“Quân đội phải trung lập về chính trị” là luận điểm đã có từ lâu, mà các đảng chính trị đối lập ở những nước đi theo chế độ đa đảng thường sử dụng để hạn chế quân đội “can dự” vào những tranh giành chính trị của các đảng phái. Ngay từ năm 1905, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “... những câu nói của bọn tôi tớ của nền chuyên chế về tính trung lập của quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho quân đội đứng ngoài chính trị v.v. là giả dối, rằng những lời nói đó không thể mong được binh lính đồng tình một chút nào”.
Thực tiễn lịch sử cách
mạng nước ta cũng cho thấy, một khi không có sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ
trang sẽ bị biến chất, mất định hướng chính trị và mục tiêu chiến đấu; không
còn là lực lượng vũ trang của nhân dân, không còn là lực lượng chính trị, lực
lượng chiến đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; do đó, không
thể làm tròn được chức năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Năm 2005, Bộ Chính
trị (khóa IX) ban hành Nghị quyết 51-NQ/TW về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh
đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính
ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” nhằm tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với Quân đội. Nhờ chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, mà
trước hết là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta luôn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ của mình trong mọi giai đoạn cách mạng, xứng đáng với lời tuyên
dương (năm 1964) của Bác: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng
chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét