Khái niệm “quản lý phát triển xã hội”
lần đầu tiên được đưa văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, thể hiện
cách tiếp cận mới trong quản trị đất nước. Điều này xuất phát từ nhu cầu quản
lý phát triển xã hội chưa đồng bộ với quản lý phát triển các phân hệ - lĩnh vực
khác của đời sống; xuất phát từ tính đăc thù của lĩnh vực xã hội không hoàn
toàn áp dụng các phương pháp quản lý hành chính, hay tuân theo quy luật của thị
trường đầy đủ, mà bị chi phối rất lớn của các thể chế phi chính thức. Quản lý
phát triển xã hội là một cấu trúc đa dạng, ở chiều cạnh này có khi bị điều
chỉnh bởi thề chế chính thức, còn ở chiều cạnh khác lại chịu điều chỉnh các thể
chế phi chính thức; có chiều cạnh mang nội dung kinh tế chiu điều chỉnh bởi
quan hệ thị trường không đầy đủ, nhưng nội dung khác lại mang tính phi kinh tế
chịu điều chỉnh bởi giá trị văn hóa, đạo đức. Chủ thể quản lý phát triển
xã hội rất đa dạng, gồm: Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và nhân dân. Trong đó,
Nhà nước là chủ thể quan trọng, có trách nhiệm hoạch định thể chế, chiến lược,
kế hoạch cho phát triển xã hội; bảo đảm cho mọi thành viên xã hội bình đẳng
trong tiếp cận nguồn lực và phát huy cao nhất năng lực của minh; điều tiết các
mất cân đối do thị trường tạo ra; trực tiếp chăm lo và dẫn dắt ở những khâu mà
thị trường không làm; hỗ trợ phát triển các đối tượng, cộng đồng, vùng, miền
thua thiệt về cơ hội phát triển; khuyến khích tư nhân và cộng đồng tham gia
phát triển xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng đa dạng khác là chủ thể nòng cốt của quản lý phát
triển xã hội. Nhân dân là chủ thể quyết định của
quản lý phát triển xã hội. Đối tác của các chủ thể quản lý phát triển xã hội là
doanh nghiệp, các tổ chức cung ứng vụ xã hội và gia đình. Về phương thức, quản lý phát triển xã hội rất đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, mục tiêu và thực tiễn
của quản lý xã hôi Do tính đa dạng của chủ thể và đối tác tham gia đã dẫn tới
sự đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho quản lý phát triển xã hội. Từ sự đa dạng hóa chủ thể, đối
tác tham dự và nguồn lực tài chính tất yếu phải đa dạng hóa phương thức tổ chức
quản lý phát triển xã hội. Về nội dung, bản chất của quản lý phát triển xã hội phải thật sự
bảo đảm phát triển chất lượng cuộc sống của nhân dân; coi nhân dân là chủ thể
phát triển xã hội và quyền làm chủ đó được tôn trọng và bảo vệ; gia đình là tế
bào xã hội phải hòa thuận, cộng đồng hài hòa; môi trường xã hội an toàn, lành
mạnh; con người phát triển toàn diện, có cơ hội cống hiến và hưởng thụ thành quả
của sự phát triển. Về mục tiêu, quản lý
phát triển xã hội phải thể hiện được tinh thần tự đổi mới, tự hoàn thiện, củng
cố, phát triển; theo dõi biến đổi cấu trúc giai tầng xã hội để điều chỉnh; tạo
sự đồng thuận xã hội thông qua giải pháp đối thoại, thương lượng; dân chủ hóa;
tăng cường kỷ cương pháp luật; đề cao trách nhiệm của nhân dân là chù thể phát
triển xã hội, là nền tảng để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Về chức năng, quản lý
phát triển xã hội bao gồm năm chức năng quản lý, đó là: hoạch định, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét