Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 1955!

     “Kiên quyết nâng cao dần mức sống của nhân dân… đồng thời giảm nhẹ dần sự đóng góp của nông dân”!
     Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài xã luận “Lễ mừng Quốc khánh 02/9/1955” đăng trên Báo Nhân dân, số 549, ra ngày 03 tháng 9 năm 1955. Trước đó, lời kêu gọi này được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc vào sáng ngày 02 tháng 9 năm 1955 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước hàng chục vạn đồng bào gồm đủ các giới, các dân tộc; trong thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi trọn vẹn, đất nước tạm phân chia thành hai miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đang tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; quân dân miền Nam đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, hướng tới cuộc tổng tuyển cử thống nhất hai miền. Trong bối cảnh đó, lời kêu gọi của Bác đã làm nức lòng đồng bào, nhất là tầng lớp nông dân, động viên mọi người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, khắc phục trở ngại, hoàn thành thắng lợi mục tiêu hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
     Chủ trương: “Kiên quyết nâng cao dần mức sống của nhân dân” và làm “giảm nhẹ đóng góp của nông dân” là một nội dung lớn trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nêu bật nghĩa vụ và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong hệ thống chính trị phải làm mọi cách, tìm mọi biện pháp để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân trở thành người làm chủ, đúng với chủ trương, đường lối xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân”.
     Sau 47 năm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, đất nước đang trên con đường phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với thế giới, lời của Bác dạy năm xưa vẫn mang tính thời sự sâu sắc, là mục tiêu, động lực của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mỗi người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, là người chủ của đất nước.
     Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng, Bác Hồ tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, là quân đội cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc; đồng thời, đó còn là một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; do đó hơn lúc nào hết, cán bộ, chiến sĩ quân đội phải luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, có trình độ kỹ, chiến thuật cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, tích cực hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Quân đội chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, tham gia giúp nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, … góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc./.
Môi trường ST.

NGÀY NÀY NĂM XƯA: CUỘC DUYỆT BINH QUY MÔ NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NGÀY 2/9/1985!

     Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Có lẽ cuộc duyệt binh ngày 2/9/1985 là cuộc duyệt binh quy mô lớn nhất, hoành tráng nhất của nước ta kể từ năm 1945 đến không những thời điểm 1985 mà có lẽ cả đến ngày nay.
     Lễ duyệt binh ngày 2/9/1985 hay còn gọi là nhiệm vụ A85 được coi là cuộc duyệt binh lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngoài các khối bộ đội còn có cả các loại xe tăng, pháo tự hành, pháo phòng không, tên lửa và hàng chục máy bay với hàng chục nghìn người được huy động. Đây là lễ duyệt binh kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
     Lễ duyệt binh với sự tham gia của các quân chủng, binh chủng và đặc biệt là máy bay không quân - quân chủng hiện đại thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Hà Nội và chiến tranh biên giới Tây Nam. Sau cuộc duyệt binh này Nhà nước chưa tổ chức cuộc duyệt binh nào nữa, mà chỉ có diễu binh, diễu hành.
     Gần 30.000 người phục vụ cho lễ duyệt binh ngày 2/9/1985. Ở vào thời điểm đó, tình hình kinh tế đất nước tuy có nhiều khó khăn, song Đảng và Nhà nước ta vẫn tổ chức lễ duyệt binh hoành tránh và mang ý nghĩa lịch sử to lớn.
     Chúng ta, thế hệ đi sau xin được nghiêng mình kính cẩn trước những công lao to lớn của cha ông, để giờ đây, chúng con được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập, và thật xinh đẹp thế này./.











Yêu nước ST.

KHÔNG CÓ CHỮ "NẾU" NHƯNG GIÁ NHƯ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG CHÚNG TA KHÔNG MẤT SỚM, CÓ LẼ ĐẤT NƯỚC TA KHÔNG PHẢI HỨNG GÓT GIÀY TÂY!

     Hoàng đế Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài. Ông đã trở thành vị Hoàng đế anh minh, chính nghĩa, kiệt xuất trong các bậc anh minh, kiệt xuất của lịch sử dân tộc, nhất là tư tưởng, tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường tiêu biểu trong các triều đại phong kiến.
 
Đánh tan 10 vạn quân Xiêm do những kẻ "cõng rắn cắn gà nhà" vì lợi ích dòng tộc quỳ mọp vái lạy cầu viện đem quân sang lật đổ triều đại của Ông. Đánh tan 29 vạn quân Thanh thống nhất giang sơn, đất nước sạch bóng quân thù, chấm dứt 100 năm của chế độ phong kiến Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Ông cũng là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây, ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán, sắp xếp lại chùa chiền và bài trừ mê tín dị đoan...

Triều đại Tây Sơn đã được nhiều nhà sử học thời Pháp thuộc và những năm đầu thế kỷ 20 đánh giá rất khách quan về những đóng góp quyết định của Ông vào sự nghiệp thống nhất đất nước. 

Rất tiếc ông mất sớm khi chưa đầy 40 tuổi, giá như ông còn sống, đất nước ta sẽ khác với những gì diễn ra ngót cả trăm năm dưới gót dày Tây...

Gần đây, bọn phản động, vì chạy tội cho đám cờ vàng, ba sọc từng làm tay sai cho Pháp, Mỹ mà xuyên tạc về ông, nhưng lịch sử không thể xóa nhòa, phi nghĩa không bao giờ sánh cùng chính nghĩa, không thể thờ chung, đó là chân lý. Đọc những vần thơ "Lịch sử nước ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không khỏi hối tiếc về một vị vua đa tài, lỗi lạc của dân tộc ta:
"Nhà Lê cũng bị mất quyền,
Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương.
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu,
Ông đà chí cả mưu cao,
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
Cho nên Tàu dẫu làm hung,
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.
Tướng Tây Sơn có một bà,
Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân,
Tay bà thống đốc ba quân,
Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là.
Gia Long lại dấy can qua,
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dầy mả, thiệt là ngu si"./.
Ảnh: Tượng đài vị Anh Hùng áo vải - Hoàng đế Quang Trung.
Yêu nước ST.

NHỮNG NHẬN XÉT VỀ GORBACHEV!

         Gorbachev là vị lãnh đạo đặt dấu chấm hết cho Liên Xô - một Nhà nước Công nông từng làm thay đổi thân phận nhiều quốc gia bị đô hộ và thuộc địa trên thế giới đứng lên độc lập. Vì sao Liên Xô sụp đổ thì chúng ta đã rõ, nhưng nay ông ta chết, xin trích lại những lời nhận xét của các nhà khoa học, chính trị nói về ông ta:

- Vadim Leventhal, nhà văn:
     “Gorbachev chỉ là một con rối. Phương Tây là kẻ ra lệnh, sau đó cho khắc tên hắn ta là kẻ thua cuộc. Rằng “Chúng ta có thể đánh bại Gorbachev”. Còn đất nước chúng ta thực sự đã thua trận".

- Alexey Chadaev, nhà khoa học chính trị:
     “Ông ta là một người đơn giản, đơn giản đến mức không thể chấp nhận được đối với vị trí cực kỳ khó khăn mà lịch sử đã giao cho ông ta”.

- Igor Karaulov, nhà thơ:
     "Vào thời kỳ hoàng hôn, Liên Xô đã trở thành một đất nước của những kẻ ngu ngốc không biết sợ hãi. Một trong những kẻ ngu ngốc này là M.S. Gorbachev, cũng giống như những người khác”.

- Armen Gasparyan, nhà báo:
     "Gorbachev đã chết, trả nợ cho rất nhiều người vào năm 1991. Cuộc hành trình dài vô tận của ông ta đã dẫn đến sự hủy diệt của một đất nước vĩ đại. Sự tự do mà mọi người mơ ước sau đó hóa ra lại mang một bộ mặt xấu xa, ghê tởm. Mọi người đều muốn thay đổi ... nhưng không phải với cái giá phải trả là phá hủy Tổ quốc. Tôi không chắc rằng bằng cái chết Mikhail Sergeyevich có thể được tha thứ và tội lỗi sẽ sớm được lãng quên. Và cái chết vào tháng Tám, tất nhiên, là một điều huyền bí”.

- Ekaterina Vinokurova, nhà báo:
     "Thời đại của Gorbachev thật khủng khiếp, kỳ lạ và bi thảm. Nhưng đó là sự thật, mà ông ấy đã tạo ra, ít nhất là trong những năm sau này, ấn tượng về một người khá cởi mở, không bận tâm đến những lời sỉ nhục của quá khứ và hiện tại mà chỉ đơn giản là sống không bận tâm để trả lời những kẻ thù ghét ông ta, hay để đánh trả ...".

Alexey Kolobrodov, nhà phê bình văn học:
     “Các cải cách của thời Gorbachev, thoạt đầu được coi là các chiến dịch thông thường - “perestroika", “glasnost", v.v. - không còn được thực hiện theo các tiêu chuẩn ý thức hệ, mà đơn giản chỉ là các chiến lược xây dựng thương hiệu, do đó kết quả là thảm họa của thời đại”.

Alexey Aleshkovsky, nhà biên kịch:
     “Gorbachev đã chết. Không rõ ông ấy có được đến Vương quốc của thiên đàng hay không. Nhưng ông ta đã cho tôi một thế giới mới, và tôi không quan tâm đến nấm mồ của ông ta. Chúng ta có thể nói rằng ông ta đã dạy mọi người cái giá phải trả cho điều mới mẻ. Nhiều người không thích mức giá này. Mọi người đều thích những mức giá khác nhau và các bài học khác nhau. Nhưng để học và mọi người đều phải trả giá".

- Sadulaev người Đức, nhà văn:
     "Vì Gorbachev mà cả Đảng cộng sản Liên Xô và đất nước Liên Xô đều chết.
     Tuy nhiên, Liên Xô vẫn sẽ được tái sinh, dưới một hình thức mới và với một cái tên mới".

- Roman Babayan, nhà báo, tổng biên tập của đài phát thanh Moskva Speaks: 
     “Vào năm 2003, tôi đang đi công tác ở Iraq. Từ Iraq, khi người Mỹ tiến vào, chúng tôi đến Damascus. Chúng tôi ở đó hai ngày, sau đó chúng tôi mua vé đi Matxcova. Chúng tôi đến sân bay, lên máy bay và tôi phát hiện ra rằng hàng xóm của tôi là Mikhail Sergeevich Gorbachev. Ông ta cũng nhận ra tôi và ngay lập tức bắt đầu hỏi: "Roman, điều gì đang xảy ra ở đó, ở Iraq?" Tôi nói: “Mikhail Sergeevich, đang có chiến tranh ở Iraq. Iraq đang bị ném bom, đất nước tan hoang, hàng trăm nghìn người đã chết”.
     Ông ta hỏi: "Mọi người nói gì?". Tôi trả lời: “Và mọi người nói, Mikhail Sergeevich, rằng họ ghét ông cũng như ghét người Mỹ, và họ nói rằng ông đáng trách”. Ngay lúc đó, tôi có cảm tưởng rằng ông ta muốn nhảy xuống khỏi ghế: “Tôi à? Tôi đã làm gì?". Tôi nói: “Mikhail Sergeevich, mọi thứ rất đơn giản: họ nói rằng nếu ông đã không phá hủy Liên Xô, nếu ông không phản bội tất cả bạn bè và đồng minh, thì điều này đã không xảy ra ngày hôm nay. Điều thú vị nhất ở mà ông cần biết: Tôi hoàn toàn đồng ý với họ.
     Ông ta nói: “Như thế nào? Tại sao bạn đồng ý với họ?”, “Bởi vì ông đã có quyền lực tuyệt đối trong tay, Mikhail Sergeevich. Ông là nguyên thủ của một siêu cường lớn mạnh. Ông có trong tay toàn bộ Bộ Nội vụ, quân đội, KGB, nhưng cuối cùng ông đã không giữ được chính quyền lực đó, đất nước đã trôi qua giữa các ngón tay của ông. Ông đã thể hiện sự yếu kém trên tất cả các mặt trận. Mỗi quyết định của ông đều trở thành nỗi đau của con người, hoặc thành những số phận tan vỡ, hoặc thành những xung đột sắc tộc. Đó là lý do tại sao tôi đồng ý với mọi người”.
     Sau đó ông ta sẽ bay đến Beirut, để diễn thuyết. Và ông ta quá cảnh đến Beirut từ Damascus. Suốt nửa giờ. cho đến khi xuống Beirut, ông ta không nói gì thêm. Ông ta ngồi và im lặng. Tôi cũng im lặng”./.
Ảnh: Lễ sinh nhật lần thứ 80 của Gorbachev tại London.
Yêu nước ST.

BÁC BỎ NHỮNG LUẬN ĐIỆU PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC CỦA KẺ THÙ TRONG MÙA THU LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ!

     Trong không khí hào hùng của những ngày mùa thu lịch sử, kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9; nhân dân cả nước ta đã, đang và tiếp tục nỗ lực lao động sản xuất và phòng, chống dịch bệnh nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Tuy vậy, đi ngược lại với dòng chảy chung của lịch sử dân tộc, vẫn còn những tiếng nói lạc lõng của những phần tử phản động, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hạ thấp uy tín của Đảng, mục đích cuối cùng của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
     Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt, luận điệu xuyên tạc, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần đề cao cảnh giác để không bị mắc mưu của kẻ xấu.
     Thực tế lịch sử dân tộc ta đã cho thấy, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở nước ta đã liên tiếp nổ ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống trả ách đô hộ, áp bức tàn bạo của thực dân Pháp và bè lũ tay sai nhưng đều bị thất bại do thiếu đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), đã đáp ứng đòi hỏi của cách mạng và mong đợi của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam được trang bị lý luận cách mạng, khoa học đó là chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân ta tin tưởng tuyệt đối, “trao” quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam; đồng thời nhân dân luôn hết lòng, hết sức để bảo vệ Đảng, nguyện đi theo Đảng, dùng từ “Đảng ta” để thay cho tên gọi Đảng Cộng sản Việt Nam…
     Vì vậy mà dân tộc ta có được sức mạnh vô địch để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Nhân dân ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới đều thừa nhận một sự thật là: Đảng Cộng sản Việt Nam đã có được địa vị vững chắc trong lòng nhân dân, trong lòng dân tộc Việt Nam./.


Môi trường ST.

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 02 THÁNG 9 NĂM 1945!

         “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
     Đây là lời khẳng định và cũng chính là lời kết trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc chiều ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình khai sinh sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
     Lời khẳng định thể hiện sâu sắc ý chí mạnh mẽ và quyết tâm sắt đá của nhân dân ta, quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được, thể hiện lập trường kiên định về độc lập, tự do của dân tộc, phản ánh niềm tin vững chắc vào sức mạnh của dân tộc Việt Nam, dù phải hy sinh gian khổ, song quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. Lời của Người vang vọng núi sông, có sức cổ vũ mạnh mẽ nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc trong Tuyên ngôn Độc lập có giá trị sâu sắc, tiếp tục soi sáng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
     Hiện nay và trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ dễ gây mất ổn định đối với khu vực và đất nước. Trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ để chống phá cách mạng nước ta toàn diện trên các mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại… Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, như: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các thảm họa thiên tai, môi trường… có chiều hướng gia tăng. Để thực hiện trọn vẹn lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ năm xưa, lực lượng vũ trang nhân dân phải được quan tâm xây dựng vững mạnh toàn diện, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao; chú trọng đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng huấn luyện chiến đấu theo phương châm "cơ bản, thiết thực, vững chắc", coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu sát thực tế chiến đấu, yêu cầu nhiệm vụ, địa bàn hoạt động và trong từng lực lượng, đơn vị; phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị, sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam và yêu cầu tác chiến trong điều kiện địch có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Tập trung xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt cho toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng là quân đội cách mạng, lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Môi trường ST.

LÀM SAO ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG BÌNH AN HẠNH PHÚC


Khi cuộc sống giàu sang không trở thành hiện thực, thì ta hãy mong ước một đời bình yên, an lành, tự tại, yêu thương. Bình an và hạnh phúc là yếu tố cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được, để cuộc sống thêm thăng hoa, mang niềm tin và nhựa sống trong suốt chặng đường đời đầy biến động…


BÌNH YÊN ...


Chỉ có một tâm hồn bình yên mới mang lại một đời sống hạnh phúc thực sự. Nếu cứ đeo đuổi các giá trị vật chất bên ngoài ta toàn thấy người khác hạnh phúc hơn mình vì họ có những giá trị vật chất mà mình khát khao nhưng không thể có được. 


Ta càng khát khao sự giàu sang của người khác bao nhiêu thì càng cảm thấy mình kém cỏi, bất tài, tự ti và mặc cảm với đời bấy nhiêu. Khi giác ngộ được giá trị cốt lõi của đời sống là sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn thì ta thấy mình hạnh phúc vô cùng vì dù người khác có sở hữu bao nhiêu vật chất đi chăng nữa, ta vẫn thấy ở họ sự bất an, căng thẳng nếu họ không nhận ra được giá trị cốt lõi nơi tâm mình.


Hạnh phúc là một yếu tố Trìu tượng tuỳ theo sự cảm nhận và suy nghĩ của mỗi người, sống càng giản dị suy nghĩ càng đơn giản thì càng dễ dàng nắm bắt được hạnh phúc. Người ta chỉ thực sự hạnh phúc khi biết bằng lòng với những gì mình có ..!!!

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

“Tuần lễ vàng”, mốc son đại đoàn kết toàn dân

 

“Tuần lễ vàng” là một trong những mốc son chói lọi, đẹp nhất về sức mạnh lòng dân và nghệ thuật huy động sức dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT), góp phần đưa con tàu Tổ quốc vượt qua “dông tố”, bảo vệ, giữ vững thành quả cách mạng.

Độc lập, tự chủ, hợp tác để phát triển

 

Dịp kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 / 2-9-2022) đến trong hoàn cảnh tình hình thế giới có những biến chuyển mà chỉ một năm trước đây ít người có thể hình dung.

Đó không phải "thời cơ vàng"!

 

Đến một huyện tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới, lúc đầu tôi có nghe những lời phong thanh rằng, vùng quê này đang đứng trước “thời cơ vàng”.

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH 2 - 9!

TOÀN VĂN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 2/9/1945!
🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳

     Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
     Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
    Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
     Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

     Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
     Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
     Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, nam, bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
     Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
     Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
     Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
     Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
     Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
     Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
     Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
     Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông - dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
     Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật.
     Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.
     Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên bái và Cao bằng.
     Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
     Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
     Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
     Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
     Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
     Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
     Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
     Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!
    Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy./.
______________
Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hồ Chí Minh toàn tập.




Yêu nước ST.

HỌC BÁC HỒ VỀ TRỌNG DỤNG NGƯỜI TÀI

Trong những ngày đầu giành được chính quyền cách mạng, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vấn đề “kiến quốc” là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, đòi hỏi phải tập hợp được những người có đức, có tài cùng “gánh vác” việc nước. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư tưởng hòa hợp, thân dân trong thu hút và trọng dụng nhân tài.

HỐI CẢI

Ngày 25-8 vừa qua, tại Hà Nội, trong phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang, Tòa án nhân dân cấp cao đã tuyên giữ nguyên mức án 9 năm tù giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định là “đúng người, đúng tội, không oan, hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội”.

NHỮNG LUẬN ĐIỆU KỆCH CỠM

Để đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo PCTN, TC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC). Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đang xuyên tạc trắng trợn chủ trương đúng đắn này, rằng "việc thành lập càng nhiều ban bệ thì càng tham nhũng hơn, thêm một cấp là thêm tham nhũng...". Thực tế đã cho thấy rõ những luận điệu trên của thế lực thù địch là hoàn toàn sai trái, kệch cỡm.

KHÔNG THỂ!

Ngày 9-2-2022, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với bà Ngụy Thị Khanh (SN 1976, trú quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) về hành vi trốn thuế, quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự. Ngày 17-6-2022, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 24 tháng tù giam đối với bị cáo Ngụy Thị Khanh về hành vi nêu trên. Ngay sau đó, một số cá nhân, tổ chức phản động, thù địch, chống đối, cơ hội chính trị đã tung ra nhiều bài viết với thông tin không chính xác, bẻ lái theo hướng tiêu cực, tạo cớ can thiệp vào công việc của các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam, đả kích chính quyền, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN

Những ngày này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang hân hoan chào đón kỷ niệm 77 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nhà nước do nhân dân làm chủ mà nay chúng ta gọi là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập như thấm đẫm vào tâm trí lớp lớp người dân Việt Nam: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”.

BỆNH HÔ KHẨU HIỆU

Ở nhiều nơi, nhiều thời điểm luôn có một số cán bộ “giỏi” hô khẩu hiệu. Họ nói hay, đúng chủ trương, nghị quyết của Đảng nhưng nhiều việc làm lại đi ngược với lời nói, thậm chí còn gây hậu quả xấu. Đây cũng là một trong những biểu hiện mang mầm mống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần phải đấu tranh.

CẢNH GIÁC

Thời gian gần đây xuất hiện một số hội, nhóm hoạt động dưới danh nghĩa “xã hội dân sự”, kêu gọi bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường nhưng thực chất là lôi kéo người dân tham gia vào các hoạt động chống phá chế độ. Dù thủ đoạn này đã bị lực lượng chức năng vạch trần và cảnh báo tới cộng đồng nhưng vẫn còn một số cá nhân nhẹ dạ, thiếu hiểu biết nên vô tình trở thành công cụ, tay sai cho các đối tượng phản động, cực đoan.

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đã có không biết bao nhiêu nhà nghiên cứu, bao nhiêu tác phẩm nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng vẫn cảm thấy chưa thật sâu sắc và đầy đủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ như vậy khi đến dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67 trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, sáng 1/9, nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2/9. Cùng đi, có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương...

GIÁ TRỊ DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRONG BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 2/9/1945


77 năm trôi qua, song đến hôm nay và cả muôn sau, Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 vẫn vẹn nguyên giá trị dân tộc và thời đại ..
Người ta đã gọi bản Tuyên ngôn lịch sử này là “Thiên cổ hùng văn”, là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc Việt Nam - sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” thế kỷ XI của Lý Thường Kiệt và “Bình Ngô đại cáo” thế kỷ XV của Nguyễn Trãi. Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) cho thấy trí tuệ sắc sảo, tư duy lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học, độc đáo và thiên tài của Người.
Bản Tuyên ngôn Độc lập được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao bởi trong đó hàm chứa những nội dung cốt lõi, cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền quốc gia của một dân tộc và giá trị về quyền con người của người dân một nước độc lập. Có thể rút ra nhiều điều về lý luận lẫn thực tiễn được đúc kết một cách hàm súc, gói gọn trong 1.120 từ, bao gồm 49 câu của bản Tuyên ngôn lịch sử đó.
Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945
Trước hết, Tuyên ngôn Độc lập đã nâng tầm quyền con người thành quyền dân tộc. Không chỉ dừng lại ở một tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà Tuyên ngôn còn mang tính thời đại rất sâu sắc. Đó là, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân được gắn liền với quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viện dẫn hai bản Tuyên ngôn của hai quốc gia lớn, văn minh hàng đầu thế giới là Mỹ và Pháp để mọi người thấy rõ hơn quyền con người và quyền dân tộc là một hiện thực khách quan không thể tách rời.
Qua bản Tuyên ngôn khẳng định, xuất phát từ quyền con người, thông qua quyền con người để xác lập quyền dân tộc, bởi quyền con người chính là cơ sở nền tảng để thiết lập quyền dân Bản Tuyên ngôn Độc lập là giá trị trường tồn, định hướng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Gần 90 năm trong “đêm trường nô lệ”, biết bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh chiến đấu cho khát vọng độc lập dân tộc. Tuyên ngôn không chỉ kết tinh các giá trị truyền thống anh hùng, ý chí đấu tranh bất khuất cho một nước Việt Nam độc lập, tự do mà còn là sự động viên, cổ vũ, khích lệ Nhân dân các nước thuộc địa, các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa thực dân, giành quyền tự quyết cho đất nước mình.
Tuyên ngôn Độc lập còn khẳng định với thế giới về một đất nước Việt Nam sẽ hồi sinh mãnh liệt, tiếp tục hướng tới một tương lai tươi sáng, đấu tranh vì độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong cuộc hành trình đó, “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Qua Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cuộc đấu tranh giành tự do độc lập của dân tộc Việt Nam là chính nghĩa. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít, dân tộc đó phải được tự do, độc lập. Và, Nhân dân Việt Nam sẽ bằng mọi giá để giữ vững nền độc lập của mình.
Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/Tuyên ngôn Độc lập còn minh chứng một sách lược mềm dẻo, linh hoạt về đối ngoại, tinh thần nhân văn cao cả, tính hòa hiếu của một dân tộc “muốn là bạn với các nước”. Việt Nam luôn kiên định và sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước, kể cả các nước có quá khứ là thù địch nhưng nay công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
77 năm qua, tư tưởng của Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành sức mạnh to lớn, kim chỉ nam hành động cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, trong bối cảnh thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết xung quanh Đảng và Nhà nước, thực hiện trọn vẹn lời thề thiêng liêng trong ngày lễ Độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
KHẮC HIỀN
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản

CƠ ĐỒ, TIỀM LỰC, VỊ THẾ VÀ UY TÍN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HÔM NAY

 

Những ngày này, đất nước ta tưng bừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Muôn triệu người dân đất Việt, từ miền ngược đến miền xuôi, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đều tự hào mình là người dân của một đất nước độc lập, tự do, vượt qua bao thử thách cam go trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất để có được vị thế, cơ đồ rất đỗi tự hào ngày hôm nay.
Những thành tựu từ dấu son chói lọi
Tròn 77 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn thể dân tộc Việt Nam đồng loạt vùng đứng lên, đập tan ách đô hộ của thực dân phong kiến. Từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, nhân dân chung sức chung lòng giành lấy độc lập cho đất nước, tự do cho giống nòi. Đỉnh cao là ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), một nước hoàn toàn độc lập, tự do.
Kể từ đó, ngày Quốc khánh 2-9 đã trở thành dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 77 năm trôi qua kể từ ngày bản “Tuyên ngôn Độc lập” vang lên trên Quảng trường Ba Đình, cho đến nay, tinh thần của ngày Quốc khánh 2-9 ngày càng chói sáng, lan tỏa. Cứ mỗi dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự do lại như sục sôi trong mùa thu Cách mạng năm ấy, trỗi dậy và là nền tảng, là động lực to lớn để chúng ta vượt qua những gian nan, thử thách dù khắc nghiệt nhất để giành được những chiến thắng nức lòng.
Cách đây 77 năm, ngay sau ngày 2-9-1945 hào hùng ấy là những năm tháng đầy thử thách của cả dân tộc trên hành trình gian nan đấu tranh bảo vệ nền độc lập non trẻ, vừa dựng xây đất nước. Cuộc chiến cùng lúc với “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm” là tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng dân tộc ta, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã vượt qua những năm tháng gian truân ấy, bằng sự đồng lòng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Chính tinh thần ngày Quốc khánh 2-9 bất diệt ấy, là khởi nguồn cho dòng chảy của ý trí quật cường, tinh thần yêu nước mạnh mẽ trong lòng muôn triệu con dân nước Việt kết thành khối thống nhất vững chắc, là tiền đề quan trọng để đất nước đi hết chặng đường vô vàn thử thách ngặt nghèo, song vô cùng hào hùng “9 năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Để rồi 30 năm sau làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, non sông thu về một mối; để rồi vượt qua bao vây cấm vận hà khắc, chiến đấu bảo vệ biên giới lãnh thổ, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể nói, suốt 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của dân tộc và quyền tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đồng thời, Việt Nam luôn tích cực ủng hộ và phấn đấu, trách nhiệm cho hòa bình, quan hệ bình đẳng và sự phồn vinh ở khu vực và trên thế giới theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải gắn liền độc lập dân tộc với đoàn kết quốc tế; lấy tinh thần thiện chí, hòa bình để giải quyết những bất đồng, trên cơ sở gắn lợi ích dân tộc với lợi ích các nước trong khu vực và lợi ích chung của nhân loại tiến bộ”.
Đặc biệt, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối Đổi mới, mở cửa và hội nhập, vượt qua bao khó khăn, thách thức, với sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu, hiệu quả của bạn bè quốc tế, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực: Quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng nhanh; từ một nước nghèo, kém phát triển Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các mục tiêu Thiên niên kỷ, nhất là về giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế, giáo dục. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; độc lập, chủ quyền được bảo đảm; vị thế và uy tín đất nước ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
Cơ đồ và vị thế của đất nước
Sau hơn 35 Đổi mới, mở cửa và hội nhập, quy mô kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, tăng gấp 12 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 29,5 lần, đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại, cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD (năm 2021); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 (tính theo chuẩn mới).
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người/tháng (theo sức mua tương đương - PPP) đạt khoảng 11.040 USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 143 thế giới (số liệu thống kê năm 2021).
Cùng với những kết quả về phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng lên; trang thiết bị, vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao được đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, cho đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 190/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Nước ta đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới; là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng…
Một trong những thành tựu đối ngoại để lại dấu ấn đậm nét là Việt Nam hai lần được tín nhiệm bầu với đa số phiếu gần tuyệt đối mà Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc - cơ quan quan trọng và quyền lực nhất của tổ chức lớn nhất thế giới - trong 2 nhiệm kỳ 2008 - 2009 và 2020-2021. Việc giành được tín nhiệm rất cao, đồng thời đảm đương thành công trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an trong cả hai nhiệm kỳ minh chứng cho vị thế quốc tế mới của Việt Nam và niềm tin của cộng đồng quốc tế vào Việt Nam, cũng như đóng góp có hiệu quả cùng năng lực điều hành của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng, đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Đặc biệt, những thành tựu quan trọng bước đầu đạt được trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được đã nâng cao vị thế của Việt Nam, như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Lan tỏa mạnh mẽ hào khí Quốc khánh 2-9, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước; phấn đấu “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.
-:- Báo An ninh Thủ đô -:-

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - THẮNG LỢI CỦA KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP, HÒA BÌNH VÀ PHÁT TRIỂN

 

Độc lập, hòa bình và phát triển là khát vọng của dân tộc Việt Nam, được đánh dấu bằng thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đây là mốc son chói lọi của dân tộc, mang tầm vóc quốc tế và ý nghĩa thời đại sâu sắc. Phát huy tinh thần đó, 77 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, từng bước đổi mới để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám
Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo lập trường phong kiến hay dân chủ tư sản, tiểu tư sản đều có mục tiêu giành độc lập cho dân tộc, nhưng lại sai lầm trong xác định đường lối, con đường phát triển và phương pháp đấu tranh nên lần lượt bị thất bại. Chỉ có xu hướng yêu nước theo lập trường của giai cấp vô sản, gắn giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội được khẳng định cả về phương diện khoa học và thực tiễn, được phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam chấp nhận và thực hiện. Sự phát triển theo quỹ đạo cách mạng vô sản đã đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến thành công, nhân dân đã giành lại và củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc, là cơ sở để phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện khát vọng của dân tộc, trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc khảo nghiệm thực tiễn tại nhiều nước tư bản chủ nghĩa, nhưng Người không lựa chọn con đường cách mạng tư sản, vì cho rằng: con đường đó không mang lại quyền lợi thực sự cho quần chúng lao động và không mở đường cho độc lập của các dân tộc thuộc địa. Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã tìm thấy ở lý luận cách mạng đó con đường cứu nước đúng đắn: gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, tức là phải đi tới chủ nghĩa xã hội. Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác – Lênin là sự gặp gỡ tất yếu giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của thời đại. Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, gieo hạt giống chủ nghĩa xã hội vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930).
Trên cơ sở mục tiêu được xác định trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, qua thực tiễn các cao trào cách mạng (1930 - 1931), (1936 - 1939) và những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng bổ sung, phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt, khi thời cơ đến, Hội nghị Trung ương 6 (11/1939) của Đảng xác định: “tất cả mọi vấn đề của cách mệnh, kể cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào các mục đích ấy mà giải quyết”1. Đến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Đảng ta nhấn mạnh: “nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương,... cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”2.
Để thực hiện đường lối đúng đắn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tập trung lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, phát động khởi nghĩa từng phần, đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, quân đội Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động đến cực độ, chính quyền tay sai suy yếu là lúc thời cơ thuận lợi nhất xuất hiện. Chớp thời cơ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”3.
Thực hiện lời kêu gọi của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên tạo thành cơn bão táp cách mạng lật đổ ách thống trị tàn bạo của phát xít Nhật, giành lại quyền độc lập cho dân tộc. Đây là đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh đoàn kết toàn dân, thể hiện tầm cao trí tuệ dân tộc và sức mạnh của thời đại, mở ra trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất và là một trong những bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Với Cách mạng Tháng Tám năm 1945, “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”4, đánh dấu sự khởi đầu thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; từ thân phận nô lệ, nhân dân ta trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ý nghĩa đó đã khẳng định tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không chỉ với dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Đúng như Đảng ta khẳng định, đó còn là sự kiện: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”5.
Khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển trong Cách mạng Tháng Tám - động lực tinh thần của 30 năm trường chinh chống các thế lực ngoại xâm và công cuộc đổi mới hiện nay
Thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở thành động lực và sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để tiến hành cuộc trường chinh 30 năm chống các thế lực ngoại xâm hung bạo của thế giới, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (năm 1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”6. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và niềm tin sắt đá “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn”7, dân tộc Việt Nam một lần nữa đứng lên đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Trải qua hơn 20 năm chiến đấu anh dũng, với đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta; với một phương pháp cách mạng đúng đắn; với phương châm toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ, “mỗi người dân là một dũng sĩ diệt Mỹ”; với sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên thế giới,... quân và dân ta đã đánh bại các chiến lược, biện pháp chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX”8.
Bước vào thời kỳ đổi mới, phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám, dưới ngọn cờ của đường lối đổi mới mà Đại hội VI đã xác định, của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và tiếp đó là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân và toàn quân, vượt lên những khó khăn, thử thách, đất nước ta đã giành được những thành tựu rất đáng tự hào. Nổi bật là, kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định; lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được những thành tựu quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi: chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; thế và lực của đất nước được tăng cường; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, như Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”9.
Nhằm phát huy những giá trị của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thành quả sau 77 năm xây dựng và phát triển đất nước, khắc phục những hạn chế trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, xây dựng nước ta phát triển toàn diện, bền vững, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”10. Để thực hiện quan điểm này, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam. Bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững với ý chí, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển theo tinh thần Cách mạng Tháng Tám.
Lịch sử tuy đã lùi xa nhưng những giá trị của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành quả của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc với khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển vẫn mãi là động lực to lớn để dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
PGS, TS. VŨ QUANG VINH