Ngày 25-8 vừa qua, tại Hà Nội, trong phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang, Tòa án nhân dân cấp cao đã tuyên giữ nguyên mức án 9 năm tù giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định là “đúng người, đúng tội, không oan, hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội”.
Nhưng nhìn lại thời gian trước đó, từ trong nhà tù, thông
qua luật sư của mình, Trang lại từng kệch cỡm, dị hợm nhắn gửi, bắn tin đến những
“người anh em” cùng hội cùng thuyền của mình và các thế lực thù địch, phản động
Việt Nam ở hải ngoại những lời lẽ nực cười, không thể chấp nhận được. Đó không
phải là suy nghĩ được thốt ra từ một người có tri thức, được ăn học đàng hoàng
mà giống cuồng ngôn, bất chấp sự thật, bất chấp lẽ phải của kẻ vô học.
Trong “tâm thư”, Trang viết: “Nay đã là năm 2022, thế giới
đã đổi khác, không ai còn bắt bớ, giam cầm những người cầm bút nữa; Việt Nam
cũng nên như vậy. Bạn đọc là người duy nhất được quyền phán xét người viết,
không phải tòa án, càng không phải là công an hay kiểm sát... Tôi mong có người
lãnh đạo hiểu điều này và tìm cách thay đổi”.
Những tưởng, sau thời gian ngồi sau song sắt nhà giam, tách
biệt với đám “bạn bè quý hóa” của mình, Phạm Thị Đoan Trang sẽ có thời gian,
không gian để chiêm nghiệm, đánh giá, suy nghĩ về những lỗi lầm trong quá khứ của
bản thân. Những tưởng, thời gian sẽ làm cho Trang hồi tâm chuyển ý, rời tối ra
sáng, từ bỏ những suy nghĩ và hành động tiêu cực, chống đối, đoạn tuyệt với quá
khứ u mê, những ngày tích cực chống phá dưới sự kích động, giật dây của bọn thù
địch, phản động mà quay về với lẽ phải, chính nghĩa. Nhưng không, chứng nào tật
nấy, ở trong tù nhưng Trang vẫn “dài tay”, vẫn thích can thiệp, xía vô những
chuyện bên ngoài, điên cuồng chống phá chế độ bằng những lời lẽ thật nực cười,
thật “ngây thơ” đến tội nghiệp.
Thế giới càng phát triển, con người càng tiến đến những giá
trị văn minh, hiện đại. Nhân loại đang ở kỷ nguyên Nhà nước pháp quyền. Ở đó,
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, công dân được phép làm những gì pháp luật
không cấm. Nếu đã cấm mà ta vẫn cố tình làm, cố tình vi phạm thì phải bị bắt,
chịu sự quản thúc của chính quyền. Vậy mà, không hiểu sao, do lú lẫn hay một lý
do rất mờ ám nào đó mà Trang lại lên mặt rêu rao luận điệu không thể chấp nhận
được như vậy. Nay đã là năm 2022, đúng là thế giới đã đổi khác, “diễn biến rất
nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo” như Đảng ta đã nhận định. Song, điều đó
không có nghĩa thế giới quay trở lại thời kỳ đồ đá nguyên thủy, không có nghĩa
Việt Nam từ bỏ thế giới văn minh để trở về thời kỳ sơ khai. Thế giới đang tiến
vào kỷ nguyên công nghệ số, Việt Nam đang trên đà phát triển để đến năm 2030:
“Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh,
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển
của đất nước… Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại,
công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động
tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”(1). Vì vậy, pháp luật phải được thượng
tôn. Không ai bắt bớ, giam cầm những người cầm bút nếu đó là những ngòi bút
chân chính, dùng ngòi bút để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Còn với những
kẻ “cầm bút” như Phạm Thị Đoan Trang cố tình bẻ cong ngòi bút để đổi lấy những
đồng tiền bẩn thỉu, nhơ nhớp; dùng ngòi bút của mình để phục vụ ngoại bang, để
chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân, âm mưu lật đổ chế độ thì phải bị xử lý
nghiêm, phải chịu sự phán xét nghiêm minh của pháp luật.
Tự do báo chí không đồng nghĩa với vô pháp vô thiên! Tự do
báo chí không đồng nghĩa với cuồng ngôn vọng ngữ! Tự do báo chí không có nghĩa
là đặt mình ở vị trí cao hơn pháp luật, sống ngoài vòng pháp luật, thích làm những
việc một cách bản năng hoang dã. Trong xã hội hiện đại, không hề có một quốc gia
nào mà “Bạn đọc là người duy nhất được quyền phán xét người viết, không phải
tòa án, càng không phải là công an hay kiểm sát”. Bất kỳ một Nhà nước nào, thời
kỳ nào cũng phải có những cơ quan thực thi pháp luật nhằm thực hiện chức năng
trấn áp của Nhà nước. Những cơ quan thực thi pháp luật do Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam lập ra chính là những lá chắn, là thanh bảo kiếm để bảo
vệ chế độ. Công an, viện kiểm sát hay tòa án là các cơ quan tư pháp, nội chính,
có chức năng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn sự
nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ sự tôn nghiêm của luật pháp. Nếu công an, tòa
án hay viện kiểm sát mà không có quyền phán xét, nhận xét, đánh giá người viết
(nhà báo) thì thử hỏi, đó có còn là Nhà nước pháp quyền nữa hay không? Hay đó
chẳng qua chỉ là tập hợp của một quần thể người mà ở đó kẻ có sức mạnh sẽ được
quyền làm tất cả những gì mình thích, mình cho là đúng? Kẻ mạnh sẽ lấn lướt, hiếp
đáp người yếu mà không có ai đứng ra can ngăn, bảo vệ!
Đòi hỏi của Phạm Thị Đoan Trang thật là vô lý, thể hiện sự ấu
trĩ tột độ về nhận thức, lộ rõ bản chất chống phá điên cuồng, mù quáng, bất chấp
lẽ phải của mình. Nhà báo, nhà văn, nhà thơ hay người viết chính là đang chuyển
tải tư tưởng của mình đến người đọc thông qua những áng văn, vần thơ, trang
báo. Mỗi con chữ sẽ trực tiếp tác động to lớn đến tư tưởng, nhận thức, suy nghĩ
của người đọc mà lại bảo bạn đọc “là người duy nhất được quyền phán xét người
viết”. Nói như thế chẳng khác nào khuyên chúng ta buông bỏ mặt trận tư tưởng?
Thật sự hoang tưởng, hoang đường. Ngày xưa, nhà thơ Sóng Hồng từng viết “mỗi vần
thơ, bom đạn phá cường quyền”, vậy mà nay Trang lại đòi hỏi các cơ quan tư pháp
“không được phán xét người viết”. Nghề viết là một nghề, mà đã là nghề nghiệp
thì phải tuân theo quy tắc, chuẩn mực của nghề nghiệp đó. Nhà văn, nhà thơ thì
phải tuân thủ điều lệ của hội nhà văn, nhà thơ; nhà báo thì phải chấp hành
nghiêm Luật Báo chí, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt
Nam…
Tưởng rằng, với những lời lẽ như thế, Phạm Thị Đoan Trang vẫn
khẳng định mình vô tội, hy vọng bè lũ và bọn phản động hải ngoại sẽ gây áp lực
lên Đảng, Nhà nước Việt Nam thả tự do cho mình. Nhưng kết cục, sự ngây thơ vô…
số tội đó đã phải chịu sự phán xét nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,
tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét