.
Ngày 01/5/1920, báo cáo của mật thám
Pháp ghi nhận, Nguyễn Ái Quốc tham dự mít tinh kỷ niệm ngày Lao động Quốc tế
cùng nhóm đảng viên Xã hội và tham luận trên diễn đàn đòi ngưng gửi người sang
thuộc địa.
Ngày 01/5/1924, Nguyễn Ái Quốc có mặt
trong ngày Quốc tế Lao động diễn ra trên Hồng trường theo lời mời của Thành ủy
Mátxcơva và Ban Thư ký của Quốc tế Cộng sản.
Ngày 01/5/1925, cùng với những nhà cách
mạng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tham gia tổ chức Đại hội lần thứ nhất của nông
dân tỉnh Quảng Đông tiến tới thành lập Hội Nông dân.
Ngày 01/5/1943, trên Báo Việt Nam Độc
lập xuất bản tại Cao Bằng đăng bài “Kỷ niệm Trần Hưng Đạo” của Bác với lời kết:
Chuyện Trần Hưng Đạo để lại cho ta một bài học: Muốn đánh quân xâm lấn nước ta
cần 2 điều: Một là toàn dân đoàn kết, hai là khéo dùng lối du kích.
Ngày 01/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra
lời kêu gọi: "Ở nước ta lần này là lần đầu mà đồng bào ta, anh chị em lao
động ta, được tự do đón tiếp ngày 01 tháng 5... Đối với chúng ta nó là một ngày
để tỏ cho thế giới biết rằng ngày này chẳng những là ngày Tết lao động mà nó
còn là ngày toàn dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để
kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”.
Ngày 01/5/1948, Bác ra “Lời kêu gọi thi
đua yêu nước”, trong đó có đoạn: “Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước
và chí quật cường chẳng kém ai. Nay muốn tự cấp, tự túc, đi kịp người ta, thì
chúng ta phải đi mau. Vì vậy, sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai già trẻ,
toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham
gia cuộc Thi đua yêu nước, tức là tăng gia sản xuất”.
Ngày 01/5/1951, trong lời kêu gọi nhân
ngày Quốc tế Lao động, Bác Hồ xác định “Trọng tâm thi đua là: Quân đội thi đua giết
giặc lập công, công nhân thi đua tăng gia sản xuất, nông dân thi đua sản xuất
lương thực, trí thức thi đua sáng tác, phát minh, cán bộ thi đua cần, kiệm,
liêm, chính, toàn dân thi đua tích cực tham gia kháng chiến”. Cùng ngày, Báo
Nhân Dân đăng bài “Đảng Lao động Việt Nam với lao động trí óc” với bút danh
C.B., Bác nêu rõ: “Lao động trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ, phát triển
tài năng”. “... Trí thức ta cần cải tạo tư tưởng, sửa đổi lề lối làm việc”.
Ngày 01/5/1954, Báo Nhân Dân đăng bài
của Bác “Mấy khuyết điểm của báo chí ta” để đi đến kết luận: “Nói tóm lại: Để
làm trọn nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn, thì các báo chí ta cần phải
gần gũi quần chúng hơn nữa, đi sâu vào công việc thực tế hơn nữa, cách làm việc
của các báo chí phải cải thiện hơn nữa”.
Tối ngày 01/5/1966, sau buổi xem Đoàn
văn công tỉnh Quảng Bình từ tuyến lửa về biểu diễn trong Phủ Chủ tịch, Bác bày
tỏ cảm tưởng: Nhân dân ta thật anh hùng. Chiến đấu ác liệt như thế, gian khổ
như thế mà vẫn lạc quan ca hát. Một dân tộc như thế thì không một thế lực hung
bạo nào có thể khuất phục được.
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa