Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh ban hành năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh là cơ sở để Đảng lãnh đạo cụ thể hóa đường lối chung, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm phát triển các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển. Lãnh đạo hoạch định và tổ chức thực hiện thành công hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội là một nội dung quan trọng, đồng thời là thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng Đảng.
Đảng lãnh đạo việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành những chính sách, quyết định quản lý của Nhà nước. Việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng là thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Nó được triển khai theo hai hướng: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và xây dựng các chính sách, quyết sách trong phát triển, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo hướng thứ nhất, Đảng đoàn Quốc hội là cơ quan có trách nhiệm tiếp thu đường lối, chủ trương của Đảng để dưa vào chương trình, nội dung xây dựng hệ thống luật pháp. Theo hướng thứ hai, Ban Cán sự đảng Chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Đảng trong việc cụ thể hóa đường lối của đảng thành các quyết định quản lý nhà nước, các quyết sách trong xây dựng, phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong điều kiện hiện nay, cơ chế lãnh đạo của Đảng trong việc cụ thế hóa đường lối ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo ngày càng chặt chẽ, hợp lý hơn.
Đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện các đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước. Đây là trách nhiệm của tất cả các tổ chức đảng, từ Trung ương đến các tổ chức cơ sở của Đảng, của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi tổ chức đảng, mỗi tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để xây dựng, kế hoạch, chương trình hành động để giáo dục, hướng dẫn nhân dân thực hiện luật pháp, tổ chức lực lượng thực hiện các chính sách phát triển, quyết định quản lý.
Đảng lãnh đạo kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ này có các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Cùng với đó là lực lượng to lớn của nhân dân. Vai trò của nhân dân trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát ngày càng được thể chế hóa chặt chẽ, đảm bảo quyền và trách nhiệm cũng như bảo vệ người dân trước những rủi ro có thể. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, “muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”. Nói cách khác, hoạt động kiểm soát, đánh giá để đảm bảo đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước được thực hiện đúng, hiệu quả thông qua sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng với sự đóng góp của nhân dân.
Có thể nói, sự phối hợp tốt cả ba khâu công tác, bao gồm phát triển sáng tạo hệ thống lý luận trong xây dựng đường lối; xây dựng tổ chức bộ máy Đảng, hệ thống chính trị; xây dựng và tổ chức thực hiện luật pháp, các chính sách phát triển nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là vấn đề trung tâm của công tác xây dựng đảng về chính trị, đảm bảo cho sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
sự phối hợp tốt cả ba khâu công tác, bao gồm phát triển sáng tạo hệ thống lý luận trong xây dựng đường lối; xây dựng tổ chức bộ máy Đảng, hệ thống chính trị; xây dựng và tổ chức thực hiện luật pháp, các chính sách phát triển nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là vấn đề trung tâm của công tác xây dựng đảng về chính trị, đảm bảo cho sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trả lờiXóa