Sau 36 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng
tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận,
trong đó có nỗ lực nhằm bảo đảm tự do internet. Tuy nhiên, vẫn có cá nhân, tổ
chức thiếu thiện chí từ bên ngoài, đưa ra những đánh giá phiến diện, bóp méo
thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, xếp Việt Nam nằm trong
danh sách các quốc gia không có tự do internet.… Đây là những âm mưu hòng xuyên
tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng,
thái độ thù địch; bôi nhọ hình ảnh, uy tín đất nước. Thực tế này càng đòi hỏi
cần phải có cơ chế phối hợp quyết liệt, hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, địa
phương trong việc nhận diện, giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai
lệch bảo vệ hình ảnh đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu
vực và trên trường quốc tế.
Là quốc
gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký
kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền
công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngay sau khi thành
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông
qua ngày 09/11/1946 đã hiến định tại Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền:
Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự
do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền cơ bản này đã được
hiến định xuyên suốt trong các bản hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được hiến
định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”.
Tại Hội
nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối
ngoại, ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin
và Truyền thông nhấn mạnh: “Quyền con người ngày càng có tầm quan trọng trong
quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do Internet là những quyền cơ bản của con người đã được
Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế
về nhân quyền”. Theo ông Dũng, hoạt động truyền thông, báo chí luôn luôn song
hành cùng với quá trình phát triển đất nước; từng bước xây dựng và truyền tải
rất nhiều thông tin hữu ích ở nhiều lĩnh vực khác nhau đến nhân dân. Trong lĩnh
vực bảo vệ và phát huy quyền con người, thông qua các kênh thông tin truyền
thông, các giá trị xã hội, các chuẩn mực về quyền con người quốc tế và Việt Nam
được phổ biến và nhắc đi nhắc lại cho mọi người cùng biết, thuyết phục và vận
động mọi người cùng nhau tuân thủ để bảo đảm những lợi ích thiết yếu và hợp
pháp cho từng cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.
Mới đây nhất, báo cáo
thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên mạng 2022) được tổ chức Freedom
House (FH) công bố ngày 18/10/2022 đã xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc
gia kém tự do internet nhất trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên FH
đưa ra những đánh giá phiến diện, tiêu cực, sai sự thật về vấn đề tự do, dân
chủ tại Việt Nam. Hằng năm, tổ chức Freedom House có trụ sở tại Mỹ đã tự khoác
cho mình chiếc áo nhân quyền, công bố bản báo cáo về tự do Internet của hơn 60
quốc gia trên thế giới. Trong đó, tổ chức này nhiều lần xếp Việt Nam vào nhóm
các quốc gia không có tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do ngôn luận, internet.
Đó thực chất vẫn là những luận điệu "bổn cũ soạn lại", được đưa ra
một cách vô căn cứ và cố tình phớt lờ thực tế sinh động, những thành tựu trong
bảo đảm quyền tự do Internet ở Việt Nam.
Từ xuất phát điểm của FH
và cách chấm điểm thiếu khoa học nêu trên, có thể nói, trong nhiều phần đánh
giá FH đã đánh tráo bản chất các sai phạm về tự do ngôn luận trên mạng xã hội,
biến đối tượng vi phạm pháp luật từ có sai phạm thành không sai phạm. Họ thậm
chí tán dương cho lối ứng xử thiếu văn hóa, phát ngôn sai trái, lệch lạc trên
mạng xã hội. Thực chất của âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm gây
phân tâm trong cộng đồng xã hội, tạo ra sự hoài nghi về chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật Nhà nước trong bảo đảm quyền tự do ngôn luận; từ đó, phủ
nhận những thành tựu, nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người trên
không gian mạng; hạ thấp vị thế, uy tín nước ta trên trường quốc tế.
Việt Nam luôn xem con
người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển
đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của
người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền và tự do cơ bản của con
người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các
văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn. Mọi người dân ở
Việt Nam đều có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông
qua Internet, nhất là qua mạng xã hội. Sau 25 năm hiện hữu, Internet
nay đã có thể truy cập ở hầu như bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào ở Việt Nam
và thậm chí là miễn phí, Internet ứng dụng mọi lĩnh vực của đời sống, từ giáo
dục, y tế, giao thông… tới cả xây dựng chính phủ điện tử. Mọi người dân ở Việt
Nam đều có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua
Internet, nhất là qua mạng xã hội. Đó là những minh chứng sống động của việc
Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ quyền phát triển của mỗi người dân,
quyền được tự do thông tin, tự do Internet.
chúng ta không nên nghe đài địch
Trả lờiXóa