Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Thận trọng với những thông tin "hot" trên mạng xã hội

 

Ganh tị là tính xấu luôn tiềm ẩn trong con người, người có tính ganh tị thường không muốn ai giỏi hơn mình, đẹp hơn mình, giàu hơn mình. Vì thế mà khi tìm ra được gót chân Achilles của ai đó, người nổi tiếng chẳng hạn, thì đó là một cơ hội tốt để làm một anh hùng bàn phím. Những thông tin dạng này bởi vậy mang tính nhạy cảm, đôi khi thiếu xác thực, đôi khi lệch lạc, nhóm, cục bộ, tiêu cực, nhiều trang mạng xã hội luôn tìm kiếm, “khát” những thông tin như thế.

Chỉ cần một thông tin "hot" một bài viết "nhạy cảm" trên cộng đồng mạng chứa nội dung tiêu cực, chưa được kiểm chứng tính xác thực, được kẻ xấu tung lên mạng, là hiệu ứng "đồng thanh tương ứng" nhanh chóng lan tỏa qua hàng trăm, hàng nghìn thậm chí nhiều hơn nữa trên cộng đồng mạng. Thực tế cho thấy, do bất đồng quan điểm trên mạng xã hội mà đã xảy ra những cuộc ẩu đả ngoài đời thật. Nguy hiểm hơn, do bị "ném đá" hội đồng mà có nạn nhân đã trở nên trầm cảm, không dám tiếp xúc với xã hội bên ngoài, có người quá bức xúc nảy sinh ý định tự tử.

Giữa một không gian đầy những "thượng vàng hạ cám", người đến với mạng xã hội càng phải thận trọng và tỉnh táo hơn. Nếu không tỉnh táo và quá sa đà trên các trang mạng xã hội, chúng ta hoặc là thủ phạm hoặc là nạn nhân của những bất ổn trong xã hội. Sử dụng mạng xã hội chúng ta lúc nào cũng cần tự hỏi mình đã làm được cái gì tốt cho bản thân, đã để lại cái gì tốt cho thế hệ trẻ, bao nhiêu cái xấu, cái độc hại trên mạng có thể ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội... Những chế tài pháp luật dành cho mạng xã hội thực sự cần thiết để điều chỉnh tư tưởng, hành vi, đạo đức và là cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm, giảm dần những bất ổn với xã hội mà mạng xã hội gây ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét