Trong
phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh, xây dựng văn hóa Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
xác định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây
dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán
bộ”[1]. Trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” cho Đảng
trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Xây
dựng Đảng về đạo đức luôn là việc làm thường xuyên quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng, trong đó, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ
cán bộ, đảng viên được xem là khâu then chốt, một mục tiêu mà Đảng ta cần phấn
đấu, làm cho Đảng luôn xứng đáng với mong mỏi của toàn dân, thực sự tiêu biểu
cho “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”. Văn kiện XIII của Đảng khẳng
định: “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng
theo tinh thần Đảng ta là đạo đức, là văn minh cho phù hợp với điều kiện mới và
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc”
Xây
dựng Đảng về đạo đức thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong phương hướng, nhiệm vụ
đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hóa
Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa
xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và
cán bộ”[3].
Trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao
năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng Đảng về đạo đức luôn được
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, cũng như trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người dạy: “Đảng ta là đạo đức, là
văn minh”[4].
Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong
sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”[5].
Xây dựng Đảng về đạo đức là làm cho mỗi đảng viên ngày càng trưởng thành hơn,
luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, tự giác tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, thực sự là tấm gương sáng trước quần chúng,
trước tập thể cơ quan, đơn vị mình… góp phần xây dựng Đảng ta trở thành một
Đảng chân chính, vĩ đại, thực sự văn hóa, văn minh.
Tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng xác định 10 nhiệm vụ, giải pháp
về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo,
cầm quyền của Đảng. Trong đó, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức là vấn đề hết
sức quan trọng. Từ thực tiễn và yêu cầu quán triệt tinh thần Đại hội XIII của
Đảng về việc xây dựng Đảng về đạo đức đặt ra một số vấn đề cơ bản sau:
Một
là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên và tổ chức đảng về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức.
Các
cấp ủy, tổ chức đảng và toàn thể đảng viên cần nhận thức đây là một nhiệm vụ
quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, trực tiếp góp
phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đồng thời, khắc phục tình
trạng “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại
khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa””.[6]
Theo
đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải nghiên cứu, đổi mới hình thức giáo dục
cho phù hợp. Đặc biệt coi trọng “phát huy vai trò nêu gương của người
đứng đầu”, nghĩa là, phải phát huy vai trò gương mẫu, nói đi đôi với làm của
từng cấp ủy viên và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng trong xây dựng, tu
dưỡng và rèn luyện đạo đức, phương pháp, tác phong, văn hóa Đảng. Người đứng
đầu cấp ủy, tổ chức đảng phải gương mẫu về đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng
viên noi theo; đảng viên đi trước phải làm gương cho đảng viên đi sau; đảng
viên giữ cương vị, chức vụ càng cao thì phải càng gương mẫu, trong sáng về đạo
đức cách mạng. Có như vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống,
xây dựng Đảng mới đạt hiệu quả thiết thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dạy:
“Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[7].
Thực tế cũng cho thấy, cấp ủy, tổ chức đảng nào mà người đứng đầu luôn gương
mẫu, chí công vô tư, trong sáng về đạo đức thì cấp ủy, tổ chức đảng đó luôn
đoàn kết, thống nhất, phát huy cao độ năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Hai
là, thực hiện tốt các nội dung trong xây
dựng Đảng về đạo đức
Xây
dựng Đảng về đạo đức thực tế là xây dựng đạo đức với xây dựng Đảng về chính
trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cần phải hết sức quan tâm thực hành rộng rãi
dân chủ trong Đảng, phải nghiêm chỉnh thực hành tự phê bình và phê bình, thường
xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân về xây dựng Đảng,
thực hiện sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với tổ chức đảng và từng cán
bộ, đảng viên. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và chế độ trách nhiệm
trong Đảng, trong các cơ quan công quyền, trong các tổ chức đoàn thể để dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Tếp tục
đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
gắn với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình.
Đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và
cán bộ. Muốn vậy phải xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, thực sự có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ dám nói, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử
thách, dám hành động vì lợi ích chung; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu.
Đề
cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước để nêu gương của
người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên về học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Gắn học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; thực hiện tốt lời kêu
gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong bài viết: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy đồng tâm nhất trí, chung
sức đồng lòng, chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng”[8], tạo chuyển biến rõ rệt
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan
liêu trong Đảng.
Ba
là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
trong điều kiện mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định và đẩy
mạnh việc phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
Thực
hiện tốt việc lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các chủ trương… và vai trò
tiên phong, gương mẫu của các đảng viên; phải tạo ra được một không khí dân chủ
thực sự trong nội bộ; thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết
mọi vấn đề. Cán bộ, đảng viên cần học tập theo lời dạy của Bác: “Dân chủ, sáng
kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ
và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những
người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và, trong khi tăng thêm
sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa
được nhiều”[9], có dân chủ thì mới “khiến cho cán bộ cả
gan nói, cả gan đề ra ý kiến”[10]. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải có “Cách
làm việc có khoa học”, làm việc đúng hơn, khéo hơn, thể hiện cách lãnh đạo,
quản lý khoa học, văn hóa trong Đảng. Trong lãnh đạo, quản lý khoa học đòi hỏi
đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có cách làm việc đúng với quy luật khách quan,
mang tính kế hoạch, bài bản, sáng tạo và hiệu quả… Cụ thể hóa phương thức lãnh
đạo của Đảng nhất là việc cụ thể, công khai để cán bộ, đảng viên và nhân dân
biết, giám sát việc thực hiện.
Phòng,
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng
viên sai phạm, đồng thời tăng cường tuyên truyền, biểu dương gương những cán
bộ, đảng viên tốt có tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng về đạo đức. Tình trạng
quan liêu, tham nhũng, lãng phí xảy ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên đã và đang làm xói mòn đạo đức tốt đẹp của Đảng, xói mòn văn hóa Đảng
trước quần chúng nhân dân. Trước hết, phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra
tham nhũng, lãng phí; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí,
bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp,
ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí. Chủ động xây dựng cơ chế phòng
ngừa, răn đe, ngăn chặn có hiệu quả quan hệ “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”;
thực hiện cải cách hành chính, tư pháp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần chỉ đạo
của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy đồng tâm nhất trí, chung
sức đồng lòng, chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng”.
Bốn
là, mỗi cán bộ, đảng viên tăng cường tự tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao vai trò gương mẫu trong xây dựng và
thực hiện xây dựng Đảng về đạo đức
Mỗi
cán bộ, đảng viên của Đảng phải gương mẫu trong đạo đức, lối sống, thực sự
“cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, ra sức phục vụ lợi ích chung của giai
cấp, của nhân dân, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá
nhân; không ngừng tự rèn luyện đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành
nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục thực
hiện đề cao vai trò gương mẫu nêu gương sáng về phẩm chất, đạo đức, trí tuệ,
văn hóa Đảng của mỗi cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ
người đảng viên của Đảng. Thường xuyên rèn luyện bền bỉ, không ngại khó, ngại
khổ, làm cho việc tự tu dưỡng của đảng viên là nhu cầu không thể thiếu được, đề
kháng, miễn dịch với mọi thói hư, tật xấu… rèn luyện đạo đức người đảng viên,
văn hóa lãnh đạo, góp phần xây dựng Đảng về đạo đức. Thực hiện tốt những nội
dung trên sẽ làm cho cán bộ, đảng viên tự rèn luyện phong cách lãnh đạo, quản
lý cho mình, rèn luyện phẩm chất đạo đức, góp phần xây dựng Đảng về đạo đức.
Xây
dựng Đảng ta về đạo đức trong giai đoạn hiện nay thực sự là vấn đề có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin
cậy của nhân dân, hoàn thành những trọng trách của mình trước nhân dân và dân
tộc. Xây dựng Đảng về đạo đức là trách nhiệm của toàn Đảng từ Trung ương đến cơ
sở, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải
không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, xây
dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng.
bài rất hay
Trả lờiXóa