Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

 

CƠ CHẾ QUAN HỆ NHÂN SỰ -  BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Vai trò của nhà nước và của thị trường trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đương đại có những sự khác biệt tương đối (chủ nghĩa tư bản tự do ở Mỹ và Anh; kinh tế thị trường xã hội ở lục địa châu Âu: mô hình Nhật Bản và các nước NIC, châu Á. ) là một thực tế hiển nhiên.

Trong các nước tư bản phát triển nhất, địa vị thống trị xã hội thuộc về tầng lớp tư bản tài chính. Sự làm giàu của họ và tầng lớp tư bản thực lợi xét cho cùng phụ thuộc vào mức độ bóc lột người, lao động tổng thể, cũng có nghĩa là phụ thuộc vào sự phát triển của bản công nghiệp, nhưng được che giấu tinh vi dưới các hình thức phân phối lại giá trị thặng dư. Sự bóc lột được thể hiện trong việc chiếm đoạt lợi nhuận không chỉ bằng con đường phát triển lực lượng sản xuất mà còn bằng những thủ đoạn tài chính. Hình thức thống trị chủ yếu của tư bản là tách khỏi sản xuất trực tiếp, còn tầng lớp thống trị chóp bu, bọn trùm sỏ tài chính trở thành “những bậc kỳ tài về thủ đoạn tài chính”. Khác với những tư bản khác, tư bản tài chính có thể thu được lợi nhuận không những trong điều kiện kinh tế tăng trưởng mà còn cả trong khi nền kinh tế khủng hoảng, trì trệ. Khi nắm được quyền lực khống chế tài chính và xu hướng phát triển của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ, tư bản tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị giá cổ phiếu và cổ tức ngay trong giai đoạn suy thoái, làm phát, rối loạn chính trị... để đầu cơ kiểm lợi.

Đồng thời với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, những nhóm nhỏ tư bản tài chính còn có thể đầu cơ đánh sập hối đoái ở những quốc gia mở cửa thị trường vốn không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu gây nên những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ để trục lợi. Những cuộc khủng hoảng như thế có sức phá hoại khủng khiếp đối với các nền kinh tế nước sở tại nhưng nó mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà tư bản tài chính quốc tế.

Sự phát triển của trình độ dân trí và quy luật cạnh tranh xã hội tư sản dẫn đến sự thay đổi về quan hệ nhân sự trong bộ máy chính quyền nhà nước. Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước đã trở thành phổ biến. Tại các nước tư bản phát triển nhất, sự lũng đoạn của tư bản độc quyền đã không còn có thể làm mưa, làm gió" như trước. Cơ chế thỏa hiệp để cùng tồn tại, cùng phân chia quyền lực giữa các thế lực tư bản độc quyền không cho phép bất kỳ một thế lực tư bản nào độc tôn, chuyển quyền ở các nước từ bản phát triển. Những đảng phái tư sản cầm quyền suốt mấy thập niên như Đảng Dân chủ tự do ở Nhật Bản, Đảng Xã hội dân chủ ở Đức, Thụy Điển... cũng bị mất chính quyền thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu. Ở Mỹ, suốt 70 năm qua không có đảng nào dù Cộng hòa hay Dân chủ giữ được ghế tổng thống được ba nhiệm kỳ,

Sự thay đổi đó phản ánh những biến đổi đáng ghi nhận là "mới" - Cơ chế quan hệ nhân sự ở các nước từ bản đương đại. Trong không ít trường hợp, trọng tâm quyền lực nhà nước lại thuộc về một thế lực trung dung, có vị thế cân bằng giữa các thế lực đối địch nhau. Đến lượt nó, vị thể quyền lực đó tạo nên những thể chế kinh tế, chính trị, xã hội.. ôn hòa hơn, ít cực đoan hơn so với những thời kỳ trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét