Trong một thời gian dài, quản lý xã hội vốn được
hiểu là một chức năng của Nhà nước đối với các lĩnh vực xã hội
(không phải là kinh tế hay an ninh quốc phòng) như: văn hóa, thể thao,
việc làm, dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo hiểm và an sinh xã
hội. Quản lý xã hội theo nghĩa này gắn liền với việc lập kế hoạch
và tổ chức thực hiện các hoạt động hướng tới mục tiêu cụ thể của từng lĩnh vực. Ví dụ: đảm bảo tỷ lệ có việc làm; mức độ bao phủ của bảo hiểm xã
hội tự nguyện...Quá trình
hiện đại hóa và toàn cầu hóa đưa đến nhận thức về sự không đồng bộ giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển xã hội. Trong nhiều trường hợp, tăng trường kinh
tế để lại hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội, về xã hội, đó là bất bình
đẳng trong hường thụ thành quả tăng trưởng kinh tế, phân hóa và phân cực xã
hội, thiếu việc làm và thất nghiệp, xói mòn các giá trị đạo đức văn hóa, mất
niềm tin vào xã hội và tương lai cũng như các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu
như di cư, tị nạn chiến tranh và nhân đạo, bệnh dịch xã hội, tội phạm xuyên
biên giới...Trong bối cảnh đó, sự phát triển của một quốc gia nói riêng và thế
giới nói chung, đã và đang được nhìn nhận lại từ hệ quy chiếu mới về phát triển
bền vững trên cả ba chiều cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường (Báo cáo tương lai chung của chúng ta, ủy ban
Liên hợp quốc về môi trường và phát triển thế giới - WCED năm 1987). Các thể
chế quản trị quốc gia cũng có những thay đổi mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững, đưa người dân thành chủ thể trung tâm của phát triển. Liên hợp quốc nhìn nhận phát
triển xã hội một cách rộng nhất là quá trình chuyển đổi
dẫn đến sự cải thiện cuộc sổng con người, cải thiện các quan hệ xã hội và thể
chế xã hội hướng đến tính bình đẳng, bền vững và phù hợp với các nguyên lý về quản trị dân chù và công bằng xã hội. Theo nghĩa rộng nhất này, phát
triển xã hội một mặt bao gồm các thành tựu trong các lĩnh vực xã hội như: giáo
dục, y tế, tiếp cận thông tin... mặt khác là những thành tựu về quan hệ xã hội
và thể chế xã hội nhằm đảm bảo an ninh, phẩm giá và sư hòa nhập của con người
với xã hội. Trong
thực tiễn lãnh đạo, quản lý, có thể sử dụng cách tiếp cận hẹp hơn về phát triển
xã hội để giúp định hướng và lập kế hoạch cho các mục tiêu: Xác định các lĩnh
vực quan trọng trong phát triển xã hội, nội dung và vai trò của chúng đối với
phát triển xã hội; phân tích điểm yếu, điểm mạnh trong từng lĩnh vực hoạt động
xã hội cụ thể, từ đó xây dựng chiến lược phát huy điểm mạnh,
khắc phục hoặc hạn chế điểm yếu để tiếp tục phát triển. Đây là quan niệm về
phát triển xã hội phổ biến nhất, có tính thực tiễn cao, vì nó chỉ ra Nhà nước
và các chủ thể có liên quan khác cần làm gì, khi nào, ở đâu và sử dụng nguồn
lực gì. Các quốc gia đều có các chiến lược phát triển xã hội được trình bày
theo hình thức liệt kê các lĩnh vực ưu tiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét