến công đã đi vào những trang sử vàng của dân tộc. Để cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là hội hoạ thì đòi hỏi người hoả sĩ phải có cái tâm, có đạo đức trong từng tác phẩm. Đáng nhẽ ra, với một chiến thắng “có một không hai” của một đội quân “vai trần chân đất” chiến thắng một đội quân viễn chinh nhà nghề Pháp thì hình ảnh đó phải được khắc hoạ làm sao để cho thế hệ hôm nay và mai sau khi nhìn vào thấy được cái “thần”, cái “hồn” của dân tộc, của ông cha ta ngày xưa đánh Pháp như thế nào, biết được để giành thắng lợi đó cha ông ta phải đánh đổi biết bao xương máu như thế nào mới thắng được.

Vậy hình ảnh đó, hình tượng đó được khắc hoạ thông qua bức tranh sơn dầu của Mai Duy Hưng liệu rằng có xứng đáng là một tác phẩm mang tầm thời đại và đưa ra triễn lãm hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét