Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo, lịch sử, những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội, những khó khăn,
thách thức mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng Tây Nam Bộ
đang phải đối mặt, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền xuyên tạc, tạo cớ
để chống phá về chính trị. Các phương tiện truyền thông xã hội được các thế lực
triệt để lợi dụng để chống phá, với một số thủ đoạn sau:
Về
mục đích, các thế lực phản động
muốn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ đồng bào các dân tộc Kinh -
Khmer - Hoa - Chăm…, gây mất an ninh, trật tự, tạo điểm nóng chính trị, gây sự
chú ý của dư luận quốc tế, kích động chống đối, thậm chí là bạo loạn để phá
hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Về
nội dung, ngoài những vấn đề đặc
thù của vùng đất Tây Nam Bộ, như tôn giáo, dân tộc, lịch sử, chủ quyền…, còn có
các vấn đề chung, như: Bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước; xuyên tạc tự do, dân chủ; phủ nhận thành tựu phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói, giảm nghèo, ngoại giao, quốc phòng - an ninh; lợi dụng các vấn đề thời
sự trong nước và quốc tế, như đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân
dân các cấp, phòng, chống dịch COVID-19, tình hình Biển Đông… để xuyên tạc,
chống phá.
Về
chủ thể, các tổ chức, cá nhân
chống phá chủ yếu là những hội, nhóm trá hình các tổ chức mượn danh tôn giáo,
dân tộc, các tổ chức phản động lưu vong, những phần tử cực đoan, bất mãn chính
trị trong nước. Các hội nhóm và cá nhân trong nước thường có mối liên hệ chặt
chẽ với các tổ chức bên ngoài, các tổ chức và cá nhân có tư tưởng bài xích Việt
Nam. Ở các nước phương Tây có những tổ chức, như: Hội Ái hữu Khmer Campuchia
Krôm (AKKK), Hội Bảo vệ nhân quyền Khmer Campuchia Krôm, Hội sư sãi Khmer
Campuchia Krôm, Liên hiệp Ủy ban chủ nghĩa dân tộc (KKK)... Các tổ chức này móc
nối, tài trợ kinh phí, kích động một số tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước ly
khai khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đòi thành lập cái gọi là “nhà nước Khmer
Krôm tự trị” (?!)...
Một số đối tượng thanh niên do
nhận thức hạn chế, bị lôi kéo, dụ dỗ “hùa” theo các trang mạng chống đối, đưa
ra những thông tin không đúng sự thật để bôi xấu chế độ, vu cáo chính quyền vi
phạm tự do, dân chủ, nhân quyền… Liên quan đến tôn giáo, một nhóm người hình
thành cái gọi là tổ chức “Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy”
đối lập với Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, xuyên tạc Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo,
vu cáo chính quyền phân biệt đối xử, vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm quyền công
dân…
Về
cách thức, phổ biến nhất là lập các
trang mạng để thông tin sai sự thật, bình luận theo hướng xuyên tạc các sự kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… trong nước và các địa phương. Các tổ chức
ở nước ngoài hỗ trợ kinh phí cho các hội nhóm, cá nhân chống đối trong nước để
kích động, xúi giục một số sư, tăng, đối tượng trong nước “ly khai”, chống đối.
Về
tư tưởng, các thế lực xấu, thù địch
chủ yếu kích động tư tưởng dân tộc cực đoan dưới nhiều hình thức, như: mượn cớ
các vấn đề lịch sử, tôn giáo và dân tộc để xuyên tạc về lãnh thổ của Việt Nam,
vu cáo Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, kích động tách Phật giáo Nam tông
Khmer thành “một hệ phái độc lập”... Họ lấy “Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về
quyền của các dân tộc bản địa” làm cái cớ để đòi Nhà nước ta công nhận các dân
tộc thiểu số là “dân tộc bản địa”, có “quyền tự quyết”, từ đó đưa ra những đòi
hỏi vô lý về chính trị, âm mưu chia tách, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Về hoạt động, các tổ chức này đều có trang web, đài phát thanh riêng… và dựa vào đó để tuyên truyền, kích động; lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép. Họ gửi “thỉnh nguyện thư” đến các tổ chức nhân quyền quốc tế và các quốc gia kêu gọi lên tiếng “bảo vệ” người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, gây sức ép đòi thả những người vi phạm pháp luật… Ở trong nước, các hội nhóm, cá nhân kích động biểu tình, tạo điểm nóng chính trị để gây sự chú ý của dư luận thế giới, được hà hơi tiếp sức bởi các tổ chức quốc tế, như Human Right Watch (Theo dõi nhân quyền - HRW), Amnesty International (Ân xá quốc tế - AI), Đài phát thanh Á châu Tự do (Radio Free Asia - RFA)...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét