Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mạng Internet có sự phát triển mạnh mẽ và dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người. Thực tế cho thấy, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, việc chia sẽ thông tin của người dân trên Internet thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, YouTube,… phát triển rất nhanh và sâu rộng. Điều này đặt ra không ít thách thức đối với nước ta trong việc ngăn ngừa và đấu tranh chống lại các thông tin xấu độc hiện đang được chia sẽ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng.
Hiện nay, Việt Nam là một
trong những quốc gia có tốc độ phát triển, ứng dụng Internet hàng đầu trong khu
vực Đông Nam Á, với hơn 50% dân số sử dụng và hơn 100 triệu thuê bao điện thoại
di động. Internet đã tạo cơ hội thuận lợi để thúc đẩy quá trình giao lưu, hội
nhập quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác, hiểu biết, giúp nhau cùng phát triển. Đồng
thời, qua đó cũng là công cụ phản biện xã hội của nhân dân. Tuy nhiên, Internet
cũng là công cụ đắc lực để các thế lực thù địch tuyên truyền chống phá nước ta,
nói xấu Đảng, chế độ, chia rẽ, gây mất ổn định xã hội. Hiện nay có hàng trăm tổ
chức phản động lưu vong; hàng nghìn trang web thường đăng tải những tin, bài viết
có nội dung chống Nhà nước Việt Nam. Ở trong nước, cũng có hàng trăm trang web,
blog, Facebook,… do một số kẻ cơ hội, bất mãn lập nên để tung tin thất thiệt,
chống phá Đảng, Nhà nước. Mục đích của chúng là đẩy mạnh thực hiện chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhằm phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước và chế độ, gây mất ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội, lật
đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.
Nội dung của những thông tin
này chủ yếu là: xuyên tạc lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; nói xấu chế
độ, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... tập trung vào các ngày lễ lớn,
các sự kiện chính trị trọng đại. Chúng thường sử dụng các thủ đoạn hết sức tinh
vi, thâm độc như: lợi dụng những sơ hở, để tung tin thất thiệt, xuyên tạc, kích
động, thổi phồng hòng làm cho thật, giả lẫn lộn, gây rối loạn trong xã hội và nội
bộ. Đối tượng chúng hướng tới là mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bộ phận
thanh thiếu niên. Đây là bộ phận trẻ, năng động nhưng lại chưa có bản lĩnh
chính trị vững vàng, dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, kích động.
Sự phát triển của khoa học
công nghệ hiện nay, chỉ cần một cái click chuột, thông tin sẽ được chia sẽ với
tốc độ chóng mặt trên các trang mạng, do đó để đấu tranh có hiệu quả với các
thông tinh xấu độc, thất thiệt trên Internet cần cung cấp đầy đủ, kịp thời các
thông tin chính thống sẽ góp phần nâng cao nhận thức, khả năng “miễn dịch”, “tự
đề kháng” cho nhân dân trước những thông tin thất thiệt, xấu độc. Vì thế, cơ
quan chức năng cần phối hợp với báo chí, truyền thông để chuyển tải thông tin
nhanh, chính xác, phản bác lại mọi thông tin bịa đặt, thất thiệt. Đồng thời,
phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc định hướng tư
tưởng cho nhân dân trước những sự kiện nóng, nhạy cảm trong nước và quốc tế,
làm rõ những vấn đề phức tạp mà xã hội đang quan tâm giúp cho nhân dân thấy rõ
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên Internet, tạo sự đồng thuận
trong nhân dân đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, sai trái trên lĩnh vực
chính trị, tư tưởng, văn hóa nói chung, trên Internet nói riêng là việc làm thường
xuyên nhưng không hề đơn giản. Do đó đối với mỗi cá nhân, cần có trách nhiệm của
mình trong việc chọn lọc tiếp thu thông tin trên mạng Internet; nêu cao cảnh
giác với các tin thất thiệt, giật gân được đăng tải hàng ngày trên các trang mạng
xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét