NÂNG
CAO SỨC ĐỀ KHÁNG TRƯỚC NHỮNG THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY
Trong xã hội công nghệ, kỹ thuật bùng nổ hiện nay, việc thiết lập một
trang web hay tạo một tài khoản facebook chỉ mất vài phút, chỉ cần một chút
kiến thức về tin học là ai cũng có thể thiết lập được một tài khoản email hay
vào bất cứ một trang web nào trên mạng.
Lợi dụng vấn đề này, gần đây
các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến
hòa bình”, đặc biệt chúng triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội để chống phá
Việt Nam, chúng gia tăng hoạt động chống đối, xâm phạm an ninh quốc gia Việt
Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Các hoạt
động chống phá của chúng được diễn ra trên diện rộng, với mật độ dày đặc cả ở
trong và ngoài nước. Về nội dung, chúng tập trung tuyên truyền, xuyên tạc, bôi
nhọ chống phá Đảng, Nhà nước ta; tung ra các luận điệu sai trái, thù địch, phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ Đảng Cộng sản
Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; lợi dụng một bộ phận cán
bộ đảng viên yếu kém về năng lực công tác, suy thoái về đạo đức lối sống để
đánh đồng với số đông. Đối với các lực lượng vũ trang, chúng tìm mọi cách để
gây mâu thuẫn giữa Quân đội và Công an, cổ súy cho việc xây dựng một quân đội
nhà nghề, hòng phi chính trị hóa quân đội. Đây là những âm mưu hết sức nguy
hiểm và thâm độc của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.
Vì vậy, cuộc đấu tranh nhằm chống lại các quan
điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề
mới cần được nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn. Để chủ động đấu tranh phòng,
chống có hiệu quả các quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng, cần
thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục kiên định mục tiêu, con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, khắc phục nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong
đường lối đổi mới của Đảng. Các cơ quan ban nghành từ Trung ương
đến địa phương luôn tích cực chủ động làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.
Cung cấp thông tin chính thống đến mọi người dân để Nhân dân hiểu rõ và nhận
thức đúng đắn về đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước ta.
Hai là, tăng cường quản lý
của Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các hoạt động
chống phá của thế lực thù địch trên không gian mạng.
Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, ban hành và
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, thiết lập hệ thống, cung cấp
và sử dụng dịch vụ đối với việc truy cập, sử dụng các trang mạng xã hội và vai
trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan,
đơn vị cần có sự chung tay tham gia tích cực, chủ động vào cuộc đấu tranh
phòng, chống các quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng. Các cơ quan,
tổ chức cần có quy định cụ thể, chi tiết việc truy cập và cung cấp thông tin
trên in-tơ-nét đối với cán bộ, nhân viên, đề phòng lộ, lọt thông tin. Quản lý,
bảo mật chặt chẽ các thông tin quan trọng, tránh để các thế lực thù địch có thể
lợi dụng để chống phá, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
luật pháp của Nhà nước ta. Mỗi cá nhân đang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, những hội, ngành, nghề trọng yếu cần nêu cao
tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không soạn thảo, lưu trữ các tài liệu quan trọng
trên máy tính kết nối mạng và thiết bị lưu trữ ngoài không có mã cơ yếu; không
truyền đưa các thông tin, tài liệu có độ mật trên mạng truyền số liệu nội bộ để
tránh lộ lọt thông tin, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên
tạc.
Ba là, chủ động đấu tranh
của các lực lượng chuyên trách nhằm vạch trần tính chất phản động, xuyên tạc
của các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
Việc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên
mạng in-tơ-nét không phải là việc riêng của một vài người, một vài cơ quan, tổ
chức, tuy nhiên để giữ thế chủ động, đấu tranh có hiệu quả, cần xây dựng một
lực lượng chuyên trách để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch của
các thế lực thù địch; đồng thời, chủ động cung cấp thông tin, tuyên truyền
đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước đến mọi người dân. Lực lượng
này phải là những chuyên gia, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm
trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” chủ động đấu tranh với các
quan điểm sai trái thù địch, tránh bị động, bất ngờ và không để các thông tin
sai trái đó lan truyền, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù
địch lợi dụng không gian mạng để chống phá./.
Việc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng in-tơ-nét không phải là việc riêng của một vài người, một vài cơ quan, tổ chức, tuy nhiên để giữ thế chủ động, đấu tranh có hiệu quả, cần xây dựng một lực lượng chuyên trách để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch
Trả lờiXóa