NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
ĐỘC QUYỀN
NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
Ngày nay, những thập niên đầu
của thế kỷ XXI, chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước. Vai trò của nhà nước và của thị trường trong các nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa đương đại có những sự khác biệt tương đối (chủ nghĩa tư bản tự do ở Mỹ
và Anh; kinh tế thị trường xã hội ở lục địa châu Âu: mô hình Nhật Bản và các nước
NIC, châu Á. ) là một thực tế hiển nhiên.
Tuy nhiên, dù có sự khác nhau
nhiều hơn cũng như đã, đang và sẽ còn có nhiều những biểu hiện mới hơn nữa,
nhưng xét cho cùng, đó cũng chỉ là những thay đổi về “lượng", chưa thể đủ
để đạt đến sự thay đổi về “chất” của chủ nghĩa tư bản. Sự thay đổi về “chất” đó
sẽ chỉ bắt đầu diễn ra khi và chỉ khi có sự thay đổi về bản chất của hệ tư tưởng và chính quyền
nhà nước
Tuy nhiên, không nên lầm tưởng
về tính chất ổn định và rất ít sự thay đổi trong lòng xã hội tư sản dưới tác động
của chủ nghĩa từ bản độc quyền nhà nước. Ở các nước tư bản phát triển nhất, sau
khi kết thúc “chiến tranh lạnh", đã có rất nhiều những thay đổi. Liên minh
châu Âu và đồng tiền chung châu Âu ra đời; các khu vực thương mại tự do theo
nhau xuất hiện; các định chế quốc tế từ Liên hợp quốc cho tới Quỹ Tiền tệ quốc
tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... ngày
càng phát huy vai trò của nó. Tất cả những điều đó đều cần phải có những nghiên
cứu thật sự nghiêm túc.
Nhận định về bối cảnh mới của thế giới, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Thế giới đang trải qua những biển động to lớn, diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn. Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đã cực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhà đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19. Các quốc gia, nhất là các nước lớn, điều chỉnh lại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, làm thay đổi các chuỗi Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối, cung ứng toàn cầu. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Những vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường... tiếp tục diễn biến phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày cảng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. ASEAN có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn".[1]
Chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước không thay đổi bản chất nhung rõ ràng là có những thay đổi với tư cách
là những biểu hiện. quan hệ nhân sự; về kinh tế nhà nước về các ưu tiên sử
dụng công cụ điều tiết kinh tế, về thực hiện các chức năng mới về chế điều tiết xã hội
và về quan hệ kinh tế đối ngoại...
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2021, t.I, tr:105-107.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét