Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Quản lý xã hội ở Việt Nam

 


Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những nhận thức sớm về tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước. Quan điểm “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” ngày càng được hoàn thiện thông qua các kỳ Đại hội Đảng từ khóa VIII năm 1996 đến nay. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) nhận định: Đảng đã nhận thức ngày càng cụ thể và đầy đủ hơn tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.. Nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; vai trò của chính sách xã hội, sự thống nhất và kết họp hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được các thành tựu nồi bật về phát triển xã hội, đặc biệt trong xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục phổ thông, dân số và sức khỏe... Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng của các mục tiêu phát triển xã hội. Đặc biệt là đã thực hiện tốt chỉ tiêu giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện nhiều chính sách để ổn định, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Đến năm 2016, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định các mục tiêu phát triền bền vững trong Chương trình nghị sự 2030 là một thành tố quan trọng của nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đa hóa đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét