Trong giai đoạn mới, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đây là đòi hỏi cao và mới đối với sự phát triển của quân đội trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Yêu cầu này gắn chặt với bản chất và truyền thống của quân đội trong suốt gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Có rất nhiều tài liệu được các nhà khoa học phân tích tương đối sâu sắc về những yêu cầu này trên bình diện cả lý luận và thực tiễn. Song, để có cái nhìn đầy đủ hơn, cụ thể hơn cần phải chỉ ra đồng thời cả chất lượng, định lượng, cả những đòi hỏi với những yêu cầu mới, cả những cách tiếp cận đa chiều để giúp chúng ta không suy luận hoặc lý giải một cách đơn thuần, từ đó có thể dẫn đến phiến diện trong quan niệm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Ở đây, chúng ta xem xét việc xây dựng quân đội “chính quy” với
cách tiếp cận về văn hóa, tâm lý từ đó để chúng ta có cách nhìn nhận, đánh giá
đầy đủ và toàn diện hơn. Khi nói đến chính quy, đa phần chúng ta thường hiểu đó
là cách rèn luyện, quản lý bộ đội theo điều lệnh, điều lệ. Đó cũng chính là giờ
giấc, ăn mặc, là lễ tiết, tác phong quân nhân…Tuy nhiên, với cách tiếp cận tâm
lý và và văn hóa thì chính quy còn là một giá trị, tạo nên nhân cách quân nhân
- Một giá trị văn hóa đặc thù của một tổ chức quân sự, đồng thời cũng là một
giá trị phù hợp với giai đoạn mới khi nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, “chính quy” trong giai đoạn hiện nay nó còn
thể hiện cho một tổ chức quân sự được chọn lọc kỹ lưỡng, được tôi luyện một
cách bài bản, khoa học… Đó cũng là đội quân mà thành phần là những con người ưu
tú. Hoạt động “chính quy” không đơn thuần chỉ là thực hiện theo chức trách,
nhiệm vụ nữa mà còn là sự tự giác cao độ, là sự xã hội hóa hệ thống chuẩn mực
của xã hội thành hệ giá trị của quân nhân một cách tự nguyện, tự giác.
Thực hiện “chính quy” đã trở thành nhu cầu, là thói quen, là nếp
sống đẹp của mỗi người quân nhân, qua đó họ mong muốn được thực hiện, được chấp
hành, được công hiến chứ không phải là ép buộc, giá trị đó trở thành nét bền
vững, rất khó thay đổi. Làm rõ khía cạnh này cho thấy sự khác biệt giữa quân
đội tư sản, quân đội hiếu chiến xâm lược với quân đội xã hội chủ nghĩa. Như
vậy, có thể nói yêu cầu này không đơn thuần chỉ đánh giá về số lượng, định
lượng, có thể đo đếm quan sát mà còn có thể thấm sâu vào phẩm giá, vào nhân
cách, tâm hồn người lính. Mở rộng nhận thức như vậy, phần nào chúng ta có thể đánh
giá toàn diện hơn sâu sắc hơn trong nhận thức, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một
cách hiệu quả./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét