Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

CẢI CÁCH, CẢI CÁCH MÀ TẠI SAO SÁCH GIÁO KHOA NĂM NÀO CŨNG CHỈNH SỬA, CON EM HỌC SAU KHÔNG SỬ DỤNG ĐƯỢC?

         Thời đầu tiên chúng tôi đi học, cuốn sách giáo khoa khổ nhỏ, cũ nữa, giấy tất nhiên là loại thường thôi, anh chị học xong chuyền lại cho các em học, quanh làng quanh xóm chuyền tay nhau nhà nào con học xong rồi mang cho nhà có con đến tuổi học lớp đấy chả sao, chẳng có chuyện tiếc nhau mấy quyển sách, còn rèn tính tiết kiệm, quý trọng giữ gìn sách vở tài sản mặc dù toàn con nhà nông dân cả, đơn giản là vì đứa học sau đỡ phải mua mà sách vẫn có đủ trang. Nhà nào nghèo lắm hoặc không xin đâu được thì mới phải gặp vấn đề nhưng hầu như rất hiếm khi xảy ra. Sách giáo khoa cần đủ trang đủ nội dung là học được, cần đếch gì giấy đẹp! chúng tôi vẫn học những cuốn sách đấy mà biết viết văn làm toán, biết trên kính dưới nhường chứ đâu phải tốn kém cho con đi học cuốn sách to tổ bố mà vẫn cận lòi, đi học "kĩ năng sống" mà ra đường gặp người già mắt cứ trợn ngược lên không nỡ chào lấy một câu!

Khi anh Nhân Fulbright về khuấy đảo nền giáo dục, sách giáo khoa bỗng to như quạt nan, và các anh í nói thế là "giảm tải" cho học sinh đấy! Trải qua hơn chục năm cải cách, té họe ra là không phải vì nội dung trong sách được chăm chút biên soạn cho khoa học, bài bản để nâng cao chất lượng dạy học, mà các anh chỉ cốt làm cho thật hào nhoáng rồi... dựa vào đấy hét giá trên lưng phụ huynh, cộng với việc làm loạn thị trường sách dưới danh nghĩa "cạnh tranh", thông qua nhà trường để "chẹt" phụ huynh học sinh vào con đường buộc phải mua sách mới hàng năm để tăng doanh thu cho hội con buôn, thế là bây giờ nhà nghèo chút thôi phải suy nghĩ "có cho con mình đi học không nhỉ?"

Tôi nói thật, phụ huynh bây giờ nhìn sách giáo khoa không hiểu con em mình đang học cái gì, việc kèm con học trong gia đình = 0. Học thêm thì vừa tốn tiền mà thời này cũng lắm chuyện, thế là em nào kém thì coi như bỏ.

Mục đích cuối cùng là gì? Là tạo ra những thế hệ chỉ chạy theo hào nhoáng bề ngoài, một lớp người mơ mộng rất nhiều nhưng lại không có khát khao thực sự như cái thời người ta phấn đấu vì "bác sĩ, kĩ sư", và một lớp coolie (cu ly) bất đắc dĩ chỉ vì... nhà nghèo quá đếch đi học nổi.

Ô hô ai tại Bộ "Dục" ta ơi, các lãnh đạo ơi, cân đo đong đếm lợi ích kiểu gì mà để tư bản tài chính quốc tế nắm cả chương trình sách giáo khoa thì không ổn rồi./.


Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét